Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN MẠNH CƢỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÉC-NI FLUOR TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt Mã số: 62.72.06.01 Hà Nội – 2022
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN MẠNH CƢỜNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VÉC-NI FLUOR TRONG DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Thị Thu Hà 2. PGS.TS Đào Thị Dung HàNội – 2022
  3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Cƣờng
  4. 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108, Ban lãnh đạo, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Bộ môn Răng Hàm Mặt, Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108. Lãnh đạo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Ban giám hiệu Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. Ban giám hiệu các trường tiểu học Thúy Lĩnh, Kim Liên, Lê Văn Tám, Duyên Thái, Thụy Hương, Vân Hòa, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và tiến hành nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành bản luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Thu Hà – Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, PGS.TS Đào Thị Dung, Khoa Răng hàm mặt, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người Thầy/Cô đã dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TTND.GS.TS. Hoàng Tử Hùng – nguyên Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; PGS.TS. Vũ Mạnh Tuấn –Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội đã cho tôi những ý kiến quý báu ngay từ khi xây dựng đề cương, cho đến khi tôi có thể hoàn thành bản luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và công tác. Cuối cùng tôi xin được dành tình thương yêu và lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, những người đã thông cảm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và công tác. Xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Cƣờng
  5. 5 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Giải phẫu và mô học của men răng ........................................................ 3 1.2. Bệnh sâu răng........................................................................................ 10 1.2.1. Định nghĩa bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm .................... 10 1.2.2. Bệnh căn sâu răng........................................................................... 12 1.2.3. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng ...................................................... 16 1.2.4. Dịch tễ học bệnh sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm ................... 17 1.2.5. Điều trị và dự phòng sâu răng ........................................................ 20 1.3. Các phương pháp chẩn đoán sâu răng sớm ................................................. 24 1.3.1. Quan sát bằng mắt thường .............................................................. 26 1.3.2. Chụp X quang ................................................................................. 26 1.3.3. ECM (đo điện trở men) .................................................................. 27 1.3.4. Các kỹ thuật tăng cường hình ảnh .................................................. 27 1.3.5. Kỹ thuật QLF (Quantiative Light Fluorescence) ........................... 29 1.3.6. Laser huỳnh quang (Diagnodent) ................................................... 30 1.3.7. Phân loại sâu răng........................................................................... 31 1.4. Vai trò của véc-ni fluor trong phòng và điều trị sâu răng .................... 37 1.4.1. Các tác dụng của véc-ni fluor......................................................... 37 1.4.2. Phân loại véc-ni fluor ..................................................................... 39 1.4.3. Một số ngiên cứu về sử dụng véc-ni fluor phòng sâu răng ............ 40 1.5. Nghiên cứu về sâu răng và sâu răng giai đoạn sớm trên thực nghiệm ............ .................................................................................................................. 41 1.5.1. Vai trò của chu trình pH trong thực nghiệm ........................... 41 1.5.2. Vai trò của kính hiển vi điện tử trong nghiên cứu trên thực nghiệm ............................................................................................ 42 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 45 2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ....................................................................... 45 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 45 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 45 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 45 2.1.4. Tiến hành nghiên cứu ..................................................................... 47
