Xem mẫu

  1. MỤC LỤC Trang      2.1 Kế toán nhập nguyên vật liệu  tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Thăng   Long.                                                                                                                                     .................................................................................................................................       13       2.2 Kế toán xuất nguyên vật liệu                                                                                  ..............................................................................      30 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Xây Dựng   Số 2 Thăng Long.                                                                                                                 .............................................................................................................       66  Mẫu phiếu nhập kho phế liệu như sau:                                                                         .....................................................................       72  KẾT LUẬN                                                                                                                              ..........................................................................................................................      75  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                 .............................................................................      77
  2. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT                                BTC                   : Bộ tài chính                                ĐVT                   : Đơn vị tính                                GTGT                 : Giá trị gia tăng                                NVL                    : Nguyên vật liệu                                STT                     :  Số thứ tự                                SXKD                 : Sản xuất kinh doanh                                TK                       : Tài khoản                                VLXD                 : Vật liệu xây dựng                                VT                       : Vật tư                      
  3. DANH MỤC BẢNG BIỂU      2.1 Kế toán nhập nguyên vật liệu  tại Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Thăng  Long..................................................................................................................................13                         HOÁ ĐƠN GTGT                                       Mẫu số: 01 GTKT­3L ..............................................................................................................................16                         HOÁ ĐƠN GTGT                                       Mẫu số: 01 GTKT­3L ..............................................................................................................................21                         HOÁ ĐƠN GTGT                                       Mẫu số: 01 GTKT­3L ..............................................................................................................................24                 HOÁ ĐƠN GTGT                              Mẫu số: 01 GTKT­3L.............27      2.2 Kế toán xuất nguyên vật liệu..............................................................................30 57.945.000............................................................................................................59 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Xây Dựng  Số 2 Thăng Long..............................................................................................................66 Mẫu phiếu nhập kho phế liệu như sau:.....................................................................72 KẾT LUẬN..........................................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................77
  4. LỜI MỞ ĐẦU Xây dựng cơ  bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất độc lập,  có chức năng tái sản xuất tài sản cố  định (TSCĐ) cho tất cả  các ngành  trong nền kinh tế quốc dân (KTQD), nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội,  tăng tiềm lực kinh tế  và quốc phòng của đất nước. Vì vậy một bộ  phận   lớn của thu nhập quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu   tư từ nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư  XDCB. Bên cạnh đó   đầu tư  XDCB luôn là một “lỗ hổng” lớn làm thất thoát nguồn vốn đầu tư  của Nhà nước. Vì vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB đang là một vấn đề cấp  bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Tổ  chức hạch toán kế  