Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- NGÔ VĂN HỒNG VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI VÀ THỂ CHẾ ĐỊA PHƯƠNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 9620211 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ ANH TUÂN 2. PGS.TS. TRẦN NGỌC HẢI Hà Nội, 2022
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ”, chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng, mã ngành: 9620211 là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các tài liệu, số liệu mà luận án tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2022 Tác giả NCS. Ngô Văn Hồng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện và hoàn thành theo Chương trình đào tạo Tiến sĩ của Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội. Nhân dịp hoàn thành Luận án, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Anh Tuân, PGS.TS. Trần Ngọc Hải là những người thầy hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình tổ chức thực hiện và hoàn thành luận án. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tác giả đã được Ban Giám hiệu, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển (CIRD) và Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận án. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ quý báu đó. Cũng nhân dịp này, xin được cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ thuộc Hạt Kiểm lâm, các cán bộ và người dân ở các cộng đồng nghiên cứu tại các huyện Tương Dương - tỉnh Nghệ An, Tuyên Hoá - tỉnh Quảng Bình và Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ trong quá trình thu thập dữ liệu. Cuối cùng và rất quan trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những người thân trong gia đình và các bạn hữu gần xa đã tận tình giúp đỡ cả tinh thần và vật chất để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và công việc trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện và năng lực nghiên cứu có hạn, nên luận án không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học để hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2022 Tác giả NCS. Ngô Văn Hồng
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii DANH MỤC HÌNH......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 6 1.1. Tài nguyên chung/cộng đồng, chế độ quyền sở hữu và hành động tập thể.... 6 1.1.1. Tài nguyên chung (Common-pool resources) ................................ 6 1.1.2. Chế độ quyền sở hữu tài nguyên cộng đồng................................... 9 1.1.3. Hành động tập thể và quản lý tài nguyên chung .......................... 12 1.2. Quản lý rừng cộng đồng ....................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm ..................................................................................... 14 1.2.2. Quản lý RCĐ trên thế giới và ở Việt Nam.................................... 17 1.2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng................................. 21 1.3. Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương và trong QLRCĐ ......... 24 1.3.1. Các khái niệm về vốn xã hội và thể chế địa phương .................... 24 1.3.2. Sắp xếp thể chế (institutional arrangements) ……………………………..31 1.3.3. Đo lường vốn xã hội………………………………………………………… 32 1.3.4. Vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng..36 1.4. Khoảng trống lý luận và định hướng nghiên cứu……………………………39 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 41 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41 2.2.1. Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu ......................................... 41 2.2.2. Tiến trình nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu .............. 44
  5. iv 2.2.3. Lựa chọn các điểm nghiên cứu..................................................... 46 2.2.4. Xác định dung lượng mẫu và đối tượng phỏng vấn ..................... 48 2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu..................................................... 51 2.3. Sơ lược về đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................. 57 2.3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội và khu vực nghiên cứu ........ 57 2.3.2. Tình hình giao đất và giao rừng cho cộng đồng quản lý ............. 59 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 62 3.1.Đặc điểm kinh tế, xã hội và mô hình tổ chức QLRCĐ ......................... 62 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và tài nguyên rừng cộng đồng ................ 62 3.1.2. Lịch sử hình thành rừng cộng đồng tại các điểm nghiên cứu ....... 64 3.1.3. Cấu trúc tổ chức quản lý rừng cộng đồng ở các điểm nghiên cứu 70 3.2.Đặc điểm vốn xã hội trong quản lý rừng cộng đồng ............................. 72 3.2.1. Mạng lưới (Social network) ....................................................... 