  6. 6 2.2. Nghiên cứu can thiệp ................................................................................... 53 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 53 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 53 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 54 2.2.4. Tiến hành nghiên cứu ..................................................................... 56 2.3. Nôi dung nghiên cứu ............................................................................ 63 2.3.1. Các tiêu chuẩn sử dụng .................................................................. 63 2.3.2. Nhận định kết quả........................................................................... 63 2.3.3. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 63 2.3.4. Theo dõi, quản lý bệnh nhân .......................................................... 65 2.3.5. Độ tin cậy ....................................................................................... 66 2.3.6. Hạn chế sai số nghiên cứu .............................................................. 66 2.4. Nghiên cứu thực nghiệm....................................................................... 66 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu thực nghiệm................................................ 66 2.4.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................... 66 2.4.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 67 2.4.4. Quy trình tiến hành nghiên cứu ...................................................... 67 2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................... 69 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 70 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 71 3.1. Thực trạng sâu răng, về tỷ lệ hiện mắc sâu răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất (răng số 6).......................................................................................................... 71 3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................... 71 3.1.2. Tình trạng sâu răng của đối tượng nghiên cứu ............................... 72 3.2. Đánh giá hiệu quả của véc-ni trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn qua nghiên cứu can thiệp............................................................................................ 90 3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 90 3.2.2. Hiệu quả của véc-ni fluor trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn qua sự thay đổi tỷ lệ sâu răng ............................................................................. 91 3.2.3. Hiệu quả của véc-ni fluor trên tổn thương trên các mặt răng ........ 94 3.2.4. Hiệu quả của véc-ni fluor trên quá sự tiến triển của tổn thương sâu răng ................................................................................................................. 97 3.3. Kết quả quá trình khử khoáng và tái khoáng hóa của fluor vào men răng ..... ............................................................................................................... 100
  7. 7 3.3.1. Giá trị Diagnodent trên mẫu nghiên cứu. ........................................ 100 3.3.2. Một số hình ảnh vi điển tử vùng thân răng bình thường và sau khử khoáng. ............................................................................................................... 102 3.3.3. Một số hình ảnh vi điển tử vùng răng sau tái khoáng. ........................ 105 Chƣơng 4: BÀN LUẬN ........................................................................... 109 4.1. Thực trạng sâu răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6) .................................... 109 4.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang ................................. 109 4.1.2. Thực trạng bệnh sâu răng vĩnh viễn ............................................. 112 4.2. Hiệu quả của véc-ni fluor 5% trên tổn thương sâu răng vĩnh viễn qua nghiên cứu can thiệp ............................................................................................. 122 4.2.1. Bàn luận về phân bố học sinh trong nghiên cứu can thiệp .......... 123 4.2.2. Hiệu quả phòng và điều trị sâu răng vĩnh viễn của véc-ni fluor 5%125 4.3. Quá trình tái khoáng hóa của fluor vào men răng ..................................... 130 4.3.1. Đặc điểm của tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trên thực nghiệm130 4.3.2. Hình ảnh vi thể của tổn thương sâu răng giai đoạn sớm trên thực nghiệm ................................................................................................... 133 4.3.3. Hiệu quả sử dụng véc-ni fluor đối với tổn thương sâu răng sớm trên thực nghiệm ........................................................................................... 134 4.4. Điểm mới, tính giá trị và khả năng áp dụng của luận án ........................... 138 Chƣơng 5: KẾT LUẬN ........................................................................... 139 KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 141
  8. 8 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS ............................................................................................. ………32 Bảng 1.2. So sánh các công nghệ phát hiện sâu răng giai đoạn sớm .............. 34 Bảng 2.1. Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190 ................ 49 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 71 Bảng 3.2. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn hàm lớn thứ nhất (răng số 6) theo WHO - 1997 và theo giới tính ........................................................ 73 Bảng 3.3. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo ICDAS và theo giới tính .... 73 Bảng 3.4. Phân bố sâu bề mặt răng 6 theo mức độ tổn thương theo giới tính 74 Bảng 3.5. Phân bố sâu bề mặt răng 6 hàm trên bên phải theo mức độ tổn thương và theo giới tính .................................................................. 75 Bảng 3.6. Phân bố sâu bề mặt răng 6 hàm trên bên trái theo mức độ tổn thương và theo giới tính .................................................................. 76 Bảng 3.7. Phân bố sâu bề mặt răng 6 hàm dưới bên phải theo mức độ tổn thương và theo giới tính .................................................................. 77 Bảng 3.8. Phân bố sâu bề mặt răng 6 hàm dưới bên trái theo mức độ tổn thương và theo giới tính .................................................................. 78 Bảng 3.9. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn răng số 6 từ mức D3 theo địa dư của đối tượng nghiên cứu (n=1212) ................................................ 79 Bảng 3.10. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo ICDAS bao gồm cả sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2 và giai đoạn muộn (D3) theo địa dư (n=1212) ........................................................................................ 79 Bảng 3.11. Tỷ lệ sâu mặt răng vĩnh viễn bao gồm cả sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2) và giai đoạn muộn (D3) theo địa dư (n=24240) .............. 80 Bảng 3.12. Phân bố sâu bề mặt răng số 6 theo mức độ tổn thương và theo địa dư (n=24240)................................................................................... 80 Bảng 3.13. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo mức độ tổn thương D3 và các môi trường của đối tượng nghiên cứu ...................................... 82 Bảng 3.14. Phân bố tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn theo ICDAS bao gồm cả sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2) và giai đoạn muộn (D3) tại các trường của đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 82
  9. 9 Bảng 3.15. Phân bố sâu bề mặt răng số 6 hàm trên bên phải theo mức độ tổn thương (n=6060) ............................................................................. 83 Bảng 3.16. Phân bố sâu bề mặt răng số 6 hàm trên bên trái theo mức độ tổn thương (n=6060) ............................................................................. 84 Bảng 3.17. Phân bố sâu bề mặt răng số 6 hàm dưới bên phải theo mức độ tổn thương (n=6060) ............................................................................. 85 Bảng 3.18. Phân bố sâu bề mặt răng số 6 hàm dưới bên trái theo mức độ tổn thương (n=6060) ............................................................................. 86 Bảng 3.19. Chỉ số laser huỳnh quang trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn tương ứng với các mức độ tổn thương các răng quan sát được trên lâm sàng .......................................................................................... 87 Bảng 3.20. Chỉ số laser huỳnh quang trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn tương ứng với các mức độ tổn thương quan sát được trên lâm sàng của răng trên phải ............................................................................ 87 Bảng 3.21. Chỉ số laser huỳnh quang trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn tương ứng với các mức độ tổn thương quan sát được trên lâm sàng của răng trên trái ............................................................................. 88 Bảng 3.22. Chỉ số laser huỳnh quang trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn tương ứng với các mức độ tổn thương quan sát được trên lâm sàng của răng dưới phải ........................................................................... 