toán, một bộ  phận cấu thành quan trọng của  hệ  thống công cụ  quản lý kinh tế, tài chính có vai trò tích cực trong việc   quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Quy mô sản xuất xã  hội ngày càng phát triển thì yêu cầu và phạm vi công tác kế toán ngày càng   mở rộng, vai trò và vị trí của công tác kinh tế ngày càng cao. Với sự  đổi mới cơ chế quản lý kinh tế  nhằm đáp  ứng yêu cầu của   nền kinh tế  thị  trường, của nền kinh tế mở đã buộc các doanh nghiệp mà  đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB phải tìm ra con đường đúng đắn và   phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) tối  ưu để có thể đứng vững trong  nền kinh tế thị trường, dành lợi nhuận tối đa, cơ chế hạch toán đòi hỏi các   doanh nghiệp XBCB phải trang trải được các chi phí bỏ  ra và có lãi. Mặt  khác, các công trình XDCB hiện nay đang tổ  chức theo phương thức đấu  thầu. Do vậy, giá trị dự  toán được tính toán một cách chính xác và sát xao.  Điều này không cho phép các doanh nghiệp XDCB có thể sử dụng lãng phí   vốn đầu tư. Đáp  ứng các yêu cầu trên, các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất  phải tính toán được các chi phí sản xuất bỏ ra một cách chính xác, đầy đủ  và kịp thời. Hạch toán chính xác chi phí là cơ  sở  để  tính đúng, tính đủ  giá   thành. Từ đó giúp cho doanh nghiệp tìm mọi cách hạ thấp chi phí sản xuất  
  5. tới mức tối đa, hạ thấp giá thành sản phẩm – biện pháp tốt nhất để tăng lợi  nhuận. Trong   các   doanh   nghiệp   sản   xuất   vật   chất,   khoản   mục   chi   phí  nguyên vật liệu (NVL) chiếm một tỷ  trọng lớn trong toàn bộ  chi phí của  doanh nghiệp, chỉ  cần một biến động nhỏ  về  chi phí NVL cũng làm  ảnh  hưởng đáng  kể đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Vì   vậy, bên cạnh vấn đề trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành,  thì tổ  chức tốt công tác kế  toán NVL cũng là một vấn đề  đáng được các  doanh nghiệp quan tâm trong điều kiện hiện nay. Ở Công ty cổ phần xây dựng số  2 Thăng Long với đặc điểm lượng  NVL sử dụng vào các công trình lại khá lớn thì vấn đề tiết kiệm triệt để có  thể  coi là biện pháp hữu hiệu nhất để  giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho   Công ty. Vì vậy điều tất yếu là Công ty phải quan tâm đến khâu hạch toán   chi phí NVL. Trong thời gian thực tập, nhận được sự  giúp đỡ  tận tình của lãnh  đạo Công ty, đặc biệt là các đồng chí trong phòng kế  toán Công ty, em đã  được làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại Công ty. Em nhận thấy kế  toán vật liệu trong Công ty giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn   đề cần được quan tâm. Vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu về phần thực hành kế  toán vật liệu và công cụ  dụng cụ  trong phạm vi bài viết này, em xin trình  bày đề  tài: “Hoàn thiện kế  toán nguyên vật liệu ­ công cụ  dụng cụ  tại   Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long”. Mặc dù đã rất cố  gắng tìm hiểu và nhận được sự  giúp đỡ  tận tình  của các thầy cô giáo cũng như các đồng chí trong ban lãnh đạo và phòng kế  toán Công ty, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên bài viết  này không tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế. Em rất mong được tiếp thu và xin chân thành cảm  ơn những ý kiến  đóng góp cho đề tài này hoàn thiện hơn. Kết cấu đề tài gồm 3 chương lớn sau:
  6. Chương 1:  Đặc điểm và tổ chức qu.ản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long Chương 2:  Thực trạng kế toán nguyờn vật liệu tại Công ty Cổ  phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long. Chương 3:  Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kế  toỏn nguyên vật liệu tại Công ty Cổ  phần Xây Dựng  Số 2 Thăng Long. CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THĂNG LONG. 1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty  Công ty Cổ  phần Cổ  Phần Xây Dựng Số  2 Thăng Long hoạt động   trong lĩnh vực SXKD đầu tư  XDCB; cụ  thể  là các công trình giao thông,  cầu phà,ngày nay công ty còn đang mở  rộng cả  sang các công trình khách  sạn du lịch. Do đó nguyên vật liệu chính (NVL) là xi măng,sắt thộp,gạch,cỏt..  . Nhiên liệu phục vụ  quỏ  trình xuất bao gồm , dầu Điờgen; xăng, mỡ  IC2,   dầu lạc, nước và một số phụ gia khác. Những loại vật liệu này khá sẵn trên   thị trường và không thường xuyên biến đổi nên công ty rất thuận tiện trong  việc thu mua. NVL là một trong ba yếu tố  cơ  bản không thể  thiếu trong quá trình  sản xuất, là cơ  sở  vật chất chủ  yếu để  hình thành nên sản phẩm. Do đó,   Công ty luôn duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp  để xây dựng cơ sở bền  vững cho sự ổn định của nguồn cung ứng vật liệu. 
