Xem mẫu

  1. TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- ----- Báo cáo tốt nghiệp Đề tài: Tổng quan về Đa dạng sinh học là nền tảng của Nông nghiệp bền vững. 0
  2. MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………1 PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU …………………………………………2 PHẦN 3. NỘI DUNG…………………………………………………………………2 3.1. Đang dạng sinh học Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái Nông nghiệp………… ..2 3.2. Đặc điểm của Hệ sinh thái Nông nghiệp và các thuộc tính ………………………..3 3.3. Bản chất và chức năng của Đa dạng sinh học trong Hệ sinh thái Nông nghiệp……6 3.4. Nông nghiệp với bảo tồn đa dạng sinh học…………………………………………8 3.5. Bảo tồn các hệ sinh thái đảm bảo sự sống ổn định Đa dạng sinh học trong Nông nghiệp…………………………………………………………………………………..12 3.6. Thực hiện sản xuất nông nghiệp trong giới hạn chịu đựng của Hệ sinh thái Nông nghiệp…………………………………………………………………………………..14 3.7. Vấn đề quản lý hệ sinh thái nông nghiệp bền vững……………………………….17 PHẦN 4. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ………………………………………………19 4.1 Kết luận…………………………………………………………………………….19 4.2 Khiến nghị……………………………………………………………………….....20 4.3 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………..…..20 1
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU Đa dạng sinh học là một khái niệm được xuất hiện từ giữa những năm 1980, nhằm nhấn mạnh sự cần thiết trong các hoạt động nghiên cứu về tính đa dạng và phong phú của sự sống trên trái đất. Thuật ngữ này ngày nay được sử dụng rộng rãi trên khắp toàn thế giới. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về Đa dạng sinh học ; định nghĩa đầu tiên do Quỹ Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên đưa ra từ năm 1989. "Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường". Do vậy đa dạng sinh học bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. Sau quá trình nghiên cứa các hệ sinh thái tự nhiên, tồn tại và phát triển theo thời gian, Trong nhiên hầu như không có vấn đề dịch bệnh nghiêm trọng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do có tính đa dạng về loài cây động vật và vi sinh vật. Tính đa dạng đảm bảo được cân bằng sinh thái. Còn các hệ sinh thái Nông nghiệp được áp dụng, ứng dụng nhiều tiến bộ của khoa học kỷ thuật tiên tiến trên mọi phương diện; về nhân giống, các biện pháp dâm canh, các loài thuốc … song hàng năm nền nông nghiệp nói chung, đã phải đối mặt với rất nhiều dịch bệnh hoành hành. Sản phẩm Nông nghiệp có thể tăng về số lượng còn chất lượng có chiều hướng giảm xuống. Điều này có cho chúng ta một nhận định là độc canh là hệ canh tác không ổn định và mẫn cảm với những hiện tượng như bùng nổ dịch bệnh. Tăng cường tính đa dạng trong nông nghiệp cũng tăng hiệu quả kinh tế trong Nông nghiệp. Đa dạng sinh học nông nghiệp là một thuật ngữ bao gồm tất cả các thành phần của ĐDSH ở cấp gen, cấp loài và cấp hệ sinh thái - liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp, hỗ trợ các hệ sinh thái mà trong đó nông nghiệp được thực hiện. Thuật ngữ này bao gồm các cây trồng, vật nuôi và nhiều giống thuộc các loài đó, ngoài ra còn có các thành phần khác hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Những phương pháp canh tác đảm bảo tình đa dạng của nông nghiệp bao gồm: trồng những loại cây giống cây khác nhau; lai tạo giống; luân canh; trồng cây lưu niên; bảo tồn và phát triển gia súc gia cầm và xen canh… Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người, chân lý về phát triển bền vững đang được xuất hiện, Năng suất, hiệu quả sản xuất đang được xem xét với bản chất sâu xa hơn. Một nghiên cứu lớn trên toàn cầu mới đây, Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ đã nhấn mạnh rằng, sức khỏe và sự thịnh vượng của con người và những loài khác trên hành tinh này phụ thuộc vào sự phong phú của các hàng hóa và dịch vụ hệ sinh thái. 1
  4. Một trong những dịch vụ hệ sinh thái quan trọng nhất đối với con người là dịch vụ cung cấp mang lại thức ăn và các sản phẩm nông nghiệp khác. Chính vì vậy chúng ta nhận ra rằng Đa dạng sinh học là một cơ sở vô cùng quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp bền vững. Đó cũng chính là lý do tôi quyết định chọn thực hiện nghiên cứu vấn đề “Tổng quan về Đa dạng sinh học là nền tảng của Nông nghiệp bền vững”. Nhằm góp phần làm rõ tầm quan trọng của đa dạng sinh học trong đời sống của xã hội loài người. PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp hệ thống: Sử dụng phương pháp này sẽ giúp đánh giá các thông tin một cách toàn diện trên cùng một chuẩn mực đánh giá. - Phương pháp kế thừa số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã có sẵn. Sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng cho việc thực hiện nghiên cứu “Tổng quan về Đa dạng sinh học là nền tảng của Nông nghiệp bền vững”. PHẦN III. ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ NỀN TẢNG CỦA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 3.1. Sự khác nhau giữa Đa dạng sinh học hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Hệ sinh thái (HST) là một khái niệm tương đối rộng lớn với ý nghĩa khẳng định quan hệ tương hỗ, quan hệ phụ thuộc qua lại, quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường và giữa các sinh vật với nhau. Như vậy HST có thể rất rộng có thể là bao gồm toàn bộ sinh quyển, mà cũng có thể là một vùng rất nhỏ như một tổ chim hay chậu cảnh. Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc và chức năng, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường. Trong HST luôn diễn ra các quá trình trao đổi luôn diễn ra các quá trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin như: Chu trình nước, chu trình Nitơ, các chu trình sinh địa hóa. Mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật, giữa các sinh vật với nhau thông qua sự vận chuyển năng lượng, vật chất và thông tin từ nguồn đi qua hàng loạt các cơ thể sinh vật tạo ra các chuỗi thức ăn vô cùng phức tạp. Chính mối liên hệ giữa các mạng lưới thức ăn chằng chịt đó đã làm nên độ bền vững của các hệ sinh thái. Hệ sinh thái nông nghiệp là tổng hợp của sản xuất nông nghiệp, phản ảnh mối tương tác giữa cây trồng, vật nuôi và giữa chúng với môi trường theo các qui luật tự nhiên tuân thủ theo nguyên tắc là một hệ thống động (luôn luôn biến đổi, vận động và tiến hoá). HST nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì không phải trên cơ sở các 2
  5. quy luật khách quan của các HST với mục đích thoả mãn nhu cầu về nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. HST nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con người các sản phẩm của cây trồng vật nuôi. Trong các HST tự nhiên được hình thành bởi nhiều loài và có sự cân bằng sinh học giữa các loài, có tính bền vững cao, chỉ số đa dạng: 150 loài/ha. Còn đối với HST nông nghiệp thường ít loài, độc canh với năng suất cao làm suy thoái đa dạng loài; thiếu cân bằng sinh học, thành phần loài không ổn định và kém bền vững. HST tự nhiên có mục đích kéo dài sự sống của cộng đống sinh vật, có khả năng tự phục hồi và phát triển nên thường phong phú và đa dạng về thành phần loài. HST tự nhiên có chu trình vật chất khép kín, được trả lại hầu như toàn bộ khối lượng vật chất hữa cơ và khoáng vô cơ cho đất. (Conway, 1985). Trong khi đó HST nông nghiệp do con người tạo ra và duy trì không phải trên cơ sở quy luật khách quan của hệ sinh thái với những mục đích khác nhau nhằm thõa mãn nhu cầu về nhiều mặt và ngày càng tăng của con người. Chính vì vậy nên hệ sinh thái nông nghiệp có chu trình vật chất không khép kín, chịu sự tác động rất lớn của con người như các quá trình cung cấp năng lượng bổ sung nhằm nâng cao năng suất. 3.2. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp và các thuộc tính 3.2.1 Các đặc điểm của Hệ Sinh thái Nông nghiệp Với các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, chúng ta nhận thấy rằng, Hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái tự nhiên thực sự không có một danh giới rõ ràng. Để phân biệt giữa hệ sinh thái tự nhiêm và hệ sinh thái nông nghiệp (HST nhân tạo) chúng ta dựa vào sự can thiệp của con người vào HST. Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của sinh quyển (miền ngoài của trái đất), trong đó sự sống phát triển dưới dạng các vật sống khác nhau trên bề mặt lục địa, trong đất, trong các lớp dưới của khí quyển và thủy quyển. Xét về mặt bản chất sinh quyển là sản phẩm do sự tác động qua lại của vật chất sống và không gian sống trên trái đất nhờ sự hoạt động của thực vật. Trong sinh quyển có ba hệ sinh thái chủ yếu cấu thành: Các hệ sinh tự nhiên, hệ sinh thái đô thị và các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn.. giữa ba hệ sinh thái đó luôn có sự thay đổi Trong HSTNN có các HST phụ như: đồng ruộng cây hang năm; vườn cây lâu năm hay rừng nông nghiệp; đồng cỏ chăn nuôi; ao cá; khu vực dân cư. Trong các HST phụ này, HST đồng ruộng là phần lớn nhất và quan trọng nhất của HSTNN. 3
  6. Các hệ sinh thái Nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho con người sản phẩm của cây trồng và vật nuôi. Trong từng thời điểm sinh khối của cây trồng vật nuôi được lấy ra khỏi HST, do đó khác với các HST tự nhiên, HSTNN có chu trình vật chất không kép kín. Các HSTNN là hệ sinh thái thứ cấp là sản phẩm được tạo ra từ quá trình lao động của con người và cùng phát triển theo thời gian con người ngày một cải tạo hệ sinh thái tự nhiên nhằm mục đích tạo năng suất cao hơn đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng làm cho các hệ sinh thái mất khả năng cân bằng, khác với chúng các hệ sinh thái tự nhiên phát triển theo thời gian có khả năng phục hồi. Các HST tự nhiên thường phức tạp về thành phần loài, các hệ sinh thái nông nghiệp thường có số lượng loài cây trồng và vật nuôi đơn giản hơn. Trong sinh thái học, người ta phân ra các hệ sinh thái già trẻ, các hệ sinh thái trẻ thường có số lượng loài ít hơn HST già nhưng sinh trưởng mạnh hơn, có năng suất cao hơn. Còn các HST già có thành phần loài phức tạp và năng suất thấp.. nhưng có tính ổn định cao hơn. Các Hệ sinh thái Nông nghiệp có đặc tính của HST trẻ nhưng không ổn định bằng các HST tự nhiên. Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của sinh quyển, trong sinh quyển là miền ngoài của của Trái Đất, trong đó sự sống phát triển rất phong phú. Trong sinh quyển có ba hệ sinh thái chủ yếu: - Các hệ sinh thái tự nhiên như: Rừng, đồng cỏ, sông, hồ, biển … - Các hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phố và khu công nghiệp. - Các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. 3.2.2 Các thuộc tính của Hệ sinh thái Nông nghiệp Trong qua trình nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp nhằm phục vụ cho mục đích phát triển bền vững các HST nông nghiệp phục vụ nhu cầu con người, thường tập trung vào các thuộc tính như sau: + Tính năng suất: Là sản lượng sản phẩm hàng hoá và các dịch vụ của hệ, như số kg thóc/ha/năm. Ngoài ra, có định nghĩa khác: năng suất là giá trị thực của sản phẩm trên một đơn vị đầu tư. Thông thường được đánh giá bằng sản lượng/năm, số sản phẩm thực thu, số sinh lãi. Với nguyên lý cổ truyền ít tập trung vào việc tăng giá trị năng suất trong hệ sinh thái nông nghiệp và trong quan nhiệm của người nông dân thì họ thường quan 4
