Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN TOÀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NỢ CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN TOÀN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NỢ CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ THỊ LANH 2. TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN ******** Tôi tên là: Ngô Văn Toàn Sinh ngày: 25 tháng 11 năm 1985 Hiện công tác tại: Trường Đại học Tài chính - Marketing Là học viên nghiên cứu sinh khóa 20 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã số NCS: 010120150026 Cam đoan luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng; Mã số: 93.40.20.1 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Lanh và TS. Lê Thị Anh Đào Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong chuyên đề được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Ngô Văn Toàn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp, quý thầy cô và Trường Đại học Tài chính – Marketing nơi tôi công tác. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý giá trong thời gian học tập dưới mái trường. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Lê Thị Lanh và TS. Lê Thị Anh Đào - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Sau Đại Học, chị Vũ Thị Thu Hà – Quản lý lớp NCS K20 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Trường Đại học Tài chính - Marketing, Bộ môn Tài chính doanh nghiệp nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi, để tôi hoàn thành luận án này. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án này. TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng .... năm 2022 Nghiên cứu sinh Ngô Văn Toàn
  5. iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Các lý thuyết xác định là có liên quan đến CTKHN như Lý thuyết đánh đổi tĩnh; Lý thuyết chi phí đại diện; Lý thuyết phát tín hiệu; Lý thuyết phù hợp kỳ hạn; Lý thuyết thể chế; Lý thuyết về tính sẵn có của thông tin và quyền của chủ nợ. Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước, các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN được phân loại gồm 2 nhóm yếu tố: đặc điểm công ty, chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô. Trên cơ sở phân tích tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm để làm cơ sở đưa ra các nhận xét và tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Theo đó các khoảng trống nghiên cứu, luận thực hiện các mục tiêu nghiên cứu sau: (1) Đánh giá ảnh hưởng của các yếu đến CTKHN; (2) Đánh giá vai trò điều tiết của chất lượng thể chế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN; (3) Đánh giá vai trò điều tiết của phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN; (4) Đánh giá vai trò điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN. Luận án phát triển 2 mô hình để kiểm định: Mô hình 1 đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN và tốc độ điều chỉnh CTKHN. Mô hình 2 đánh giá vài trò điều tiết của các yếu tố chất lượng thể chế, nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế và phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân tích và xử lý dữ liệu bằng mô hình hồi quy riêng phần, mô hình đánh giá vai trò điều tiết và kiểm định tính vững. Trong mô hình nghiên cứu xuất hiện biến trễ của biến phụ thuộc (CTKHN) làm biến độc lập, hệ số hồi quy của biến này sử dụng để xác định tốc độ điều chỉnh CTKHN và mô hình được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến CTKHN và tốc độ điều chỉnh CTKHN cũng như đánh giá vai trò điều tiết trong luận án. Luận án thực hiện các phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu. Thực trạng chung về thị trường vốn, phát triển tài chính và chất lượng thể chế. Kết quả kiểm định mô hình 1 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN và tốc độ điều chỉnh CTKHN của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: kỳ hạn tài sản, quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng, chất lượng tài sản công ty, tài sản thang khoản, ảnh hưởng của thuế, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, phát triển tài chính cũng cho thấy ảnh hưởng cùng chiều đến CTKHN. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phát tài chính triển tài chính làm CTKHN có lợi hơn là ảnh hưởng của phát triển định chế tài chính. Kết quả kiểm định mô hình 2 để đánh giá vai trò điều tiết, kết quả cho
  6. iv thấy vai trò điều tiết xuất hiện với các yếu tố phát triển tài chính và nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế, kết quả này không tìm thấy bằng chứng về vai trò điều tiết của chất lượng thể chế. Vai trò điều tiết của phát triển định chế tài chính đối với ảnh hưởng tỷ số nợ làm giảm CTKHN trong khi vai trò điều tiết của phát triển thị trường tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ vừa làm tăng giảm CTKNH. Ngoài ra, vai trò điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ làm giảm CTKHN dài hạn. Kiểm định tính vững cũng khẳng định xu hướng chung là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoáng có sự thay đổi sử dụng nợ từ dài sang ngắn hạn.
  7. v THESIS SUMMARY The identified theories related to the debt maturity structure include Static Trade-off Theory, Agency cost theory; Signaling theory; The theory of term matching; Institutional theory; Theory of information availability, and creditor rights. In the overview of previous studies, the factors affecting the debt maturity structure are clas- sified into two groups of factors: company characteristics, institutional quality, and macroeconomics. Based on an overview analysis of empirical studies as a basis for making comments and finding research gaps. Accordingly, the research gaps, the the- sis implements the following research objectives: (1) Assess the influence of the fac- tors on the debt maturity structure; (2) Assess the regulatory role of institutional quali- ty on the effect of debt ratio on the debt maturity structure; (3) Evaluation of the regu- latory role of financial development on the effect of debt ratio on debt maturity struc- ture; (4) Evaluation of the regulatory role of long-term financing of the economy on the effect of debt ratio on the debt maturity structure. The thesis develops two models to test: Model 1 evaluates the influence of factors on the debt maturity structure and the adjustment speed of the debt maturity structure. Model 2 assesses the moderating role of institutional quality, long-term funding sources of the economy, and financial development on the influence of debt ratio on the debt maturity structure. The thesis uses the partial regression model's data analysis and processing approach to evaluate the regulatory role and test its stability. In the research model, the dependent variable appears to lag as an independent variable, the regression coefficient of this variable is used to determine the adjustment speed of the dependent variable, and the model is used to evaluate the influence of the dependent variable. The factors affecting the debt maturity structure and the adjustment speed of the debt maturity structure, as well as the assessment of the regulatory role in the thesis. The thesis analyzes and tests the research model. General status of capital markets, financial development, and institu- tional quality. The results of the model 1 test show that the factors affecting the debt maturity structure and the adjustment speed of the debt maturity structure of listed companies on the Vietnamese stock market are affected by factors such as asset ma- turity and size. Companies, growth opportunities, company asset quality, asset liquidi- ty, tax effects, inflation, and economic growth. In addition, financial development also
  8. vi shows a positive influence on the debt maturity structure. However, the influence of financial development on financial development is more beneficial than the effect of financial institution development. The results of model 2 testing to evaluate the mod- erating role, the results show that the moderating role appears with the factors of fi- nancial development and long-term financing of the economy. This result does not find evidence of the moderating role of institutional quality. The moderating role of financial institution development on the debt ratio's effect reduces the debt maturity structure, while the moderating role of financial market development on the debt ra- tio's effect has both increased and decreased the debt ratio. In addition, the moderating role of the economy's long-term financing on the effect of the debt ratio reduces the long-term debt ratio. The sustainability test also confirms the general trend that com- panies listed on the stock market have a change in debt use from long to short term.
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN ÁN ...................................................................................................iii MỤC LỤC .................................................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... x DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... xi DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ........................................................................ xi CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................... 1 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ........................................................... 4 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................................... 8 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 8 1.3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 8 1.3.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 8 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 9 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 9 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 10 1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10 1.6. Những điểm mới và đóng góp của luận án ............................................................ 11 1.6.1. Những điểm mới của luận án.............................................................................. 11 1.6.2. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 12 1.7. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................... 13 1.8. Kết cấu của luận án ................................................................................................ 13 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC . 14 2.1. Khung khái niệm ................................................................................................... 14 2.2. Khung lý thuyết ..................................................................................................... 18 2.2.1. Cấu trúc kỳ hạn nợ.............................................................................................. 18 2.2.2. Lý thuyết đánh đổi .............................................................................................. 19 2.2.3. Lý thuyết phát tín hiệu ........................................................................................ 20 2.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện ................................................................................... 21 2.2.5. Lý thuyết phù hợp về kỳ hạn .............................................................................. 21
  10. viii 2.2.6. Lý thuyết thể chế ................................................................................................ 22 2.2.7. Lý thuyết quyền lực chủ nợ và tính sẵn sàng thông tin ...................................... 23 2.2. Các bằng chứng thực nghiệm ................................................................................ 26 2.2.1. Yếu tố thuộc về đặc điểm công ty ...................................................................... 26 2.2.2. Các yếu tố chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô ................................................. 29 2.2.3. Ảnh hưởng các yếu tố đến tốc độ điều chỉnh CTKHN ...................................... 32 2.3. Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu ....................................................... 33 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 38 3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu ............................................................................. 38 3.2. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................ 38 3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ................................................................................ 38 3.2.2. Vai trò điều tiết của chất lượng thể chế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................................................................................................................... 51 3.2.3. Vai trò điều tiết của phát triển tài chính đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ...................................................................................................................................... 53 3.2.4. Vai trò điều tiết của nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN cho trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ........................................................................................................... 54 3.3. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 57 3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 59 3.4.1. Đo lường biến ..................................................................................................... 59 3.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 61 3.4.3. Các kiểm định mô hình ....................................................................................... 64 3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................ 65 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 66 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 68 4.1. Thị trường vốn, phát triển tài chính và chất lượng thể chế ................................... 68 4.1.1. Thị trường vốn .................................................................................................... 68 4.1.1.1. Ngân hàng và thị trường chứng khoán ............................................................ 68 4.1.1.2. Nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế .............................................................. 70
  11. ix 4.1.2. Phát triển tài chính .............................................................................................. 71 4.1.3. Chất lượng thế chế .............................................................................................. 73 4.2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................... 76 4.2.1. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu .................................................................... 76 4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến ............................................................ 79 4.2.3. Kiểm tra đa cộng tuyến....................................................................................... 81 4.3. Kết quả hồi quy và thảo luận kết quả .................................................................... 82 4.3.1. Kết quả và thảo luận kết quả hồi quy mô hình 1 ................................................ 82 4.3.2. Kết quả và thảo luận kết quả hồi quy mô hình 2 ................................................ 94 4.3.3. Kiểm định tính vững (Robustness test) ............................................................ 106 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................. 115 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 117 5.1. Kết luận................................................................................................................ 117 5.2. Hàm ý chính sách ................................................................................................ 121 5.2.1. Hàm ý từ kết quả phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN và tốc độ điều chỉnh CTKHN............................................................................................................. 121 5.2.2. Hàm ý từ kết quả phân tích vai trò điều tiết của phát triển tài chính và nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế.......................................................................................... 125 5.3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 127 5.3.1. Hạn chế của luận án .......................................................................................... 127 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 128 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 129 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 141
