Xem mẫu

LUẬN VĂN: Các yêu cầu, giải pháp cơ bản để có thể nâng cao vai trò của kiểm toán nhà nước trong quá trình thực hiện NSNN Mở Đầu Tại kỳ họp thứ 2 khoá XI thông qua luật ngân sách sửa đổi và bổ xung có hiệu lực từ năm 2004 trở đi có xác định rõ những nhiệm vụ của Kiểm toán nhà nước (KTNN) là phải tiến hành kiểm toán các báo cáo quyết toán NSNN trước Quốc Hội,Hội Đồng Nhân Dân phê chuẩn quyết toán.Cuối tháng 10/2003 tại kỳ họi thứ 4 khoá XI uỷ ban thường vụ quốc hội sẽ trình 17 dự án luật trong đó có luật Kiểm toán nhà nước được trình xin ý kiến Quốc Hội và sẽ thông qua vào kỳ họp sau. Theo dự án Luật kiểm toán nhà nước sẽ do cơ quan Kiểm Toán nhà nước soạn thảo chính phủ trình Quốc Hội. Trong đó sẽ xác định cụ thể đối tượng, nội dung kiểm toán, tổ chức cơ quan kiểm toán nhà nước..Có thể nói trong nền kinh tế đang tăng trưởng vượt bậc như nước ta hiện nay,bên cạnh những con số về tăng trưởng kinh tế rất lạc quan là vấn đề đánh giá tính đúng đắn và chính xác các con số đó. đặc biệt trong quá trình thực hiện NSNN càng đòi hỏi phải thận trọng và chính xác để từ đó có thể đánh giá được thực trạng và các giải pháp để hoàn thành tốt chủ trương kinh tế xã hội của đất nước. Trong bài viết này em đưa ra ý kiến của riêng mình về các yêu cầu cũng như các giải pháp cơ bản để có thể nâng cao vai trò của kiển toán nhà nước trong quá trình thực hiện NSNN, nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển đòi hỏi đi đôi với công tác quản lý Kinh tế. Nội dung I. Ngân sách nhà nước (NSNN) & quản lý Ngân sách nhà nước. 1. Khái niệm về NSNN NSNN được hiểu là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh trong quá trình phân phối và phân phối lại giá trị của cải xã hội, nhằm tập trung một phần nguồn lực trong tay nhà nước để đáp ứng nhu cầu, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. 2. Quản lý NSNN Quản lý nói chung nhất đó là một quá trình định hướng và thực hiện các hướng đã định trên cơ sở nguồn lực xác định nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Quá trình này bao gồm nhiều chức năng và có thể chia thành nhiều giai đoạn: Giai đoạn định hướng, giai đoạn tổ chức thực hiện...Trong đó kiểm tra không phải là một giai đoạn của quá trình quản lý mà nó thực hiện ở tất cả các giai đoạn cua quá trình này Quản lý NSNN là một quá trình thực hiện việc giám sát kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện NSNN, từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện NSNN. Chu trình thực hiện NSNN gồm ba khâu cơ bản:  Lập dự toán NSNN.  Chấp hành dự toán NSNN.  Quyết toán NSNN. Quản lý NSNN thực hiện việc giám sát, kiểm tra tính đúng đắn của một trong ba khâu của chu trình đó: Từ khi bắt đầu lập dự toán cho đến khi kết thúc chuyển ngân sách mới. Như vậy kiểm tra nảy sinh và phát triển từ chính nhu cầu quản lý. Kiểm tra được thực hiện đồng thời với các chức năng quản lý khác trên cùng một bộ máy thống nhất khi nhu cầu kiểm tra chưa nhiều và chưa phức tạp, trái lại khi nhu cầu này thay đổi đến mức độ cao kiểm tra cân tiến hành một cách độc lập và tách rời. Một trong những cơ sở quan trọng trọng quá trình thực hiện quản lý NSNN đó là Luật NSNN. Là hành lang pháp lý trong việc hưỡng dẫn thực hiện, tuân thủ, cũng như để kiểm tra quá chu trình NSNN cụ thể. 3. Thực trạng cơ bản của Chu trình NSNN a.Thực trạng việc lập và phân bổ NSNN Một trong những tồn tại hiện nay trong việc lập và phân bổ dự toán NSNN là tình trạng nguồn Ngân sách quá hạn hẹp trong khi nhu cầu chi tiêu ngày một tăng, trong khi đó chưa có một phương pháp lập và phân bổ nguồn Ngân sách thích hợp, có khoa học để có thể vừa đạt được sự hiệu quả trong khi thực hiện cũng như vùa xác định được thứ tự ưu tiên khi phân bổ NSNN dựa trên nguồn lực có hạn. Kinh phí NSNN phân bổ không phù hợp điều kiện thực tế, nguồn kinh phí này phân bổ còn dàn trải. Vấn đề tập chung nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng và các công trình trọng điểm cần phải được chú trọng và ưu tiên. Một số địa phương khi tiến hành phân bổ dự toán chi thường xuyên với một số khoản chi còn chưa bám sát dự toán Trung ương giao. Có địa phương tiến hành điều chỉnh dự toán giảm chi sự nghiệp giáo dục, y tế để tăng chi hành chính, không quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong chi tiêu hành chính. Có thể nói đó là một trong những nguyên nhân gây lên tình trang thường xuyên Thâm hụt ngân sách nhà nước đó là việc sử dụng những phương pháp soạn lâp và phân bổ NSNN thiếu khoa học ngay từ, vẫn còn hiện tượng nể nang cục bộ thiếu tính khách quan, trong quá trình thực hiện thiếu trách nhiệm chứa đựng ý nghĩ chủ quan và hiện tượng manh mún trong phân bổ gây lãng phí thất thoát nghiêm trọng nguồn Ngân sách. Dự toán xây dựng chưa vững chắc, thiếu căn cứ thực tế, khi giao dự toán còn mang tinh áp đặt nhất là NS các địa phương. Nhiều khoản giao thu quá thấp so với khả năng thực hiện và chưa tính đến khả năng tồn đọng của năm trước trong khi những khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN ở địa phương. Các địa phương không cần phấn đấu huy động số phát sinh vào NSNN vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không huy động kịp thời vào NSNN giảm căng thảng cho NSNN đang bội chi. Vì quyền lợi của địa phương và ngành nên các đơn vị che giấu nguồn thu, xây dựng dự toán thấp để được thưởng số vượt thu. Nhiều khoản thu chỉ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm nhưng không lập và giao dự toán theo đúng quy định của luật NSNN nhất là những khoản thu để lại sử dụng. Tình trạng này diễn ra nhiều năm nhưng không khắc phục được, công tác quản lý gần như không còn ý nghĩa. b. Quản lý và điều hành NSNN Trong khi nguồn Ngân sách chưa được tận dụng hết thì một số địa phương lại có tình trạng kém minh bạch trong quản lý và sử dụng nguồn Ngân sách. Tình trạng sử dụng Ngân sách không đúng tiêu chuẩn, không đúng định mức và Chế độ còn xảy ra ở nhiều nơi. Trong khi Đảng và chính phủ đang có kêu gọi thực hành tiết kiệm thì một phần kinh phí lại bị sử dụng lãng phí sai mục đích tại các cơ quan đơn vị có dùng NSNN cấp.Dịnh mức chi Ngân sách nhất là chi hành chính không được tuân thủ, chi hành chính có su hướng tăng nhanh: Ví dụ : tại các địa phương chi hành chính còn cao hơn cả các cơ quan Trung ương. Đáng chú ý là các khoản chi này vẫn được quyết toán và hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán. Trong khi Ngân sách địa phương còn rất hạn hẹp nguồn thu chủ yếu là bổ xung từ Ngân sách Trung ương thì một vài địa phương lại sử dụng Ngân sách cho tiêu dùng cá nhân trái với quy định của luật NSNN. Hay công tác thu phí và lệ phí ngoài danh mục quy định ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ chính sách của nhà nước một số khoản mục thu phí và lệ phí có trong danh mục thì lại không đưa vào quyết toán làm sai lệch số liệu. c. Công tác kế toán và quyết toán NSNN Công tác kế toán và quyết toán mặc dù đẵ được cải thiên, nâng cao trình độ trong thời gian gần đây, các đơn vị có sử dụng nguồn ngân sách đã chủ ý đến công tác quyết toán. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại lớn tại các đơn vị quyết toán theo số cấp phát không theo đúng quy định của luật NSNN. Các đơn vị báo cáo hoàn thành dự toán nhưng khi tiến hành kiểm tra lại phát hiện đơn vị đưa vào quyết toán theo số tạm ứng của các đề tài chưa đươc nghiệm thu. Một số địa phương không thực hiện quyết toán kinh phí uỷ quyền, kinh phí chưong trình mục tiêu với ngân sách Trung ương do vậy bộ tài chính phải tổng hợp theo số cấp phát. Kinh phí chương trình mục tiêu không đúng thực hiện quyết toản riêng theo chương trình để có cơ sở và số liệu đánh giá thực hiện chương trình. Một hiện tưọng khá phổ biến là các công trinh xây dựng cơ bản hoàn thành chậm được quyết toán trước khi hoàn thành.Tình trạng quyết toán theo số ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn