Xem mẫu

  1. Luận văn Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học lên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei, Boone 1931) nuôi thương phẩm tại xã Võ Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình 1
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh đã đem lại nhiều thu nhập cho người dân, đặc biệt là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bởi do có tốc độ tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn, giá thành vừa phải. Nhưng mấy năm trở lại đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp cộng với sự suy giảm chất lượng môi trường nước do việc quản lý, quy hoạch vùng nuôi không phù hợp đã làm nghề nuôi tôm giảm sút, người nuôi thua lỗ nặng. Trước tình hình như vậy, để giảm thiểu những rủi ro về dịch bệnh nhiều loại thuốc, hóa chất đã được người dân sử dụng để phòng và trị bệnh cho tôm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc, hóa chất không hợp lý đã gây ra hiện tượng nhờn thuốc, giết chết nhiều vi khuẩn có lợi trong ao làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe của tôm. Ngoài ra, dư lượng thuốc kháng sinh tồn đọng trong cơ thể tôm lớn còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Tình trạng này dẫn đđến việc các nhà khoa học phải tìm ra các biện pháp khác thay thế việc sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản. Và một trong những biện pháp được nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa bệnh, cải thiện chất lượng môi trường nước trong các ao nuôi thuỷ sản là sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh bởi nó có ý nghĩa rất lớn về khía cạnh bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Mặt khác, hiện nay trên thị trường cũng như trên địa bàn huyện Quảng Ninh có rất nhiều loại chế phẩm sinh học dùng để xử lý môi trường nước, phòng bệnh cho tôm. Để sử dụng có hiệu quả, việc chọn loại chế phẩm phù hợp với từng vùng nuôi là rất quan trọng. Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự cho phép của Khoa Nông – Lâm – Thủy sản và giảng viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học lên tôm thẻ chân trắng 2
  3. (Penaeus vannamei, Boone 1931) nuôi thương phẩm tại xã Võ Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình.” Đề tài này được thực hiện nhằm các mục đích sau: - Biết được sự ảnh hưởng của các chế phẩm sinh học đến chất lượng môi trường nước, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ trong ao nuôi thương phẩm. - Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm thẻ thương phẩm. - Giúp người dân mạnh dạn sử dụng các chế phẩm sinh học vào quy trình nuôi của mình, góp phần hoàn thiện kỹ thuật nuôi tôm thẻ thương phẩm. 3
  4. PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Xã Võ Ninh là một xã thuộc khu vực đồng bằng ở huyện Quảng Ninh, nằm về phía Nam thị trấn Quán Hàu, địa bàn chạy dọc theo quốc lộ 1A rất thuận tiện cho giao thông đi lại. Địa hình xã bằng phẳng được bao xung quanh là biển, sông Nhật Lệ và hói Trúc Ly, có khí hậu đặc trưng của Quảng Bình (nhiệt đới gió mùa + gió Lào) nên người dân ở đây thường chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, hạn hán gây ra. Tuy nhiên, với lợi thế là địa bàn nằm ven sông, có chế độ nước bán nhật triều không đều nên nuôi trồng thủy sản ven sông rất được xã chú trọng đầu tư đặc biệt là nuôi tôm.[4] 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội Người dân sống với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp về cây lúa, rau màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và một số ít ngành tiểu thủ công nghiệp. Với lợi thế đó mà những năm trở lại đây, xã đã chú trọng tập trung đẩy mạnh sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai của mình. Sản lượng lúa năm 2010 tăng 35,6 tấn so với 2004. Nhiều diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Mô hình trang trại kinh tế vườn được nhiều hộ dân xây dựng. Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khuyến khích phát triển. Nhiều cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư. Thu ngân sách của xã đạt tăng trưởng khá, đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động. Các chính sách xã hội trên địa bàn xã luôn được quan tâm chu đáo nhất là vấn đề y tế, kế hoạch hóa gia đình, trẻ em và người nghèo. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của xã liên tục đạt nhiều giải cao trong toàn huyện.[4] 4
