Xem mẫu

Luận văn GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1 Phần I VAI TRÒ CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG I. VAI TRÒ CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NƯỚC TA. 1. Ngoại thương Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Công cuộc đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng về kinh tế - xã hội. Chặng đường đổi mới tiếp theo đòi hỏi chúng ta phải tìm tòi, nghiên cứu, tiếp cận và giải quyết nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong đó hợp đồng ngoại thương là khâu trọng yếu luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều nhất. Giai đoạn 1975 - 1985 đất nước thống nhất, chúng ta có điều kiện và khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước để đẩy mạnh ngoại thương phát triển mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài thu hút vốn và kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Bên cạnh đó chúng ta cũng còn gặp nhiều khó khăn bắt nguồn từ chế độ kinh tế của nước nhà, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu kinh tế hàng hoá chưa phát triển, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế và còn bị lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Mặt khác do chiến tránh kéo dài đã gây ra những vết thương về kinh tế - xã hội mà hàng thế hệ mới hàn gắn được. Giai đoạn này chúng ta đã thực hiện chế độ độc quyền về ngoại thương-điều này được ghi nhận trong hiến pháp 1980 tại điều 21:"Nhà nước độc quyền quản lý ngoại thương và các quan hệ kinh tế khác". Việc ghi nhận nguyên tắc độc quyền về ngoại thương trong hiến pháp là nền tảng vững chắc cho toàn bộ pháp luật về ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn này điểm nổi bật của chế độ này là chỉ các tổ chức ngoại thương của nhà nước mới được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi hoạt động về kinh tế đối ngoại đều do nhà nước quyết định theo chỉ tiêu pháp lệnh do Bộ ngoại thương trực tiếp quản lý điều hành. Bộ ngoại thương đã can thiệp sâu vào các công việc cụ thể của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, chính vì 2 vậy đã làm mất đi khả năng sáng tạo tính linh hoạt trong kinh doanh, kết quả là hợp đồng ngoại thương kém hiệu quả. Cuối 1986 thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra, kinh tế đối ngoại đã được coi là mũi nhọn của sự nghiệp đổi mới, xuất khẩu được còn là một trong 3 chương trình kinh tế trọng điểm. Chế độ Nhà nước độc quyền về ngoại thương đã bị bãi bỏ, các hoạt động về kinh tế đối ngoại đã điều chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết cuả nhà nước. Từ năm 1987 chính phủ đã cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế hơn. Ngày 7/4/1992 HĐBT (nay là chính phủ) đã ban hành nghị định số 114/HĐBT qui định về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu. Theo nghị định 114 các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải đáp ứng được những điều kiện: Được thành lập theo đúng pháp luật, hoạt động theo đúng ngnàh hàng đã đăng ký, phải có vốn lưu động bằng tiền Việt Nam tương đương với 200.000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, số vốn này phải được xác định về mặt pháp lý. Có thể thấy những yêu cầu để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành một cản trở không nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước. Yêu cầu về số vốn không dưới 200.000USD là một sự thách đố đối với các doanh nghiệp, và các nhà doanh nghiệp được cấp giấy phép cũng chỉ được phép XNK mặt hàng đã đăng ký. Do đó đã làm thu hẹp rất nhiều phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cản trở việc đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu giảm hiệu quả kinh tế trong hợp đồng ngoại thương. Đầu năm 1997, luật thương mại đã được Quốc hội thông qua đặt nền tảng cho những thay đổi căn bản trong hệ thống quản lý ngoại thương của Việt Nam. Năm 1998 chúng ta đã chứng kiến những thay đổi căn bản về quyền kinh doanh ngoại thương đó là việc Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 3 cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam được tham gia trực tiếp vào hoạt động XNK mà không phải đáp ứng bất cứ điều kiện gì ngoài việc phải tự đăng ký mã số hàng hoá của mình tại cơ quan hải quan. Ngày 31/7/98 Chính phủ ban hành nghị định 57/1998/NĐ - CP quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động XNK gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài, theo khoản 1 điều 8 thì thương nhân là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quyết định của pháp luật được phép XNK hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cũng theo khoản 3 điều 8 nghị định 57 thì các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khi (tham gia) hoạt động kinh doanh XNK không phải xin giấy phép kinh doanh XNK của bộ thương mại nữa mà trước khi kinh doanh XNK doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK tại cục Hải quan tỉnh, thành phố. Bên cạnh đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế với nước ngoài là một trong những thành tựu nổi bật của chính sách đổi mới do Đảng ta khởi xướng. Cho tới nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 104 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó đã ký hiệp định thương mại với 60 nước, ký hiệp định khung và hiệp định hàng dệt may với liên minh châu âu (theo tạp chí kinh tế và dự báo số 4/1999). Ngày 13/07/2000 (14/7 theo giờ Việt Nam) tại Oasinton, thay mặt chính phủ Việt Nam, bộ trưởng Bộ thương mại Vũ khoan đã ký hiệp định thương mại với Hoa kỳ, đây chính là mối quan trọng đánh dấu sự bình thường hoá hoàn toàn giữa Việt Nam và Hoa kỳ. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN năm 1995, và APEC năm 1998. Việt nam cũng tham gia tích cực vào các hoạt động trong khuôn khổ hợp tác á - Âu và đang trong qúa trình chuẩn bị những bước cơ bản để gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đó là những điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mở rộng buôn bán và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. 4 2. Vai trò của xuất nhập khẩu đối với nền kinh tế nước nhà. 2.1. Vai trò của xuất khẩu. Xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng các hoạt động xuất khẩu làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho tài chính. Đáp ứng nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho sự phát triển cơ sở hạ tầng. Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nạn lạc hậu của nước ta. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có một số ngoại tệ lớn để nhập khẩu các máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhanh tốc độ xuất khẩu để đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế nước nhà. Thứ hai: Xuất khẩu góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là một đòi hỏi tất yếu đối với nền kinh tế nước ta. Thứ ba: xuất khẩu không những thúc đẩy sự phát triển của chính ngành nghề xuất khẩu mà còn tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển thuận lợi. Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nguyên liệu như trồng bông, tơ tằm… phát triển … Thứ tư: Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước, nói cách khác xuất khẩu tạo ra vốn, kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài vào Việt Nam, hiện đại hoá nền sản xuất trong nước tạo ra năng lực sản xuất mới. Xuất khẩu còn là cơ sở đề mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn