Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGÔ THẾ MẠNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT MŨI BẰNG CÁC VẠT DA VÙNG TRÁN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGÔ THẾ MẠNH NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TỔN KHUYẾT MŨI BẰNG CÁC VẠT DA VÙNG TRÁN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI Chuyên ngành: Răng hàm mặt Mã số: 62720601 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS Vũ Ngọc Lâm 2. TS Lê Đức Tuấn HÀ NỘI – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu, nhận xét và kết quả trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Ngô Thế Mạnh
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐM : Động mạch TM : Tĩnh mạch TDN : Thái dương nông NC : Nghiên cứu BN : Bệnh nhân
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3 1.1 Đặc điểm giải phẫu mũi và vùng trán. ..................................................... 3 1.1.1 Giải phẫu mũi ..................................................................................... 3 1.1.2 Giải phẫu vùng trán............................................................................ 7 1.2 Nguyên nhân và phân loại tổn khuyết mũi ................................................ 20 1.2.1 Nguyên nhân .................................................................................... 20 1.2.2 Phân loại tổn thương khuyết mũi .................................................... 21 1.3 Các phương pháp điều trị tổn thương khuyết phần mềm mũi. .............. 21 1.3.1 Kế hoạch điều trị và phẫu thuật tạo hình ......................................... 21 1.3.2 Nguyên tắc và bậc thang điều trị phẫu thuật tạo hình ..................... 22 1.4 Điều trị tổn khuyết mũi bằng vạt da vùng trán ...................................... 27 1.4.1 Lựa chọn bệnh nhân ......................................................................... 30 1.4.2 Các vấn đề về kỹ thuật mổ ............................................................... 31 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 36 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 36 2.1.1. Nghiên cứu giải phẫu ...................................................................... 36 2.1.2. Nghiên cứu lâm sàng ...................................................................... 36 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 37 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu giải phẫu ................................................ 37 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu lâm sàng ................................................. 45 2.2.3. Đánh giá kết quả ................................................................................ 54 2.3. Phân tích và xử lý số liệu ...................................................................... 58 2.4. Đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 58 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 59 3.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu các nguồn cấp máu cho da vùng trán ... 59
  6. 3.1.1. Hệ động mạch thái dương nông ...................................................... 59 3.1.2. Hệ tĩnh mạch thái dương nông........................................................ 64 3.1.3. Hệ mạch trên ròng rọc, trên ổ mắt .................................................. 65 3.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng ................................................................ 72 3.2.1 Đặc điểm chung ............................................................................... 72 3.2.2. Đặc điểm kỹ thuật ........................................................................... 76 3.2.3. Kết quả phẫu thuật .......................................................................... 81 Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 91 4.1. Kết quả nghiên cứu giải phẫu ............................................................... 91 4.1.1. Hệ động mạch thái dương nông ...................................................... 91 4.1.2. Hệ tĩnh mạch thái dương nông........................................................ 99 4.1.3. Hệ mạch trên ròng rọc, trên ổ mắt ................................................ 101 4.2. Kết quả nghiên cứu lâm sàng .............................................................. 104 4.2.1. Đặc điểm chung ............................................................................ 104 4.2.2. Đặc điểm kỹ thuật.......................................................................... 107 4.2.3. Kết quả .......................................................................................... 111 KẾT LUẬN ................................................................................................... 121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 3.1 Góc tạo bởi nhánh trán và thân chung ĐM TDN ............................ 60 3.2 Đặc điểm các nhánh tận của nhánh trán ......................................... 61 3.3 Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán ......................................... 62 3.4 Đường kính động mạch.................................................................... 66 3.5 Khoảng cách từ động mạch tới đường giữa tại bờ trên cung mày... 67 3.6 Khoảng cách từ động mạch tới góc mắt trong tại bờ trên cung mày68 3.7 Chiều dài động mạch đi vào cơ trán ................................................ 68 3.8 Chiều dài động mạch đi vào tổ chức dưới da .................................. 69 3.9 Đường kính tĩnh mạch .................................................................... 70 3.10 Vị trí tĩnh mạch ............................................................................... 71 3.11 Nguyên nhân tổn thương ................................................................. 73 3.12 Phân loại theo kích thước tổn thương ............................................. 74 3.13 Phân loại theo chiều dày tổn thương ............................................... 75 3.14 Số lượng đơn vị mũi tổn thương ..................................................... 75 3.15 Các dạng vạt trán ............................................................................. 76 3.16 Kích thước vạt ................................................................................. 76 3.17 Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và các dạng vạt tạo hình 77 3.18 Mối liên quan giữa kích thước tổn thương và các dạng vạt trán .... 78 3.19 Thời gian cắt cuống vạt theo ngày .................................................. 78 3.20 Phân bố theo số lần phẫu thuật chỉnh sửa ........................................ 79 3.21 Liên quan các dạng vạt và phương pháp tạo hình nơi cho vạt ........ 79 3.22 Liên quan kích thước vạt và phương pháp tạo hình nơi cho vạt ..... 80 3.23 Kết quả gần ..................................................................................... 81 3.24 Kết quả điều trị xa sau 6 tháng ........................................................ 83 3.25 Mối liên quan giữa các dạng vạt và kết quả điều trị gần ................ 85
  8. Bảng Tên bảng Trang 3.26 Mối liên quan giữa các dạng vạt và kết quả điều trị xa .................. 85 3.27 Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và kết quả điều trị gần .......... 86 3.28 Mối liên quan giữa vị trí tổn thương và kết quả điều trị xa ............ 87 3.29 Mối liên quan giữa số đơn vị tổn khuyết và kết quả phẫu thuật gần .......................................................................................................... 88 3.30 Mối liên quan giữa số đơn vị tổn khuyết và kết quả phẫu thuật xa 88 3.31 Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và kết quả phẫu thuật gần .......................................................................................................... 89 3.32 Mối liên quan giữa chiều dày tổn thương và kết quả phẫu thuật xa 89 3.33 Các biến chứng của phẫu thuật ....................................................... 90
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1 Phân bố tổn thương theo giới ............................................................... 72 3.2 Phân bố tổn thương theo tuổi ................................................................ 72 3.3 Phân bố vị trí tổn thương mũi ............................................................... 74 3.4 Đánh giá kết quả gần của các phương pháp điều trị ............................ 82 3.5 Đánh giá kết quả xa của các phương pháp điều trị .............................. 84
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Tiểu đơn vị giải phẫu thẩm mỹ vùng mũi .......................................... 4 1.2 Cấu trúc khung xương và sụn cánh mũi ............................................ 5 1.3 Cấu trúc cơ ở mũi ............................................................................... 5 1.4 Sơ đồ cấp máu và thần kinh chi phối cho mũi ................................... 6 1.5 Sơ đồ cấp máu cho mũi ...................................................................... 6 1.6 Vùng trán được chia thành 3 đơn vị giải phẫu ................................... 8 1.7 Nếp nhăn da vùng trán ....................................................................... 9 1.8 Cân Galea và cơ trán ........................................................................ 10 1.9 Cơ mảnh khảnh ................................................................................ 11 1.10 Cơ vòng mi ....................................................................................... 12 1.11 Cơ hạ mày ........................................................................................ 12 1.12 Cơ cau mày ..................................................................................... 13 1.13 Các lớp giải phẫu vùng trán ............................................................. 14 1.14 Động mạch thái dương nông và các nhánh ...................................... 16 1.15 Động mạch trên ròng rọc ................................................................. 18 1.16 Khâu đóng trực tiếp.......................................................................... 24 1.17 Sử dụng vạt da hai thùy trong tạo hình cánh mũi ............................ 26 1.18 Giải phẫu vạt da vùng trán ............................................................... 29 1.19 Vạt trán được sử dụng tạo hình khuyết cánh mũi ............................ 29 1.20 Vạt dạng đảo cuống động mạch thái dương nông ........................... 30 1.21 Tạo hình vạt trán cuống kinh điển ................................................... 32 1.22 Ung thư biểu mô vùng mũi- má tạo hình bằng vạt da trán cuống TDN .......................................................................................................... 33 2.1 Xác định mốc giải phẫu ................................................................... 39 2.2 Đường thẳng Reid ........................................................................... 40 2.3 Thiết kế đường phẫu tích ................................................................ 41
  11. Hình Tên hình Trang 2.4 Phẫu tích vùng trán ......................................................................... 41 2.5 Phẫu tích bó mạch và thần kinh thái dương nông phải .................... 42 2.6 Phẫu tích bó mạch trên ròng rọc phải .............................................. 42 2.7 Hệ trục tọa độ xOy và tọa độ chia nhánh tận của ĐM TDN ........... 43 2.8 Vẽ sơ đồ nhánh trán ĐM thái dương nông và nhánh tận ................. 44 2.9 Bệnh nhân nữ 59 tuổi (Số LT: 971) K biểu mô vảy đầu mũi- trụ mũi phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tạo hình bằng vạt cuống KĐ ................. 48 2.10 Bệnh nhân nữ 79 tuổi (Số LT: 509) K biểu mô đáy sườn mũi- má phải. Tạo hình bằng vạt KĐ cuống dạng đảo ........................................... 49 2.11 Bệnh nhân nam 21 tuổi (Số LT: 263) Teo lép cánh mũi phải bẩm sinh được phẫu thuật tạo hình khuyết xuyên toàn bộ cánh mũi bằng vạt cuống kinh điển ................................................................................ 51 2.12 Bệnh nhân nam 76 tuổi (Số LT: 1078/15) K biểu mô đáy cánh mũi phải được phẫu thuật cắt u tạo hình bằng vạt cuống TDN .............. 52 2.13 Bệnh nhân nữ 71 tuổi (Số LT: 20-0662) K biểu mô đáy sống mũi phải được phẫu thuật tạo hình bằng vạt cuống kinh điển ........................ 54 3.1 Các dạng chia nhánh tận của nhánh trán.......................................... 63 3.2 Tĩnh mạch trán ................................................................................. 64 3.3 Bó mạch trên ròng rọc...................................................................... 65 3.4 Bó mạch trên ổ mắt ......................................................................... 66 3.5 Đo khoảng cách từ ĐM trên ổ mắt và trên ròng rọc đến đường giữa .......................................................................................................... 67 3.6 Phẫu tích mạch và xác định vị trí mạch đi vào cơ trán .................... 70 4.1 Nguyễn Thị H (Số lưu trữ: 244)..................................................... 113 4.2 Nguyễn Cẩm T (SBA: 15136) Khuyết đầu và trụ mũi tạo hình bằng vạt cuống TDN ............................................................................... 114 4.3 Đới Thị H ...................................................................................... 116 4.4 BN Vũ Trọng H ............................................................................. 118
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mũi nằm ở tầng giữa mặt, đóng vai trò quan trọng cả về chức năng cũng như thẩm mỹ, là bộ phận không thể thiếu tạo đường nét hài hòa của khuôn mặt [1],[2]. Tổn khuyết phần mềm mũi thường gặp do nhiều nguyên nhân như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, sau phẫu thuật cắt bỏ khối u lành tính, u ác tính, di chứng xạ trị hoặc do bẩm sinh. Những tổn khuyết này gây ảnh hưởng nghiêm trọng về thẩm mỹ, có thể ảnh hưởng tới chức năng và tác động nhiều đến tâm lý, giao tiếp và các quan hệ xã hội của bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình. Vì vậy, việc phục hồi hình thể của mũi góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Tạo hình tổn khuyết mũi là khôi phục lại hình thể không gian 3 chiều của mũi nên rất phức tạp, khó khăn và là thách thức đối với nhiều phẫu thuật viên. Phẫu thuật tạo hình mũi là phẫu thuật sớm nhất được ghi lại vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên. Theo thời gian, nhiều kỹ thuật đã được sử dụng, mỗi kỹ thuật đều có ưu nhược điểm riêng và phát huy được hiệu quả khi chỉ định đúng. Những phát hiện về tiểu đơn vị giải phẫu thẩm mỹ mũi cùng với sự tiến bộ trong nghiên cứu về cấp máu cho da đã mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho phẫu thuật tạo hình mũi [3]. Có nhiều phương pháp tạo hình tổn khuyết mũi như: khâu đóng trực tiếp, liền thương định hướng, ghép da, ghép phức hợp sụn vành tai, sử dụng các vạt tại chỗ, sử dụng các vạt lân cận, sử dụng các vạt lân cận kết hợp với vạt giãn tổ chức và sử dụng các vạt từ xa. Việc lựa chọn phương pháp kỹ thuật tạo hình nào cho phù hợp phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tính chất của tổn khuyết [4], [5]. Tuy nhiên, do cấu trúc giải phẫu đặc biệt của vùng mũi với lớp da và niêm mạc mỏng, khung sụn và xương khá mảnh nhưng đủ vững để đảm bảo hình thể, thẩm mỹ và chức năng của mũi nên hầu như không có vạt tổ chức nào thực sự hoàn hảo để thay thế được tổn khuyết vùng mũi. Trong các loại vạt tổ chức được sử dụng tạo hình tổn khuyết vùng mũi thì vạt da vùng trán được cho là có nhiều ưu điểm nhất và được nhiều phẫu thuật viên
  13. 2 lựa chọn. Vạt trán đã sử dụng để tạo hình mũi ở Ấn Độ trong thời gian 600-700 trước Công nguyên, được Sushruta mô tả trong tạo hình mũi cho những tù binh bị cắt mũi [6], [7], sau đó kỹ thuật này đã trở nên phổ biến khắp châu Âu. Sử dụng vạt da vùng trán thực chất là sử dụng các vạt da cân được cấp máu bởi các nhánh động mạch trên ròng rọc, trên ổ mắt và nhánh trán động mạch thái dương nông dưới dạng cuống liền. Chính vì vậy, hiểu biết kỹ về giải phẫu các nguồn cấp máu cho da vùng trán sẽ giúp phẫu thuật viên linh hoạt, tự tin trong sử dụng vạt da vùng trán trong tạo hình tổn khuyết mũi. Ở Việt Nam, phẫu thuật tạo hình điều trị tổn khuyết phần mềm vùng mũi đã được sử dụng ở nhiều chuyên khoa khác nhau như chuyên khoa tạo hình, ung thư, răng hàm mặt, tai mũi họng với nhiều loại chất liệu khác nhau, vạt da trán cũng là một chất liệu được nhiều tác giả lựa chọn. Đã có một số tác giả nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi có sử dụng vạt trán. Năm 2017 Phạm Thị Việt Dung đã nghiên cứu về hệ mạch thái dương nông và ứng dụng trong tạo hình. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào hệ thống được những đặc điểm giải phẫu cấu trúc da vùng trán, các nguồn mạch nuôi da trán với chỉ định sử dụng các vạt có cuống mạch nuôi vùng trán để tạo hình tổn khuyết mũi. Ngoài ra, những quan điểm về điều trị theo tiểu đơn vị cấu trúc giải phẫu thẩm mỹ, tính đa dạng của các tổn khuyết mũi và việc đánh giá các chất liệu tạo hình phủ vẫn còn là vấn đề đang được quan tâm. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều trị tổn khuyết mũi bằng các vạt da vùng trán có cuống mạch nuôi” nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu và các nguồn cấp máu cho da vùng trán trên người Việt trưởng thành. 2. Đánh giá kết quả sử dụng các vạt da trán có cuống mạch nuôi trong điều trị tổn khuyết mũi.
  14. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm giải phẫu mũi và vùng trán. 1.1.1 Giải phẫu mũi 1.1.1.1 Giải phẫu bề mặt mũi Mũi có dạng hình tháp với đỉnh nằm giữa 2 mắt, đáy quay xuống dưới là nơi mở ra của 2 lỗ mũi, từ ngoài vào trong mũi được cấu tạo bởi 3 lớp: da cơ, khung xương sụn và niêm mạc [8]. Dựa vào cấu trúc và thành phần cấu tạo, mũi được chia ra thành 9 tiểu đơn vị bao gồm: 1 sống mũi, 1 đầu mũi, 1 trụ mũi, 2 sườn mũi, 2 cánh mũi và 2 tam giác nền [9], [10]. Ngoài ra, một số tác giả còn đưa ra cách phân chia khác như: Natvig chia mũi thành 3 phần: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới. Hoặc Yotsuyanagi chia ra thành 5 tiểu đơn vị: 1 gốc mũi, 1 sống mũi, 1 đầu mũi và 2 cánh mũi [11]. Da ở đầu mũi và cánh mũi dày có nhiều tuyến bã nhô hẳn lên và dính chặt với tổ chức bên dưới và khó di động Phần nền của tháp mũi tạo bởi trụ mũi và lỗ mũi ngoài. Trụ mũi nối đỉnh mũi với môi trên và chia nền mũi thành hai lỗ mũi ngoài. Ranh giới giữa đỉnh mũi và trụ mũi như một mốc giải phẫu quan trọng trong kỹ thuật tạo hình đầu mũi. Góc đầu mũi với trụ mũi tạo bởi hai mặt phẳng của trụ mũi với đầu mũi. Cánh mũi giới hạn với má bởi rãnh mũi má. So với người châu Âu mũi của người châu Á thấp hơn và thiếu 1 số cơ mũi, cung mày phẳng hơn, cấu trúc sụn xương không nhô cao như mũi người châu Âu. Tuy nhiên mũi của người châu Á không có tiểu đơn vị tam giác nền và vùng cung mày được coi là một tiểu đơn vị độc lập. Mũi của người châu Á được chia làm năm tiểu đơn vị cấu trúc thẩm mỹ: vùng cung mày, vùng sống mũi, vùng đầu mũi, hai vùng cánh mũi, vùng sống mũi mở rộng đến ranh giới mũi xương hàm trên [12].
  15. 4 Hình 1.1 Tiểu đơn vị giải phẫu thẩm mỹ vùng mũi *nguồn: BaKer-Local Flaps in Facial [5] 1.1.1.2 Giải phẫu các cấu trúc mũi  Khung xương Khung xương sụn mũi có thể chia làm 3 phần (Sheen, 1978): vòm xương, vòm sụn trên, vòm sụn dưới [13]. Khung xương mũi là vành xương hình quả lê gồm có hai xương mũi và phần mũi của xương trán, mỏm trán và khuyết mũi của xương hàm trên.  Sụn Sụn và xương mũi hỗ trợ da và mô mềm bên trên và duy trì hình dạng của mũi. Trong đó, sụn là một cấu trúc cực kỳ quan trọng trong giải phẫu mũi vì nó chi phối 2/3 hình dạng thẩm mỹ của mũi [14]. Cấu trúc sụn mũi: gồm sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ, sụn mũi phụ, sụn mũi bên, sụn vách mũi và sụn lá mía. - Sụn cánh mũi là một mảnh sụn mỏng mềm mại, cong hình chữ u uốn quanh lỗ mũi, sụn mũi có cấu trúc đôi, nó tạo nên khung sụn của đỉnh mũi. - Sụn vách mũi: Có hình tứ giác nằm trên đường giữa tạo nên gần toàn bộ phần trước vách mũi, sụn có 2 mặt và 4 bờ. - Sụn lá mía: Là hai mảnh sụn nhỏ nằm theo phần trước bờ sau dưới của sụn vách mũi đệm giữa sụn vách mũi và bờ trước của xương lá mía.
  16. 5 Hình 1.2 Cấu trúc khung xương và sụn cánh mũi *nguồn: F. Netter (2007) Giải phẫu người [15]  Các cơ của mũi Các cơ của mũi là cơ bám da, bao gồm cơ nở hay cơ hẹp mũi. Cơ cau mày Cơ khít cánh mũi Cơ nở cánh mũi Cơ hạ vách mũi Hình 1.3 Cấu trúc cơ ở mũi *nguồn: Harsha (2013)[16] 1.1.1.3. Đặc điểm cấp máu vùng mũi Động mạch: Cấp máu cho niêm mạc mũi chủ yếu là động mạch bướm khẩu cái và động mạch sàng trước, ngoài ra còn nhánh khẩu cái trước, động mạch chân bướm khẩu cái (nhánh của động mạch hàm trên) [15], [34]. Nhánh cánh mũi và vách mũi của động mạch mặt cấp máu cho cánh mũi và phần dưới của vách mũi. Nhánh lưng mũi của động mạch mắt và nhánh dưới ổ mắt của động mạch hàm trên cấp máu cho phần ngoài của cánh mũi.