  5. Nhìn chung đời sống của người dân ở đây khá ổn định, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung. 2.2. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 2.2.1. Đặc điểm phân loại và phân bố - Phân loại: Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được phân loại như sau: Ngành chân khớp: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustaceae Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ bơi lội: Natantia Họ tôm He: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus Vannamei (Boone, 1931).[3] Tên tiếng Anh: White Leg Shrimp. Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng hay tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, tôm thẻ chân trắng còn có tên gọi khác: Loài Litopenaeus vannamei, Boone, 1931. - Phân bố: Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ vùng biển xích đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây của Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Ecuador. Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đã có mặt hầu hết ở các khu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc khu vực Đông Nam Á.[1] 2.2.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo - Đặc điểm hình thái: Tôm có màu trắng đục trên thân không có đốm vằn như tôm sú, chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng, các vành đuôi có màu đỏ nhạt và xanh. Vỏ tôm mỏng có thể nhìn thấy đường ruột rất dễ. Râu tôm có màu đỏ và có chiều dài gấp rưỡi thân. 5
  6. - Đặc điểm cấu tạo: Cơ thể được chia làm hai phần: - Phần đầu ngực: Gồm 13 đốt và 13 đôi phần phụ dính liền thành một khối, bên ngoài có một lớp vỏ bao bọc gọi là vỏ đầu ngực.[3] + Hai đôi râu Anten1 và Anten 2 + Ba đôi chân hàm : Một đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2 giúp cho tôm giữ mồi, ăn mồi và bơi lội. + Năm đôi chân ngực: giúp tôm bò riêng đôi chân ngực thứ 5 ở con cái có nhiệm vụ nhận túi tinh. - Phần bụng: Chia làm 7 đốt mỗi đốt có một vòng vỏ, đốt bụng thứ 7 biến thành tesol hợp với đôi chân đuôi phần nhánh tạo thành bánh lái giúp tôm chuyển động lên xuống và búng nhảy.[3] 2.2.3. Đặc điểm sinh trưởng và tuổi thọ Cũng như các loài tôm he khác, tôm thẻ chân trắng phát triển qua 4 giai đoạn ấu trùng chính là Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae - Giai đoạn Nauplius: sống chủ yếu bằng noãn hoàng, chưa chủ động bơi được, dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng. Giai đoạn này Nau trải qua 5 lần thay vỏ (N1 đến N5) nhưng theo các nhà sinh học Đài Loan thì có đến 6 giai đoạn, mỗi lần kéo dài 7 giờ.[1] - Giai đoạn Zoea: sau N5 ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea, giai đoạn này ấu trùng bơi liên tục, bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thực vật phù du. Zoea thay vỏ hai lần từ Z1 tới Z3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ.[1] - Giai đoạn Mysis: thời kỳ này ấu trùng qua 3 giai đoạn (M1, M2, M3). Mỗi giai đoạn kéo dài 24 giờ. Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du. Mysis bơi hướng xuống sâu và bơi ngược, đuôi đi trước, đầu đi sau.[1] - Giai đoạn Postlarvae: tôm đã có đủ các bộ phận, chúng dần dần hướng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành Juvenile. Từ đây tôm trưởng thành. Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày. Tốc độ lớn thời gian đầu 3g/tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần (1g/tuần 6
  7. lễ). Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực, nuôi 60 ngày có thể đạt cỡ thương phẩm 23cm.[1] Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 - 320C, độ mặn 20 - 40‰ từ tôm bột đến tôm thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu hoạch trung bình 40g chiều dài từ 4cm tăng lên tới 14cm. Tuổi thọ trung bình của tôm thẻ chân trắng ít nhất trên 32 tháng.[1] 2.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp. Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của tôm thẻ cần có các thành phần: protid, lipid, glucid, vitamin, muối, khoáng… thiếu hay thừa không cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm.[2] Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm thẻ chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần 5% trọng lượng tôm. Trong thời kỳ tôm sinh sản và đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì lượng thức ăn tăng lên 3 - 5 lần.