Xem mẫu

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ANH VĂN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ANH VĂN PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phùng Thế Vắc HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu luận án tiến sĩ “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nguồn tài liệu tham khảo đề cập, sử dụng trong luận án được nghiên cứu sinh thực hiện trích dẫn trung thực, bảo đảm theo quy định. Nghiên cứu sinh Nguyễn Anh Văn
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU............................. 8 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án ........................ 8 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................... 28 1.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ...................................................... 30 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 33 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.................................................................................................... 34 2.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ ................................................ 34 2.2. Cơ sở phòng ngừa và nguyên tắc phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ ........................................ 45 2.3. Nội dung, biện pháp và chủ thể phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ ................................................ 54 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 67 Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ......................................................................................................... 69 3.1. Tình hình tội phạm và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ .............................................................................................. 69 3.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ .......................... 81 Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................... 108
  5. Chương 4: TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NAM BỘ .......................................... 109 4.1. Dự báo tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ trong thời gian tới ............ 109 4.2. iải pháp t ng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường ộ trên địa àn các tỉnh Tây Nam ộ ....... 113 KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................................................................................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 148 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BLHS Bộ luật hình sự CSĐT Cảnh sát điều tra GTVT Giao thông vận tải QL Quốc lộ TNGT Tai nạn giao thông TTATXH Trật tự an toàn xã hội CSGT Cảnh sát giao thông GPLX Giấy phép lái xe QLNN Quản lý nhà nước TTAT TĐ Trật tự, an toàn giao thông đường bộ TTKS Tuần tra, kiểm soát XLVP Xử lý vi phạm NXB Nhà xuất bản TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TNB Tây Nam Bộ NCS Nghiên cứu sinh
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, giao thông vận tải (GTVT) đường bộ có một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển hạ tầng và đảm bảo an toàn hoạt động TVT đường bộ không những thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế, v n hoá, xã hội mà còn góp phần giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước. Cùng với đó, hoạt động TVT đường bộ đang để lại những vấn đề phức tạp, tác động tiêu cực đến quá trình phát triển, như: tai nạn giao thông (TNGT), ô nhiễm môi trường. Đặc biệt tình hình các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTAT TĐ ) đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự, gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tài sản của con người và kìm hãm sự phát triển của xã hội. Thuộc vùng hạ lưu sông Mê Kông cùng với vị trí chiến lược về địa lý, tiếp giáp iển Đông và iển Tây nên Tây Nam ộ có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và ảo đảm an ninh quốc phòng