Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐÀO QUỐC VIỆT NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐÀO QUỐC VIỆT NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG, TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG Ở ĐỐI TƯỢNG THỪA CÂN, BÉO PHÌ CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA MÃ SỐ: 9720107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Cán bộ hướng dẫn luận án: 1. GS.TS. Nguyễn Tiến Bình 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Đào Quốc Việt, nghiên cứu sinh khóa năm 2015-2019, Học viện Quân y, chuyên ngành Nội khoa xin cam đoan: - Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Tiến Bình, PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga. - Công trình này không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. - Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2021 Người viết cam đoan Đào Quốc Việt
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến: Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Quân y, phòng sau Đại học Học viện Quân y, Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Quân y 103. Bộ môn Khớp - Nội tiết Bệnh viện Quân y 103, Lãnh đạo và tập thể cán bộ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khoá học và luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Tiến Bình, PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần rất lớn để hoàn thành luận án này. Tôi xin trân thành cám ơn quý Thầy Cô Học viện Quân y đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô bộ môn Khớp – Nội tiết, quý Thầy Cô trong hội đồng chấm học phần, chuyên đề và các Thầy Cô phản biện, tham gia hội đồng chấm luận án các cấp đã nhiệt tình đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận án được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn những người tham gia vào nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác với tôi để thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành quyển luận án này. Đào Quốc Việt
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình Danh mục các biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3 1.1. Thừa cân, béo phì................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 3 1.1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì ........................................................ 3 1.1.3. Sinh lý bệnh của thừa cân, béo phì ................................................ 4 1.1.4. Chẩn đoán thừa cân, béo phì.......................................................... 9 1.1.5. Hậu quả của thừa cân, béo phì ..................................................... 10 1.2. Mật độ xương, loãng xương ............................................................... 11 1.2.1. Chu chuyển xương bình thường .................................................. 11 1.2.2.Dấu ấn chu chuyển xương Osteocalcin và Βeta- Crosslap ............. 18 1.2.3. Mật độ xương .............................................................................. 22 1.2.4. Loãng xương ............................................................................... 26 1.3. Mối liên quan giữa mật độ xương với thừa cân, béo phì .................... 30 1.3.1. Trọng lượng cơ thể, mô mỡ ảnh hưởng tích cực lên xương ......... 31 1.3.2. Trọng lượng cơ thể và mô mỡ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của xương ......................................................................... 32 1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về mối liên quan giữa mật độ xương với thừa cân, béo phì......................................................... 35 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 35