[2] Thức ăn cần lượng protein 35% là thích hợp. 2.2.5. Đặc điểm sinh sản Tôm thẻ chân trắng là loài thụ tinh ngoài chúng có thể thành thục và đẻ trứng quanh năm. Trong tự nhiên tôm trưởng thành sống và sinh sản ở vùng biển có độ sâu 72m, đáy bùn cát , có độ mặn 35‰, nhiệt độ nước 26 – 28oC. Trứng sau khi thụ tinh có đường kính trung bình 0,22mm và sau 14 – 16h thì nở ra ấu trùng. Đến giai đoạn Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Sau một vài tháng tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm trọn chu kỳ.[1] So với tôm sú tôm he chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh thành thục sớm. Tôm cái có trọng lượng 30 – 45g có thể tham gia sinh sản; sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 20 vạn trứng/tôm mẹ.[1] Tôm thẻ chân trắng có thể phát dục trong ao nuôi, do đó rất dễ chủ động nguồn tôm bố mẹ trong sinh sản nhân tạo và điều kiện khép kín. 2.2.6. Khả năng thích nghi với môi trường sống 7
  8. - pH: pH của nước ao rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi và phiêu sinh vật. pH phù hợp cho ao nuôi tôm là 7,5 – 8,5, khoảng dao động trong một ngày không quá 0,5.[2] - Nhiệt độ: Tôm sống trong phạm vi nhiệt độ từ 9 - 410C và có khả năng thích nghi tốt khi nhiệt độ thay đổi lớn. Tuy nhiên, khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho tôm phát triển là 22 - 350C.[2] - Độ mặn: Tôm thẻ chân trắng thích nghi với biên độ muối rộng từ 0 - 50‰, chúng có thể sinh trưởng được cả ở trong nước lợ và nước mặn, khoảng độ mặn cho tôm phát triển là từ 10 - 40‰ , thích hợp nhất là 10 - 25 ‰ .[2] - Oxy hòa tan: Ngưỡng oxy thấp nhất là 2mg/l, tôm càng lớn thì ngưỡng oxy càng cao dần và hàm lượng oxy thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển là DO > 4mg/l.[2] - Độ kiềm: Độ kiềm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tôm, độ kiềm cao làm cho tôm khó lột xác nhưng nếu độ kiềm nước ao thấp sẽ làm cho tôm khó cứng vỏ hơn sau khi lột xác. Trong nuôi tôm thẻ chân trắng độ kiềm thích hợp cho tôm là từ 80 – 130 mg/l.[2] - Độ trong: Giới hạn cho phép về độ trong từ 30 – 50 cm và nó thay đổi theo tuổi tôm: khi mới thả tôm thì yêu cầu độ trong cao 40 – 50 cm, nhưng khi tôm lớn độ trong sẽ thấp 30 – 40 cm.[2] - Khí NH4, NH3, NO 2 và H2S: là các loại khí độc hòa tan trong nước, người ta khuyến cáo sự hiện diện của chúng trong ao nuôi tôm như sau: NH 4 :  0,4 mg/l H 2S : < 0,03 mg/l NH3 : < 0,1 mg/l NO2 : < 0,5 mg/l 2.3. Tình hình phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 2.3.1. Trên thế giới 8
  9. Trên thế giới, sản lượng tôm thẻ chân trắng đứng thứ hai sau tôm sú nhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm thẻ lại đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn (1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm 1999. Vì vậy tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng nuôi chủ lực trong khu vực này, đặc biệt là khu vực Mỹ La Tinh ở các quốc gia như Ecuador, Mexico, Panama, Peru, Colombia...[19] Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhân tạo thành công và đạt hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang Hawaii và từ đây tôm chúng lan sang các nước ở Châu Á, Đông Nam Á. Ở châu Á loài tôm này được di giống vào từ những năm 1988 - 1989 và đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến, đặc biệt phát triển nhanh tại Trung Quốc và Thái Lan.[19] Tôm thẻ chân trắng lần đầu tiên được đưa vào Philippin vào những năm 1978 - 1989 và ở Trung Quốc năm 1988. Tuy nhiên việc di giống chỉ thành công ở Trung Quốc và trở thành đối tượng nuôi phát triển ở nước này sau những năm 1996 - 1997 và nhanh chóng có mặt ở Thái Lan, Đài Loan, Malaixia, Ấn Độ, Philippin, Inđônêxia, Việt Nam... vào đầu những năm 2000.[18] Ước tính sản lượng tôm chân trắng ở các nước Châu Á năm 2002 là 316.000 tấn (chiếm 27% sản lượng tôm nuôi), năm 2003 đạt 500.000 tấn và đến 2006 sản lượng tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5 - 1,6 triệu tấn, rồi lên 2,23 triệu tấn vào năm 2007 với tốc độ tăng trung bình 42% (thống kê của tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc FAO, 2006).[18] Trong đó Trung Quốc dẫn đầu đạt 300.000 tấn năm 2003 (chiếm 71% tổng sản lượng tôm của nước này) và đến nay con số này tăng lên rất nhiều. Còn Thái Lan có tổng diện tích nuôi tôm khoảng 70.000 ha với 80% nuôi công nghiệp đạt tổng sản lượng 150.000 tấn đã dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi trong nhiều năm qua.[19] Ở Philippin, Bộ Nông nghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ở nước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc 9
  10. nuôi tôm chân trắng hiệu quả cao, ít đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học...[19] Hiện nay tôm chân trắng được nuôi chủ yếu dưới 3 hình thức: bán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ. Gần đây với sự phát triển của công nghệ sinh học thì mô hình nuôi tôm công nghiệp đang được ứng dụng ở nhiều nước và đã mang lại hiệu quả rất đáng kể. Trong những năm tới, việc chuyển từ mô hình nuôi tôm sú kém hiệu quả sang tôm chân trắng sẽ tiếp tục là xu thế của ngành thuỷ sản toàn cầu. Dự tính lúc đó sản lượng tôm chân trắng sẽ tăng từ 2 triệu tấn (năm 2008) lên 3 triệu tấn vào năm 2015 hoặc sớm hơn.[19] 2.3.2. Ở Việt Nam Được du nhập vào nước ta từ đầu những năm 2000 với lợi thế có chu kỳ nuôi ngắn, tốc độ tăng trưởng nhanh mang lại năng suất cao cho người nuôi; là nước có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, Bộ Thủy Sản đã cho phép một số đơn vị nhập đối tượng này về nuôi thử nghiệm. Các tỉnh Quảng Ninh, Phú Yên là các tỉnh đầu tiên đã nhập nuôi thử nghiệm tôm chân trắng và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan.[18] Tháng 9/2001 công ty Duyên Hải ở tỉnh Bạc Liêu là đơn vị đầu tiên được cho phép đưa tôm chân trắng vào sinh sản nhân tạo để bán ra thị trường. Từ đó việc nuôi thử nghiệm tôm chân trắng được nhân rộng ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung.[18] Năm 2002, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III - Nha Trang cũng bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu quy trình sản xuất giống tôm chân trắng.[18] Nhưng trong quá trình nuôi thử nghiệm ở một số địa phương, loài tôm này đã bị nhiễm một số bệnh không có ở Việt Nam và để tránh lây lan sang tôm sú, năm 2003 Bộ Thuỷ sản (cũ) đã cấm sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và nuôi lẫn với tôm sú. Tình hình vẫn không khả thi năm 2006, bộ đã ra công văn yêu cầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh trước mắt không được sản xuất giống và nuôi tôm chân trắng mà cho 10
  11. phép nuôi bổ sung tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận. Tuy nhiên, trước sức ép cạnh tranh và xu thế của toàn cầu cũng như những khó khăn gặp phải trong nuôi tôm sú, ngày 25 tháng 01 năm 2008, bộ NN & PTNT đã ra chỉ thị 288/CT - BNN - NTTS về việc phát triển nuôi tôm chân trắng và cho phép vùng Đồng bằng sông Cửu Long được nuôi tôm thẻ chân trắng. Từ đó, đến nay tôm thẻ chân trắng được nuôi phổ biến, tăng nhanh về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu, tập trung tại các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh…[18] Theo thống kê sơ bộ, xuất khẩu tôm chân trắng năm 2009 đạt hơn 5000 tấn với kim ngạch hơn 300 triệu USD. Năm 2010 dự báo tôm thẻ chân trắng sẽ tăng gấp 3 lần năm 2009, lên 15000 tấn; kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần, tức 500 – 600 triệu USD, chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu tôm cả nước (Theo VnEconomy). Trong đó nuôi tôm trên cát phát triển mạnh đến mức các Bộ, ngành và chính quyền các cấp không thể kiểm soát được. Riêng năm 2002, cả nước có 593,8 ha nuôi tôm trên cát thì đến năm 2003 tăng lên 1131 ha; đến hết năm 2005 diện tích nuôi tôm trên cát được các tỉnh miền Trung đưa vào quy hoạch hơn 20.000 ha. Cũng theo thống kê của ngành Thủy sản thì năm 2008 cả nước đạt sản lượng 50.000 tấn tôm chân trắng, năm 2009 sản lượng tăng lên gấp 10 lần.[18] Nếu là trước đây thì điều này thực sự đáng lo lắng vì việc nuôi tôm đa số đều phát triển tự phát, xen lẫn với các vùng nuôi tôm sú; hầu hết các ao nuôi nhỏ lẻ, không có bể xử lý nước, nguồn nước thải xả ra kênh, biển dễ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh, thì hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp năng suất cao ứng dụng công nghệ sinh học được rất nhiều công ty lớn đầu tư phát triển, các khu vực nuôi đều được quy hoạch rất kỹ lưỡng: xa khu dân cư, xa khu vực nuôi tôm sú, có hệ thống xử lý nước kỹ lưỡng... Do đó, mà đối tượng nuôi này ngày càng phát triển và dần chiếm ưu thế so với tôm sú về diện tích lẫn số lượng cũng như thị trường. 2.3.3. Tại Quảng Bình Là một trong những tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản lớn ở khu vực miền Trung, kể từ ngày tái lập tỉnh đến nay Quảng Bình đã không ngừng tận 11