  7. tâm năng suất trên đơn vị diện tích hơn là năng suất trên đơn vị người lao động. Trong qua trình thực hiện sản xuất nông nghiệp cẩn có sự cân nhắc tính toán kỹ năng suất đạt được trên một đơn vị diện tích và trên đơn vị + Tính ổn định: Là mức độ ổn định của năng suấ trong điều kiện có những dao động nhỏ và bình thường của môi trường (điều kiện khí hậu, thị trường và kinh tế). Hệ số này có thể đánh giá một cách dễ dàng bằng nghịch đảo của biến thiên năng suất. + Tính chống chịu: là khả năng duy trì năng suất của hệ khi phải chịu những áp lực và những cơn sốc. Áp lực là những sức ép thường lệ, liên tục và có tính tích luỹ; áp lực tương đối nhỏ thường có thể dự báo được như sự mặn hoá đất đai gia tăng, sự suy giảm độ phì của đất…Ngược lại cơn sốc là những sức ép bất thường, tương đối lớn và không thể dự báo trước. Tính chống chịu cũng được xem xét như khả năng duy trì năng suất trong một khoảng thời gian kéo dài. Thiếu tính chống chịu cũng có thể biểu hiện ở sự giảm năng suất, nhưng sự sụt giảm thường tới đột ngột, không dự báo trước được. + Tính tự trị: Là mức độ lệ thuộc của hệ vào các hệ khác để tồn tại ngoài sự điều chỉnh của bản than. Tính tự trị được xác định như là phạm vi mà hệ có thể hoạt động được ở mức độ bình thườnh khi chỉ sử dụng những nguồn tài nguyên mà qua đó hệ thực hiện sự điều chỉnh một cách có hiệu quả. + Tính công bằng: Là sự đánh giá xem các sản phẩm của HSTNN đã được phân phối công bằng như thế nào giữa những người hưởng thụ. + Tính hợp tác: được xác định như là khả năng đưa ra các qui định về quản lý HSTNN của hệ thống xã hội và khả năng thực hiện những qui định đó. Xét về đa dạng sinh học trong nông nghiệp không thể chú ý đến thuộc tính đa dạng và tính thích nghi; hai thuộc tính này ngày càng được quan tâm đến trong nông nghiệp bền vững. + Tính đa dạng: Là đánh giá số lượng các loại hoặc các kiểu khác nhau của các thành phần (ví dụ như loài) trong một hệ. Trên quan điểm của chính sách quản lý tài nguyên, tính đa dạng là một mục tiêu quan trọng cho phép hạn chế rủi ro cho người nông dân và duy trì chế độ tự túc ở mức tối thiểu khi nhiều hoạt động của họ bị thất bại. + Tính thích nghi: Tính thích nghi liên quan đến khả năng phản ứng của hệ với những thay đổi của môi trường để đảm bảo sự tồn tại liên tục cho chính bản thân hệ. Sự thích nghi đảm bảo cho HSTNN có nhiều khả năng phản ứng lại những nhiều loạn bằng cách giữ cho hệ hoạt động và cho năng suất ở mức chấp nhận được. 5
  8. 3.3. Bản chất và chức năng của Đa dạng sinh học trong Hệ sinh thái Nông nghiệp Bản chất HST nông nghiệp là hệ thống sống, bao gồm các thành phần cây trồng vật nuôi có quan hệ tương tác nhân quả với nhau. Bất kỳ sự thay đổi nào từ thành phần của hệ sinh thái điều có ảnh hưởng đến các thành phần khác. Ví dụ như thay đổi loài cây trồng sẽ dẫn tới thay đổi các sinh vật ký sinh, thay đổi đất canh tác.. và cuối cùng ảnh hưởng tác động ngược lại cây trồng. Chính vì vậy khi nguyên cứu các HSTNN cần dựa trên nguyên lý hoạt động của hệ thống. Tính đa dạng sinh học bao hàm tất cả các loài động thực vật và vi sinh vật đang tồn tại và tương tác lẫn nhau trong hệ sinh thái. Hệ sinh thái nông nghiệp, các loài giúp thụ phấn, thiên địch, giun đất là những thành phần chính của tính đa dạng sinh học, đóng vai trò như là các dịch vụ sinh thái qua trọng: Cầu nối của các quá trình tổ hợp gen, kiểm soát quần thể theo các quy luật tự nhiên, tuần hoàn dinh dưỡng và phân hủy (hình 1). Hệ sinh thái nông nghiệp sẽ có kiểu và mức độ đa dạng sinh hoc khác nhau khi có sự khác nhau về tuổi, tính đa dạng, cấu trúc và kiểu quản lý của hệ sinh thái. Mức độ đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp phụ thuộc vào bốn đặc điểm chính của hệ sinh thái nông nghiệp như sau: 1. Tính đa dạng thực vật trong và xung quanh các HST nông nghiệp. 2. Tính ổn định của các loại cây trồng khác trong HST nông nghiệp. 3. Mức độ quản lý 4. Mức độ cách ly của hệ sinh thái nông nghiệp đối với các loài thực vật hoang dã. Các hệ sinh thái nông nghiệp có xu hướng ổn định khi có tính đa dạng sinh học cao, càng biệt lập và áp dụng các mô mình nông lâm kết hợp, các hình thức canh tác truyền thống sẽ càng có lợi thế do dựa vào các quá trình sinh thái phù hợp với tính đa dạng sinh học cao hơn so với các hệ sinh thái đơn giản, phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch. HST đơn giản sẽ rất dễ nhiễu loạn. 6