của đất nước. Nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, ên cạnh các chính sách phát triển GTVT thì các iện pháp ảo đảm TTAT TĐ cũng được Đảng, chính quyền các địa phương khu vực Tây Nam ộ quan tâm và đầu tư rất lớn, góp phần duy trì tốc độ t ng trưởng kinh tế Vùng, DP ình quân đạt 5,82% hàng n m. Tuy nhiên, nhu cầu của sự phát triển đã kéo theo lượng lớn người, phương tiện (n m 2011 có 4.031.998 phương tiện cơ giới đường ộ, n m 2020 là 12.492.483 phương tiện, t ng 300%) và hàng hoá vận tải (n m 2011 vận chuyển 88.000 nghìn tấn, n m 2020 là 149.000 nghìn tấn, t ng 169%), trong khi hạ tầng đường ộ chưa đồng ộ [ ảng số 3.8 – Phụ lục], ý thức người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, làm cho tình trạng vi phạm pháp luật giao thông đường ộ (đã xử lý hơn 8.360.592 lượt vi phạm), TNGT nghiêm trọng xảy ra nhiều, tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm xâm phạm 1
  8. TTAT TĐ trên địa àn gia t ng, diễn iến phức tạp. Thống kê giai đoạn 2011 đến 2020 đã xét xử 7.547 vụ với 7.776 ị cáo ị kết án về các tội xâm phạm TTAT TĐ . Phân tích tình hình cho thấy tỷ lệ vụ án có số người chết, ị thương lớn đang có chiều hướng gia t ng (8.721 người chết, 4.350 người ị thương), tốn kém chi phí ch m sóc y tế, thiệt hại kinh tế gia đình, xã hội. Tình trạng đua xe, sử dụng rượu ia, ma tuý và chất kích thích khác khi tham gia giao thông diễn ra khá phổ iến, ý thức và đạo đức người tham gia giao thông có sự xuống cấp nghiêm trọng, cùng với đó là những đặc điểm đặc thù về tự nhiên, dân cư, v n hoá người dân vùng Tây Nam ộ đã và đang là những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, gia t ng tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và những hệ quả không lường của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ vùng Tây Nam ộ. Cho thấy, hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ chưa thật sự ền vững, còn tiềm ẩn nhiều tồn tại, ất cập và thiếu sót. Hệ thống các iện pháp phòng ngừa chưa thật sự đồng ộ, nhất là giáo dục nâng cao ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, chưa phù hợp thực tiễn; tổ chức lực lượng phòng ngừa còn lúng túng, chồng chéo nhiệm vụ; vi phạm pháp luật giao thông còn phổ iến và phức tạp; tội phạm xâm phạm TTAT TĐ trên địa àn tiềm ẩn gia t ng mức độ và tính chất tội phạm. Tiếp tục thực hiện chỉ thị của Đảng, nghị quyết của Chính phủ về ảo đảm TTAT TĐ nói chung và phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTAT TĐ nói riêng, góp phần phát triển vùng Tây Nam ộ một cách ền vững, thời gian tới đòi hỏi cấp ách cần có những iện pháp hữu hiệu, cụ thể, phù hợp trong công tác phòng ngừa tình hình nhóm tội này. Như vây, nghiên cứu tổng thể về tình hình nhóm tội, tìm ra các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm, đồng thời đánh giá hiệu quả phòng ngừa thời gian qua để có cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp nhằm t ng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ là một nhiệm vụ cấp ách hiện nay trên địa àn Tây Nam ộ. 2
  9. Từ tất cả những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ” làm luận án tiến sĩ Luật học chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án này là kiềm chế sự gia t ng, hạn chế dần mức độ và tính chất nghiêm trọng của tình hình tội phạm và ng n ngừa tội phạm xâm phạm TTAT TĐ xảy ra trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu trong phạm vi trong nước và ngoài nước để đánh giá tình hình nghiên cứu và đưa ra vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Đồng thời, xác định câu hỏi nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu trong Luận án. Hai là, nghiên cứu lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, từ đó làm rõ và hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ . Ba là, phân tích tình hình tội phạm, rút ra nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội. Khảo sát thực tiễn, đánh giá hiệu quả phòng ngừa để xác định nguyên nhân của hạn chế trong phòng ngừa tình hình nhóm tội này. Bốn là, đưa ra các dự báo khoa học về tình hình tội phạm, để đề xuất các giải pháp t ng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án được xác định bao gồm: - Hệ thống các công trình nghiên cứu khoa học, các luận điểm khoa học về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ hiện nay. 3
  10. - Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ nói riêng. - Tình hình nhóm tội và thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ từ 2011 đến 2020. - Các giải pháp t ng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ thời gian tới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: dưới góc độ khoa học Tội phạm học, thuộc chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Luận án sẽ nghiên cứu trong phạm vi những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm trong đó tập trung vào lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ (nhóm các tội từ Điều 202 đến 207 LHS n m 1999 và từ Điều 260 đến Điều 266 LHS n m 2015). - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn trong khoảng thời gian từ n m 2011 đến 2020. - Phạm vi về không gian: Luận án được thực hiện trên phạm vi các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu iang, Sóc Tr ng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Việt Nam về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận án, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm với các phương pháp như: Phân tích, tổng hợp, suy luận logic, qui nạp, diễn giải là những 4
  11. phương pháp cơ ản trong quá trình thực hiện luận án. Bên cạnh đó, ở mỗi chương của luận án, để làm rõ tác giả sẽ sử dụng thêm các phương pháp như: Phương pháp hệ thống: được sử dụng khi NCS tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trong Chương 1 của Luận án. Phương pháp thống kê hình sự, tổng hợp được sử dụng trong phần thực tiễn phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ thể hiện ở các bảng thống kê cụ thể phần Phụ lục. Phương pháp nghiên cứu điển hình áp dụng cho việc nghiên cứu một số vụ án cụ thể để minh chứng cho lập luận của NCS xung quanh vấn đề nghiên cứu. Phương pháp phân tích, dùng để phân tích kết quả công tác phòng ngừa, để làm rõ hơn được thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. Phương pháp trao đổi, tọa đàm: Tham gia các uổi hội thảo, hội nghị nhằm thu thập thông tin, tài liệu hoặc trực tiếp trao đổi với các chủ thể phòng ngừa để đánh giá thực trạng, các khuyến nghị cho giải pháp phòng ngừa mà NCS đề xuất. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án - Bằng việc áp dụng phương pháp nghiên cứu xác định hệ đặc điểm chuyên biệt để đánh giá mức độ của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ đối với 13 địa phương khu vực Tây Nam Bộ, từ đó đặc tả lên tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm và diễn biến mức độ phạm tội theo những cấp độ khác nhau trên toàn vùng Tây Nam Bộ và mỗi địa phương trong Vùng. Qua đó, Luận án đánh giá được những điểm tương đồng cũng như khác iệt giữa các địa phương về kinh tế, v n hoá, xã hội, quản lý nhà nước đã và đang tác động như thế nào đến tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn; - Quan điểm tiếp cận các vấn đề phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ được NCS áp dụng đó là: Thứ nhất, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ chính là việc nghiên cứu quy 5
  12. luật của sự tồn tại tình hình phạm tội; đó là sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm - sinh lý tiêu cực thuộc cá nhân con người trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định đã dẫn tới việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật hình sự quy định là tội phạm. Do đó, nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ được thể hiện thông qua việc làm rõ các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm ở môi trường sống và các đặc điểm nhân thân của người phạm tội trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Thứ hai, tiếp cận về các biện pháp phòng ngừa dưới góc độ khoa