  12. dụng tiềm năng đó để phát triển ngành Nuôi trồng Thủy sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của cư dân ven biển. Tổng diện tích nuôi trồng toàn tỉnh năm 1989 chỉ đạt 130 ha thì năm 2001 diện tích nuôi trồng đã đạt 1.649 ha; đến năm 2005 diện tích đạt 2.550 ha và năm 2006 lên đến 3..580 ha, tăng lên 2.420 ha trong đó nuôi tôm chiếm 1.160 ha.[11] Sản lượng NTTS năm 1989 chỉ đạt 73,5 tấn, giá trị sản xuất thủy sản năm 2001 - 2005 tăng bình quân 7.36% và năm 2006 đã đạt 5200 tấn trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 1650 tấn.[11] Năm 2006 tôm chân trắng mới du nhập và được nuôi thử nghiệm đầu tiên với diện tích toàn tỉnh là 50 ha. Đến năm 2008, Trung tâm khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã thành công trong việc triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát và trong ao đất tại xã Nhân Trạch - huyện Bố Trạch. Sau thời gian nuôi thử nghiệm thấy đối tượng tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả kinh tế cao lại hợp với khí hậu tỉnh mình, trung tâm đã tiếp tục mở rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên khắp 5 huyện, thành phố ven biển. Tôm thẻ chân trắng lúc đầu chủ yếu nuôi theo hình thức thâm canh, bán thâm canh, còn hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp được xây dựng rất nhiều nơi. Đặc biệt là xã Nhân Trạch (Bố Trạch), xã Quảng Phong (Quảng Trạch), xã Bảo Ninh, Quang Phú (Đồng Hới), Hải Ninh (Quảng Ninh), Ngư Thủy Trung (Lệ Thủy).[11] Đến 2009, diện tích nuôi trồng toàn tỉnh đã lên đến 4.637 ha, sản lượng đạt 8.200 tấn, trong đó sản lượng tôm sú giảm xuống 424 tấn còn tôm thẻ chân trắng tăng 2.426 tấn, tăng 1000 tấn so với 2008. Trong đó diện tích thả tôm chân trắng tăng 638 ha, tăng 427 ha (nuôi trên cát 238 ha tăng 76 ha; nuôi ao đất 400 ha tăng 350 ha) so với 2008.[11] Với nhưng ưu thế do tôm thẻ chân trắng mang lại, sở NNPTNT tỉnh đã chỉ đạo cho các cơ sở sản xuất liên doanh với công ty sản xuất tôm giống có uy tín ở miền Nam để luôn cung ứng đủ giống cho người nuôi; khôi phục các vùng nuôi bị bỏ hoang do dịch bệnh hoặc nuôi tôm sú kém hiệu quả sang nuôi tôm 12
  13. chân trắng; chỉ đạo chính quyền địa phương hướng dẫn cho người dân thời vụ thả, công tác chuẩn bị ao, kiểm soát chất lượng giống, dịch bệnh...nhằm có mô hình nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả cao nhất, góp phần nâng cao sản lượng NTTS đưa đối tượng tôm này làm đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh nhà.[11] 2.3.4. Tại xã Võ Ninh Với lợi thế về vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, xã Võ Ninh luôn gắng phát huy để khai thác thế mạnh về diện tích đất mặt nước ven sông Nhật Lệ. Năm 2001 - 2005 toàn xã có 690 hộ nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 70,6 ha (diện tích nuôi nước ngọt chiếm 40 ha, nước mặn lợ 30,6 ha), với sản lượng NTTS đạt được 143 tấn.[5] Năm 2006 - 2007 số lượng hộ NTTS tăng lên 700 hộ, diện tích nuôi trồng toàn xã cũng tăng lên 93,8 ha. Đến năm 2008 là 103 ha và năm 2010 là 112,5 ha, giá trị sản lượng NTTS thống kê được là 264 tấn (năm 2010), tăng gần gấp đôi so với thời kỳ 2001 - 2005. Với diện tích nuôi mặn lợ là 45,9 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú là chủ yếu chiếm 40.8 ha còn tôm thẻ chiếm 4,26 ha.[5] Tuy là địa bàn có truyền thống nuôi trồng thủy sản phát triển từ lâu, nhưng tôm sú vẫn đang còn là đối tượng nuôi chủ yếu của vùng này. Tôm thẻ chân trắng mới chỉ được đưa vào nuôi thử nghiệm trên địa bàn xã vào năm 2008, tập trung ở vùng Hà Chùa mới được quy hoạch, thuộc thôn Trúc Ly. Lúc đầu được sự hỗ trợ từ ngân sách do Trung tâm khuyến ngư tỉnh cấp, có đến 8 hộ dân mạnh dạn nuôi thử nghiệm mô hình tôm chân trắng trong ao đất với diện tích nuôi tôm thẻ toàn xã là 4,26 ha, sản lượng đạt 9 tấn/vụ, lãi bình quân 40 triệu/hộ. Đây là kết quả rất khả quan khi đầu tiên nuôi thử nghiệm tôm chân trắng ở vùng này. Nhưng do diện tích nuôi tôm thẻ còn nhỏ lẽ, chưa được quy hoạch, môi trường nuôi xuống cấp, không có tính bền vững dễ lây lan dịch bệnh sang vùng nuôi tôm sú gần đó nên đến đầu vụ nuôi 2010, số hộ nuôi tôm chân trắng không tăng mà giảm xuống còn khoảng 3,05 ha do người dân chưa có kinh nghiệm nuôi, ít đầu tư.[5] 2.4. Khái quát về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản 13
  14. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh theo hướng thâm canh, để bền vững đòi hỏi phải có giải pháp tốt trong quản lý ao nuôi. Mặt khác, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên đòi hỏi người nuôi phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho mô hình nuôi của mình để hạn chế bệnh phát sinh, đồng thời hạn chế việc sử dụng các loại hoá chất và thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi. Và một trong những biện pháp được khuyến cáo để phòng ngừa bệnh trong các ao nuôi thủy sản là sử dụng các chế phẩm sinh học (CPSH) để cải thiện chất lượng nước nhằm nâng cao khả năng phòng bệnh tôm.[21] CPSH có nhiều tên gọi và khái niệm khác nhau nhưng theo Bộ Thủy sản (năm 2002) thì CPSH là sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, kể cả vi sinh vật, các thực liệu lấy từ nấm, vi trùng, vi-rut và các nguyên sinh, độc tố, nọc độc từ nguồn động vật hoặc thực vật gây hại cho động vật để chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản và xử lý môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản. Hay nói một cách là các sản phẩm sử dụng dòng vi sinh vật hữu ích hay dẫn xuất của chúng để khống chế dịch bệnh, tăng sức đề kháng cho vật nuôi, cải thiện chất lượng nước và bùn đáy ao trong nuôi trồng thủy sản.[17] Cụ thể CPSH là những sản phẩm có chứa một vài các nhóm vi sinh vật (là những loài vi khuẩn sống có lợi) như nhóm: Bacillus sp., Lactobacillus sp., Nitrosomonas sp., Nitrobacter sp., Clostridium sp... Nhóm vi sinh vật này có vai trò hạn chế sự tích lũy vật chất hữu cơ, ổn định quần thể tảo nhờ sự sản sinh CO2 từ quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ trong ao trong suốt quá trình nuôi. Từ đó giúp người nuôi quản lý chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản tốt hơn. Ngoài ra, trong thành phần của một số CPSH có chứa các Enzyme như Protease, Lipase, Amylase …có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa giúp tôm hấp thu tốt thức ăn và góp phần thúc đẩy quá trình phân hủy xảy ra nhanh.[17] Trong quản lý môi trường nước của nuôi trồng thủy sản, CPSH làm việc theo những quá trình sau: khống chế sinh học (những dòng vi khuẩn có ích tác động đối kháng lên dòng vi khuẩn lây bệnh); tạo ra sự sống (các vi khuẩn có lợi sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng trong nước) và xử lý sinh học (phân hủy 14
  15. các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm sự gia tăng của lớp bùn đáy bằng các vi khuẩn có ích).[17] Như vậy việc sử dụng CPSH sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn; giúp tôm cá mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi; tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do tôm cá nuôi ít bị hao hụt; giảm chi phí thay nước; giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có nhiều loại CPSH với nguồn gốc, thành phần và mật độ vi sinh, cách thức bảo quản, cơ chế tác dụng khác nhau. Do đó khi sử dụng loại CPSH nào, cần tuyệt đối thức hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất ghi trên bao bì để đạt hiệu quả tốt nhất. 2.5. Tình hình sử dụng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản Với những vai trò mà chế phẩm sinh học mang lại, ngay từ thập kỷ 80 đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của vi khuẩn có lợi đối với đời sống nông nghiệp. Đầu tiên từ thời Liên Xô cũ, các nhà khoa học Liên Xô cũ đã sử dụng vi khuẩn cố định đạm và chất khoáng để làm tăng dinh dưỡng cho đất, tăng năng suất mùa màng (Cooper 1959; Brown 1974). Sau đó là những công bố đầu tiên về vi khuẩn có lợi có tác dụng kiểm soát sinh học trong việc ngăn ngừa bệnh ở cá và giúp tăng cường việc tái tạo vật chất dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản của Yasuda và Taga (1980).[22] Tuy những nghiên cứu về vi sinh vật hữu ích trong nuôi trồng thủy sản vào thời gia này vẫn còn đang ở trong giai đoạn mới mẻ, chưa chú ý đầu tư nhưng từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng CPSH vào nuôi trồng thủy sản. Ở Châu Á đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các men sinh trong nuôi tôm, đặc biệt ở Thái Lan. Jiravanichpaisal et al., (1997) đã sử dụng Lactobacillus sp. trong nuôi tôm sú (Penaeus monodon). [22] Ở Trung Quốc, nghiên cứu men vi sinh trong nuôi thủy sản được tập trung vào vi khuẩn quang hợp. Qiao Zhenguo et al., (1992) nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn quang hợp sử dụng cho nuôi tôm thẻ Trung Quốc dùng cải thiện chất lượng môi trường nước (http://www.alken-murray.com/China98.htm)...[22] 15