  9. Các Loài Loài Cỏ dại Giun ĐVĐ ĐVĐ loài bắt ăn cỏ hoang đất trung cỡ nhỏ thụ mồi và dã bình phấn ký sinh ĐA DẠNG SINH HỌC HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP chức Kiểm Sự cạnh Cấu trúc Sự phân Chu năng tổ soát tranh với của đất; giải, sự trình hợp gen quần thể, các loài chu trình bắt mồi dinh qua thụ biện xâm lấn dinh và chu dưỡng phấn pháp , các loài dưỡng trình và diệt sinh học thiên dinh trừ sâu địch và dưỡng bệnh cỏ dại Tăng cường xen canh, nông, lâm kết hợp, luân canh, cây che bong, ủ phân, phân xanh, bón phân hữu cơ, chắn gió. Hình 1. Thành phần, chức năng và các chiến lược tăng cường đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Theo các nhà nghiên cứu thì có hai cấu trúc đặc trưng của đa dạng sinh học có thể nhận biết được trong các hệ sinh thái nông nghiệp. Thứ nhất là đa dạng có quy hoạch, là sự đa dạng được tạo thành từ hệ cây trồng vật nuôi do người nông dân chủ ý đưa vào HST nông nghiệp, và sẽ thay đổi tùy thuộc vào kiểu quản lý và cơ cấu cây trồng theo không gian, thời gian. Cấu thành thứ 2 là đa dạng sinh học cộng hưởng, bao gồm các loài sinh vật đất, các loài dị dưỡng bằng thực vật, bằng động vật và các sinh vật phân hủy cùng với các yếu tố môi trường hợp thành hệ sinh thái nông nghiệp và sẽ nhanh chóng phát triển nhanh chóng tùy thuộc vào cấu trúc và cách quản lý. 7
  10. Mối liên hệ giữa hai cấu thành đa dạng sinh học được minh họa ở (hình 2). Quản lý hệ sinh Đa dạng sinh học thái nông nghiệp chính yếu Thúc đẩy Tạo điều kiện Chức năng hệ sinh thái như kiểm soát thúc đẩy sâu hại và tuần hoàn dinh dưỡng Thúc đẫy gián tiếp Đa dạng sinh học Đa dạng sinh của khu vực học Phù trợ Thúc đẩy Hình 2. Mối quan hệ giữa đa dạng sinh học chủ yếu (dựa trên các cách quản lý, các hệ sinh thái nông nghiệp) và đa dạng sinh học phụ trợ duy trì chức năng hệ sinh thái Vấn đề mấu chốt là phải xác định được kiểu đa dạng sinh học có thể duy trì hoặc để tăng cường để thực hiện các dịch vụ sinh thái, và phải xác định được cách tốt nhất để có thể tăng cường được các thành phần mong đợi của đa dạng sinh học. Bởi vậy cần nghiên cứu cụ thể kết hợp một cách phù hợp các hình thức canh tác, các kiểu quản lý hệ sinh thái là tăng tính đa dạng sinh học các loài thiên địch và giảm độ phong phú của sâu hại mục đích nhằm tạo ra sự hỗ trợ cho hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. 3.4. Nông nghiệp với bảo tồn đa dạng sinh học Ngày càng nhiều các nghiên cứu minh chứng được rằng Đa dạng sinh học có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong khi ở các hệ sinh thái tự nhiên sự điều khiển nội tại của chức năng là sản phẩm rõ rệt của đa dạng sinh học thực vật thông qua dòng năng lượng dinh dưỡng và thông qua cơ chế đồng vân hành sinh học, thì ở HST nông nghiệp thâm canh, dạng điều chỉnh này bị đơn giản hóa và bị mất dần. Chính vì vậy, đối với nền nông nghiệp độc canh để đảm bảo được chức năng đó đòi hỏi phải có sự hỗ trợ bằng các vật tư hóa học. Việc lập ra các trang trại giống thương mại và cơ giới hóa thay thế cho các phương pháp gieo hạt tự nhiên; thuốc trừ sâu thay thế cho các biện pháp kiểm soát tự nhiên đối với cỏ dại, sâu 8
  11. hại; chuyển ghép gen thay thế cho quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên của hệ thực vật. Thậm chí dinh dưỡng tự nhiên của cây trồng cũng bị thay đổi và độ màu của đất cũng được duy trì bằng các biện pháp hóa học. Do đó ngày càng xuất hiện các hệ sinh thái nông nghiệp không bền vững, với những hiểu biết của loài người cho đến thời điểm hiện tại, việc bảo tồn đa dạng sinh học có ý nghĩa hết sức lớn lao cho một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, Đa dạng sinh học đảm bảo an ninh lương thực thế giới. Không phải là tình cơ khi ngày đa dạng sinh học thế giới 22-5 năm 2008 có chủ đề " Đa dạng sinh học và nông nghiệp, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ an ninh lương thực cho thế giới". Ta có thể nhận ra vấn đề khi đi vào đánh giá các mặt liên quan, tìm hiểu các muối liên hệ của Đa dạng sinh học với Nông nghiệp. - Đa dạng sinh học cung cấp dịch vụ sinh thái. Lý do quan trọng nhất để duy trì và khuyến kích đa dạng sinh học tự nhiên là bởi vì nó mang nhiều chức năng dịch vụ sinh thái. Trong các hệ sinh thái tự nhiên, lớp thực bì che phủ một cánh rừng hay một đồng cỏ ngắn không cho đất xói mòn, cung cấp nước mặt và khống chế lũ lụt bằng cách tăng cường thẩm thấu và giảm tốc độ dòng chảy. Trong các hệ nông nghiệp, đa dạng sinh học chỉ còn chức năng sản xuất lương thực, nguyên liệu, nhiên liệu và tăng thu nhập. Do đó các dịch vụ tự nhiên bị giảm sút, chắc năng bảo vệ môi trường của hệ sinh thái nông nghiệp giảm, do vậy phải tăng chi phí bảo vệ môi trường. Xét về mặt kinh tế nền nông nghiệp sẽ mang gánh nặng đầy tư cho cây trồng các vật tư mang chi phí ngoại biên. Vì các hệ sinh thái nông nghiệp đã bị tước đi thành phần chức năng cơ bản nên không có khả năng tự cân bằng, dẫn đến sâu hại, đất bạc màu,...do vậy để đạt được năng suất cần phải bỏ chi phí đầu tư khắc phục các yếu điểm trên, thường thì sự thiệt hại kinh tế đó là do chất lượng lương thực và cuộc sống vùng nông thôn bị suy giảm; chất lượng nông sản, đất, nước cũng bị suy giảm do đất bị xói mòn và do bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu hoặc nitrat hóa. - Sự đa dạng sinh học tạo cơ hội cho Nông nghiệp phát triển và ngược lại. Chúng ta có thể thấy điều này một cách rõ ràng, tính đa dạng sinh học cao sẽ cung cấp, lưu giữ các nguồn bổ sung cho các quá trình sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng. Đồng thời các hệ sinh thái tự cũng là nơi cung cấp các loài thiên địch góp phần cần bằng các hệ sinh thái nông nghiệp. Có thể nói có sự tác động tương hỗ giữu hai đa dạng sinh học và Nông nghiệp. Bỡi ngược lại sự phát triển của đa dạng sinh học cũng là 9
  12. động lực nhằm bảo tồn đa dạng sinh học bỡi hệ sinh thái nông nghiệp cũng là nơi để các loài cư trú và phát triển. Trong qua trình nghiên cứu các hệ sinh thái nông nghiệp cũng đã mỡ ra nhiều kinh nghiệm cho việc bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên do nhu cầu của quá trình phát triển của xã hội loài người nên việc tác động vào các hệ sinh thái ngày càng mạnh và có tiềm ẩm nhiều nguy cơ gây tổn thương cho đa dạng sinh học. Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm tăng nguy cơ mất ĐDSH và dịch vụ hệ sinh thái. ĐDSH trên Trái đất đang bị suy giảm do các hoạt động của con người tạo ra như làm mất nơi cư trú, biến đổi khí hậu và khai thác tài nguyên quá mức… đã và đang gây nên sự mất ĐDSH với một tốc độ chưa từng thấy, cao gấp 1.000 lần tốc độ mất đa dạng loài trong tự nhiên. Động lực chính của việc mất ĐDSH trên cạn trong vòng 50 năm qua là do chuyển đổi các cảnh quan tự nhiên và bán tự nhiên thành đất nông nghiệp. Sự phú dưỡng, đặc biệt là nitơ và phôtpho, phần lớn trong số đó là từ phân bón và chất thải nông nghiệp, là một trong những tác nhân lớn nhất gây nên thay đổi đối với các hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt và đới bờ. Dân số gia tăng, hiện nay, trên toàn cầu nhu cầu về lương thực đang gia tăng đáng kể bởi sự gia tăng dân số thế giới, sự thay đổi về chế độ ăn uống do quá trình đô thị hóa và bởi nhu cầu và cam kết quốc tế về việc đưa mọi người ra khỏi tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng. Dân số toàn cầu đã tăng gấp đôi trong vòng 50 năm qua và dự kiến tới năm 2050 sẽ đạt 9 tỷ người. Thêm vào đó, FAO ước tính rằng trong giai đoạn 2000 – 2003 có khoảng 854 triệu người bị thiếu dinh dưỡng, bao gồm 820 triệu người thuộc các nước đang phát triển, 25 triệu thuộc các nước trong giai đoạn chuyển đổi và 9 triệu thuộc các nước công nghiệp hóa. Do đó nhu cầu về thực phẩm và thức ăn gia súc sẽ tăng gần gấp đôi trong vòng 50 năm tới. Mức gia tăng dân số cao hơn tốc độ tăng sản lượng của ba loại ngũ cốc chính cung cấp hầu hết nhu cầu dinh dưỡng (lúa mỳ, ngô, gạo). Cho tới ngày nay, câu trả lời cho vấn đề này vẫn là kết hợp chuyển đổi đất với thâm canh trong các hệ thống nông nghiệp. Do đó nhu cầu về cung cấp lương thực và thực phẩm sẽ tăng cao, dẫn đến nguy cơ tác động mạnh mẽ vào môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu, sẽ dẫn đến nguy cơ mất sự đa dạng sinh học. Suy giảm nguồn nước, đất đai bạc màu…. Chính các vấn đề 10
  13. này sẽ có những hệ quả phản lại mong muốn của con người là tăng năng suất và chất lượng. Bởi vậy đa dạng sinh học trong nông nghiệp có một vai trò rất quan trọng nhằm phát triển bền vững hoạt động sản xuất nông nghiệp bảo đảm cho sự phát triểm thịnh vượng của xã hội loài người. - Mặt khác hiện nay có một vấn đề đang được quan tâm rất lớn đó là vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ước tính, nông nghiệp toàn cầu chiếm khoảng 20% tổng số lượng khí nhà kính do con người thải ra. Các loại hình phát thải chính trong nông nghiệp bao gồm: Tăng diện tích đất canh tác bằng cách giảm bớt các bể trữ các-bon (chặt phá rừng, chuyển đổi đất ngập nước và đặc biệt là đất than bùn); Phát thải khí CO2 do đốt rừng, gốc cây trồng và đất; Phát thải mê-tan (CH4) từ hoạt động trồng lúa; từ chất thải của các loài nhai lại, ví dụ như gia súc; Sử dụng phân ni-tơ giải phóng ra ô-xít ni-tơ (N2O) và khí CO2 từ máy móc nông nghiệp, các cơ sở sản xuất, chế biến và giao thông. Nông nghiệp cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc thu và trữ các-bon trong đất và cây trồng. Việc cắt giảm khí nhà kính có thể thực hiện thông qua việc chuyển đổi các hệ thống sản xuất nông nghiệp hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mặt khác, để giảm thiểu phát thải các-bon là giảm chuyển đổi đất tự nhiên thành đất canh tác, đặc biệt là giảm chặt phá rừng. Biến đổi khí hậu đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với nông nghiệp và dự kiến sẽ tác động đến hoạt động nông nghiệp thông qua một số các tác nhân, bao gồm: Biến đổi về nguồn nước sẵn có; Tăng khả năng bị phơi nhiễm với sức nóng; Biến đổi về sự phân bố của sâu bệnh và dịch bệnh; Nhiều chất dinh dưỡng của đất sẽ bị rửa trôi trong các trận mưa lớn; Đất đai bị xói lở nhiều hơn do gió và mưa lớn; và số lượng các vụ cháy rừng tự nhiên sẽ xảy ra nhiều hơn ở các vùng đất khô và lũ lụt gia tăng ở các vùng khác… Chính những vấn đề này sẽ có những ảnh hưởng rất lớn với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp góp phần bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH nhưng đồng thời cũng là động lực chính gây mất ĐDSH. Nhiều biện pháp thực hành và cách tiếp cận hiện đại về thâm canh nhằm mục tiêu đạt được sản lượng cao đã dẫn đến việc đơn giản hóa các thành phần trong hệ thống nông nghiệp, ĐDSH và những hệ thống sản xuất 11
  14. không cân bằng về mặt sinh thái như việc sử dụng các phương thức nuôi trồng đơn điệu, giảm đa dạng cây trồng và triệt tiêu sự tiếp nối hoặc quay vòng mùa vụ; sử dụng các giống cây cho năng suất cao, làm mất đi những giống và sự đa dạng truyền thống, nhu cầu sử dụng nhiều phân bón vô cơ; việc dùng hóa chất kiểm soát cỏ, sâu bọ và các loại bệnh (chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm) thay vì các phương pháp y học hoặc sinh học. 3. 5. Bảo tồn các hệ sinh thái đảm bảo sự sống ổn định Đa dạng sinh học trong Nông nghiệp. Ngày nay với nhiều nghiên cứu khác nhau và đa ngành chúng ta có thể khẳng định, các hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra được các hệ sinh thái nông nghiệp ổn định và đa dạng. Các hệ sinh thái được bảo vệ, duy trì được tính nguyên vẹn và đa dạng, góp phần cải thiện môi trường cho sự ổn định đa dạng sinh học trong nông nghiệp, sẽ là nguồn cung cấp giống, cơ sở nghiên cứu nhằm tạo ra và phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng và bền vững. Mặt khác bảo tồn các hệ sinh thái còn là nơi cung cấp nhiều loài cung cấp đảm bảo cho sự đa dạng sinh học trong nông nghiệp. - Ngăn ngừa ô nhiễm. Như chúng ta đã biết hiện nay bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái và bảo vệ môi trường có một mối quan hệ mật thiết với nhau, góp phần rất lớn trong việc bảo môi trường ngăn ngừa ô nhiễm. Các hệ sinh thái được bảo tồn sẽ phát huy được việc phát triển các hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng do vậy qua trình phát triển của Hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng sẽ là yếu tố quan trọng cho việc bảo vệ môi trường. + Góp phần vào quá trình điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động của các nhân tố làm ô nhiễm nguồn nước, các tập đoàn cây, con trong các hệ sinh thái được tạo hóa ban tặng những khả năng hấp thụ và chuyển đổi đặc biệt nhằm làm cho môi trường nước được bảo vệ. + Môi trường không khí chịu ảnh hưởng rất lớn từ các hệ sinh thái. Các hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái trong sản xuất nông nghiệp sẽ là các nhà máy hút bui khổng lồ tạo trong bầu không khí trong lành, đồng thời một khả năng đặc biệt khác của các hệ sinh thái là quá trình quang hợp đảm bảo chức năng của các hệ sinh thái lại có vai trò cực kỳ lớn trong quá trình hấp thụ khí CO2 và hấp thụ các loại khí độc hại khác cho con người nói riêng và sự sống của muôn loài trên hành tinh. 12
  15. + Đối với môi trường đất sự đa dạng về thành phần loài cũng là một yếu tố đảm bảo cho đất không bị bạc màu, ngoài ra còn ngăn chặn được các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường đất. - Phục hồi và duy trì sự toàn vẹn của hệ sinh thái. + Các hệ sinh thái luôn vận động và biến đổi dưới tác động của các yếu tố mang tính quy luật cũng như ngoại cảnh. Một số lượng các hệ sinh thái chịu sự tác động bất lợi do các nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự suy giảm về thành phần loài, cấu trúc hệ sinh thái. Để duy trì và phát triển được sự toàn vẹn của các hệ sinh thái cần thiết phải có chiến lược bảo tồn các mẫu chuẩn hệ sinh thái, nhằm làm cơ sở cho việc bảo phục hồi. Chính trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, duy trì sự đa dạng trong sản xuất là một yếu tố quan trọng bởi chúng ta biết bởi trong quá trình này sẽ duy trì được rất nhiều sinh cảnh phù hợp hơn cho các loài có tập tính trong các hệ sinh thái nông nghiệp, như: Các rộng sẽ là môi trường phù hợp cho các loài chim Sẻ Đồng phát triển, ngoài ra còn tao ra khá nhiều không gian phù hợp nhằm duy trì các hệ sinh thái quan trọng. Việc bảo tồn được các hệ sinh thái, là nguồn quant trọng để duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng. Trong quá trình sản xuất con người thường qua tâm đến lợi ích chính của họ mà không biết rằng để có được điều đó là nhờ sợ đóng góp quan trọng của các loài mà họ chưa biết đến hoặc bị lãng quyên, hoặc bị bỏ qua vì lợi trước mắt. Một ví dụ đơn giản, để có năng suất cao trong sản xuất lúa thời gian gần đây người ta dùng thuốc trừ sâu nhằm ngăn chặn sâu hại trước mắt, nhưng vô tình đã làm tổn thương đến nhiều loài thiên địch của sâu hại, trong khi vòng đời của sâu phát triển nhanh hơn, trong khi sâu chết và bị hạn chế đã kịt phục hồi thì các loài thiên địch đang bị suy giảm do ảnh hưởng của phun thuốc trừ sâu. Chính vì vậy sẽ làm tăng sự phá hoại của các loài sâu và làm ảnh hưởng đến tính đa dạng về thành phần loài trong hệ sinh thái. Một ví dụ khác nữa là ngày nay thuốc thiệt cỏ được sử dụng rộng rãi trên khắp các đồng rộng và sử dụng nhiều khi phi liều lượng, hiệu quả là diệt được cỏ hay các loài gây hại cho các cây trồng chính, nhưng tính lợi nhuận sẽ là không hoặc âm nếu tính đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đa dạng sinh học khi thành phần các loài bị sa sút thì sẽ ảnh hưởng đến các sự tính đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp. Chính sự bảo tồn các hệ sinh thái sẻ là nguồn bổ sung rất lớn cho sự đa dạng sinh học trong nông nghiệp bền vững. - Sự bảo tồn các hệ sinh thái là cơ sở cho việc phát triển đa dạng sinh học trong nông nghiệp là điều không thể phủ nhận. Hiên nay xuất phát từ quan điểm đó mà hầu như tất cả các nước trên thể giới đang có các biện pháp nhằm bảo vệ các mẫu 13
  16. chuẫn hệ sinh thái, các nguồn gen quý hiến cũng như các sinh cảnh phù hợp để các làm tiền đề cho sự phát triển lâu dài, bền vững của tất cả các hệ sinh thái nói chung hệ sinh thái nông nghiệp nói riêng. Hiện các biện pháp được áp dụng nhằm thực hiện mục tiêu này là: Bên cạnh các chính sách chủ trương (các biện pháp hành chính và luật) còn có hình thức xây dựng các khu vực đặc biệt chuyên thực hiện lĩnh vực đa dạng sinh học, Như Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn loài.. cả trên cạn cho đến dưới biển (khu bảo tồn biển). Đây chính là những nơi thực hiện nhiệm vụ lưu giữ bổ sung các nguồn thông tin quant trong cho các hoạt động phục vụ cuộc sống của con người nói chung và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng. - Có một vấn đề hiện nay đang được nhắc đến rất nhiều trong các chương trình, hội thảo trong nước và quốc tế chính là sử dụng hợp lý tài nguyên sinh học, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ở hiện tại và duy trì được cuộc sống trong tương lai, trong sản xuất nông nghiệp chính là nền nông nghiệp bền vững. 3.6. Thực hiện sản xuất nông nghiệp trong giới hạn chịu đựng của Hệ sinh thái Nông nghiệp. - Sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, nước, đất, phân bón và các nguồn tài nguyên khác liên qua. + Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên nước. Nước đóng vai trò quan trọng của sự sống, sự sống sẻ không tồn tại nếu thiếu nước. Đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, khoảng 70% tổng số nguồn nước ngọt - và 85% trong số đó là ở các nước đang phát triển - được sử dụng cho nông nghiệp và nhu cầu về nước phục vụ cho nông nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp đang gia tăng.Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm nước đang trở nên ngày càng nghiêm trọng tại hầu hết các nước đang phát triển. Theo Đáng giá toàn diện về quản lý nước trong Nông nghiệp, khoảng 1,2 tỷ người đang sống trong các lưu vực sông hoàn toàn khan hiếm nước. Thực tế hiện nay trên thế giới nước ngọt đã là nguyên nhân của các vụ đụng độ tranh chấp gây ra chiến tranh như ở các nước Châu Phi. Vấn đề sử dụng nước của các nước, đặc biệt các nước có nền nông nghiệp đang là một vấn đề lớn được quan tâm. Ở Việt Nam từ những năm đầu của cuộc cách mạng xanh việc huy động nhân lực và vật lực để xây dựng các đập thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã được thực hiện như xây dựng hồ Kẻ Gỗ, hồ Trị An, Hồ thủy điện Hòa Bình ngoài việc sử dụng để phát điện còn 14
  17. có môt vai trò là: nhằm điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Nhằm tăng sản lượng nông nghiệp một cách bền vững, cần tiến hành những cải tiến trong quản lý nước nông nghiệp. Việc sử dụng nước một cách không hợp lý và quá mức sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng nước và làm gia tăng việc mặn hóa đất. Khi hoạt động nông nghiệp làm biến đổi chất lượng, số lượng và thời gian của các dòng chảy, thì nó sẽ dẫn đến sự thay đổi về các dịch vụ hệ sinh thái mà hệ thống liên quan cung cấp, bao gồm các dịch vụ hỗ trợ và làm tổn hại tính bền vững của nông nghiệp. Trong các hệ thống trồng trọt dựa vào nước mưa, nhiều biện pháp quản lý đất, xen canh, trồng phủ, trồng bồi có thể giúp tăng khả năng hấp thụ nước và giữ ẩm cho đất. + Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất Đất là một vật thể sống: Đất không phải chỉ có tính chất vật lý là giá đỡ cho cây, giử nước và chất dinh dưỡng. Đất là một vật thể sống. Đất có sức sống là vì đất có vô vàn vi sinh vật trong đất. Hoạt động của vi sinh vật là yếu tố quyết định đến sức khoẻ và độ phì nhiêu của đất. Như mọi vật thể sống khác , đất cần nuôi dưỡng chăm sóc. Những điều kiện sau đây đảm bảo cho đất sống: bón cho đất thường xuyên chất hữu cơ; phủ đất thường xuyên để chóng xói mòn; khử những yếu tố gây hại như các hoá chất dùng trong nông nghiệp Thực tế đất nông nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, mặn hoá, chua hoá…Một diện tính đất nông nghiệp không nhỏ ở nước ta cũng như các nước đang phát triển đang bị chuyển đổi mục đích sử dụng, trong khi đó một diện tích đất rừng khá lớn lại đang bị tàn phá để lấy đất nông nghiệp. Vấn đề đặt ra cho nông nghiệp bền vững là phải sử dụng diện tích đất nông nghiệp hiện có hợp lý và hiệu quả. Nhiều địa phương ở nước ta diện tích đất nông nghiệp khá lớn bị chuyển đổi thành đất cho các khu công nghiệp, các nhà xưởng; người nông dân trong độ tuổi lao động chính (18 -40 tuổi) chủ yếu đi làm công nhân, những người còn (chủ yếu người già và trẻ em) tiếp tục làm nông nghiệp trên vốn đất hiện còn. Đất nông nghiệp sử dụng không hiệu quả gây lãng phí vốn và có thể dẫn đến vấn đề an ninh lương thực tại những địa phương này. Diện tích đất bỏ hoang cũng ngày càng gia tăng ở nhiều nơi. Trong khi đó, nhiều vùng cao, do dân số tăng nhanh, hoạt động phá rừng làm nương rẫy cũng gia tăng. 15
  18. + Sử dụng hợp lý và có hiệu quả phân bón Vấn đề sử dụng phân bón hiện đang gây ra nhiều vấn đề về mặt kinh tế, sinh thái và xã hội. Sử dụng không hiệu quả phân bón đã dẫn đến một số hiện tượng như ô nhiễm nguồn nước, chai cứng đất, chua đất, giảm giá trị kinh tế của tài nguyên đất và gây ra một số vấn đề về an toàn thực phẩm. Cần có biện pháp sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp phân bón hữu cơ và phân bón tổng hợp nhằm cải tạo đất có hiệu quả. Thực tế vấn đề sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đã sự quant tâm đặc biệt bỡi quá trình này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm đầu ra và trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp với một số biện pháp canh tác bền vững là những mục tiêu để phát triển nông nghiệp bền vững nói riêng và phát triển bền vững nói chung. + Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên Sinh học Tài nguyên sinh học vô cùng quí giá và quan trọng đối với nông – lâm – ngư nghiệp. Hiện nay tài nguyên sinh học đang bị suy kiệt do mất đa dạng sinh học, đặc biệt do mất đi những nguồn gen qúi hiếm trong tự nhiên và do hoạt động nhân giống qua nhiều thế hệ làm biến dị nguồn gen. Nhiều bệnh trong nông nghiệp như bò điên…đã ảnh hưởng đến kinh tế ở nhiều nước và người ta đang hi vọng có thể tìm lại được các nguồn gen trong tự nhiên (như loài bò xám mà trước kia có nhiều ở Đông Nam Á…). Việc sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên sinh học (đặc biệt là tài nguyên di truyền) đang được đặt lên hàng đầu. - Thâm canh lâm nghiệp theo phương thức an toàn sinh thái Thâm canh nông nghiệp theo cách an toàn sinh thái là một cách đầu tư tốt nhằm tạo dựng một nền nông nghiệp bền vững. Các hình thức thâm canh sinh thái nông nghiệp, dựa trên tri thức bản địa và truyền thống kết hợp với nghiên cứu khoa học có thể mang lại những kiến thức mới về các hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển các phương pháp thực hành bền vững. Các biện pháp thâm canh bền vững bao gồm: Sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả hơn chất dinh dưỡng, nước, không gian và năng lượng trong tất cả các hệ thống sử dụng đất; Các biện pháp bảo tồn đất và nước hiệu quả hơn; Khả năng tái sử dụng các chất dinh dưỡng cao hơn; Đánh giá cao hơn và sử dụng tri thức bản địa, đặc biệt là sử dụng các giống cây trồng bị lãng quên có thể giúp cải thiện sinh kế và môi trường. - Sử dụng có chọn lọc tri thức bản địa và truyền thống trong sản xuất nông nghiệp 16
  19. Tri thức bản địa có hai loại chính là tri thức kỹ thuật và luật tục địa phương. Người nông dân, đặc biệt là những người nông dân ở miền cao có những hiểu biết ở mức độ rất cao về điều kiện và tiềm năng của địa phương họ sinh sống. Tri thức bản địa và truyền thống đã được tích luỹ từ lâu đời để phù hợp với các điều kiện bản địa. Do đó cần tiếp thu các tri thức bản địa và truyền thống để đưa ra những hành động phù hợp với từng điều kiện bản địa khác nhau. Tuy nhiên không phải các kiến thức đó là hoàn toàn tốt và phù hợp, đặc biệt với diễn biến môi trường phức tạo ngày nay; từ đó chúng ta phải tiếp thu nhưng có chọn lọc các tri thức bản địa và truyền thống. Đồng thời cũng phải gìn giữ các mặt tích cực của các kiến thức này, hạn chế các hành động làm mai một tri thức bản địa. 3.7. Một số yêu cầu quản lý hệ sinh thái nông nghiệp bền vững Như chúng ta đã hệ sinh thái nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của loài người. Do vậy quản lý bền vững hệ sinh thái nông nghiệp bền vững là một yêu cầu cấp thiết nó đảm bảo cho; giữ vững an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần ổn định kinh tế xã hội. Mục đích của việc quản lý hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. - Nông nghiệp bền vững được thiết lập nhằm đáp ứng cả nhu cầu của người dân cũng như các mặt hạn chế về tự nhiên và điều kiện sinh thái ở một vùng xác định. với mục đích là đưa năng suất cây trồng vật nuôi lên cao trên cơ sở ổn định lâu dài mà không phá hủy môi trường sống. - Nông nghiệp bền vững không chỉ phù hợp về mặt sinh thái, khả thi về mặt kinh tế và chính trị mà còn phải có khả năng thích nghi. Bản chất biến động được thừa nhận là : Quá trình biến động phụ thuộc vào sự tham gia của con người, của cộng đồng trong việc quản lý các nguồn tự nhiên, trong đó các chủ sở hữu ruộng đất và các hộ nông dân phải chiu trách nhiệm trong việc quản lý môi trường của họ dưới góc độ khả thi về mặt kinh tế và mục tiêu lâu dái là duy trì phát triển trên cơ sở nguồn lực tự nhiên. Để phát triển nông nghiệp bền vững cần phải đảm bảo một số vấn đề sau: - Đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai. - Tạo điều kiện thu nhập ổn định cho người dân nông thôn tham gia sản 17
  20. xuất nông nghiệp. - Duy trì khả năng sản xuất của các nguồn lực tự nhiên đồng thời bảo vệ môi trường. - Giảm thiểu nguy cơ gây hại cho khu vực nông nghiệp do các nhân tố tự nhiên không thuận lợi, nhân tố kinh tế xã hội và sủi ro khác. Bảo tồn đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ sinh học hiện đại. - Bảo tồn đa dạng sinh học. Trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích phát triển bền vững thì việc bảo tồn đa dạng sinh học là một yêu cầu cần thiết. Mặc dù trên đồng rộng thì người nông dân rất khó thực hiện điều này song phải có một định hướng và quy hoạch rõ ràng để đảm bảo vấn đề này. Việc duy trì sự đa dạng của các giống cây trồng, vật nuôi là tối quan trọng đối với an ninh lương thực của các thế hệ hiện tại và tương lai. Tài nguyên gen cây trồng và vật nuôi có thể được bảo tồn tại vị (in situ) và chuyển vị (ex situ). Tri thức bản địa và truyền thống cũng như phương pháp truyền thống là những khía cạnh then chốt trong việc bảo tồn tại vị. Các hoạt động hàng ngày như nuôi trồng, lựa chọn, chuẩn bị và tiêu dùng thực phẩm được coi là một bộ phận cấu thành của nhiều nền văn hóa. Tri thức bản địa và truyền thống này đã cung cấp cho các cộng đồng khả năng quản lý một cách bền vững hệ thống canh tác của họ, và nhờ thế bảo đảm an ninh lương thực, giảm đói, cung cấp dinh dưỡng và cải thiện kế sinh nhai. - Công nghệ sinh học hiện đại. Việc áp dụng các công nghệ sinh học hiện đại cũng có một ý nghĩa rất lớn nhằm phát triển nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Công nghệ sinh học hiện đại có thể được sử dụng để tạo ra các sinh vật biến đổi gen, những sinh vật mà nhờ thế có được một sự kết hợp một cách khác thường các vật chất di truyền. Công nghệ sinh học sử dụng trong nông nghiệp, ví dụ: ngô, đậu nành, canola, cà chua, khoai tây và gạo,… được biến đổi vì nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như: có khả năng kháng cự với sâu bệnh tốt hơn, giàu dinh dưỡng hơn, sản lượng cao hơn, tạo ra một sản phẩm hấp dẫn hơn, và có thể bảo quản được lâu hơn trong quá trình vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Tuy 18
nguon tai.lieu . vn