  6. 1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................. 38 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 40 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 40 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................... 40 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 40 2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 41 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 41 2.2.2. Cỡ mẫu ........................................................................................ 41 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu ............................................................... 42 2.3. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................ 45 2.3.1. Chỉ tiêu về tuổi và giới ................................................................ 45 2.3.2. Khám các chỉ số nhân trắc ........................................................... 45 2.3.3. Chỉ tiêu về các thói quen, hành vi ................................................ 47 2.3.4. Chẩn đoán một số bệnh lý kèm theo ............................................ 49 2.3.5. Các chỉ tiêu về huyết học, sinh hóa .............................................. 50 2.3.6. Định lượng nồng độ Osteocalcin và Βeta-Crosslap huyết thanh .. 52 2.3.7. Đo mật độ xương và tỷ lệ mỡ cơ thể bằng phương pháp DEXA .. 58 2.4. Xử lý số liệu ...................................................................................... 62 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu....................................................... 63 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 66 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu............................................... 66 3.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới và tình trạng mãn kinh ............................. 66 3.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt .................................................. 67 3.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc ở nhóm nghiên cứu ............................ 68 3.1.4. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa .................................................. 70 3.1.5. Đặc điểm chỉ số sinh hóa ............................................................. 70 3.2. Xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC và ΒC huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì ........................................ 71
  7. 3.2.1. Đặc điểm mật độ xương và tỷ lệ loãng xương ............................. 71 3.2.2. Đặc điểm nồng độ OC, BC huyết thanh. ...................................... 72 3.3. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng thừa cân, béo phì .................................................................... 75 3.3.1. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì ...................................... 75 3.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ OC và BC huyết thanh với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì. ..................................... 84 3.3.3. Phân tích đa biến mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, BC huyết thanh với một số đặc điểm của thừa cân, béo phì ........................................................................ 89 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .......................................................................... 91 4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ............................................................... 91 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới.............................................................. 91 4.1.2. Đặc điểm về thói quen sinh hoạt .................................................. 92 4.1.3. Đặc điểm chỉ số nhân trắc............................................................ 94 4.1.4. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa .................................................. 96 4.1.5. Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa ..................................................... 97 4.2. Đặc điểm mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì .................................................. 98 4.2.1. Đặc điểm mật độ xương, tỷ lệ loãng xương ................................. 98 4.2.2. Đặc điểm nồng độ OC, BC huyết thanh ..................................... 104 4.3. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ OC, ΒC huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng thừa cân, béo phì .................................................................. 108 4.3.1. Mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì .................................... 108