  16. Qua thời gian nghiên cứu và ứng dụng, kết quả đạt được từ việc sử dụng CPSH vào NTTS là rất đáng mừng: theo nghiên cứu của Graslund et al., (2003) cho thấy 86% người nuôi tôm ở Thái Lan sử dụng men vi sinh hoặc dẫn xuất men vi sinh để cải thiện chất lượng nước và bùn đáy ao nuôi (trích bởi Boyd, 2005).[22] Ở Philippine Vi khuẩn Vibrio là một thảm họa cho nghề nuôi tôm khi việc sử dụng kháng sinh để trị không còn tác dụng nhiều ngược lại còn có thể làm cho vi khuẩn kháng thuốc, mà xa hơn nữa là vi khuẩn có nhiều khả năng gây bệnh đến con người nếu sử dụng quá liều lượng. Thì việc CPSH được ứng dụng rộng rãi cho nghề nuôi tôm ở Philippine cho thấy rằng có thể cứu sống 80% tôm bệnh khi trong ao nuôi có sử dụng chế phẩm sinh học (Moriarty,1999).[22] Ở Việt Nam, những nghiên cứu về việc sử dụng các men vi sinh để cải thiện môi trường nuôi thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng còn tương đối ít và đang còn rất mới mẻ. Thực tế CPSH ở Việt nam được biết đến lần đầu tiên vào năm 1995 nhưng không phải dùng trong NTTS mà trong sản xuất nông nghiệp. Bắt đầu từ năm 2000 việc sử dụng CPSH mới được ứng dụng trong nuôi tôm sú và sản xuất giống. Trong những năm gần đây Bộ Thủy sản đã cho phép lưu hành sử dụng nhiều chế phẩm vi sinh và nhiều nơi đã làm quen với việc sử dụng các chế phẩm vi sinh này và có kết quả rất khả quan.[22] Cụ thể: Năm 2004, Vũ Thị Thứ và ctv đã thử nghiệm men vi sinh Biochie để xử lý nước nuôi tôm sú giống và tôm thịt tại Đồ Sơn, Hải Phòng và Hà Nội cho kết quả khá tốt thông qua môi trường được cải thiện, đặc biệt rất có hiệu quả đối với nuôi tôm giống như giảm chu kỳ thay nước và giảm mùi hôi. Tác dụng của chế phẩm lên sự tăng trưởng rất khả quan là tôm phát triển đồng đều, tăng tỉ lệ sống và tăng trưởng nhanh.[17] Mô hình nuôi tôm sú bằng chế phẩm vi sinh (ES-01 và BS-01 của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng) góp phần đưa năng suất tôm nuôi nhiều trang trại đạt tới 12 tấn/ha/vụ. Nhiều hộ nuôi tôm có xử lý chế phẩm vi sinh cho thấy môi trường nước luôn ổn định, tôm phát 16
  17. triển nhanh khắc phục được nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường, chi phí đầu tư, dịch bệnh, tăng năng suất.[17] Ở Cà Mau, việc áp dụng mô hình nuôi tôm bằng chế phẩm EM.ZEO bước đầu mang lại hiệu quả khả quan, giữ cho môi trường của ao luôn sạch, tôm khoẻ mạnh mà hoàn toàn không sử dụng các loại hoá chất độc hại, kháng sinh. Trong suốt quá trình nuôi, tôm phát triển tốt và không bị nhiễm bệnh (http://www.fistenet.gov.vn).[17] Nghiên cứu của Lê Đình Duẩn và ctv năm 2007 về nuôi thử nghiệm tôm sú bằng chế phẩm sinh học cho kết quả rất khả quan, các chế phẩm sinh học không những làm tăng khả năng phân giải các chất hữu cơ, làm sạch, và ổn định môi trường nước mà còn tăng năng suất gấp gần 2 lần so với đối chứng. Vì vậy hiện nay việc sử dụng CPSH với mục đích nhằm cải thiện và duy trì chất lượng môi trường nuôi rất được phổ biến, nhiều loại men vi sinh đã được sử dụng rộng rãi trong quản lý chất lượng môi trường nuôi thuỷ sản, đặc biệt là trong sản xuất giống tôm và nuôi thương phẩm. Nó được coi như là một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, tạo nền tảng vững chắc cho phần lớn hoạt động nuôi trồng thủy sản trên thế giới. Chế phẩm sinh học đã được chấp nhận rộng rãi để khống chế dịch bệnh, tăng sức đề kháng. Khác với biện pháp hóa học và kháng sinh, chế phẩm sinh học cung cấp một phương thức an toàn bền vững đối với người nuôi và tiêu dùng. 2.6. Đặc điểm của loại chế phẩm sinh học được nghiên cứu Hiện nay, có rất nhiều loại chế phẩm sinh học sử dụng trong nuôi tôm nhưng chủ yếu là 2 nhóm chế phẩm: xử lý môi trường nước và hỗ trợ tiêu hóa.[21] Trước tình trạng nuôi tôm ngày càng ồ ạt, thiếu quy hoạch thì việc chăm sóc, quản lý môi trường nuôi là rất quan trọng. Mặt khác ở địa bàn xã Võ Ninh các hộ dân chủ yếu nuôi theo hình thức bán thâm canh, nguồn nước được lấy trực tiếp vào ao nuôi ít qua hệ thống lắng lọc do đó mà việc sử dụng chế phẩm xử lý môi trường trở nên phổ biến hơn. Qua tìm hiểu từ các hộ nuôi tôm ở địa bàn xã biết được chế phẩm Men vi sinh Bacbiozeo và Bio-bacter là 2 loại chế phẩm 17