88 Bảng 3.23. Chỉ số laser huỳnh quang trung bình của các bề mặt răng vĩnh viễn tương ứng với các mức độ tổn thương quan sát được trên lâm sàng của răng dưới trái ............................................................................ 89 Bảng 3.24. Phân bố tỷ lệ học sinh trong nghiên cứu (n=258) ........................ 90 Bảng 3.25. Phân bố tỷ lệ học sinh theo địa dư trong nghiên cứu (n=258) ..... 90 Bảng 3.26. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn số 6 bao gồm các tổn thương sâu răng ở các mặt răng của nhóm bôi véc-ni và nhóm chứng theo thời gian ......................................................................................................... 91 Bảng 3.27. Hiệu quả phòng và điều trị của véc-ni fluor trên các tổn thương sâu răng vĩnh viễn số 6 ở các mặt răng sau 6 tháng........................ 91 Bảng 3.28. Hiệu quả phòng và điều trị của véc-ni fluor trên các tổn thương sâu răng vĩnh viễn số 6 ở các mặt răng sau 12 tháng...................... 92
  10. 10 Bảng 3.29. Hiệu quả phòng và điều trị của véc-ni fluor trên các tổn thương sâu răng vĩnh viễn số 6 ở các mặt răng sau 24 tháng...................... 92 Bảng 3.30. Trung bình số mặt răng sâu của nhóm can thiệp bôi véc-ni và nhóm chứng theo thời gian ............................................................. 93 Bảng 3.31. Trung bình chỉ số DD tương ứng của các mặt răng trước can thiệp (n=258) tại thời điểm T0 ................................................................. 94 Bảng 3.32. Trung bình chỉ số DD tương ứng của mặt nhai (n=258) .............. 94 Bảng 3.33. Trung bình chỉ số DD tương ứng của mặt gần (n=258) ............... 95 Bảng 3.34. Trung bình chỉ số DD tương ứng của mặt má (n=258) ................ 95 Bảng 3.35. Trung bình chỉ số DD tương ứng của mặt xa (n=258) ................. 96 Bảng 3.36. Trung bình chỉ số DD tương ứng của mặt lưỡi (n=258) .............. 96 Bảng 3.37. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn số 6 bao gồm các tổn thương sâu răng (D1, D2, D3) ở các mặt răng của nhóm bôi véc-ni và nhóm chứng theo thời gian................................................................................... 97 Bảng 3.38. Tỷ lệ sâu răng giai đoạn sớm (D1, D2) trong nhóm can thiệp véc- ni fluor và nhóm chứng tại các thời điểm trước khi can thiệp, sau 06 tháng, 12 tháng và 24 tháng ............................................................ 90 Bảng 3.39. Chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp của véc-ni fluor đối với tỷ lệ không tổn thương sâu răng 6 qua các giai đoạn của nghiên cứu ... .99 Bảng 3.40. Chỉ số Diagnodent của nhóm răng nghiên cứu trước và sau khử khoáng .......................................................................................... 100 Bảng 3.41. Chỉ số Diagnodent của 2 nhóm A (can thiệp bằng véc-ni fluor Enamelast 5%) và B (nhóm chứng chỉ sử dụng kem chải đánh răng) trước khử khoáng .......................................................................... 100 Bảng 3.42. Chỉ số Diagnodent của 2 nhóm A và B sau khử khoáng ............ 101 Bảng 3.43. Chỉ số Diagnodent của 2 nhóm A và B sau tái khoáng .............. 101
  11. 11 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cấu trúc mạng tinh thể của hydroxyapatite ...................................... 5 Hình 1.2. Vùng men ở hố rãnh .......................................................................... 6 Hình 1.3. Sâu răng đốm trắng (tổn thương ban đầu) và đốm nâu ................... 10 Hình 1.4. Sâu men ở mặt nhẵn ........................................................................ 11 Hình 1.5. Sâu men ở hố rãnh. .......................................................................... 11 Hình 1.6. Các lớp tổn thương từ ngoài vào trong............................................... 12 Hình 1.7. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh sâu răng ..................................................... 12 Hình 1.8. Hội chứng bú bình ........................................................................... 15 Hình 1.9. Hình ảnh hủy khoáng ...................................................................... 17 Hình 1.10. Bản đồ sâu răng toàn cầu .............................................................. 19 Hình 1.11. Ánh sáng trong phạm vi nhìn thấy và cận hồng ngoại.................. 24 Hình 1.12. Ánh sáng tương tác với các mô cứng răng.................................... 26 Hình 1.13. Phim cánh cắn ............................................................................... 27 Hình 1.14. Bộ kiểm tra sâu răng điện tử ECM ............................................... 27 Hình 1.15. Kỹ thuật FOTI ............................................................................... 28 Hình 1.16. Hình ảnh máy DIFOTI .................................................................. 29 Hình 1.17. Phương pháp QLF ......................................................................... 30 Hình 1.18. Hệ thống Inspector ™ Pro............................................................. 30 Hình 1.19. Sơ đồ hoạt động của thiết bị Diagnodent pen 2190 ...................... 31 Hình 1.20. Phân loại theo hệ thống đánh ICDAS ........................................... 33 Hình 1.21. DIAGNOdent pen ......................................................................... 35 Hình 1.22. Sơ đồ cơ chế hình thành CaF2 ...................................................... 38 Hình 1.23. Quá trình khử khoáng và tái khoáng trong chu trình pH .............. 41 Hình 2.1. Bộ khay khám ................................................................................. 48 Hình 2.2. Hình ảnh răng lành mạnh ................................................................ 49 Hình 2.3. Hình ảnh đốm trắng đục sau thổi khô ............................................. 50 Hình 2.4. Hình ảnh đốm trắng đục khi răng ướt ............................................. 50 Hình 2.5. Hình ảnh đốm trắng đục, nâu .......................................................... 51 Hình 2.6. Hình ảnh sâu ngà ............................................................................. 51 Hình 2.7. Hình ảnh sâu ngà xoang nhỏ ........................................................... 52 Hình 2.8. Hình ảnh sâu ngà xoang to .............................................................. 52 Hình 2.9. Kem Colgate Kids và bàn chải răng Colgate ................................. 57
  12. 12 Hình 2.10. Hình ảnh Véc-ni Enamelast 5% .................................................... 58 Hình 2.11. Véc-ni fluor Enamilast 5% ............................................................ 58 Hình 2.12. Kỹ thuật bôi lên răng ..................................................................... 60 Hình 3.1. Bề mặt men bình thường ............................................................... 102 Hình 3.2. Hình ảnh cắt dọc bề mặt men bình thường ................................... 102 Hình 3.3. Bề mặt men sau khử khoáng (B) ................................................... 103 Hình 3.4. Ranh giới giữa vùng men bình thường (A) và vùng men mất khoáng (B) ................................................................................................. 103 Hình 3.5. Trụ men bình thường, kích thước từ 4-6 µm ................................ 104 Hình 3.6. Trụ men sau khử khoáng ............................................................... 104 Hình 3.7. Bề mặt men mất khoáng (B) Tinh thể men ngoại vi bị tan tạo thành khe xung quanh các tinh thể men ở trung tâm (nhóm ICDAS 1) . 106 Hình 3.8. Bề mặt men bị mất khoáng trước điều trị nhóm A (nhóm điều trị) thấy các tinh thể men bị hòa tan để lộ khe hở trên bề mặt men ở độ phóng đại ×1500 (trước tái khoáng) ............................................. 105 Hình 3.9. Bề mặt men răng sau khi được tái khoáng bằng Enamelast 22,6 mg florua, không còn thấy or các khe hở trên bề mặt men ở độ phóng đại x1000 ....................................................................................... 106 Hình 3.10. Bề mặt men răng sau khi được tái khoáng bằng Enamelast 22,6 mg florua, không còn thấy rõ các khe hở trên bề mặt men ở độ phóng đại ×1000, Hình ảnh cắt dọc qua vùng tái khoáng cho thấy các trụ men đã được tái khoáng hóa hoàn toàn......................................... 106 Hình 3.11. Bề mặt men răng sau khi được tái khoáng bằng Enamelast 22,6 mg florua, không còn thấy or các khe hở trên bề mặt men ở độ phóng đại x1500 ....................................................................................... 107 Hình 3.12. Bề mặt men răng sau khi được tái khoáng bằng chải kem Colgate Kids ở độ phóng đại ×1000. .......................................................... 107 Hình 3.13. Bề mặt men răng sau khi được tái khoáng bằng chải kem Colgate Kids ở độ phóng đại ×2000 ........................................................... 108