  8. 4.3.2. Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì ........................................... 117 4.4. Một số hạn chế của đề tài ................................................................. 120 KẾT LUẬN ............................................................................................... 121 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 123 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.......................................................................... 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 BAT Brown adipose tissue (mỡ nâu) 2 BC Βeta crosslap 3 BMI Body mass index (Chỉ số khối cơ thể) 4 CCX Chu chuyển xương 5 CRP C – reactive protein (Protein phản ứng C) 6 CSTL Cột sống thắt lưng 7 CXĐ Cổ xương đùi 8 DEXA Dual-Energy X-ray Absorptiometry Đo hấp phụ tia X năng lượng kép 9 ĐTĐ Đái tháo đường 10 GCXĐ Gãy cổ xương đùi 11 HCCH Hội chứng chuyển hóa 12 HDL-C Cholesterol trọng lượng phân tử cao 13 HOMA- Homeostatic Model Assessment for Insulin Resistance IR Chỉ số HOMA về kháng Insulin 14 IFCC International Federation of Clinical Chemistry Hiệp hội hóa sinh lâm sàng và xét nghiệm quốc tế 15 IL Interleukin 16 IOF International Osteoporosis Foundation Hiệp hội chống loãng xương quốc tế 17 LDL-C Low Density Lipoprotein – Cholesterol Cholesterol trọng lượng phân tử thấp 18 MĐX Mật độ xương 19 MSC Mesenchymal stem cell (Tế bào gốc trung mô) 20 OC Osteocalcin
  10. TT Viết tắt Viết đầy đủ 21 PBF Percent Body Fat (Tỷ lệ % mỡ cơ thể) 22 QUS Quantitative Ultrasounds Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm định lượng 23 RANK Receptor activator of nuclear factor kappa – B Chất hoạt hóa thụ thể của yếu tố nhân kappa -B 24 RANKL Receptor activator of nuclear factor kappa - B ligand Chất hoạt hóa thụ thể của liên kết yếu tố nhân kappa –B 25 TC-BP Thừa cân, béo phì 26 TG Triglyceride 27 THA Tăng huyết áp 27 TNF Tumor necrosis factor (yếu tố hoại tử u) 28 WAT White adipose tissue (mỡ trắng) 28 WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) 30 WHR Waist to hip ratio (Tỷ số vòng bụng trên vòng mông)
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Các hậu quả của thừa cân, béo phì ...................................................... 10 2.1. Các mức độ BMI người châu Á trưởng thành ..................................... 46 2.2. Tứ phân vị của chỉ số HOMA-IR ở nhóm chứng ................................ 50 2.3. Quy định cách đánh giá OC và BC huyết thanh theo tuổi, giới ........... 58 2.4. Chẩn đoán loãng xương dựa vào chỉ số T-score ................................. 62 3.1. Đặc điểm về tuổi của các đối tượng nghiên cứu.................................. 66 3.2. Đặc điểm về giới và tỷ lệ mãn kinh .................................................... 66 3.3. Đặc điểm về thói quen theo giới tính ở nhóm thừa cân, béo phì ......... 68 3.4. Giá trị trung bình chỉ số nhân trắc ...................................................... 68 3.5. Giá trị trung bình chỉ số nhân trắc ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới ... 69 3.6. Đặc điểm thừa cân, béo phì ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới ......... 69 3.7. Hội chứng chuyển hóa ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới ................ 70 3.8. Đặc điểm chỉ số sinh hóa .................................................................... 70 3.9. Đặc điểm chỉ số sinh hóa ở nhóm thừa cân, béo phì theo giới............. 71 3.10. Trung bình mật độ xương của nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng ... 71 3.11. Tỷ lệ giảm mật độ xương, loãng xương của nhóm thừa cân, béo phì và nhóm chứng ................................................................................... 72 3.12. Đặc điểm OC, BC huyết thanh ........................................................... 