học tội phạm học sẽ bao gồm hai loại biện pháp như là các iện pháp loại trừ tội phạm, được đặc trưng ởi các biện pháp mang tính xã hội. Bởi đặc trưng là chủ thể phòng ngừa là toàn xã hội với các biện pháp nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, cải thiện các hành vi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục mỗi cá nhân. Các biện pháp ng n chặn tội phạm được đặc trưng ởi các biện pháp đấu tranh, xử lý và cảm hoá người phạm tội và xác định rõ chủ thể cũng như các iện pháp thực hiện. - Luận án là công trình có tính chuyên sâu về tội phạm học của các tội xâm phạm TTAT TĐ . Phản ánh đầy đủ, khoa học những vấn đề về lý luận và thực tiễn phòng ngừa dưới trên các phương diện như: tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ ; nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ ; nhân thân người phạm tội xâm phạm TTAT TĐ và hiệu quả công tác phòng ngừa tình hình nhóm tội này giai đoạn 2011-2020 ở các địa phương vùng Tây Nam Bộ. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu về nguyên nhân điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ , Luận án kết hợp nghiên cứu các yếu tố mang tính đặc thù của miền Tây Nam Bộ như: đặc điểm địa lý, dân cư, tập quán sinh sống và v n hoá, tín ngưỡng người dân vùng Tây Nam Bộ. Từ đó, khái quát luận những đặc điểm đặc trưng, riêng iệt trong nguyên nhân và 6
  13. điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ vùng Tây Nam Bộ khác biệt với các địa bàn nghiên cứu khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Hoàn thiện và bổ sung cho hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm, khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ nói riêng. Là một tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong lĩnh vực Tội phạm học. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về phòng ngừa tình hình các tội phạm xâm phạm TTAT TĐ khu vực Tây Nam Bộ nên các kết quả nghiên cứu, nhất là hệ thống các giải pháp t ng cường phòng ngừa trong Luận án sẽ giúp các cơ quan, tổ chức và cá nhân khu vực Tây Nam Bộ nghiên cứu và vận dụng trong các hoạt động của mình để nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ . Là cơ sở để các cơ quan cấp trên tham khảo trong quá trình xây dựng chủ trương, chính sách và pháp luật, nhất là pháp luật về phòng ngừa tội phạm một cách phù hợp trong phạm vi cả nước nói chung và đặc thù khu vực Tây Nam Bộ nói riêng. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án được cấu trúc thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ Chương 3: Tình hình tội phạm và thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ Chương 4: T ng cường phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ trên địa bàn các tỉnh Tây Nam Bộ. 7
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ Lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ được hiểu đó là những luận cứ khoa học thể hiện khái niệm, mục đích, nguyên tắc, nội dung, chủ thể hoạt động phòng ngừa. Để hoàn thiện hơn và làm rõ thêm nhận thức lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ Luận án sẽ khảo cứu những công trình, tài liệu có tính chất tiêu biểu trong nước và ngoài nước, phản ánh rõ ràng nhất những yếu tố lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ . 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước về lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ Khảo cứu tổng quát, lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm đã có rất nhiều công trình của các tác giả ở các quốc gia khác nhau nghiên cứu và làm rõ. Tuy nhiên, có sự khác nhau về phong tục, tập quán, hệ thống chính trị và pháp luật nên việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm có những điểm đặc trưng riêng iệt, có thể liệt kê một số công trình như: Cuốn sách Crime prevention: principles, perspectives and practices (Phòng ngừa tội phạm: Nguyên tắc, quan điểm và thực tiễn), Nhà xuất ản (NXB) Đại học Cambridge, n m 2008 do nhóm tác giả: Adam Sutton; Adrian Cherney và Ro White iên soạn [107], tác phẩm có 2 phần: Phần 1, tác giả nêu ật lên quan điểm phòng ngừa tội phạm ao gồm phòng ngừa xã hội (social prevention) tức là giải quyết các nguyên nhân xã hội của tội phạm và phòng ngừa môi trường (envinronmental prevention) tức là giảm thiểu các cơ hội thực hiện tội phạm; Phần 2, trên cơ sở đánh giá thực tiễn phòng ngừa tội 8