  7. Mỗi năm, Công ty ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp theo số  lượng  hàng đã đượ c đặt trước trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu  thụ  trong kỳ  cũng như  những dự  báo về  kế  hoạch kỳ  tiếp theo và sự  biến động của giá cả thị trường. Điều này đã tạo tiền đề  cho sự  ổn định  của khối lượng NVL đầu vào, đồng thời cũng đảm bảo đượ c chất lượng   sản phẩm đầu ra theo đúng kế hoạch đã đặt ra của công ty.                         Danh mục nguyên vật liệu Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Thăng Long: Mã NVL Tên NVL D001  Thép   10 D002 Thép   12 D003 Thép   16 D004 Thép   18 D005 Xi Măng D006 Dầu Diezel C001 Đầm cóc M001 Máy khoan bê tông D007 Dầu lạc D008 Mỡ IC2 E001 Ga bu tan
  8. E002 ........... ............                                                                                                                    Nguồn Phòng Tài chính kế toán Phân loại nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 2 Thăng   Long. Trong các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu – công cụ  dụng cụ  bao gồm rất nhiều loại khác nhau đặc biệt là trong ngành xây dựng cơ bản  với nội dung kinh tế  và tính năng lý hóa học khác nhau, mỗi loại lại có 
  9. những đặc tính vai trò công dụng khác nhau nên việc phân loại nguyên vật  liệu là điều rất cần thiết. Căn cứ vào đặc điểm nguyên vật liệu và công tác  quản lý, Công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau: ­ Nguyên vật liệu chớnh: đõy chớnh là đối tượng chủ yếu trong doanh  nghiệp xây lắp, là cơ  sở  vật chất cấu thành lên thực thể  chính của sản  phẩm. Trong ngành xây dựng cơ  bản còn phải phân biệt vật liệu xây dựng,   vật kết cấu và thiết bị  xõy dựng.Cỏc vật liệu này đều là cơ  sở  vật chất   chủ yếu hình thành lên sản phẩm của đơn vị xây dựng, các hạng mục công  trình xây dựng nhưng chỳng cú những đặc điểm khác nhau. Vật liệu xây  dựng là sản phẩm của ngành công nghiệp chế  biến được sử  dụng trong  đơn vị xây dựng để tạo lên sản phẩm như hạng mục công trình, công trình   xây dựng như  gạch, ngói, xi măng, săt, thộp....Vật kết cấu là những bộ  phận của công trình xây dựng mà đơn vị xây dựng sản xuất hoặc mua của  đơn vị  khác để  lắp vào sản phẩm xây dựng của đơn vị  mình như  thiết bị  vệ sinh, thông gió, truyền hơi ấm, hệ thống thu loi. ­ Nguyên vật liệu phụ: là những nguyên vật liệu có tác dụng phụ trong  quá trình sản xuất kinh doanh, được sử  dụng kết hợp với sản phẩm chính  để   nâng   cao   tính   năng   và   chất   lượng   của   sản   phẩm   như:   sơn,   dầu,   mỡ...phục vụ cho quá trình sản xuất. ­ Nhiên liệu: Về thực thể là một vật liệu phụ, nhưng có tác dụng cung  cấp nhiệt lượng cho quỏ  trình thi cụng,kinh doanh tạo điều kiện cho quá  trình   chế  tạo sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể  tồn tại dưới  