72 3.2.2. Sự tin tưởng (trust) ..................................................................... 76 3.2.3. Sự tương hỗ trong cộng đồng (Reciprocity) ............................... 86 3.2.4. Sự chia sẻ nhận thức về giá trị rừng cộng đồng và mục tiêu QL RCĐ .................................................................................................... 92 3.2.5. Chỉ số vốn xã hội (social capital index) ở các điểm nghiên cứu 100 3.3.Đặc điểm thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng ................ 103 3.3.1. Các quy định hoạt động quản lý rừng cộng đồng....................... 107 3.3.2. Các quy định tập thể................................................................. 111 3.4. Thực hiện các hoạt động tập thể quản lý rừng cộng đồng .................. 112 3.4.1. Tổ chức thực hiện các hành động tập thể trong QLRCĐ............ 112 3.4.2. Sự tham gia trong quản lý rừng cộng đồng.............................. 115 3.4.3. Thực thi quy định QLRCĐ ......................................................... 117 3.5. Đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ........................................ 118 3.5.1. Sự toàn vẹn của tài nguyên rừng cộng đồng ............................ 118
  6. v 3.5.2. Thu nhập của hộ gia đình từ RCĐ ........................................... 119 3.5.3. Sự công bằng trong quản lý sử dụng rừng cộng đồng ............. 122 3.5.4. Tính bền vững ........................................................................... 122 3.5.5. Đánh giá chung về hiệu quả QLRCĐ....................................... 126 3.6. Ảnh hưởng của vốn xã hội và thể chế đến hiệu quả quản lý RCĐ ..... 127 3.6.1. Ảnh hưởng vốn xã hội đến hiệu quả quản lý RCĐ ................... 128 3.6.2. Mối quan hệ giữa thể chế và hiệu quả quản lý RCĐ ............... 137 3.7. Một số đề xuất chính sách .................................................................. 139 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................................ 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 146 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc RCĐ Rừng cộng đồng QLRCĐ Quản lý Rừng cộng đồng DVMTR Dịch vụ môi trường rừng LSNG Lâm sản ngoài gỗ PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia CFM Mô hình quản lý rừng cộng đồng QLRBV Quản lý rừng bền vững GCN QSDĐ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất HGĐ Hộ gia đình RTN Rừng tự nhiên RT Rừng trồng PTR Phát triển rừng BV&PTR Bảo vệ và Phát triển rừng
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Đặc điểm các loại hàng hóa, dịch vụ ......................................................... 7 Bảng 1.2. Đặc điểm của chế độ quyền sở hữu tài nguyên........................................ 10 Bảng 1.3. Đặc điểm về quản lý rừng cộng đồng ở một số quốc gia thuộc khu vực châu Á..18 Bảng 1.4. Một số định nghĩa về vốn xã hội .............................................................. 27 Bảng 1.5. Nguyên tắc quản lý bền vững tài nguyên chung ...................................... 33 Bảng 2.1. Các phương pháp thu thập số liệu cho các nội dung nghiên cứu……….44 Bảng 2.2. Các công cụ PRA được thực hiện nghiên cứu trong Luận án .................. 45 Bảng 2.3. Danh sách các cộng đồng được lựa chọn nghiên cứu .............................. 47 Bảng 2.4. Thông tin cơ bản về các mô hình rừng cộng đồng và số hộ phỏng vấn... 49 Bảng 2.5. Phương pháp định lượng dữ liệu .............................................................. 51 Bảng 2.6. Một số tiêu chí để đánh giá hiệu quả QLRCĐ ở cấp độ cá nhân ............. 55 Bảng 2.7. Đặc điểm và ứng dụng của một số phân tích thống kê được lựa chọn ... 56 Bảng 2.8. Tình hình dân cư khu vực Bắc Trung Bộ................................................. 59 Bảng 2.9. Diện tích rừng do các cộng đồng quản lý khu vực Bắc Trung Bộ ............... 60 Bảng 3.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và tài nguyên rừng cộng đồng ......................... 62 Bảng 3.2. Sự tham gia vào nhóm QLRCD vào các nhóm/hộ của các thành viên cộng đồng tại các điểm nghiên cứu ................................................................................... 75 Bảng 3.3. Số mạng lưới tham gia trung bình của mỗi thành viên cộng đồng .......... 76 Bảng 3.4. Sự tin tưởng của các thành viên cộng đồng trong quản lý rừng cộng đồng….77 Bảng 3.5. Giá trị sự tin tưởng (trust index) tại các điểm nghiên cứu ....................... 81 Bảng 3.6. Phân tích thống kê về sự tin tưởng giữa các điểm điểm nghiên cứu ....... 84 Bảng 3.7. Thay đổi sự tin tưởng lẫn nhau trong nhóm cộng động trong những năm gần đây ở các điểm nghiên cứu ................................................................................ 85 Bảng 3.8. Sự giúp đỡ lẫn nhau (mutual helps) giữa các thành viên cộng đồng ....... 87 Bảng 3.9. Mức độ sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng ở các điểm nghiên cứu ....... 88 Bảng 3.10. Chỉ số sự tương hỗ (Reciprocity indexes) ở các thôn/bản ..................... 89 Bảng 3.11. Nhân tố hỗ chính ở các cộng đồng nghiên cứu ...................................... 90 Bảng 3.12. Nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết trong cộng đồng ............................. 90 Bảng 3.13. Đánh giá về vai trò của RCĐ và mục tiêu quản lý RCĐ ở các điểm nghiên cứu .............................................................................................................. 95 Bảng 3.14. Tổng hợp các chỉ số đồng nhất về vai trò của RCĐ tại các điểm nghiên cứu...96