  15. phạm ở Pháp, Hà Lan, Anh, Úc và Hoa kỳ, cùng với việc phân tích các chính sách phòng ngừa hiện nay như: phòng ngừa nơi công cộng, đối phó với các rối loạn xã hội và những kế hoạch trong tương lai để thực hiện hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm. Cuốn sách Криминология (Tạm dịch: Tội phạm học) NX Peter, Nga, n m 2013 của tác giả Ed. Burlakova V.N. và Kropacheva N.M. [111] cho rằng: Phòng chống tội phạm là hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác ao gồm các tổ chức công cộng, được thực hiện nhằm kiểm soát tình hình tội phạm ở mức độ được xã hội chấp nhận ằng cách loại ỏ hoặc vô hiệu hóa các nguyên nhân làm phát sinh tình hình tội phạm. Giáo trình Criminology của tác giả Katherine S.Williams do NXB Đại học Oxford, n m 2012 [123] cũng khẳng định rằng phòng ngừa tội phạm hay phòng ngừa tình hình tội phạm đó là hoạt động nhằm ng n ngừa trước không cho tội phạm xảy ra. Cụ thể, đó là việc sử dụng đồng ộ các iện pháp để khắc phục, hạn chế, triệt tiêu đi nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và trong đó các iện pháp chống tội phạm sau khi tội phạm xảy ra cũng được xem như là các iện pháp để phòng ngừa tái phạm. Tác giả cho rằng, việc nhận thức đúng và đủ về ản chất của tình hình tội phạm là cơ sở phòng ngừa tình hình tội phạm tiếp theo. Trên nền tảng đó, lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ được xác định, đó là việc thực hiện các iện pháp tác động đến nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ , đồng thời có những iện pháp tích cực, chủ động ng n chặn, xử lý kịp thời tội phạm xâm phạm TTAT TĐ sau khi nó xảy ra. Điển hình các công trình như: cuốn sách Транспортные преступления (Tội phạm giao thông) của tác giả A. I. Korobeev do NXB Iuridicheskiy Tsentr, Sankt-Peterburg, Nga, xuất ản n m 2003 [106], trên cơ sở các nghiên cứu thực tiễn tại nước Nga, tác giả nhấn mạnh rằng phòng ngừa tội phạm giao thông đường ộ cần được nhìn nhận cụ thể từ việc đánh giá đúng tình hình tội phạm, ản chất của nó để có 9
  16. những iện pháp phòng ngừa hiệu quả. Cũng theo tác giả, có mối quan hệ gắn kết giữa tội phạm giao thông đường ộ với vi phạm hành chính về giao thông đường ộ, điểm khác iệt đó là hậu quả thiệt hại của hành vi vi phạm đó gây ra. Do đó, việc phòng ngừa tình hình tội phạm cũng là phòng ngừa vi phạm hành chính về giao thông đường ộ ở mức độ cao hơn. Trong cuốn Дорожно-транспортная преступность. Закономерности, причины, социальный контроль (Tạm dịch: Tội phạm giao thông đường bộ. Pháp luật, nguyên nhân, kiểm soát xã hội) của các tác giả Vladimir Shikhanov và cộng sự do NX Юридический центр xuất bản n m 2012 [138], thì ở đây các tác giả đã đưa các lập luận lý giải về mối quan hệ giữa tai nạn đường bộ với tội phạm giao thông để có nhìn nhận một cách đúng đắn nhất về tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Qua đó tội phạm xâm phạm an toàn đường bộ là những hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ một cách vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Như vậy, phòng ngừa tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là tổ hợp hệ thống các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức n ng nhằm ng n chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, đồng thời chủ động xử lý tội phạm kịp thời, đúng pháp luật, tìm ra nguyên nhân xảy ra tội phạm để có biện pháp ng n chặn tội phạm cụ thể hơn. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước về lý luận phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ Nghiên cứu lý luận chung về phòng ngừa tình hình tội phạm, các tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy ở các cơ sở giáo dục như: hệ thống các giáo trình Tội phạm học của Học viện Khoa học Xã hội, Viện Nhà nước và Pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh... đã nêu bật các nội dung về phòng ngừa tội phạm qua đó cho thấy lý luận chung về nội hàm phòng ngừa tình hình tội phạm đó là những biện pháp mang tính nhà nước và xã hội nhằm khắc phục 10
  17. nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm đồng thời hạn chế, tiến tới loại trừ tình hình tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Ngoài ra, công trình của tác giả Võ Khánh Vinh [99] đã đề cập khá rõ và sâu sắc về các biện pháp phòng ngừa tội phạm hiện nay, trong đó nổi lên biện pháp nhân chủng học nhằm đánh giá những tác động của quá trình di dân và khả n ng thích nghi với các điều kiện xã hội của dân cư, yếu tố mang tính chất vùng miền. Công trình của tác giả Nguyễn Xuân Yêm [70] nghiên cứu về địa lý học trong tội phạm học và khẳng định việc ứng dụng địa lý học có ý nghĩa lớn trong phòng ngừa tội phạm. Như vậy, lý luận chung về phòng ngừa tình hình tội phạm đã được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ; không chỉ mang tính bao quát chung mà có những công trình nghiên cứu chuyên sâu, mang tính đa ngành, liên ngành. Kế thừa nền tảng lý luận chung đó, lý luận về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm TTAT TĐ được xác định dưới nhiều góc độ khác nhau: Dưới góc độ chuyên biệt theo chức n ng của cơ quan ảo vệ pháp luật, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) xuất bản giáo trình Hoạt động phòng ngừa tội phạm theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ n m 2012 [28], phòng ngừa các tội xâm phạm TTAT TĐ cũng được mô tả khá cụ thể, như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa hoạt động phòng ngừa, nguyên tắc phòng ngừa và nhiệm vụ của lực lượng CSGT trong phòng ngừa nhóm tội này. Hay công trình nghiên cứu của tác giả Cao Đ ng Nuôi có tựa: “Phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTATGTĐB của lực lượng Cảnh sát giao thông công an các tỉnh, thành phố Nam Trung Bộ” [54] tại mục 1.3 Chương 1, tác giả cho rằng: phòng ngừa tội phạm xâm phạm TTAT TĐ là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế-xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến việc thủ tiêu những nguyên nhân điều kiện của nhóm tội phạm xâm phạm TTAT TĐ nhằm ng n chặn, hạn chế làm giảm các tội phạm cụ thể thuộc nhóm này. Hoạt động phòng ngừa nhóm tội phạm này được tiến hành theo hai hướng: Thứ nhất, áp dụng 11
  18. các biện pháp kinh tế, pháp luật, hành chính, tổ chức quản lý, giáo dục thuyết phục, cưỡng chế... nhằm từng ước hạn chế đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực, các hiện tượng tự nhiên bất lợi là nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và các tội phạm cụ thể. Thứ hai, tiến hành một số biện pháp cần thiết để ng n chặn các tội phạm xâm phạm TTAT TĐ xảy ra, phát hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các vụ án hình sự xâm phạm TTATGT và cảm hoá giáo dục, cải tạo người phạm các tội thuộc nhóm xâm phạm TTAT TĐ trở thành người có ích cho xã hội. Ở khía cạnh xã hội, tại mục 1.4.3 Chương 1 trong công trình nghiên cứu: “Nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” [103] tác giả Nguyễn Trân Quốc Vương cho rằng: việc phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hoá (làm yếu, hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần loại bỏ tình hình tội phạm. Theo tác giả Lê Thị Thu Dung trong công trình nghiên cứu “Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố Hải Phòng” [26] nhận định: phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống các biện pháp khác nhau, ở những tầng mức độ khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện khách quan quy định. Tuy nhiên, các biện pháp đều hướng vào việc khắc phục, hạn chế những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trong công trình: Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, [38] tác giả Huỳnh Thị Hoa cũng cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm chủ động ng n ngừa, hạn chế dần, loại trừ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, xử lý tội phạm cụ thể đã xảy ra và những người đã thực 12