72 3.13. Mối liên quan giữa MĐX với nồng độ OC huyết thanh ở nhóm thừa cân, béo phì ........................................................................................ 73 3.14. Mối liên quan giữa MĐX với nồng độ BC huyết thanh ở nhóm thừa cân, béo phì ........................................................................................ 74 3.15. Mối tương quan giữa mật độ xương với nồng độ OC, BC huyết thanh... 75 3.16. Mối liên quan giữa mật độ xương với giới và tình trạng mãn kinh ..... 75 3.17. Mối liên quan giữa mật độ xương với đặc điểm thói quen .................. 76
  12. Bảng Tên bảng Trang 3.18. Đặc điểm mật độ xương với chỉ số nhân trắc ...................................... 77 3.19. Phân tích mối tương quan giữa mật độ xương với một số chỉ số nhân trắc ..................................................................................................... 78 3.20. Đặc điểm mật độ xương với hội chứng chuyển hoá ............................ 80 3.21. Tỷ lệ giảm mật độ xương, loãng xương ở nhóm TC-BP theo giới ...... 81 3.22. Mối liên quan giữa loãng xương với tình trạng mãn kinh ................... 81 3.23. Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng xương với tuổi .................................... 82 3.24. Mối liên quan giữa loãng xương với chỉ số khối cơ thể ...................... 82 3.25. Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng xương cổ xương đùi (total) với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì. ......................................... 83 3.26. Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng cổ xương đùi (neck) với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì..................................................... 83 3.27. Mối liên quan giữa tỷ lệ loãng xương cột sống thắt lưng với một số đặc điểm ở đối tượng thừa cân, béo phì. ............................................. 84 3.28. Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với giới tính ........... 84 3.29. Mối liên quan giữa nồng độ OC, BC huyết thanh với tuổi .................. 85 3.30. Mối liên quan giữa nồng độ OC huyết thanh với đặc điểm thói quen, chỉ số nhân trắc................................................................................... 85 3.31. Mối liên quan giữa nồng độ BC huyết thanh với đặc điểm thói quen, chỉ số nhân trắc................................................................................... 86 3.32. Mối liên quan giữa nồng độ OC huyết thanh với đặc điểm khác ......... 87 3.33. Liên quan giữa nồng độ BC huyết thanh với một số đặc điểm khác .... 88 3.34. Giá trị p trong phân tích đa biến liên quan giữa mật độ xương với một số đặc điểm của đối tượngthừa cân, béo phì ................................ 89 3.35. Giá trị p trong phân tích đa biến liên quan giữa nồng độ OC và BC huyết thanh với một số đặc điểm của đối tượng thừa cân, béo phì ...... 90
  13. DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Chu chuyển xương thông thường........................................................ 12 1.2. Mối tương tác giữa các dòng tế bào tạo xương và hủy xương ............. 14 1.3 Cấu tạo của phân tử BC và ICTP ........................................................ 16 2.1. Máy xét nghiệm sinh hóa AU480 Beckman Coulter ........................... 43 2.2. Máy xét nghiệm huyết học XP 100 ..................................................... 43 2.3. Máy xét nghiệm phân tích miễn dịch Cobas e411-2012 Roche ........... 44 2.4. Máy đo loãng xương DEXXUM T ..................................................... 44 2.5. Cách đo vòng bụng ............................................................................. 47 2.6. Nguyên lý điện hóa phát quang .......................................................... 52 2.7. Đo mật độ xương tại cổ xương đùi trên máy DEXXUM T ................. 60 2.8. Đo mật độ xương tại cột sống thắt lưng trên máy DEXXUM T .......... 61