  12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDP - Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GMM - Generalized Method of Mo- Tổng quát hóa phương pháp hồi quy theo mo- ments ments HNX - Hanoi Stock Exchange Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE (HSX) - Ho Chi Minh Stock Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Exchange Minh JSCBs - Joint-stock commercial Ngân hàng thương mại cổ phần banks NPV - Net Present Value Hiện giá thuần của khoản đầu tư SOCBs - State owned commercial Ngân hàng thương mại sở hữu nhà nước banks WTO - World Trade Organization Tổ chức thương mại Thế giới PCA – Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính CTKHN Cấu trúc kỳ hạn nợ
  13. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước trong tổng quan lý thuyết .......... 24 Bảng 3.1: Tổng hợp biến và kỳ vọng dấu của mô hình ................................................ 56 Bảng 3.2: Biến và mô tả biến ....................................................................................... 59 Bảng 3.3: Kiểm định Wooldridge và kiểm định Breusch-Pagan ................................. 64 Bảng 4.1:Tín dụng trong nước và vốn hóa thị trường .................................................. 68 Bảng 4.2: Khối lượng trái phiếu phát hành và kỳ hạn trung bình của trái phiếu ......... 70 Bảng 4.3: Chỉ số phát triển tài chính và chỉ số thành phần .......................................... 72 Bảng 4.4: Chất lượng thế chế tổng hợp và các chỉ báo thành phần ............................. 74 Bảng 4.5: Thống kê mô tả biến đặc điểm công ty ........................................................ 76 Bảng 4.6: Thống kê mô tả biến chất lượng thể chế, nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế và kinh tế vĩ mô ........................................................................................................ 77 Bảng 4.7: Ma trận tương quan ...................................................................................... 79 Bảng 4.8: Nhân tử phóng đại phương sai của các biến độc lập ................................... 81 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình 1 ........................................................................... 82 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy mô hình 1.2 ...................................................................... 88 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy mô hình 1.2 (tiếp theo) .................................................... 91 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình 2 ......................................................................... 95 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình 2 (tiếp theo) ....................................................... 99 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình 2 (tiếp theo) ..................................................... 103 Bảng 4.15: Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN ngắn hạn .......................... 109 Bảng 4.16: Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN ngắn hạn .......................... 112 Bảng 4.17: Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến CTKHN ngắn hạn .......................... 114 DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ Hình 4.1: Xu hướng phát triển của ngân hàng và thị trường chứng khoán .................. 69 Hình 4.2: Xu hướng phát triển tài chính ....................................................................... 73 Hình 4.3: Chất lượng thế chế tổng thể.......................................................................... 75 Hình 4.4: Xu hướng trung bình của CTKHN của công ty ......................................... 107
  14. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến cấu trúc nợ của các công ty niêm yết trong và ngoài nước thường tập trung nhiều vào cấu trúc vốn (Roberts & Sufi, 2009; Graham & Leary, 2011, Colla & cộng sự, 2020). Sự chú ý được dành cho việc lý giải tại sao các công ty phát hành nhiều nợ hơn là phát hành vốn chủ sở hữu và làm thế nào cấu trúc vốn tối ưu được thiết kế để tối thiểu chi phí tài trợ cho công ty. Các khảo sát của Roberts & Sufi (2009), Graham & Leary (2011) cho thấy số lượng lớn các nghiên cứu tập trung sự chú ý vào cấu trúc vốn. Các tác động tuyến tính, phi tuyến, tác động gián tiếp của các yếu tố này đến cấu trúc vốn cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mặc dù, các nghiên cứu về cấu trúc vốn đã có rất nhiều trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu tập trung vào khía cạnh nợ còn chưa nhiều và cũng chưa có sự thống nhất về kết quả. Tổng quan lý thuyết cho thấy cấu trúc nợ là yếu tố trung tâm của cấu trúc vốn (Colla & cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy một trong đặc điểm quan trọng nhất của nợ là kỳ hạn (Colla & cộng sự, 2020). Vốn được cho là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Để tài trợ cho hoạt động kinh doanh này, vốn có thể được tài trợ từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu có thể kể đến đó là tài trợ bằng nợ và bằng vốn chủ sở hữu. So với vốn chủ sở hữu, tài trợ bằng nợ cũng có những yêu sách đối với tài sản của công ty. Tài trợ bằng nợ được cho là rẻ hơn so với tài trợ bằng vốn cổ phần (Ozkan & Trzeciakiewicz, 2014), vì những lý do sau: Một là, chủ nợ được ưu tiên hơn chủ sở hữu vì chủ nợ được thanh toán trước tiên từ thu nhập của công ty. Hai là, sự bảo vệ của chủ nợ nói chung mạnh mẽ hơn chủ sở hữu vì chủ nợ có thể bắt đầu thủ tục phá sản nếu công ty không thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết khi vay nợ. Nợ là một trong những khía cạnh quan trọng của cấu trúc vốn của công ty liên quan đến câu hỏi liệu các lựa chọn cấu trúc kỳ hạn nợ (CTKHN) có thể ảnh hưởng đến giá trị của công ty hay không. Mặc dù nợ là một hình thức tài trợ ít tốn kém hơn, nhưng nợ cũng làm tăng xác suất công ty có thể vỡ nợ và do đó có thể dẫn đến phá sản. Kết hợp với thực tế là nợ cũng làm tăng sự biến động thu nhập của công ty, làm gia tăng khả năng gặp kiệt quệ tài chính và phá sản làm cho việc vay nợ trở nên kém
  15. 2 hấp dẫn hơn và làm giảm giá trị của công ty. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn về lợi ích và chi phí của việc vay nợ để giải thích lý do tại sao công ty chọn tài trợ bằng nợ ngay từ đầu; liệu có số lượng nợ tối ưu để tối đa hóa giá trị công ty hay không và nếu có một chính sách nợ tối ưu, thì đặc điểm nào của công ty là quan trọng trong việc xác định chính sách đó. Thực tế cho thấy, tài trợ nợ có cả ưu điểm và nhược điểm đối với sự phát triển của công ty và các khoản đầu tư chiến lược công ty (O’Brien & David, 2010). Theo Fama & French (2002), lợi ích của việc vay nợ bao gồm khấu trừ thuế của lãi và giảm các vấn đề về dòng tiền tự do, trong khi chi phí cho vay nợ bao gồm chi phí phá sản tiềm ẩn và mâu thuẫn đại diện giữa các cổ đông và chủ nợ. Do đó, khi lựa chọn tài trợ nợ, các nhà quản lý cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa lợi ích thuế của việc vay nợ và chi phí của sự kiệt quệ tài chính phát sinh từ rủi ro phá sản (Kraus & Litzenberger, 1973) và chi phí đại diện (Jensen & Meckling, 1976). Nhiều nghiên cứu mở rộng đã và đang được tiến hành, cố gắng đưa ra lời giải thích về cách tạo ra mức tài trợ nợ tốt nhất có tính đến các lợi ích và rủi ro, cho đến nay vẫn chưa đưa ra một lý thuyết nào thuyết phục (Baltaci & Ayaydin, 2014; Myers, 1984). Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, nơi thị trường vốn hoạt động chưa hiệu quả, giả định cấu trúc vốn hoàn hảo không tồn tại, cấu trúc nợ được cho là có ảnh hưởng đến giá trị công ty, việc lựa chọn CTKHN phù hợp có thể ảnh hưởng đến giá trị của công ty, ngoài ra lựa chọn này cũng giúp công ty tránh khỏi sự không phù hợp kỳ hạn bằng cách sắp xếp cấu trúc tài sản phù hợp với nợ phải trả có thể giảm thiểu tác động xấu của chi phí sử dụng vốn, có thể giải quyết vấn đề mâu thuẫn đại diện và có thể phát tín hiệu tin cậy về chất lượng tài sản công ty (Cai & cộng sự, 2008). Bên cạnh các vấn đề thường được tập sự nghiên cứu trong tài chính doanh nghiệp hiện đại, CTKHN rất quan trọng đối với giá trị công ty, đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi và sẽ phát triển Việt Nam. Để đảm bảo tính kế thừa nghiên cứu này là sự tiếp nối các nghiên cứu hiện có (Ngô Văn Toàn & Phạm Thị Thu Hồng, 2015; Trần Thị Thùy Linh & Nguyễn Thanh Nhã, 2017; Ngô Văn Toàn, 2018; Nguyễn Thanh Liêm & cộng sự, 2018; Lê Thị Lanh & cộng sự, 2021) về CTKHN doanh nghiệp ở Việt Nam, mà trọng tâm là tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm mới về các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  16. 3 Bên cạnh các yếu tố là đặc điểm doanh nghiệp được nghiên cứu, sự chú ý tập trung vào các yếu tố bên ngoài cũng được chú ý đến như sự phát triển của thị trường chứng khoán và phát triển của khu vực ngân hàng (Nguyễn Thanh Liêm & cộng sự, 2018; Thuy An Chung & Quynh Trang Phan, 2020). Tuy nhiên, kết quả thực nghiệm vẫn còn chưa đi đến thống nhất, cả về yếu tố đặc điểm và yếu tố bên ngoài (chất lượng thể chế và kinh tế vĩ mô), vì một số nguyên nhân như điều kiện thị trường và các trung gian tài chính, vấn đề pháp luật, các đại diện cho những yếu tố này để thực nghiệm vẫn chưa kết quả thống nhất. Sự quan tâm ngày càng tăng trong việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến CTKHN. Tuy nhiên, một hoạt động chưa được chú ý liên quan đến nghiên cứu CTKHN, đó là vai trò điều tiết. Vai trò điều tiết giúp tìm ra mối quan hệ trước đây bị bỏ qua hoặc chưa rõ ràng và giúp mở rộng lý thuyết, điều này được đánh giá là một đại diện cho sự phát triển trong học thuật. Như vậy, khi đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến CTKHN, nơi công ty hoạt động và thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong điều kiện thị trường chưa hoàn thiện, yếu tố chất lượng thể chế, phát triển tài chính và nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế được cho là những yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN. Cần thiết phải tập trung vào vài trò điều tiết của các yếu tố này đối với ảnh hưởng của tỷ số nợ đến CTKHN. Trong hiểu biết của tác giả thì điều này trong thời gian qua chưa được tập trung để thực nghiện cứu, đặc biệt là bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ vấn đề lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy việc xác định vấn đề nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN công ty là cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam. Cùng với các yếu tố đặc điểm công ty, thì các yếu tố thể chế và kinh tế vĩ cần phải được nghiên cứu đến. Như đã phân tích cấu trúc nợ là yếu tố trung tâm của cấu trúc vốn công ty, cấu trúc nợ được đề cấp đến là đặc điểm nổi bật nhất của là CTKHN (Stephan & cộng sự, 2011; Alcock & cộng sự, 2012; Lemma & Negash, 2012; Colla & cộng sự, 2020), vì thế sự chú ý của nghiên cứu này tập trung vào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CTKHN. Từ những phân tích trên cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ có thể làm tăng giá trị công ty trong bối cảnh nền kinh tế như trường hợp của Việt Nam là vấn đề rất cần thiết được nghiên cứu. Để vay nợ dài hạn, để có CTKHN hợp lý, công ty tại Việt Nam cần phải làm gì?
  17. 4 Vấn đề này tại Việt Nam hiện chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Đây là một thiếu sót, khiến công ty thiếu cơ sở vững chắc khi đưa ra quyết định liên quan đến việc lựa chọn CTKHN hợp lý để tài trợ cho hoạt động công ty. Với vai trò quan trọng của CTKHN đối với hoạt động của công ty, để giải quyết vấn đề này nhiệm vụ đặc ra là cần tìm ra những giải pháp tối ưu, qua đó giúp công ty hoạt động tốt trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam. Vì vậy, tác giả luận án mạnh dạn tiến hành chủ đề nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc nợ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài của luận án tiến sĩ của mình. 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Để đánh giá tình hình các nghiên cứu liên quan, các nghiên cứu trước này sẽ được theo nhóm: các nghiên cứu về cấu trúc nợ là nhóm thứ nhất, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng là đặc điểm công ty và thể chế và kinh tế vĩ mô nhóm thứ hai, nhóm thứ ba là vai trò của hạn chế tài chính, phát triển tài chính, chất lượng thể chế và tiếp cận tài trợ dài hạn tại thị trường vốn, nhóm cuối cùng là tác động gián tiếp, tác động điều chỉnh, tác động phi tuyến và tác động ngưỡng. Thứ nhất, là các nghiên cứu về cấu trúc nợ. Nghiên cứu của Colla & cộng sự (2020) đã tiến hành đánh giá tổng quan các nghiên cứu hiện có về cấu trúc nợ, đây là yếu tố trung tâm trong cấu trúc vốn của một công ty. Các tác giả đã tiến hành khảo sát cả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến các đặc điểm của nợ (như kỳ hạn nợ và mức độ ưu tiên), sau đó là liệt kê các loại nợ (khoản vay ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, hạn mức tín dụng, thương phiếu và thuê tài sản vốn). Ngoài ra, một cấu trúc nợ theo Servaes & cộng sự (2006) cần phải tồn tại ít nhất là một hoặc nhiều hơn các tác động như giảm (thuế, chi phí giao dịch, chi phí đại diện, chi phí khốn khó), cải thiện tiếp cận thị trường và cung cấp thông tin tốt hơn cho thị trường. Theo Barclay & Smith Jr (1995), trong hầu hết các nghiên cứu về cấu trúc vốn doanh nghiệp đều cho rằng tất cả các khoản nợ là như nhau. Hay như, Harris & Raviv (1990) cho rằng các nghiên cứu trước đây về cấu trúc vốn đã tập trung vào phân tích tổng nợ dưới giả định rằng tất cả các khoản nợ là thuần nhất. Tuy nhiên, nợ khác nhau bởi các đặc điểm nổi bật như kỳ hạn và sự ưu tiên (Colla & cộng sự, 2020). Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu chọn kỳ hạn nợ để nghiên
  18. 5 cứu là chủ yếu (Stephan & cộng sự, 2011; Lemma & Negash, 2013 và Etudaiye- Muhtar & cộng sự, 2017). Như vậy, phần lớn sự chú ý đã được dành cho các vấn đề tại sao các công ty lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ và cấu trúc vốn tối ưu được thiết kế như thế nào để giảm thiểu chi phí tài trợ (xem khảo sát của Frank & Goyal (2007) nghiên cứu rộng lớn về cấu trúc vốn). Cùng quan điểm này nghiên cứu của Lê Thị Lanh & Ngô Văn Toàn (2019) cũng cho biết những nghiên cứu về các yếu tố quyết định tài trợ của công ty có hai lĩnh vực chủ yếu. Thứ nhất đó là nghiên cứu về cấu trúc vốn, đó là lựa chọn giữa vốn cổ phần và nợ. Thứ hai là nghiên cứu về kỳ hạn nợ là quyết định lựa chọn giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong luận án này, tác giả tập trung vào chủ đề ít được nghiên cứu hơn trong cấu trúc vốn, đó là CTKHN. CTKHN là một đặc điểm nội bật nhất của cấu trúc nợ, có rất nhiều công trình trước đã tiến hành nghiên cứu. Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng là đặc điểm công ty và vĩ mô Ban đầu các nghiên cứu đề cập đến vai trò của các mối quan hệ ngân hàng, nguồn nợ và cơ hội tăng trưởng trong các quyết định cấu trúc nợ. Houston & James (1996) chỉ ra rằng việc dựa vào vay ngân hàng phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tầm quan trọng của cơ hội tăng trưởng và tài sản vô hình, đòn bẩy tổng thể, số lượng các mối quan hệ ngân hàng và khả năng tiếp cận thị trường nợ công bố của doanh nghiệp. Đặc biệt, việc phụ thuộc vào vay ngân hàng đang giảm dần trong quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tổng thể. Những kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng chuyên cho vay các công ty nhỏ hơn, ít rủi ro hơn. Họ cũng nhận thấy rằng mối quan hệ giữa vay ngân hàng và tầm quan trọng của các cơ hội tăng trưởng là quan hệ ngược chiều đối với các công ty chỉ có mối quan hệ ngân hàng và quan hệ cùng chiều đối với các công ty có các mối quan hệ ngân hàng và nợ công bố. Tiếp theo là các nghiên cứu đã tập trung vào các quyết định về phát hành mới. Hadlock & James (2002) đặt câu hỏi tại sao một số công ty vay từ các nguồn công bố trong khi những công ty khác lại vay từ ngân hàng. Họ nhận thấy rằng các công ty bị định giá thấp có xu hướng vay vốn từ các ngân hàng, bởi vì các ngân hàng có khả năng định giá chính xác các yêu cầu tài trợ và do đó làm giảm bớt những vấn đề bất cân xứng thông tin nào. Ngoài ra, độ nhạy của việc lựa chọn nợ ngân hàng để giải
  19. 6 quyết vấn đề thông tin cao hơn đối với các doanh nghiệp không có nợ công bố, đây là những đại diện của các giả thuyết về chi phí giao dịch thấp của nợ ngân hàng. Ngoài ra, Lemma & Negash (2013) cũng tìm thấy những ủng hộ từ các giả thuyết như: chi phí đại diện, chi phí phá sản, chi phí giao dịch, áp lực của thanh khoản và vai trò của tài trợ linh hoạt trong quyết định CTKHN của công ty ở châu Phi. Trong nghiên cứu này, Lemma & Negash (2013) đã sử dụng các yếu tố bên ngoài như vốn hóa thị trường, doanh số của thị trường, tăng trưởng kinh tế, quy mô khu vực ngân hàng là các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến CTKHN của các quốc gia châu Phi này. Nghiên cứu của Ngô Văn Toàn (2018) đã sử dụng các yếu tố đặc điểm công ty và vĩ mô đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này đến CTKHN công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Một số yếu tố vĩ mô phổ biến như: lạm phát và phát triển kinh tế đã được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng đến CTKHN. Nghiên cứu về nợ công ty của Tresierra & Reyes (2018) cho các quốc gia từ Peru và Brazil đã sử dụng các đại diện như chất lượng thể chế quốc gia và sự phát triển khu vực ngân hàng được từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới. Kết quả cho thấy các yếu tố như chất lượng thể chế ảnh hưởng đến CTKHN dài hạn trong khi đó phát triển của khu vực ngân hàng ảnh hưởng đến các quan hệ tài chính ngắn hạn. Thuy An Chung & Quynh Trang Phan (2020) đã nghiên cứu về kỳ hạn nợ và phát triển của thị trường tài chính. Ngoài những yếu tố thuộc về đặc điểm công ty, các tác giả cũng xem xét đến khu vực ngân hàng và thị trường chứng khoán trong mối quan hệ với CTKHN công ty phi tài chính niêm yết. Kết quả cho thấy chỉ có phát triển thị trường vốn cổ phần đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tài chính. Thứ ba, phát triển tài chính, chất lượng thể chế và nguồn tài trợ dài hạn của nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Bernanke & cộng sự (1999) cho rằng phát triển tài chính ở mức độ nào đó, có thể làm giảm bất cân xứng thông tin, giảm các hạn chế tài chính và thúc đẩy chia sẽ rủi ro. Sự phát triển tài chính cũng giúp cho hệ thống tài chính có khả năng hấp thu các cú sốc trong nền kinh tế, giảm bớt sự khuếch đại tác hại của các cú sốc bất lợi xảy ra trong nền kinh tế, hạ thấp biến động kinh tế vĩ mô và bất bình đẳng trong xã hội. Kirch & Terra (2012) không tìm thấy ảnh hưởng đến CTKHN, trong khi chất lượng thể chế của những quốc gia Nam Mỹ ảnh hưởng cùng chiều lên
nguon tai.lieu . vn