  13. 13 DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. ADA American of Dental Associantion (Hiệp hội nha khoa Mỹ) 2. CRA Caries Risk Assessment (Đánh giá nguy cơ sâu răng) 3. CS Cộng sự 4. CT Can thiệp 5. DMFT (Decayed, Missing, Filled, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng số răng vĩnh viễn sâu, răng mất, răng trám 6. DMFS (Decayed, Missing, Filled, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng số mặt răng vĩnh viễn sâu, mặt răng mất, mặt răng trám 7. DT (Decayed, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng răng vĩnh viễn sâu 8. DS (Decayed, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng bề mặt răng vĩnh viễn sâu 9. ICDAS (International Caries Detection and Assessment System) Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế 10. ppm (Parts per million)Một phần triệu 11. WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới 12. MT (Missing, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng răng vĩnh viễn bị mất do sâu 13. MS (Missing, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng bề mặt răng vĩnh viễn bị mất do sâu 14. FT (Filled, Teeth) Chỉ số ghi nhận tổng răng vĩnh viễn được hàn. 15. FS (Filled, Surface) Chỉ số ghi nhận tổng bề mặt răng vĩnh viễn được trám 16. FOTI (Firber-Optic transilumnation) Phương pháp tăng cường hình ảnh 17. DIFOTI (Digital Firber-Optic transilumnation) Phương pháp soi răng kỹ thuật số 18. QLF (Quantiative Light Fluorescence) Định lượng gây ra ánh sáng huỳnh quang
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổ chức Sức khỏe Thế giới khi tổng kết về tình trạng sâu răng toàn cầu năm 2003 đã đưa ra kết luận: sâu răng vẫn còn là một vấn đề sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đến 60 - 90% học sinh và đại đa số người trưởng thành. Đặc biệt tỷ lệ mắc gia tăng ở các nước đang phát triển là kết quả của tiếp xúc không đầy đủ với fluor [61], [62], [63]. Theo điều tra cơ bản răng miệng toàn quốc năm 2001 tỷ lệ mắc bệnh đang ở mức độ cao và có chiều hướng tăng lên theo tuổi: ở trẻ 6-8 tuổi: 25,4%, ở trẻ 9-11 tuổi: 54,6%, ở trẻ 12 tuổi: có 56,6% bị sâu răng, DMFT = 1,87 và ở trẻ 15 tuổi có 67,6%, DMFT = 2,16 [17]. Trong đó tỷ lệ sâu răng giai đoạn sớm độ tuổi 7-8 là 78,8% [3]. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Với phương pháp điều trị truyền thống cực kỳ tốn kém, là căn bệnh đắt thứ tư để điều trị ở hầu hết các nước công nghiệp; trong khi đó nhiều nước có thu nhập thấp thì chỉ riêng chi phí điều trị sâu răng sẽ vượt mức tổng ngân sách chăm sóc sức khỏe cho trẻ em [60], [62], [65]. Sâu răng không được phát hiện ở giai đoạn sớm khiến cho bác sĩ không thể lựa chọn phương pháp điều trị nào khác ngoài phục hồi, thay vì dùng các biện pháp không xâm lấn. Trong 20 năm qua việc bỏ sót các tổn thương sâu răng sớm đã hình thành nên sự bảo thủ trong quản lý lâm sàng sâu răng. Việc tìm ra được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của bệnh sâu răng đã dẫn tới sự thay đổi trong dự phòng và điều trị sâu răng. Nha khoa hiện đại với các phương pháp tiên tiến giúp phát hiện tổn thương sâu răng sớm trên lâm sàng giúp ngăn chặn quá trình tiến triển của sâu răng. Quan điểm ngày nay không chỉ dừng lại ở mức khoan trám các tổn thương sâu răng đã tạo thành lỗ sâu mà còn bao gồm phòng và điều trị các tổn thương sâu răng sớm (chưa tạo lỗ sâu) nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị [89]. Với hơn 50 năm nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng, fluor đóng vai trò là tác nhân tiêu chuẩn vàng trong dự phòng và điều trị sâu răng [72], làm hạ thấp tỷ lệ và mức độ trầm trọng của sâu răng trên toàn cầu, nghiên cứu của Marinho VC và cộng sự, qua phân tích tổng hợp các nghiên cứu can thiệp bằng véc-ni fluor cho thấy véc-ni fluor làm giảm sâu răng là 33% [66], [71]. Thêm vào đó là sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hóa chất cho ra đời các sản phẩm
  15. 2 chứa fluor ngày càng đa dạng về chủng loại và chất lượng cũng như cách sử dụng [69]. Trên thế giới các nghiên cứu về véc-ni fluor đã tập trung làm rõ cơ chế tác dụng, hiệu quả phòng và điều trị sâu răng, liều lượng và cách dùng... của các dạng véc-ni fluor khác nhau. Tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn còn nhiều hạn chế như chưa đưa ra được một phương pháp hoàn hảo (hiệu quả cao, an toàn, đơn giản khi sử dụng và có thể áp dụng rộng rãi tại cộng đồng), chưa tìm ra liều lượng tối ưu cho các giai đoạn của tổn thương sâu răng [67], [68]. Tại Việt Nam đến nay mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu về sâu răng ở tất cả các lứa tuổi, song đa số những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc chẩn đoán được sâu răng ở các giai đoạn muộn, vì vậy việc phòng và điều trị bệnh cho hiệu quả còn thấp. Có nhiều nghiên cứu nhưng chưa đầy đủ về tình trạng sâu răng của trẻ em trong việc sử dụng véc-ni fluor để can thiệp dự phòng và điều trị sâu răng. Xuất phát từ các vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng véc-ni fluor trong dự phòng và điều trị sâu răng” với mục tiêu chung và mục tiêu chuyên biệt sau: 1. Xác định thực trạng sâu răng vĩnh viễn số 6 của học sinh 7-8 tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2017. 2. Đánh giá hiệu quả sử dụng véc-ni fluor Enamelast 5% NaF trên nhóm học sinh có tổn thương sâu răng giai đoạn sớm. 3. Mô tả quá trình khoáng hóa của véc-ni fluor Enamelast 5% NaF vào men răng trên thực nghiệm.