  14. DANH MỤC BỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới ở nhóm thừa cân, béo phì ............................ 67 3.2. Đặc điểm về thói quen ........................................................................ 67 3.3. Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hoá ........................................................ 70 3.4. Mối liên quan giữa mật độ xương cổ xương đùi và cân nặng .............. 79 3.5. Mối liên quan giữa mật độ xương cột sống thắt lưng và cân nặng ...... 79 3.6. Mối liên quan giữa mật độ xương cổ xương đùi và chỉ số khối cơ thể....... 80
  15. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống con người ở Việt Nam đang ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số cũng có xu hướng tăng cao. Loãng xương là bệnh lý phổ biến hơn so với trước đây. Khi bị loãng xương, khả năng chịu lực của cơ thể giảm dần, đang trở thành một vấn đề quan trọng đối với toàn xã hội [1], [2]. Ở những người cao tuổi, loãng xương nặng dần, có thể gây gãy xương, chất lượng cuộc sống bị suy giảm rõ rệt. Trước đây, bệnh lý loãng xương thường chỉ gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới cũng bị loãng xương. Tùy theo từng nghiên cứu, tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở nam ước tính từ 10-25% [3], [4]. Gãy xương ở nam giới nặng nề hơn so với nữ giới [3], [5]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo trong thế kỷ XXI, châu Á là tâm điểm của tình trạng loãng xương. Ở Việt Nam tỷ lệ loãng xương trong số những người trên 60 tuổi [6] ước tính là 3,2% ở nam giới và 20% ở nữ giới. Những người từ 50 tuổi trở lên có khoảng 14% phụ nữ và 5% nam giới bị loãng xương [7], [8]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mật độ xương như tuổi cao, giới tính, chế độ dinh dưỡng, nghề nghiệp, tình trạng mãn kinh, thừa cân, béo phì (TC-BP)... [9]. Trong những năm gần đây tình trạng thừa cân, béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ, ảnh hưởng tới sức khỏe đối với cả người lớn và trẻ em [10], [11]. Thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng làm tăng tỷ lệ bệnh tật. Ngoài biến chứng đến hệ thống tim mạch còn gây biến đổi nội tiết, chuyển hóa nghiêm trọng [9]. Theo số liệu công bố của WHO (2008), toàn thế giới có khoảng 1,5 tỷ người từ 20 tuổi trở lên thừa cân, hơn 200 triệu nam và 300 triệu phụ nữ bị béo phì. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoáng 1,9 tỷ người thừa cân, béo phì trên toàn thế giới [10]. Nghiên cứu về mối liên quan giữa mật độ xương và tình trạng thừa cân, béo phì đã thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả còn những điểm khác nhau [12], [13], [14]. Có những quan điểm cho rằng mô mỡ đóng vai trò bảo vệ hệ thống xương. Người béo phì có nguy cơ loãng xương thấp hơn những người bình thường
  16. 2 và nhẹ cân [15], [16]. Hiện nay đã có các bằng chứng cho thấy mô mỡ có tác động tiêu cực đến độ vững chắc của xương do tiết ra một số Adipokine và yếu tố viêm làm thay đổi quá trình tái tạo xương [17]. Để chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh loãng xương có thể dựa vào kết quả đo mật độ xương hoặc định lượng các dấu ấn chu chuyển xương [18]. Nhiều nghiên cứu cho thấy dấu ấn chu chuyển xương có vai trò hỗ trợ chẩn đoán, dự báo nguy cơ mất dần tổ chức xương, dễ gây biến chứng gãy xương và giúp theo dõi khi điều trị bằng các thuốc chống loãng xương [18]. Theo khuyến cáo của hiệp hội chống loãng xương quốc tế (IOF), Hiệp hội Hóa sinh lâm sàng và xét nghiệm quốc tế (IFCC) 2011, hai dấu ấn chu chuyển xương có thể ứng dụng trong lâm sàng, dự báo nguy cơ loãng xương và theo dõi hiệu quả điều trị là dấu ấn tạo xương Osteocalcin và dấu ấn hủy xương Beta-crosslap. Trong những năm vừa qua, ở Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về mật độ xương, tình trạng loãng xương ở các nhóm đối tượng khác nhau. Những nghiên cứu tập trung vào đối tượng những người người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nghiên cứu về mật độ xương, tình trạng loãng xương, nồng độ dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân béo phì thuộc diện Ban bảo vệ sức khỏe cấp tỉnh quản lý (là những người có nhận thức cao, có điều kiện kinh tế, sống trên địa bàn một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam có những đặc trưng riêng về địa dư, phong tục tập quán) vẫn chưa được triển khai một cách đầy đủ. Trong những năm vừa qua, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mật độ xương, tỷ lệ loãng xương và một số dấu ấn chu chuyển xương ở đối tượng thừa cân, béo phì” với hai mục tiêu: 1. Xác định mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ Osteocalcin và Βeta-Crosslap huyết thanh ở đối tượng thừa cân, béo phì do Tỉnh uỷ Hoà Bình quản lý. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, nồng độ Osteocalcin, Βeta-Crosslap huyết thanh với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng trên.
  17. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thừa cân, béo phì 1.1.1. Khái niệm Béo phì là một bệnh chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi sự gia tăng của chất béo trong cơ thể. Theo WHO, béo phì là một báo hiệu tình trạng sức khỏe kém, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và đã trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tàn tật và tử vong [19]. Theo tiêu chuẩn đánh giá béo phì của WHO dành cho người châu Á trưởng thành, thừa cân khi BMI ≥ 23 kg/m2 và béo phì BMI ≥ 25 kg/m2 [20]. Chẩn đoán béo phì dựa vào trọng lượng mỡ cơ thể bằng phương pháp đo hấp phụ tia X năng lượng kép (DEXA: Dual-Energy X-ray Absorptiometry), béo phì khi trọng lượng mỡ cơ thể ở nữ ≥ 35% và ở nam ≥ 25% [21], [22]. 1.1.2. Dịch tễ học thừa cân, béo phì Những nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ thừa cân béo phì (TC-BP) nói chung đang gia tăng trên toàn thế giới với một tốc độ đáng báo động, xuất hiện ở cả các nước đang phát triển và phát triển [23]. Trong năm 2010, TC- BP đã được ước tính gây ra 3,4 triệu ca tử vong, làm giảm 3,9% năm tuổi thọ. Một báo cáo năm 2012 cho thấy, tỷ lệ TC-BP chuẩn hóa theo tuổi tăng gần gấp đôi từ 6,4% (5,7-7,2%) năm 1980 lên 12,0% (11,5-12,5%) trong năm 2008 [24]. Trên toàn cầu từ năm 1980 đến năm 2013 tỷ lệ TC-BP đã tăng lên 27,5% ở người lớn và 47,1% cho trẻ em [25]. Dữ liệu dịch tễ học cho thấy gần 36% số người Mỹ trưởng thành hiện đang bị béo phì [26]. Ở nhiều nước đang phát triển, béo phì cùng tồn tại với suy dinh dưỡng (BMI
  18. 4 Điều đáng lo ngại là trên phạm vi toàn cầu, tình trạng gia tăng TC-BP ở lứa tuổi trẻ em trong đó tỷ lệ béo phì ở các nước phát triển cao gấp hai lần các nước đang phát triển [28]. Tính chung trên toàn châu Âu, tỷ lệ TC-BP ở trẻ em nữ (21,1%) cao hơn so với trẻ em trai (18,6%) [29]. Ở Việt Nam, TC-BP cũng đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành một vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, tỉ lệ TC-BP (BMI ≥ 23) cả nước ở người trưởng thành năm 2005 là 16,3% trong khi đó tỉ lệ TC-BP (BMI ≥ 23) trong độ tuổi 20-60 của thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là 32,6% [30]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Ngọc Diệp năm 2011 ở 2500 học sinh tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ TC-BP khá cao (theo thứ tự là 20,8% và 7,7%). Đa số thừa cân hay béo phì đều là nam (67,1% và 91,7%) [30]. 1.1.3. Sinh lý bệnh của thừa cân, béo phì 1.1.3.1. Bệnh nguyên và yếu tố thuận lợi Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới như là hệ quả của việc tiêu thụ thức ăn có hàm lượng calo cao, giảm hoạt động thể chất, yếu tố di truyền, và lượng dư thừa glucocorticoid [31], [32], [33]. Gần đây, một số nghiên cứu genome quy mô lớn (GWAS) đã cho thấy cấu trúc di truyền và cơ chế sinh học của bệnh béo phì, hơn 250 locus gen đã được xác định cho monogenic, hội chứng, hoặc các hình thức phổ biến của bệnh béo phì [33]. Một số căn nguyên nhân chính được xác định có vai trò quan trọng dẫn tới TC-BP: - Quá tải calo: Về phương diện chuyển hóa, TC-BP do quá tải calo vượt quá nhu cầu cơ thể. Tuy nhiên có sự khác nhau tùy cá nhân trong sử dụng năng lượng và nhu cầu cơ vân. - Ăn nhiều: Ăn quá nhu cầu cơ thể thường là nguyên nhân gây TC-BP (95%). - Nguyên nhân di truyền: 69% người TC-BP có bố hoặc mẹ TC-BP; 18% cả bố lẫn mẹ đều béo phì, có 7% là có tiền sử gia đình không có ai bị TC-BP.