  17. 6 Tĩnh mạch mũi: Tạo thành đám rối ở dưới niêm mạc và chạy kèm theo động mạch. Bạch huyết: Các hạch bạch huyết của mũi đổ về chuỗi hạch cổ sâu. Hình 1.4 Sơ đồ cấp máu và thần kinh chi phối cho mũi * nguồn: F. Netter (2007) Giải phẫu người [15] Hình 1.5 Sơ đồ cấp máu cho mũi *nguồn: Shiffman (2013) [16]
  18. 7 1.1.1.4. Thần kinh của mũi: - Thần kinh chi phối vận động các cơ mũi là nhánh của dây thần kinh VII. - Chi phối cảm giác của mũi là nhánh trán, nhánh mũi mi của thần kinh mắt và nhánh dưới ổ mắt của thần kinh hàm trên (tất cả đều thuộc thần kinh sinh ba). - Chi phối cho vùng ngửi là các tế bào khứu giác ở niêm mạc vùng mũi. - Chi phối giao cảm cho hốc mũi là các nhánh hạch chân bướm khẩu cái. 1.1.2 Giải phẫu vùng trán 1.1.2.1 Phân chia vùng trán Vùng trán được xem như vùng da đầu kéo dài không tóc. Giới hạn giải phẫu vùng trán phía trước là chân tóc phía trên, mũi, ấn đường, lông mày ở dưới. Đầu ngoài lông mày là giới hạn ngoài vùng trán. Đường chân tóc phía trước được xác định là giới hạn trên của vùng trán và là ranh giới giữa trán và da đầu. Theo Cotofana (2017), vùng trán được chia thành 3 vùng nông và 3 vùng sâu (một vùng trung tâm và hai vùng bên) [17]. Da vùng trán mềm mại, co giãn tốt, lớp mỡ dưới da tương đối mỏng. Vùng FI: Đơn vị trán phải giới hạn bởi phía ngoài là đường chân tóc trán - thái dương, phía trong là đường thẳng chạy qua tâm điểm của đồng tử hướng lên trên đỉnh đầu, phía trên là đường chân tóc của đơn vị trán giữa, phía dưới là đường kéo dài của cung mày ra thái dương. Vùng FII: Đơn vị trán giữa được giới hạn phía trên là đường chân tóc trán, tiếp giáp với đơn vị trán trước. Phía dưới tiếp giáp với hai cung mày. Phía ngoài là hai đường thẳng chạy qua tâm điểm của đồng tử. Vùng FIII: Đơn vị trán trái được giới hạn tương tự đơn vị trán phải.
  19. 8 Hình 1.6 Vùng trán được chia thành 3 đơn vị giải phẫu FI. Trán phải, FII. Trán giữa, FIII. Trán trái. *nguồn: Trần Thiết Sơn (2019) Phương pháp giãn da trong phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ [18] 1.1.2.2 Các lớp vùng trán. Vùng trán gồm 5 lớp như da đầu (SCALP): da, tổ chức dưới da, cân galea và cơ trán, tổ chức liên kết lỏng lẻo, màng xương.  Da và tổ chức dưới da Lớp mô mềm che phủ vùng trán bao gồm: da, hệ thống cân cơ nông bên dưới bề mặt da (superficial musculoaponeurotic system – SMAS), và nhiều lớp mỡ [19]. Da và tổ chức dưới da vùng trán (lớp thứ nhất và thứ 2 tương ứng) được liên kết với nhau rất chắc chắn, vì vậy rất khó có thể phẫu thuật tách riêng hai lớp này. Da vùng trán rất nhiều tuyến bã và tuyến mồ hôi, là một trong những vùng da dầy nhất trên khuôn mặt với chiều dày trung bình 2,4 mm. Da vùng trán giảm độ dày và sự tập trung của tuyến bã từ vùng cung mày cho đến đường chân tóc trước. Đặc điểm này cũng tương tự ở vùng thái dương tính từ góc mắt ngoài đến chân tóc. Da vùng trung tâm của trán bám chắc chắn với tổ chức dưới da tạo thành một tổ chức phần mềm dày, chắc chắn và ít di động. Từ trong ra ngoài sự di động của da tăng lên [20], [21]. Nếp nhăn da vùng trán chạy ngang và hơi cong lên, thẳng đứng ở phía ngoài. Ở vùng ấn đường các nếp nhăn chạy thẳng đứng.
nguon tai.lieu . vn