  9. viii Bảng 3.15. Chỉ số đánh giá sự đồng nhất nhận thức về giá trị và mục tiêu quản lý RCĐ (shared value indexes) ................................................................................................ 98 Bảng 3.16. Các chỉ số vốn xã hội thành phần của các điểm nghiên cứu ................ 101 Bảng 3.17. Phân cấp các chỉ số vốn xã hội tại các điểm nghiên cứu ..................... 102 Bảng 3.18. Xếp hạng các chỉ số vốn xã hội tại các điểm nghiên cứu .................... 102 Bảng 3.19. Hệ thống quy định địa phương quản lý RCĐ các điểm nghiên cứu ... 104 Bảng 3.20. Tổ chức thực hiện BV & PTR của cộng đồng ..................................... 113 Bảng 3.21. Mức độ tham gia vào nhóm quản lý rừng cộng đồng ở các điểm nghiên cứu...115 Bảng 3.22. Mức độ thực thi các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng RCĐ .......... 117 Bảng 3.23. Đánh giá mức độ thay đổi diện tích và chất lượng tài nguyên rừng cộng đồng của các mô hình QLRCĐ .............................................................................. 119 Bảng 3.24. Tỷ lệ thu nhập từ rừng cộng đồng ở các thôn nghiên cứu ................... 120 Bảng 3.25. Tỷ lệ thu nhập từ rừng cộng đồng theo loại kinh tế hộ ........................ 120 Bảng 3.26. Thay đổi thu nhập từ rừng cộng đồng .................................................. 121 Bảng 3.27. Đánh giá mức độ công bằng về quyền lợi trong QLRCĐ của các thành viên cộng đồng ....................................................................................................... 122 Bảng 3.28: Mức độ xung đột trong quản lý RCĐ ở các điểm nghiên cứu ............. 123 Bảng 3.29. Bảng đánh giá về hoạt động của BQL RCĐ ở các điểm nghiên cứu ... 124 Bảng 3.30. Đánh giá chung về hiệu quả quản lý RCĐ ở các điểm nghiên cứu ..... 126 Bảng 3.31. Phân tích thống kê về sự khác biệt số trung bình về mức độ hiệu quả của các mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 127 Bảng 3.32. Mối quan hệ giữa số mạng lưới tham gia và hiệu quả quản lý RCĐ ... 128 Bảng 3.33. Mối quan hệ giữa số sự tin tưởng và hiệu quả quản lý RCĐ ở các điểm nghiên cứu ............................................................................................................ 130 Bảng 3.34. Mối quan hệ giữa sự tương hỗ và hiệu quả quản lý ở các điểm nghiên cứu...132 Bảng 3.35. Mối quan hệ giữa Sự chia sẻ nhận thức và hiệu quả quản lý RCĐ ở các điểm nghiên cứu ..................................................................................................... 133 Bảng 3.36. Tổng hợp các chỉ số vốn xã hội và kết quả QLRCĐ ........................... 134 Bảng 3.37. Tương quan giữa các chỉ số vốn xã hội và hiệu quả QLRCD ............. 136 Bảng 3.38. Mối quan hệ giữa tổ chức quản lý, thể chế địa phương và hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ................................................................................................... 137
  10. ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tiêu chí và chỉ số đánh giá hiệu quả ........................................................ 24 Hình 1.2. Thể chế, vốn xã hội và tổ chức ................................................................. 31 Hình 1.3. Quan hệ vốn xã hội, hành động tập thể và kết quả quản lý tài nguyên chung..37 Hình 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu của Luận án ................................................. 43 Hình 2.2. Biểu đồ thiết kế tiến trình nghiên cứu ...................................................... 46 Hình 2.3. Sơ đồ vị trí các điểm nghiên cứu .............................................................. 48 Hình 3.1. Sơ đồ lịch sử phát triển rừng cộng đồng tại các điểm nghiên cứu .................. 64 Hình 3.2. Sơ đồ cấu trúc quản lý rừng cộng đồng toàn thôn bản ở các thôn Uyên Phong, Quang Thịnh, Cửa Rào 2 và Bản Kè........................................................... 70 Hình 3.3. Sơ đồ cấu trúc quản lý RCĐ theo nhóm hộ ở thôn Dỗi và thôn A Tin ... 71 Hình 3.4. Các chỉ số tin tưởng thành phần ở các điểm nghiên cứu .......................... 82 Hình 3.5. Tổng hợp chung các chỉ số sự tin tưởng tại các cộng đồng nghiên cứu ... 83 Hình 3.6. Mức độ hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng ở các điểm nghiên cứu ............ 89 Hình 3.7. Tổng hợp chỉ số tương hỗ của các thôn điểm nghiên cứu ........................ 90 Hình 3.8. Mức độ đánh giá về vai trò của RCĐ ở các thôn điểm nghiên cứu .......... 93 Hình 3.9. Mục tiêu chính tham gia quản lý rừng cộng đồng .................................... 97 Hình 3.10. Chỉ số mức độ đồng nhất ở các điểm nghiên cứu ................................ 100 Hình 3.11. Sơ đồ mạng nhện các chỉ số vốn xã hội .............................................. 101 Hình 3.12 trình bày mức độ tham gia của các bên liên quan trong quản RCĐ lý rừng cộng đồng ở các điểm nghiên cứu…………….…………………………………..116 Hình 3.13. Tỷ lệ các mức đánh giá về hiệu quả QLRCĐ ở các điểm nghiên cứu . 127