  19. 5 - Nguyên nhân nội tiết: Hội chứng Cushing, cường insulin, giảm chức năng tuyến giáp, hội chứng béo phì-sinh dục (hội chứng Froehlich hay Babinski-Froehlich). - Nguyên nhân do thuốc: Tăng cân có thể do sử dụng hocmon steroid và bốn nhóm thuốc kích thích tâm thần chính (Chống trầm cảm cổ điển Benzodiazepin, Lithium, thuốc chống loạn thần) [120]. 1.1.3.2. Bệnh sinh Sinh bệnh học của hội chứng chuyển hoá (HCCH) nói chung và TC-BP nói riêng phần lớn là do đề kháng Insulin. Tuổi, gen và các yếu tố môi trường, như ăn thức ăn giàu calo và lối sống kém vận động làm tăng mức độ đề kháng Insulin. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, quan điểm này đã thay đổi đáng kể. Mô mỡ hiện được biết đến là một cơ quan nội tiết hoạt động, giải phóng các axit béo tự do (FFA) và các Adipokine như Leptin, Adiponectin, TNFα, interleukin-6 (IL-6), và Protein liên kết Retinol-4 (RBP-4). Tất cả đều có thể hoạt động trên các mô khác, bao gồm não, gan và cơ để điều chỉnh lượng thức ăn, cân bằng năng lượng và độ nhạy Insulin [34]. Mô mỡ ở người có hai loại: mô mỡ màu trắng (White adipose tissue - WAT) và mô mỡ màu nâu (brown adipose tissue – BAT). Trong khi WAT có vai trò dự trữ năng lượng thì BAT có vai trò đốt cháy năng lượng để sinh nhiệt [35]. Sự chuyển đổi từ WAT sang BAT chịu nhiều tác động bởi các yếu tố nội tiết và tác nhân môi trường [36]. WAT dễ dàng được chuyển đổi thành BAT khi tiếp xúc với lạnh kéo dài hoặc được điều trị bằng thuốc chủ vận β- adrenergic [36]. Tập thể dục cũng được báo cáo làm tăng quá trình chuyển đổi từ WAT thành BAT và giúp tiêu hao năng lượng [37]. Ở cấp độ phân tử, quá trình chuyển đổi WAT thành BAT được điều chỉnh bởi nhiều yếu tố và con đường tín hiệu, trong đó có sự tham gia của thụ thể kích hoạt peroxisome-γ (PPARγ) coactivator-1α (PGC-1α, yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi số 21 (Fibroblast Growth Factor - FGF 21) [38], protein tạo hình xương (Bone
  20. 6 morphogenetic protein - BMPs) đặc biệt là BMP4 và BMP7, các yếu tố tăng trưởng dạng β (Transforming growth-factor-beta - TGF-β) [39], [40]. Các nghiên cứu trước đây chỉ cho thấy BAT quan trọng đối với quá trình sinh nhiệt và cân bằng năng lượng ở động vật có vú nhỏ, các loài gặm nhấm do nó có tác dụng thúc đẩy tiêu hao năng lượng, giảm mỡ và bảo vệ các loài này khỏi béo phì do chế độ ăn uống [41], [42]. Nhưng thường được coi là không tồn tại ở người trưởng thành, ngoại trừ những trường hợp không phổ biến như tiếp xúc với lạnh thường xuyên, cường Adrenergic trong u Pheochromocytoma và trong các khối u [43]. Từ năm 2009, các tác giả đã sử dụng chụp cắt lớp phát xạ positron (PET/CT) với các chất phóng xạ như 18F- fluorodeoxyglucose (18F-FDG) để đo hoạt động trao đổi chất của các mô, kết quả của các nghiên cứu cho thấy BAT hiện diện và có thể được kích hoạt ở hầu hết người trưởng thành; tổng hoạt động của BAT có liên quan nghịch với tỷ lệ mỡ và các chỉ số của HCCH. Điều này cho thấy việc tăng khối lượng và/hoặc hoạt động của BAT có thể là mục tiêu dược lý cho điều trị ở bệnh nhân béo phì [44], [45], [46]. Ở chiều ngược lại, sự phân bố của WAT ảnh hưởng lớn đến nguy cơ trao đổi chất. Tăng mỡ bụng/nội tạng có liên quan đến nguy cơ cao mắc bệnh chuyển hóa, trong khi tăng mỡ dưới da ở đùi và hông gây ra ít hoặc không có nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Bằng chứng gần đây chỉ ra rằng những khác biệt về chức năng này có thể là do nguồn gốc phát triển của mô mỡ và có lẽ do mức độ xâm nhập của các mô mỡ này vào các mô khác là khác nhau, chúng giải phóng ra các cytokine góp phần vào việc đề kháng insulin ở bệnh béo phì [47]. Ở người TC-BP thường có sự đề kháng Insulin do các hormone khác tiết ra từ mô mỡ trắng nội tạng, mô mỡ trắng dưới da bụng (sau đây gọi tắt là WAT) gây tăng insulin máu. Nhiều nghiên cứu gần đây thấy rằng Adiponectin là một hormone do WAT bài tiết có vai trò quan trọng trong đề kháng insulin, giảm ở các trường hợp béo phì [48].
nguon tai.lieu . vn