  16. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu và mô học men răng - Men răng có nguồn gốc ngoại bì, men răng là một tổ chức cứng nhất cơ thể. - Về mặt lý học: men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, với tỷ trọng từ 2,3 - 3 so với ngà răng. Màu sắc của men răng tùy thuộc vào tỷ lệ thành phần các dạng tinh thể, khoảng cách và sự sắp xếp của các tinh thể men. + Với men răng của răng mới mọc, thường có màu trong và có ánh xanh, do thành phần tinh thể có các muối của kim loại Fe, Mg, Al,... Khi men răng trưởng thành các muối này dần được thay thế làm cho men răng mất ánh xanh và trắng hơn. + Với men răng bị hủy khoáng hoặc sâu răng giai đoạn sớm, men có màu trắng đục, ngày nay đặc điểm này được ứng dụng trong chẩn đoán và theo dõi sâu răng sớm trên lâm sàng. + Men răng phủ toàn bộ thân răng, dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng. - Về mặt hóa học gồm: + Thành phần vô cơ Thành phần chính của khoáng chất men răng bao gồm canxi, phosphat và các ion Hydroxy, 3 thành phần này tham gia cấu thành Hydroxyapatit (3 [(PO4)2Ca3] Ca (OH)2) là dạng tinh thể chính của men răng. Các thành phần khác như: F, Fe, Mg, Mn, Sn, Na, K, Cl,... tham gia cấu tạo nên các dạng tinh thể khác của men răng, tuy các dạng tinh thể khác này chỉ chiếm một phần tỷ lệ nhỏ trong các tinh thể cấu thành men răng nhưng chúng lại có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới tính chất hóa lý và sức đề kháng của men răng. Có sự liên quan chặt chẽ theo tỷ lệ của phospho và fluor trong men và ngà răng. Nồng độ phospho trong men là 17,4% và trong ngà là 13,5%, lượng fluor thường ≤ 10% [22]. Nồng độ của fluor trong mô răng: đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đều có cùng một kết luận là nồng độ của fluor trong mô răng thay đổi rất nhiều từ người này sang người khác, nhưng có liên quan chặt chẽ với nồng độ fluor trong môi trường,
  17. 4 đặc biệt là fluor trong nước uống vào thời kỳ khoáng hóa của răng [12]. Men răng bao gồm các hợp chất vô cơ dạng tinh thể chủ yếu là: Hydroxyapatit (3[(PO4)2Ca3] Ca (OH)2) chiếm 90 - 95%, còn lại là các tinh thể dạng muối Carbonat của Mg và một lượng nhỏ Clorua, Fluorua và Sunfat của Natri và Kali [82]. Tỷ lệ các thành phần hóa học của men răng có sự thay đổi ở ngay trong từng cá thể, từng răng và vị trí men răng. Sự thay đổi này phụ thuộc vào thành phần hóa học ban đầu của men răng, sự sắp xếp của các tinh thể, thời gian và môi trường miệng. + Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% trong đó có protein chiếm một phần quan trọng. - Cấu trúc tổ chức học: Quan sát trên kính hiển vi thấy hai loại đường vân: + Đường Retzius thấy trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song nhau và song song với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường ranh giới men, ngà ở phía trong. + Đường trụ men chạy suốt chiều dày men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi của trục men. + Trụ men có đường kính từ 3 - 6 m khi cắt ngang trụ men ta thấy hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter – Schrege. - Cấu trúc siêu vi của men: + Thấy thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp dọc theo trụ men, có vùng lại hợp với trụ men một góc 400, thành phần vô cơ là các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1m, rộng 0,04 - 1m, các tinh thể trong trụ men sắp xếp theo hình xương cá đôi khi theo hình lốc. Có ba dạng tinh thể chủ yếu của trụ men là Hydroxyapatit, Fluorapatite, Carbonat, chất giữa trụ men là các tinh thể giả apatit (thay PO4 = CaCO3, MgCO3, CaF2,..). + Cấu trúc tinh thể hydroxyapatite [108] Cấu trúc khoáng này rất quan trọng, nó giải thích vì sao men răng tổn thương trong môi trường hòa tan acid. Thành phần khoáng của men cơ bản là một hydroxyapatite canxi được thay thế (substituted canxi hydroxyapatite), công thức hợp thức của hydroxyapatite là Ca10(PO4)6(OH)2.
  18. 5 Cấu trúc này cho thấy sự phân bố của các ion quanh cột hydroxyl trung tâm kéo dài theo hướng trục c theo hướng trục của tinh thể. Trên hình sơ đồ ta thấy ion hydroxyl được bao quanh bởi lần lượt các tam giác ion Ca (Ca II) và PO4, các tam giác này sắp xếp lần lượt và xoay lệch nhau một góc 600 theo trục c-axis. Đến lượt các tam giác ion này lại được bao quanh bởi lục giác ion Ca (Ca I). Cấu trúc toàn thể của tinh thể có thể được coi là một serie các đĩa hình lục giác xếp chồng lên nhau và lệch góc nhau lần lượt 600. Hình 1.1. Cấu trúc mạng tinh thể của hydroxyapatite [108] Tuy nhiên trong cấu trúc men răng cũng như tất cả cấu trúc khoáng khác, có nhiều biến thể trong cấu trúc của chúng. Các biến thể có thể là khuyết ion, đặc