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Rừng và đất rừng là tài nguyên thiên nhiên quan trọng và là một trong những nguồn lực sinh kế chủ yếu của người dân và cộng đồng địa phương. Trên thực tế rừng và đất rừng có thể là tự do tiếp cận đối với tất cả mọi người hoặc được quản lý, sử dụng theo một trong những chế độ sở hữu gồm sở hữu nhà nước, sở hữu cá nhân, hoặc sở hữu chung hay sở hữu cộng đồng (Hanna,1995). Tài nguyên thuộc sở hữu chung hay sở hữu cộng đồng không phải do cá nhân hoặc nhà nước nắm giữ mà do một cộng đồng địa phương hoặc nhóm người cùng sở hữu, trong đó quyền sử dụng do một cộng đồng cụ thể hoặc một nhóm người dùng phụ thuộc lẫn nhau nắm giữ và kiểm soát. Quản lý rừng cộng đồng là một cách thức quản lý rừng dựa vào kiến thức kinh nghiệm truyền thống và nguyện vọng của cộng đồng, hướng đến việc nâng cao năng lực và tăng cường sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng và các bên liên quan nhằm quản lý các nguồn tài nguyên bền vững và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hoá của các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng (Nguyễn Bá Ngãi, 2009). Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy các cộng đồng địa phương có thể quản lý thành công tài nguyên rừng của cộng đồng qua nhiều thế hệ dựa trên các quy định hay luật tục của các cộng đồng. Xu hướng phát triển rừng cộng đồng là yếu tố quan trọng trong phát triển lâm nghiệp ở nhiều quốc gia nhằm định hướng thu hút sự quan tâm của các cộng đồng để đóng góp vào tiến trình quản lý rừng bền vững (Hajjar, 2020). Ở Việt Nam, rừng của cộng đồng là rừng của thôn/hoặc dòng tộc, dòng họ đã được quản lý theo truyền thống trước đây (quản lý theo các luật tục truyền thống) hoặc được Nhà nước giao cho các cộng đồng trong quá trình thực hiện chính sách lâm nghiệp theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 trước đây và Luật Lâm nghiệp 2017 hiện nay. Những diện tích rừng này có thể chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng, song trên thực tế, mặc nhiên cộng đồng đang tổ chức quản lý, sử dụng và hưởng lợi từ những khu rừng đó. Như vậy, thực chất “quản lý rừng cộng đồng” là cộng đồng dân
  12. 2 cư (thôn bản hoặc nhóm hộ) quản lý rừng thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng. Có thể nói, quản lý rừng cộng đồng đã và đang được coi là một phương thức quản lý rừng đầy triển vọng ở nhiều quốc gia, trong đó vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng ngày càng được coi là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của các mô hình quản lý rừng cộng đồng (Ostrom, 1990; Ascher 1995; Thomson, 1997). Tại Việt Nam, tổng diện tích có rừng năm 2020 là 14.677.215 ha chiếm gần 44% tổng diện tích lãnh thổ đất liền. Nguồn tài nguyên này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước mà còn là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sinh kế của hàng triệu người dân tộc thiểu số, là cộng đồng người nghèo nhất ở Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2005). Hiện nay có khoảng 2,5 triệu ha rừng và đất rừng đang được các cộng đồng tự quản lý hoặc giao cho các cộng đồng quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó có 1.166.470 ha rừng đã được Nhà nước giao cho các cộng đồng quản lý (Bộ NN&PTNT, 2021). Luật Lâm nghiệp 2017 đã chính thức công nhận các cộng đồng địa phương là chủ rừng hợp pháp trong quản lý tài nguyên rừng. Luật cũng quy định một số điều khoản tăng cường công nhận quyền và tập quán của người dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương đối với rừng và tài nguyên của họ và ưu tiên giao rừng cho các dân tộc và cộng đồng dân tộc thiểu số có cùng phong tục, truyền thống, văn hóa, tín ngưỡng và các quy định tập quán liên quan đến việc sử dụng rừng. Các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ là nơi sinh sống của hàng triệu người dân tộc thiểu số, nơi sinh kế của họ phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng và đời sống văn hóa tâm linh của các cộng đồng địa phương liên kết chặt chẽ với rừng qua nhiều thế hệ. Các cộng đồng địa phương ở các thôn bản trong khu vực này đã và đang quản lý hàng trăm nghìn ha rừng cộng đồng từ lâu, có nơi đã qua nhiều thế hệ. Một số nghiên cứu cho thấy, quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam nói chung và ở khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng đã góp phần tích cực vào quản lý và bảo vệ hiệu quả tài nguyên rừng và phát triển cộng đồng (Ostrom, 1992, 1998; Đỗ Anh Tuân, 2011). Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào mô tả hiện trạng và vai trò của rừng cộng đồng, khía cạnh kỹ thuật và lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Cho tới nay, chưa
  13. 3 có nghiên cứu nào mang tính hệ thống và định lượng về thực trạng và vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng được thực hiện. Do đó việc thực hiện nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ nhằm cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung. 2.2. Mục tiêu cụ thể i) Hệ thống hoá và đóng góp cơ sở lý luận về vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng; ii) Đánh giá thực trạng của vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng; iii) Đánh giá vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. 3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: i) Có sự đa dạng về cấu trúc tổ chức quản lý trong quản lý rừng cộng đồng hay chỉ có một loại hình tổ chức theo toàn thôn bản như quy định trong Luật Lâm nghiệp 2017?; ii) Có sự khác biệt về đặc điểm vốn xã hội và thể chế trong quản lý rừng cộng đồng ở các cộng đồng khác nhau không?; iii) Vốn xã hội và thể chế địa phương có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng?;
  14. 4 iv) Trong các nhân tố thành phần về vốn xã hội (mạng lưới, sự tin tưởng, sự tương hỗ và sự chia sẻ giá trị/mục tiêu), những nhân tố nào có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở địa phương?. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là nhân tố vốn xã hội và thể chế địa phương trong quản lý rừng cộng đồng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn 2015-2020 tại một số tỉnh là Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế ở Khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó, sáu (6) mô hình quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản đã được chọn làm nghiên cứu điểm. Phạm vi về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào đánh giá hiện trạng, vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương cấp thôn bản đối với hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Về lý luận - Đây là công trình khoa học đã tổng quát hoá cơ sở lý luận cho quản lý rừng cộng đồng trên cơ sở lý thuyết quản lý tài nguyên chung và hành động tập thể, cũng như vai trò của thể chế và vốn xã hội trong quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lý luận về vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương đối với quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. - Nghiên cứu đã mô hình hoá một cách định lượng về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vốn xã hội và thể chế đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở khu vực nghiên cứu. 5.2. Về thực tiễn: - Đánh giá được thực trạng và sự đa dạng về cấu trúc tổ chức quản lý, thể chế (quy định) và vốn xã hội trong quản lý rừng cộng đồng ở khu vực Bắc Trung Bộ.
  15. 5 - Đề xuất được các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng thông qua việc tăng cường vai trò của vốn xã hội và thể chế địa phương ở khu vực nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được vốn xã hội và thể chế địa phương của các cộng đồng là các nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và hiệu quả quản lý rừng cộng đồng, làm cơ sở khoa học quan trọng cho việc thiết kế cơ cấu quản lý, hệ thống thể chế và thúc đẩy các nhân tố vốn xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên rừng cộng đồng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được tính đa dạng về cấu trúc tổ chức quản lý thể hiện tính thích ứng trong quản lý rừng ở địa phương. - Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố vốn xã hội (mạng lưới, sự tin tưởng, sự tương hỗ) đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. - Xác định được đặc điểm và ảnh hưởng của thể chế (quy ước/quy chế) đến hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. - Từ các kết quả nghiên cứu, đã đưa ra các đề xuất ứng dụng thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất cơ cấu tổ chức, thiết kế hệ thống quy định phù hợp và thúc đẩy nhân tố vốn xã hội để nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài các nội dung: lời cam đoan; lời cảm ơn; mục lục; danh mục các ký hiệu và từ viết tắt; danh mục bảng biểu; danh mục hình ảnh; danh mục các công trình đã công bố; tài liệu tham khảo và phụ lục. Phần chính của luận án gồm năm chương, phần: Phần mở đầu: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận, tồn tại và khuyến nghị
  16. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tài nguyên chung/cộng đồng, chế độ quyền sở hữu và hành động tập thể 1.1.1. Tài nguyên chung (Common-pool resources) Tại nhiều khu vực, các dạng tài nguyên thiên nhiên, như các vùng nước, bãi chăn thả và rừng, không phải do các cá nhân hoặc Nhà nước nắm giữ mà do các cộng đồng địa phương hoặc các nhóm người quản lý và sử dụng. Do đó, hiểu được các đặc điểm của tài nguyên và chế độ quyền sở hữu mà tài nguyên được nắm giữ là rất quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tùy thuộc vào hai đặc điểm khi sử dụng: (i) khả năng loại trừ người khác tiếp cận và sử dụng và (ii) bản chất mất đi khi sử dụng, tất cả các hàng hóa/tài nguyên và dịch vụ có thể được phân thành bốn loại: hàng hóa tư nhân1, hàng hóa công cộng/tập thể2, hàng hóa/dịch vụ có thu phí/câu lạc bộ3 và hàng hóa chung/cộng đồng (Bảng 1.1). Hàng hóa chung có đặc điểm: (i) khả năng loại trừ thấp và (ii) có tính mất đi khi sử dụng. Nhiều khu rừng, đồng cỏ, tài nguyên biển và vùng nước ngầm có các đặc điểm của hàng hóa chung. Thuật ngữ “the common” (“hàng hóa chung”) của Gordon (1954) và Hardin (1968), “common property resources” (“tài sản chung”) của Berkes và cs (1996), và thuật ngữ “common-pool resources” (“tài nguyên chung”) của Ostrom (1990) đã được sử dụng để mô tả cho loại tài nguyên này. Mặc dù tài nguyên chung không phải là hàng hóa công cộng hay hàng hóa tư nhân nhưng nó có chung một số đặc điểm của cả hai. Tương tự như hàng hóa công cộng, tài nguyên chung có các đặc điểm về tính cùng sử dụng chung và khả năng loại trừ người khác tiếp cận và sử dụng tài nguyên đó là thấp. Có nghĩa là một hệ thống tài nguyên, ví dụ như một 1 Hàng hóa tư nhân được đặc trưng bởi tính loại trừ cao và sự cạnh tranh cao trong tiêu dùng/sử dụng. Cây trong vườn nhà và đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân là ví dụ của hàng hóa tư nhân. 2 Ngược lại, hàng hóa công cộng hoàn toàn khác với hàng hóa tư nhân. Chúng được đặc trưng bởi tính loại trừ thấp và cùng sử dụng trong tiêu dùng. Tính loại trừ thấp sẽ dẫn đến không ai bị ngăn chặn việc tiếp cận và hưởng lợi từ hàng hóa đó. Hàng hóa công cộng thuần túy cũng được đặc trưng bởi tính loại trừ thấp như hàng hóa công cộng, nhưng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Nó có nghĩa là việc sử dụng hàng hóa công cộng thuần túy của một người không làm giảm số lượng và giá trị của hàng hóa đối với người khác. Chất lượng không khí được cải thiện và an ninh quốc phòng được coi là những ví dụ hàng hóa công cộng thuần túy. 3 Khi khả năng loại trừ là tương đối dễ dàng, nhưng việc hưởng thụ lợi ích là chung chứ không có tính loại trừ, hàng hóa này được gọi là hàng hóa/dịch vụ có thu phí. Công viên, dịch vụ săn bắn, đường cao tốc có thu phí là các ví dụ về dịch vụ có thu phí.
  17. 7 khu rừng, có thể được sử dụng đồng thời bởi nhiều người dùng chứ không phải chỉ cho cá nhân và không dễ để loại trừ người dùng khác trong việc tiếp cận và sử dụng tài nguyên đó. Giống như hàng hóa tư nhân, tài nguyên chung được đặc trưng bởi tính loại trừ trong tiêu thụ/sử dụng. Ví dụ, một số lượng cây (như một đơn vị tài nguyên) mà được khai thác từ một khu rừng (một hệ thống tài nguyên) bởi một người dùng thì sẽ không còn có sẵn cho người khác sử dụng nữa. Bảng 1.1. Đặc điểm các loại hàng hóa, dịch vụ Bản chất của tiêu dùng/sử dụng Tính mất đi/loại trừ khi Cùng sử dụng sử dụng Hàng hóa tư nhân Hàng hóa có thu phí/câu Khả năng loại trừ việc tiếp cận và sử dụng hàng hoiá/dịch vụ Cây trồng trong vườn nhà lạc bộ Dễ Vườn quốc gia nơi thu phí vào cửa, đường cao tốc có thu phí Hàng hóa chung /cộng Hàng hóa công cộng đồng Chất lượng không khí, chất Gỗ, cỏ, động vật hoang dã, lượng môi trường, bảo vệ Khó v.v., từ các khu rừng cộng rừng nhằm cản gió, xói đồng mòn nước, v.v. Nguồn: Tham khảo từ Thomson và Freudenberger (1997) Các đặc điểm của loại tài nguyên chung có thể gây ra những vấn đề tiềm ẩn trong việc sử dụng. Tương tự như việc sử dụng hàng hóa công cộng, tính loại trừ thấp có thể tạo ra hành vi lạm dụng quá mức khi sử dụng tài nguyên chung. Đó là khi một người có tính tư lợi, lý trí4 không bị loại trừ khỏi việc tiếp cận và khai thác tài nguyên chung, anh ta không có động lực để bảo vệ và quản lý lâu dài tài nguyên đó mà lại có xu hướng lạm dụng khai thác quá mức (Ostrom, 1990). Bên cạnh đó, do có tính mất đi khi sử dụng tài nguyên, vấn đề suy thoái do khai thác quá mức có thể xảy ra khi có quá 4 Một cá nhân được gọi là có tính tư lợi, lý trí nếu anh ta có xu hướng hành động để tối ưu lợi ích kinh tế cá nhân của chính mình. Trong lý thuyết cổ điển về hành vi của con người, người có lý trí thường được hiểu là con người kinh tế. Người đó chỉ tối đa hóa lợi ích kinh tế của mình (Olson 1965; Hardin 1968). Gần đây, từ “lý trí” đã được giải thích rộng hơn; nó không chỉ bị giới hạn về lợi ích kinh tế mà còn bao gồm cả lợi ích phi kinh tế.
  18. 8 nhiều người đồng thời sử dụng một tài nguyên chung có lượng hạn chế (thực tế tất cả các loại tài nguyên luôn luôn có sự khan hiếm và hạn chế). Vì những lý do này, tài nguyên chung thường bị lạm dụng và khai thác quá mức khả năng phục hồi của chúng và kết quả là rất dễ dẫn đến sự hủy hoại tài nguyên này trừ khi có các quy định về quyền tiếp cận và khai thác tài nguyên phù hợp và được thực thi hiệu quả. Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng việc quản lý tài nguyên chung thường dẫn đến việc làm suy thoái tài nguyên như là một kết quả không thể tránh khỏi. Quan điểm được chấp nhận rộng rãi rằng tài nguyên thiên nhiên được sở hữu chung dễ bị khai thác quá mức vì mọi người đều đặt lợi ích cá nhân của mình lên trên lợi ích chung của cộng đồng để tối đa hóa lợi ích cá nhân của chính mình. Cơ sở lý luận chính ủng hộ cho quan điểm này dựa trên bài báo nổi tiếng “Bi kịch của tài nguyên chung” đăng trên trên tạp chí Science của Hardin (1968). Từ việc phân tích hành vi của những người chăn gia súc trong việc cùng sử dụng đồng cỏ không thuộc quyền quản lý của ai cả, Hardin kết luận rằng người dùng “tài nguyên chung” đã bị cuốn vào một tình thế không thể tránh khỏi việc dẫn đến hủy hoại tài nguyên mà họ phụ thuộc. Trong mô hình của Hardin, mỗi người chăn gia súc có xu hướng tăng số lượng đàn gia súc của anh ta không giới hạn để tối đa hoá lợi nhuận. Cuối cùng, “sự tự do sử dụng tài nguyên chung sẽ phá hủy tất cả mọi thứ”. Ông nhấn mạnh rằng vấn đề này không có giải pháp về mặt kỹ thuật và gợi ý rằng giải pháp duy nhất cho “Bi kịch của tài nguyên chung” là tư nhân hóa (sở hữu tư nhân) tài nguyên chung hoặc đặt tài nguyên dưới sự kiểm soát của chính quyền trung ương (sở hữu nhà nước) loại tài nguyên này. Lập luận này đã có ảnh hưởng rộng rãi trong các tài liệu học thuật về tài nguyên chung và đã định hướng suy nghĩ của nhiều nhà kinh tế, quản lý và các nhà hoạch định chính sách tài nguyên thiên nhiên trong nhiều thập kỷ, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam trước đây đã có rất nhiều diện tích rừng và đất rừng do các cộng đồng quản lý, quá trình quốc hữu hoá ruộng đất (tất cả đất đai thuộc sở hữu “toàn dân”) và giao cho các đơn vị thuộc sở hữu nhà nước như các nông lâm trường quốc doanh quản lý là một ví dụ, việc này đã làm xói mòn hoặc mất đi nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng.
  19. 9 1.1.2. Chế độ quyền sở hữu tài nguyên cộng đồng Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng không phải tất cả các tài nguyên chung đều là đối tượng của một “bi kịch” và không phải lúc nào tài nguyên chung cũng bị khai thác quá mức. Một số nghiên cứu cho rằng điều quan trọng nhất đối với quản lý tài nguyên thiên nhiên không phải là loại tài nguyên mà là chế độ quyền sở hữu tài nguyên đó Ostrom, 1992; Feeny, 1994; Berkes, 1996; Pomeroy, 1996 đã phân loại bốn chế độ quyền sở hữu khác nhau: i) chế độ vô chủ, ii) chế độ sở hữu tư nhân, iii) chế độ sở hữu nhà nước và iv) chế độ sở hữu chung/cộng đồng. Các đặc điểm chính của các chế độ này được mô tả trong Bảng 1.2. Nói chung, tài nguyên chung có thể được quản lý theo một trong bốn chế độ nêu trên. Trên thực tế, những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, ví dụ như rừng và nguồn lợi thủy sản, hầu như không bao giờ là tài nguyên vô chủ, mà chúng thường được sở hữu dưới chế độ sở hữu chung (Berkes,1996). Cho đến nay, đã có sự nhầm lẫn về sự khác biệt giữa chế độ vô chủ và chế độ sở hữu chung trong nhiều tài liệu về tài nguyên chung. Hardin (1968) và nhiều người ủng hộ quan điểm của ông tin rằng việc quản lý tất cả các tài nguyên chung sẽ cuối cùng dẫn đến tình trạng tiến thoái lưỡng nan của “Bi kịch của tài nguyên chung”. Quan điểm này đã ủng hộ chính sách tư nhân hóa và/hoặc quốc hữu hóa tất cả các loại tài nguyên chung ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các tài nguyên được quản lý dưới chế độ sở hữu chung/cộng đồng. Trên thực tế, lý thuyết của Hardin đã đúng đối với loại tài nguyên dưới chế độ vô chủ, nhưng không đúng với tài nguyên dưới chế độ sở hữu chung/cộng đồng. Đồng cỏ trong nghiên cứu của Hardin là tài nguyên mở đối với tất cả mọi người và không ai có quyền và nghĩa vụ cụ thể để quản lý đồng cỏ này. Từng người chăn cừu đã cố gắng tăng số lượng gia súc của mình không giới hạn cho đến khi lợi ích cận biên từ hành động của ông ta bằng với chi phí cận biên. Trong khi đó, các ngoại ứng tiêu cực do hành động của anh ta (ở đây là sự suy giảm số lượng và chất lượng cỏ) lên người chăn cừu khác. Điều đó dẫn đến sự suy thoái của đồng cỏ. Về khía cạnh kinh tế, có thể nói rằng thông điệp của tác phẩm “Bi kịch của tài nguyên chung” trong mô hình của Hardin đó là ngoại ứng tiêu cực5 trong việc sử dụng tài nguyên. 5 Ảnh hưởng ngoại ứng (externality) xảy ra khi một quyết định/hành động gây ra chi phí hoặc tạo ra lợi ích cho các bên liên quan khác mà không phải cho chính người ra quyết định. Nói cách khác, người ra quyết định không chịu tất cả các chi phí hoặc có được tất cả lợi nhuận từ hành động của mình. Ngoại ứng có thể là tích
  20. 10 Bảng 1.2. Đặc điểm của chế độ quyền sở hữu tài nguyên Chế độ quyền sở hữu Đặc điểm Không có quyền sở hữu được xác định rõ ràng. Không có quy định về tiếp cận tài nguyên. Tài nguyên được tự do tiếp cận Vô chủ cho tất cả mọi người. Tài nguyên vô chủ không phải là tài sản của riêng ai. Sở hữu tư nhân Các quyền sở hữu được giao cho các cá nhân cụ thể. Các quyền này thường được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Quyền sở hữu và quyền kiểm soát quản lý nằm trong tay Sở hữu nhà nước Chính phủ quyết định việc kiểm soát quyền tiếp cận và mức (sở hữu công cộng) độ khai thác. Quyền sử dụng tài nguyên do một cộng đồng hoặc một nhóm người xác định phụ thuộc lẫn nhau nắm giữ và kiểm soát. Có Sở hữu chung các quy định liên quan đến việc ai có thể sử dụng tài nguyên, (sở hữu cộng đồng) ai không được sử dụng tài nguyên và cách sử dụng và quản lý tài nguyên. Nguồn: Tham khảo từ Berkes và cs(1996) và Hanna và cs (1995) Sự tách biệt giữa chế độ vô chủ và chế độ sở hữu chung là rất quan trọng nhằm loại bỏ các định kiến trước đây về hậu quả tiêu cực của việc quản lý tài nguyên chung. Gần đây, một số lượng lớn minh chứng từ cả nghiên cứu thực địa và từ nghiên cứu lý luận dựa trên lý thuyết trò chơi6 đã chỉ ra rằng có thể đạt được thành công trong quản lý tài nguyên chung theo cách khác ngoài giải pháp tư nhân hóa hoặc kiểm soát của chính phủ. Các thành viên phụ thuộc lẫn nhau của một cộng đồng hoặc một nhóm người có thể kiểm soát các tài nguyên chung của họ vì lợi ích chung một cách thành công (Berkes và cs, 1996; Ostrom, 1990; Baland và Platteau, 1996; Thomson, 1997). cực hoặc tiêu cực và được coi là nguồn gây ra tính không hiệu quả trong một nền kinh tế. Hàng hóa công cộng là một nguồn ngoại ứng. 6 Lý thuyết trò chơi (game theory) là một nhánh của toán học ứng dụng nghiên cứu lựa chọn hành vi tối ưu khi nhiều người chơi tương tác với nhau một cách chiến lược. Lý thuyết trò chơi có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác nhau, như trong khoa học chính trị và trong quản lý tài nguyên chung. Trò chơi tù nhân và trò con gà là hai trò chơi thường được sử dụng trong nghiên cứu lý thuyết về quản lý tài nguyên chung (Ostrom 1990; Baland và Platteau 1996).
nguon tai.lieu . vn