  10. dạng lỏng rắn khí như: than, dầu Diezel, xăng, than củi, hơi đốt dùng để  phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện máy móc,   thiết bị  hoạt động (bên cạnh đó những loại nhiên liệu này còn được dùng   bôi trơn các loại sản phầm mỏng khác.) ­ Phụ  tùng thay thế: Là những loại vật tư  , sản phẩm dùng để  thay  thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản   xuất. ­ Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm thiết bị cần lắp và thiết bị không  cần lắp, công cụ, khí cụ, và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình  xây dựng cơ bản bao gồm: Bơm bê tông, cầu tháp, thiết bị làm đường, vận  thăng chở hàng, trạm bê tông di động, trạm trộn bê tông xi măng, khoan cọc  nhồi, máy tách cát...... ­ Phế liệu: Là các loại vật liệu tạo ra trong qỳa trỡnh thi công xây lắp   như: gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài sản   cố định. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và công tác kế toán chi tiết của từng   doanh nghiệp mà trong từng vật liệu nêu trên lại được chia thành từng nhóm,  từng thứ một cách chi tiết hơn bằng cách lập sổ danh điểm vật liệu. Trong đó  mỗi loại nhóm, thứ vật liệu một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số thập  phân để thay thế tên gọi, quy cách, nhãn hiệu của vật liệu. Ký hiệu đó được   gọi là sổ  danh điểm  vật liệu và được sử  dụng thống nhất trong phạm vi   doanh nghiệp. ­ Đối với các công cụ trong các doanh nghiệp bao gồm các dụng cụ gá  lắp chuyên dùng cho sản xuất, dụng cụ đồ nghề, dụng cụ quản lý, bảo hộ  lao động, lán trại tạm thời – để phục vụ công tác kế toán toàn bộ dụng cụ  công cụ được chia thành:
  11. ­ Công cụ dụng cụ. ­ Bao bi luân chuyển. ­ Đồ dùng cho thuê. Tương tự như đối với vật liệu trong từng loại công cụ  dụng cụ cũng  phải chia thành từng nhóm, thứ chi tiết hơn tùy theo yêu  cầu, trình độ quản   lý và công tác kế  toán của doanh nghiệp.Việc phân loại vật liệu công cụ  dụng cụ như trên giúp cho kế toán tổ chức các tài khoản cấp 1, cấp 2, phản   ánh tình hình hiện có và sự  biến động của các vật liệu công cụ  dụng cụ  trong quá trình thi công xây lắp của doanh nghiệp.Từ đú cú biện pháp thích  hợp trong việc quản lý và sử  dụng hiệu quả  các loại vật liệu công cụ  dụng. 1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty          Phương thức hình thành:               Quy trình mua NVL nhập kho Phòng  Ban  kỹ  Kế toán  Thủ  Kế toán  kiểm  thuật NVL kho NVL nghiệm vật tư Nghiệp  vụ nhập  kho Xây  Kiểm  dựng  Lập  nghiệm  định  phiếu  Nhập  NVL và  mức, nhập  kho và  Ghi sổ  lập biên  mua  kho  ghi thẻ  kế toán bản  NVL, (NVL  kho kiểm  đề nghị  đủ tiêu  nghiệm nhập  chuẩn kho
  12. Phòng kỹ thuật vật tư có nhiệm vụ xây dựng định mức tiêu hao NVL   và định mức dự trữ NVL. Hàng ngày thủ kho so sánh mức tồn kho với định  mức. Những NVL nào dưới định mức dự trữ thì thủ ko có trách nhiệm cho   phòng vật tư đi thu mua NVL. Khi NVL về đến Công ty, ban kiểm nghiệm  bao gồm đại diện kỹ thuật, người phụ trách kỹ thuật và thủ  kho tiến hành  kiểm tra về số lượng, quy cách, chất lượng vật liệu, đơn giá vật liệu. Sau   đó sẽ lập “Biờn bản kiểm nghiệm vật tư” thành 03 liờn. Liờn 01 được giữ  tại phòng kỹ  thuật vật tư, liên 02 được gửi cho kế  toán nguyên vật liệu,  liên 03 giao cho bên bán. Trường hợp vật liệu không đúng quy cách, phẩm   chất hoặc thiếu hụt thì phòng kỹ thuật vật tư sẽ làm thủ tục khiếu nại gửi   cho đơn vị  bán. Đối với vật liệu đảm bảo các yêu cầu trên đủ  tiêu chuẩn  nhập kho.Kế  toán căn cứ  vào hóa đơn bán hàng và biên bản kiểm nghiệm   vật tư lập phiếu nhập kho.      Phương thức sử dụng: Ở  công ty Cổ  phần Xây Dựng Số  2 Thăng Long, vật liệu xuất kho   chủ  yếu là dùng cho sản xuất các hạng mục công trình. Việc xuất dùng   diễn ra thường xuyên cho các phân xưởng sản xuất. Việc xuất vật liệu   được căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định mức tiêu hao NVL trên cơ sở kế  hoạch sản xuất đã đề ra.      Hệ thống kho tàng, bến, bãi chứa đựng nguyên vật liệu:
  13.          Sau khi NVL mua về được nhập kho và chuyển vào kho của công ty bảo  quản. Công ty phân thành 3 kho NVL để thuận tiện cho công việc bảo quản  gồm: + Kho nguyên vật liệu chính:  Là kho chứa các loại nguyên vật liệu  chính gồm sắt, thộp,xi măng, gạch… phục vụ cho sản xuất . Các NVL chớnh cú khối lượng lớn nên kho NVL chính cũng là kho lớn  nhất, được chia thành các khu, mỗi khu chứa các loại NVL có tính chất  tương tự nhau. + Kho nguyên vật liệu khác: Kho này chứa cỏc nguyờn vật liệu phụ  như chất  sơn dầu, mỡ… Đặc điểm của kho này là chứa nhiều loại NVL cũng như các phụ tùng,  công cụ dụng cụ. Khối lượng mỗi loại tuy nhỏ nhưng lại có nhiều loại nên  việc bảo quản cũng khó khăn hơn các kho khỏc. Cỏc NVL này sẽ được sắp  xếp theo mã NVL.  + Kho nhiên liệu: Kho này chứa các nhiên liệu phục vụ  cho quá trình  sản xuất như  xăng, than, dầu diesel, củi, hơi đốt… Do kho này toàn là đồ  dễ cháy nên công tác phòng chống cháy nổ cũng được quan tâm hơn. Định kỳ  các cán bộ  phụ  trách về  an toàn lao động đến kiểm tra việc  thực hiện phòng chống cháy nổ   ở  các kho đặc biệt là kho nhiên liệu. Các  thiết bị  phòng cháy chữa cháy cũng được thường xuyên kiểm tra để  đảm  bảo các thiết bị này vẫn còn tốt. 1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Số 2   Thăng Long  được thực hiện ở tất cả cỏc khõu thu mua, bảo quản, sử dụng  và dự trữ.
  14. * Khâu thu mua:            Để  có thể  sản xuất được sản phẩm thì bước đầu tiên là phải mua   NVL. Khâu thu mua quyết định đến chất lượng NVL từ đó ảnh hưởng đến  chất lượng của sản phẩm. Do vậy   việc quản lý khâu thu mua rất quan   trọng. Đồng thời nếu khâu thu mua được quản lý tốt giúp sản xuất đượ c  liên tục không bị gián đoạn. Do  công ty là doanh nghiệp xõylắp thi công các  hạng mục công trình   lớn nên nhu cầu sử dụng vật tư lớn, đa dạng nên kế hoạch thu mua nguyên  vật liệu được xây dựng trên kế  hoạch sản xuất do Phòng vật tư  kỹ  thuật  lập, đồng   thời dựa trên định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm. Do  vậy hàng tháng, quý căn cứ vào khả năng sản xuất và khả năng tài chính mà   Công ty lên kế  hoạch thu mua vật tư  cho phù hợp. Nhờ  vậy quá trình sản   xuất luôn được đảm bảo liên tục, đều đặn. Nguyên vật liệu trước khi nhập   đều được kiểm tra chặt chẽ về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, quy   cách. * Khâu bảo quản: Nguyên vật liệu của Công ty là khối lượng lớn, được sắp xếp gọn  gang, đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, thuận tiện cho việc nhập, xuất, kiểm   kê được thực hiện dễ dàng. Mỗi kho, ngoài thủ  kho có trực tiếp quản lý – là những thủ  kho có  phẩm chất đạo đức, trình độ  chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cũn cú  cỏc nhân viên bảo vệ trung thực và có trách nhiệm. * Khâu sử dụng:
  15. Trước hết nguyên vật liệu được đưa vào sử  dụng cho sản xuất đều  phải đảm bảo yêu cầu về  số  lượng, chất lượng, chủng loại và quy cách.  Để  sử  dụng tiết kiệm và có hiệu quả  nguyên vật liệu, Công ty tiến hành  xây dựng các định mức tiêu hao vật tư cho mọi công trình. Định mức vật tư  sử dụng do phòng vật tư kỹ thuật xây dựng, theo dõi trờn cỏc thông số kỹ  thuật và kinh nghiệm sản xuất hàng năm. * Khâu dự trữ:  Công ty xây dựng định mức dự  trữ  tối đa và tối thiểu cho từng loại  nguyên vật liệu. Các định mức này do Phòng vật tư  kỹ thuật thiết lập căn   cứ  vào đặc điểm nguyên vật liệu, tình hình giá cả  trên thị  trường và khả  năng tài chính của Công ty. Điều này sẽ  đảm bảo cho quá trình sản xuất  được diễn ra liên tục, không xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu trong quá  trình sản xuất hoặc thừa nguyên liệu dẫn đến hư  hỏng lãng phí. Công tác  dự  trữ  nguyên vật liệu càng được chú ý đối với những nguyên vật liệu  mang tính thời vụ.  * Tổ chức kiểm kê nguyên vật liệu:            Công ty tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu tại công ty nhằm mục   đích kiểm tra số lượng, chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu có   tại thời điểm kiểm kê. Bên cạnh đó việc kiểm kê cũn giỳp cho công ty  kiểm tra được tình hình bảo quản, phát hiện các trường hợp hao hụt, hư  hỏng, mất mát để có biện pháp xử lý kịp thời.       Nguyên vật liệu của công ty có số lượng lớn, nhiều chủng loại nên quá   trình kiểm tra thường mất thời gian. Vì vậy công ty tiến hành kiểm kê theo  định kỳ một năm một lần ở tất cả các kho. Việc kiểm kê sẽ được phân ra  định kỳ   ở  các kho. Ví dụ  như  tháng 1 kiểm kê kho NVL chớnh, thỏng 2 
  16. kiểm tra kho nhiên liệu… Ban kiểm kê có bốn người bao gồm Phó giám  đốc, thủ kho, cán bộ vật tư, kế toán nguyên vật liệu.  Ban kiểm kê sử dụng  các biện pháp như  cân, đong, đo, đếm…để  tính toán số  liệu thực tế  trong   kho và  thực hiện việc so sánh, đối chiếu với Sổ  chi tiết vật tư, thẻ kho.   Kết quả kiểm kê được ghi vào Biên bản kiểm kê . Trong đó ghi rõ số liệu   theo sổ  kế  toán và số  liệu thực tế  kiểm kê và xác định chênh lệch thừa   thiếu cho từng loại.  Nếu có chênh lệch thiếu thì cần tìm xác định xem chênh lệch đú cú  trong  định mức không. Chênh lệch vượt ngoài  định mức thì cần tìm ra   nguyên nhân vật tư  bị  thiếu hụt từ   đó đưa ra biện pháp xử  lý. Nếu là  nguyên nhân khách quan như do khí hậu hay bão lụt… thì phần thiếu hụt sẽ  được tính vào chi phí. Còn thiếu hụt do nguyên nhân chủ quan thì cần phải   tìm ra người phải chịu trách nhiệm chính để bồi thường như thủ kho không  bảo quản cẩn thận gây mất mát thì thủ  kho phải bồi thường,  cũn đối với  chênh lệch thừa thì cũng cần phải tính toán lại sổ  sách xem có bỏ  sót bỳt  toỏn nào không hay là do khách hàng gửi.                       CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU  TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THĂNG LONG.      2.1 Kế toán nhập nguyên vật liệu  tại Công ty Cổ phần xây dựng số  2 Thăng Long. 2.1.1 Tớnh giá nguyên vật liệu nhập kho : Nguyên vật liệu nhập kho của Công ty chủ yếu là mua ngoài.