  19. hiện chúng nhằm giáo dục, cải tạo họ, phòng ngừa họ tái phạm và thực hiện phòng ngừa chung. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ 1.1.2.1. Một số công trình nghiên cứu ngoài nước về thực trạng phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ Cuốn sách Street Racing (Đua xe đường phố) do Bộ tư pháp Hoa Kỳ xuất bản n m 2004 được biên soạn bởi Kenneth J. Peak và Ronald W. Glensor cùng các chuyên gia tư vấn an ninh [124], đã đánh giá tình hình, nguyên nhân của đua xe trái phép ở Mỹ. Theo tác giả, cần có sự phối hợp cộng đồng bên cạnh việc giáo dục và cảnh báo hệ quả của đua xe thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; t ng cường giám sát qua hình ảnh, mật phục theo dõi để can thiệp sớm; hệ thống pháp luật đầy đủ, xử lý nghiêm các hành vi đua xe. Trong bài viết Youth and Street Racing của Andrew Leigh trên Tạp chí Current Issues in Criminal Justice số 3 n m 1995 [108], tác giả luận giải các đặc điểm tội phạm học của tội phạm đua xe trái phép như về độ tuổi, thời gian, địa điểm, giới tính và đặc điểm về chủng tộc. Andrew Leigh cho rằng: Các đối tượng đua xe trái phép đang dần trẻ hóa (trung bình là 20 tuổi), sẽ là rất nguy hiểm cho đất nước nếu không có những biện pháp ng n chặn, phòng ngừa kịp thời loại tội phạm này. Bài viết: Дорожно-транспортные происшествия и преступления: причины, проблемы борьбы с ними (Tạm dịch: TNGT, tội phạm giao thông: Nguyên nhân và những vấn đề phòng chống đối với chúng) của tác giả Vladimir E. Sudenko trên Tạp chí Luật giao thông và an ninh thuộc Viện luật Đại học Giao thông Nga (MIIT) số 30 n m 2019 [139]. Tác giả đánh giá nguyên nhân của tình hình tội phạm và những ưu điểm, nhược điểm của biện pháp phòng chống tội phạm đã được thực thi, như: biện pháp đào tạo lái xe, tổ chức giao thông, cơ sở hạ tầng và các biện pháp khoa học kỹ thuật. Bài viết 13
  20. phản ánh khá rõ thực trạng phòng ngừa TN T đường bộ và tội phạm xâm phạm an toàn đường bộ ở những khía cạnh khác nhau nhưng chủ yếu đánh giá hiệu quả từ hoạt động điều tra, phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm này ở Nga. Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm TTAT TĐ thông qua những con số phản ánh tình hình tội phạm, tác giả Gruzdeva Lyudmila Mikhailovna có bài viết: Анализ состояния и структуры преступности на транспорте в Российской Федерации за 2013-2016 годы (Tạm dịch: Nghiên cứu thống kê về tình trạng và cấu trúc tội phạm trong giao thông vận tải ở Liên ang Nga giai đoạn 2013-2016) đ ng trên Tạp chí Hiệp hội khoa học Á – Âu, số 5(27) n m 2017 [116]. Bằng những con số rất cụ thể phản ánh đa chiều về tình hình tội phạm giao thông đường bộ ở Nga giai đoạn 2013-2016 tác giả đã nêu ật lên những mặt đạt được trong công tác phòng ngừa cũng như những thiếu sót, bất cập, tồn tại trong công tác phòng ngừa tội phạm giao thông đường bộ ở Nga giai đoạn 2013-2016. Đề tài “Предупреждение уголовно наказуемых нарушений правил дорожного движения и эксплуатации транспортных средств: по материалам Приволжского федерального округа” (Tạm dịch: Phòng chống tội phạm vi phạm các quy tắc giao thông và hoạt động của phương tiện: Dựa trên các tài liệu từ quận liên ang Volga) của tác giả vozdeva Ekaterina Vladimirovna thực hiện tại Viện nghiên cứu khoa học Nga n m 2007 [117], gồm 2 chương 6 mục. Tác giả đã mô tả khá chi tiết cụ thể về tình hình tội phạm, các đặc điểm, cấu trúc và môi trường tác động tiêu cực phát sinh tội phạm giao thông và được tác giả phân loại thành 04 nhóm cụ thể: nhóm người nhờ có “tài n ng” lái xe nên tự tin, cố tình vi phạm giao thông (được chia hai loại: dễ ị TN T và không ị TN T); nhóm 2, người có nhận thức kém về mối nguy hiểm, tâm lý c ng thẳng, lo lắng (có hai loại: tuân thủ luật và vô tình vi phạm, cố ý vi phạm để khẳng định mình). Nguyên nhân của tình hình tội 14
nguon tai.lieu . vn