  18. dùng trong xử lý môi trường được người dân hay sử dụng. Đặc điểm của chúng như sau: 2.6.1. Chế phẩm Men Vi Sinh BACBIOZEO (Men Vi Sinh One) Là chế phẩm sinh học dùng xử lý nền đáy ao, làm sạch nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản do công ty TNHH SANDO sản xuất. Chế phẩm ở dạng bột có thành phần sau: - Vi khuẩn có lợi gồm: Lactobacillus acidophilus .......10 12 CFU/kg Bacillus subtilis ..................... 1012 CFU/kg Nitrosomonas sp ..................... 109 CFU/kg Nitrobacter sp ......................... 109 CFU/kg Saccharomyces cerevisiae........ 109 CFU/kg - Enzyme gồm: Amylase....................240.000 UI/kg Protrase.........................1.000 UI/kg Lipase .......................... 500 UI/kg Phylase.......................... 500 UI/kg Tá dược vừa đủ ............... 1000g * Công dụng của Men Vi Sinh BACBIOZEO. Men Vi Sinh BACBIOZEO chứa tập hợp các chủng vi sinh vật sống: Lactobacillus acidophilus, Bacillus subtilis, Nitrosomonas sp, Nitrobacter sp, Saccharomyces cerevisiae được đóng khô dưới dạng bột là những dòng vi khuẩn có lợi, khi dùng xử xý ao nuôi tôm các vi khuẩn này phát triển sẽ sử dụng trực tiếp các chất hữu cơ dư thừa trong ao, giúp phân hủy lượng thức ăn thừa, loại trừ hàm lượng các khí NH3, NO2, H2S..., hạn chế sự phát triển của tảo, cải thiện chất lượng nước trong ao, giúp nền đáy ổn định. Ngoài ra, tập hợp các enzym có nguồn gốc vi sinh vật như amylase, Protrase, lipase ...ngoài công dụng hỗ trợ tiêu hóa và giúp vi sinh vật hấp thu tốt thức ăn chúng còn có tác dụng kích thích hoạt tính phân hủy của vi sinh vật và xúc tác cho sự hoạt động của enzym trong môi trường. 18
  19. 2.6.2. Chế phẩm BIO - BACTER Là chế phẩm giúp phân hủy các chất hữu cơ tồn động trong ao nuôi, ổn định màu nước và cải thiện chất lượng nước trong ao. Chế phẩm ở dạng bột, gói 1kg do công ty liên doanh BIO - PHAMACHEMIE sản xuất. Thành phần của chế phẩm bao gồm: Bacillus licheniformis..............1.6 10 10 CFU/kg Bacillus megatenium............... 1.6 1010 CFU/kg Bacillus mensentericus........... 1.6 1010 CFU/kg Nitrosomonas.......................... 1.6 1010 CFU/kg Nitrobacter.............................. 1.6 1010 CFU/kg Lactose.........................................1000g * Công dụng của BIO - BACTER Cũng giống với chế phẩm Men Vi Sinh BACBIOZEO, BIO - BACTER chứa một lượng lớn dòng vi khuẩn hữu ích Bacillus, Nitrosomonas, Nitrobacter khi dùng xử lý xuống ao nuôi chúng sẽ cạnh tranh môi trường sống của vi khuẩn có hại làm giảm số lượng vi khuẩn có hại, giảm hàm lượng khí độc NH 3, NO 2 qua quá trình nitrat hóa... giúp ổn định chất lượng nước trong ao. Còn hàm lượng Lactose chứa trong chế phẩm có tác dụng hỗ trợ việc phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao. * Hai chế phẩm trên khi sử dụng thường hòa với nước rồi tạt đều xuống ao kết hợp mở quạt khí, thường sử dụng vào khoảng 9 sáng là tốt nhất. 19
  20. PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Thời gian nghiên cứu Từ 14/02/2011 đến 30/5/2011. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu Ao nuôi tôm thẻ ở vùng Hà Chùa mới, thôn Trúc Ly, địa bàn xã Võ Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. 3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) từ Postlarvae 15. 3.2.2. Vật liệu nghiên cứu - CPSH sử dụng trong ao: men vi sinh Bacbiozeo, chế phẩm Biobacter. - Hóa chất sử dụng trong ao: zeolite, super-caxi, dolomite, MKC 1000. - Dụng cụ đo các yếu tố môi trường: nhiệt kế, khúc xạ kế, test pH, test DO, test NH4 , test base, test NO2 . - Dụng cụ đo tốc độ tăng trưởng: sàng ăn, thước kẻ có chia vạch mm, cân tiểu ly. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Theo dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm thẻ thương phẩm. - Đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ trong quá trình nuôi. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi tôm thẻ thương phẩm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí ở 3 ao nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích từ 2400 - 2500 m2, mật độ nuôi: 70 con/m2. Cụ thể như sau: - Ao 1: sử dụng chế phẩm Men Vi Sinh BACBIOZEO (MVS One) - Ao 2: sử dụng chế phẩm vi sinh BIO - BACTER - Ao 3: ao đối chứng không dùng chế phẩm sinh học mà dùng hóa chất 20
nguon tai.lieu . vn