  17. Giá thực tế  nguyên vật liệu mùa ngoài nhập kho của Công ty được  tính theo công thức sau: Giá thực tế NVL mua ngoài=  Giá mua chưa có   Chi phí thu mua   Các khoản giảm   + ­ Nhập kho thuế GTGT thực tế trừ (nếu có) Do áp dụng phương pháp tính thuế  là phương pháp khấu trừ  nên giá  mua là giá chưa có thuế GTGT. Chi phí mua bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, bến bãi … Các khoản giảm trừ  bao gồm: giảm giá hàng mua, chiết khấu thương   mại… Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến . Giá thực tế nhập kho = Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ xuất  thuê gia công chế biến + tiền công thuê ngoài chế biến + chi phí vận chuyển   bốc dỡ…vật liệu khi giao nhận gia công. Đối với vật liệu công cụ dụng cụ tự chế  Giá thực tế vật liệu công cụ  dụng cụ   = Giá thực tế xuất tự chế   + chi  phí chế biến. Đối với nguyên liệu vật liệu công cụ dụng cụ nhận góp vốn liên doanh,  liên kết nhận góp vốn của công ty mẹ vốn cổ phần. Giá thực tế  nhập kho  = Giá thực tế  được các bên tham gia góp vốn  thống nhất đánh giá. Đối với nguyên liệu vật liệu thu nhặt được phế liệu thu hồi. Giá thực tế  nhập kho   = Giá thực tế   ước tính có thể  sử  dụng được  hoặc giá có thể bán được trên thị trường. 
  18.   Theo hóa đơn số  00009928   Ngày 11 tháng 01 năm 2011 Công ty cổ  phần xây dựng số 2 Thăng Long  mua 3000kg  xi măng của Công ty cổ phần   xây dựng số 7 với đơn giá 850/1kg (chưa có thuế VAT) đã bao gồm cả chi phí  vận chuyển. Giá thực tế nhập kho  xi măng    =      3000 x  850   =   25.500.000 (đồng) 2.1.2 Thủ tục nhập kho NVL: Phòng vật tư kỹ thuật của Công ty có nhiệm vụ căn cứ vào kế hoạch  sản xuất và dự  trữ  nguyên vật liệu tiến hành điều tra, thăm dò thị  trường  và tìm kiếm nhà cung cấp và ký kết hợp đồng kinh tế. Chứng từ chủ yếu của Công ty về nhập kho gồm có:    Hoá đơn GTGT.
  19.                         HOÁ ĐƠN GTGT                                       Mẫu số: 01 GTKT­3L                    Liên 2: Giao cho khách hàng                                  HS/2011B                    Ngày      tháng      năm 2011                                       Đơn vị bán hàng: Địa chỉ:                                                                                   S ố TK                            Điện thoại:                                                                              MST: Họ tên người mua hàng:  Đơn vị:  Địa chỉ:                                                                            S ố TK  Hình thức thanh toán:                                                      MST:  STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 Cộng tiền hàng:                                                                        Thuế suất GTGT: 10%                 Tiền thuế GTGT:                  Tổng số tiền thanh toán:                                                           Số viết bằng chữ:         Người mua hàng                    Người bán hàngThủ trưởng đơn vị Thủ trưởng đơn vị     (ký, họ tên)                             (ký, họ tên)                              (ký, họ tên)              Đã ký                                       Đã ký                                     Đã ký    Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm hàng hoá.          
  20. CT CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 2 THĂNG LONG                                         BM­KS.03.01­BBKN PHÒNG KỸ THUẬT VẬT TƯ               BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM Số:       (vật tư, sản phẩm, hàng hoá)        Ngày    tháng    năm 2011 Căn cứ vào hoá đơn số ..... ............... ngày     tháng     năm 2011 của đơn  vị ............. Chúng tôi  tiến hành kiểm nghiệm và nghiệm thu các loại. Số lượng kiểm  Tên nhãn  Đơn  nghiệm Kết quả  Số lượng theo  STT hiệu hàng  vị  Lượng  Lượng  kiểm  chứng từ hoá tính đúng quy  sai quy  nghiệm cách cách Phòng Kỹ Thuật    Đại diện bên giao hàng                    Đã ký                Đã ký                 Đã ký                                                                                                           (Nguồn: Phòng tài chính ­ kế  toán     Phiếu nhập kho:
nguon tai.lieu . vn