biệt là ion Ca và hydroxyl. Hydroxyl đã được báo cáo là thấp hơn 20 - 30% ở trong men so với apatite hợp thức. Các ion ngoại lai như là carbonat, fluoride, natri và magiê cũng thường xuyên được tìm thấy trong cấu trúc tinh thể. Do đó công thức tinh thể có thể thay đổi dưới dạng sau Ca10-x-y(HPO4)v(PO4)6-x(CO3)w(OH)2-x-y, trong đó v + w = x. Các khuyết hay thay thế như vậy có ảnh hưởng sâu sắc đến đặc tính của apatite, đặc biệt liên quan đến khả năng hòa tan trong môi trường pH thấp. - Sự kết hợp của các ion ngoại lai vào trong apatite men [108]. Quá trình trao đổi chất của men răng và môi trường miệng diễn ra liên tục và thường xuyên trong suốt đời sống của răng tuy nhiên mức độ trao đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc men, pH, thành phần khoáng chất của nước bọt, thời gian, … Sự kết hợp của fluoride điển hình được cho là do sự thay thế của ion fluoride vào các khoảng trống của hydroxyl hoặc chúng đẩy ion hydroxyl trong cột
  19. 6 hydroxyl theo trục c-axis. Điện thế cao của ion fluoride cùng với tính cân xứng của nó dẫn đến sự gắn khớp gần hơn của fluoride trong tam giác Ca II. Điều này có tác động làm vững cấu trúc tinh thể. Đặc tính này là quan trọng cốt yếu đến vai trò của fluoride trong phòng và kiểm soát sâu răng. Ngược lại, sự thay thế của ion carbonat vào trong apatite lại làm giảm tính bền vững của cấu trúc tinh thể và làm tăng khả năng bị hòa tan của chất khoáng. Carbonat có thể thay thế ion hydroxyl hoặc ion photphat hay photphat axit. Canxi cũng có thể bị thay thế bởi ion magiê, mặc dù điều này rất hạn hữu. Magiê được cho là khu trú trên bề mặt của tinh thể. Sự kết hợp magiê, do điện thế của nó, có thể làm giảm độ vững đến mạng lưới tinh thể, tương tự như đã thấy với sự kết hợp ion carbonat, do đó có thể làm tăng khả năng bị hòa tan của cấu trúc. - Sự sắp xếp của các tinh thể men răng có sự khác nhau tại các vị trí của men trên răng: Tại vùng men răng ở các bề mặt nhẵn, các tinh thể xếp chồng lên nhau theo hình xương cá, sự sắp xếp này tạo ra nhiều khoảng trống giữa các trụ men, đây là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất của men răng với môi trường miệng khi men răng mới mọc và chưa trưởng thành. Hình 1.2. Vùng men ở hố rãnh [82] Tại vùng men ở hố rãnh, các tinh thể sắp xếp chồng lên nhau theo hình lốc xoáy hay hình mái ngói, sự sắp xếp này tạo ra sự khít sát cao và dầy đặc hơn của các tinh thể men (Hydroxyapatit). Điều này làm cho men răng vùng này cứng hơn so với men tại bề mặt nhẵn ngay tại thời điểm khi men răng mới mọc, tuy nhiên
  20. 7 chính sự khít sát cao này cũng làm hạn chế sự trao đổi chất của men răng với môi trường miệng dẫn đến hạn chế sự trưởng thành của men răng sau khi mọc (Fluorapatit thay thế cho Hydroxyapatit rất thấp, làm giảm tính đề kháng khi men răng trưởng thành). Đây cũng chính là một trong các lý do giải thích tại sao vùng hố rãnh có tỷ lệ sâu răng cao hơn vùng mặt nhẵn của răng, cũng như việc phòng sâu răng cho vùng này bằng các biện pháp cung cấp fluor cho kết quả không cao. * Quá trình ngấm vôi và trao đổi chất của men răng - Thời gian ngấm vôi trung bình của răng vĩnh viễn từ 3 - 6 năm tính từ lúc hình thành và phát triển của mầm răng, là thời điểm tốt nhất để cung cấp fluor theo đường toàn thân [5], [65]. - Quá trình trao đổi chất của men răng + Trao đổi chất ở men răng mới mọc + Răng sau khi mọc và tiếp xúc với môi trường miệng, việc tạo men đã chấm dứt, con đường dinh dưỡng và trao đổi chất theo đường toàn thân từ tủy răng qua dịch ngà trong ống Tom bị hạn chế dần, bù lại môi trường miệng lại là nguồn cung cấp khoáng chất cho men răng. Quá trình trao đổi chất của men răng và môi trường miệng diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt đời sống của răng, tuy nhiên mức độ trao đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc men, pH và thành phần khoáng chất của nước bọt, thời gian v.v… Do độ xốp bề mặt, người ta đã đề xuất rằng men trải qua một thời kỳ trưởng thành sau khi mọc. Không ai giải thích đầy đủ bản chất của sự trưởng thành như vậy, nhưng người ta cho rằng trong giai đoạn này, các ion khoáng và fluoride trong môi trường miệng khuếch tán vào men răng bề mặt. Bằng chứng cho một quá trình như vậy được đề xuất bởi thực tế là nồng độ fluor trong men bề mặt tăng lên sau khi mọc. Tuy nhiên, từ quan điểm hóa học, người ta đánh giá cao quá trình này được trung gian như thế nào vì dường như không có một động lực nào thực sự tồn tại trong điều kiện pH tự nhiên (trung tính). Trong thời gian 1 - 2 năm đầu tính từ khi răng mọc diễn ra sự trao đổi chất mạnh mẽ với các thành phần khoáng hóa của môi trường miệng, nhóm Carbonat (men răng chưa được hoàn thiện có thành phần Apatite chứa nhiều Carbonat là
nguon tai.lieu . vn