Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN TUẤN THÀNH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU KHAI THÁC LỘ THIÊN HỢP LÝ CHO CÁC MỎ ĐÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG NẰM DƯỚI MỨC THOÁT NƯỚC TỰ CHẢY Ở KHU VỰC NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN TUẤN THÀNH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU KHAI THÁC LỘ THIÊN HỢP LÝ CHO CÁC MỎ ĐÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG NẰM DƯỚI MỨC THOÁT NƯỚC TỰ CHẢY Ở KHU VỰC NAM BỘ Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 9520603 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Trần Mạnh Xuân 2. TS Lê Văn Quyển Hà Nội - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2021 Tác giả Nguyễn Tuấn Thành
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................... i Mục lục....................................................................................................................... ii Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................v Danh mục các bảng ................................................................................................... vi Danh mục các hình vẽ, đồ thị ................................................................................... vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....7 1.1. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo phương thức truyền thống ............................................................................................................8 1.1.1. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg .............................................................................................................8 1.1.2. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo nguyên tắc Kgh ≥ Ktb ...........................................................................................................11 1.1.3. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg kết hợp với nguyên tắc Kgh ≥ Ktb .....................................................11 1.1.4. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo nguyên tắc Kgh ≥ KT ............................................................................................................11 1.1.5. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên theo nguyên tắc Kgh ≥ K0+KSx ....................................................................................................15 1.1.6. Xác định hệ số bóc giới hạn Kgh.............................................................16 1.2. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo phương thức phi truyền thống khi sử dụng các phần mềm ứng dụng trong khai thác mỏ ...............18 1.2.1. Xác định biên giới mỏ lộ thiên bằng thuật toán hình nón động .............18 1.2.2. Xác định biên giới mỏ lộ thiên bằng phương pháp phương án với việc sử dụng phần mềm COMFAR ..................................................................19 1.3. Xác định biên giới mỏ đối với mỏ đá dùng làm vật liệu xây dựng ...............21 1.4. Kết luận chương 1 ..........................................................................................25
  5. iii CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU HỢP LÝ CỦA MỎ LỘ THIÊN KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG NẰM DƯỚI MỨC THOÁT NƯỚC TỰ CHẢY .........................................26 2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp ...........................................................27 2.1.1. Giá thành khoan nổ mìn .........................................................................27 2.1.2. Giá thành xúc bốc 1m3 đá.......................................................................30 2.1.3. Giá thành khâu chế biến đá ....................................................................30 2.2. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ............................................................31 2.2.1. Khoảng cách vận tải ...............................................................................31 2.2.2. Lượng nước mưa chảy vào mỏ và việc bơm nước mưa ra khỏi mỏ ......33 2.2.3. Lượng nước ngầm chảy vào mỏ và việc bơm nước ngầm ra khỏi mỏ ...34 2.2.4. Góc dốc kết thúc của bờ mỏ ...................................................................36 2.2.5. Diện tích đất đai phải đền bù phục vụ khai thác mỏ ..............................39 2.2.6. Vấn đề cải tạo và khôi phục môi trường sau khai thác ..........................43 2.2.7. Cơ chế chính sách và quản lý nhà nước .................................................43 2.3. Kết luận chương 2 ..........................................................................................47 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU KHAI THÁC HỢP LÝ CHO CÁC MỎ LỘ THIÊN KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG NẰM DƯỚI MỨC THOÁT NƯỚC TỰ CHẢY KHU VỰC NAM BỘ .................................................48 3.1. Một số đặc điểm về biên giới các mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng ở nước ta...................................................................................................................48 3.2. Cơ sở lý thuyết và thực tế xác định chiều sâu mỏ hợp lý cho các mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Đông Nam Bộ ..................52 3.3. Các bước xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệu xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy ở khu vực Nam Bộ .................54 3.3.1. Xác định chiều sâu mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng theo điều kiện kỹ thuật .............................................................................................................55 3.3.2. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý.......................................................57 3.4. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho các mỏ đá đang khai thác .............57 3.4.1. Xác định khối lượng lớp đất phủ ............................................................57 3.4.2. Xác định khối lượng đá xây dựng ..........................................................59
  6. iv 3.4.3. Xác định chi phí khai thác và chế biến đá xây dựng ..............................61 3.4.4. Xác định giá trị khoáng sản đá xây dựng, đất phủ .................................64 3.4.5. Trình tự tiến hành xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ .............65 3.5. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy chưa khai thác ........................................................................72 3.5.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa diện tích và chu vi mặt mỏ (biên giới trên của mỏ lộ thiên) với khối lượng đá xây dựng thu hồi được trong biên giới mỏ ..............................................................................................................72 3.5.2. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý đối với mỏ chưa khai thác (xác định trong giai đoạn thiết kế mỏ lộ thiên) ........................................................77 3.6. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ đối với cụm mỏ chưa khai thác ........................................................................................................................80 3.6. Kết luận chương 3 ..........................................................................................87 CHƯƠNG 4: ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CHIỀU SÂU KHAI THÁC HỢP LÝ CHO MỎ ĐÁ THƯỜNG TÂN III .....................................88 4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên cụm mỏ Thường Tân III .............................88 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................88 4.1.2. Điều kiện địa chất ...................................................................................91 4.1.2.3. Khoáng sản ..........................................................................................94 4.1.3. Đặc điểm địa chất thủy văn ....................................................................95 4.2. Hiện trạng khai thác .......................................................................................96 4.2.1. Hiện trạng biên giới mỏ ..........................................................................96 4.2.2. Công nghệ khai thác và đồng bộ thiết sử dụng ......................................98 4.3. Xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho mỏ đá xây dựng Thường Tân III 101 4.4. Kết luận chương 4 ........................................................................................101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................103 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ....................................................105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................106 PHỤ LỤC ................................................................................................................111
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐCTV Địa chất thủy văn HSB Hệ số bóc HSBGH Hệ số bóc giới hạn HTKT Hệ thống khai thác NCS Nghiên cứu sinh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPCI Thành phần có ích UBND Ủy ban nhân dân
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Bảng 2.1: Góc dốc của bờ kết thúc theo điều kiện ổn định (độ) ...............................37 Bảng 2.2: Sự thay đổi của khối lượng đá xây dựng Vxd theo chiều sâu và hệ số sử dụng hiệu quả đất đai trong khai thác mỏ K d ....................................40 Bảng 3.1: Số lượng mỏ trong cụm mỏ tại ba tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương.........................................................................................50 Bảng 3.2: Biên giới, chiều sâu khai thác và trữ lượng các mỏ đá thuộc khu vực Thường Tân -Tân Mỹ (xã Thường Tân và Tân Mỹ, huyện Bắc Thường Tân) ............................................................................................51 Bảng 3.3: Sự giảm khối lượng đá xây dựng trong biên giới mỏ khi tăng tỷ số Km (lấy từ phụ lục 1)......................................................................................75 Bảng 3.4: Mức độ chênh lệch giữa khối lượng đá xây dựng trong biên giới mỏ tương ứng với tỷ số Kmo và Kmc. .............................................................76 Bảng 3.5: Kết quả khảo sát xác định chiều sâu mỏ và diện tích mặt mỏ hợp lý ......78 Bảng 4.1: Tổng hợp các thông số ĐCTV qua kết quả bơm nước thí nghiệm và xác định các thông số ĐCTV theo phương pháp Duypuy .......................96 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu về biên giới mỏ khai trường theo Thiết kế kỹ thuật ......................................................................................97 Bảng 4.3: Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác ...............................................99 Bảng 4.4: Đồng bộ thiết bị khai thác và phụ trợ .....................................................100
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Tên hình Trang Hình 1.1: Sơ đồ xác định chiều sâu của mỏ lộ thiên theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg .......9 Hình 1.2: Sơ đồ xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên theo nguyên tắc Kgh  Kbg và Kgh  KT............................................................12 Hình 1.3: Sơ đồ xác định chiều sâu thời gian HT và chiều sâu H1, H2......................13 Hình 1.4: Sơ đồ xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ theo nguyên tắc Kgh ≥ K0+KT ...................................................................................................14 Hình 1.5: Sơ đồ xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ theo nguyên tắc Kgh ≥ K0+Ksx ..................................................................................................16 Hình 2.1: Sơ đồ xác định khoảng cách vận tải đá xây dựng phụ thuộc vào chiều sâu khai thác (x) .......................................................................................33 Hình 2.2: Sự thay đổi chiều sâu của mỏ....................................................................38 Hình 2.3: Sự phụ thuộc của hệ số K d và Vxd theo chiều sâu khai thác ....................41 Hình 2.4: Sơ đồ xác định trữ lượng địa chất Vdc và trữ lượng công nghiệp Vkt khi khai thác mỏ đá xây dựng thông thường, mặt địa hình bằng phẳng ........45 Hình 2.5: Sơ đồ xác định mối quan hệ giữa diện tích được cấp và chiều sâu khai thác .45 Hình 2.6: Sơ đồ bố trí các mỏ nằm liền kề nhau .......................................................46 Hình 2.7: Quy mô tổn thất tài nguyên khi khai thác mỏ liền kề (a) và cách nhau (b) khi tiến hành khai thác độc lập ..........................................................47 Hình 3.1: Các trình tự khoanh định biên giới mỏ lộ thiên ........................................53 Hình 3.2: Sơ đồ xác định chiều sâu mỏ tính theo điều kiện kỹ thuật khi mặt mỏ có dạng hình chữ nhật ..............................................................................56 Hình 3.3: Sơ đồ xác định chiều sâu mỏ theo điều kiện kỹ thuật khi mặt mỏ có dạng gần tròn trong bình đồ .....................................................................57 Hình 3.4: Sơ đồ xác định khối lượng đất phủ ...........................................................58 Hình 3.5: Sơ đồ xác định khối lượng đá xây dựng khi khai thác đến chiều sâu (x) với mỏ có dạng hình chữ nhật trong bình đồ ...........................................60
  10. viii Hình 3.6: Sơ đồ xác định khối lượng đá xây dựng khi khai thác đến chiều sâu (x) với mỏ có dạng gần tròn trong bình đồ ..............................................61 Hình 3.7: Sơ đồ khối thuật toán tối ưu xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy ................................68 Hình 3.8: Giao diện chương trình tính toán xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy .....71 Hình 3.9. Sự phụ thuộc của chiều sâu hợp lý của mỏ và lợi nhuận riêng LR vào diện tích mặt mỏ ......................................................................................79 Hình 3.10: Sơ đồ bố trí các mỏ trong cụm mỏ ..........................................................86 Hình 4.1: Sơ đồ công nghệ khai thác, chế biến đá ....................................................98
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau ngày miền Nam giải phóng 1975, đặc biệt trong những năm đầu của thế kỷ 21, nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật liệu xây dựng ngày càng tăng để phục vụ cho các kế hoạch phát triển hạ tầng, từng bước hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nước, việc thăm dò, tìm kiếm đá xây dựng ngoài đá vôi ở khu vực Nam Bộ trở nên cấp thiết. Ngày nay đã hình thành hàng loạt mỏ khai thác đá xây dựng đặc biệt là khu vực đông Nam Bộ như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Theo số liệu thống kê tại ba tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương hiện có 67 mỏ đang hoạt động khai thác đá xây dựng thông thường (không tính các mỏ khai thác đá vôi và đá granit). Diện tích mặt mỏ (kích thước biên giới trên của mỏ), chiều sâu khai thác và trữ lượng khai thác của từng mỏ được quy định trong giấy phép khai thác. Phần lớn độ sâu khai thác theo giấy phép khai thác ở mức từ -30 m đến -50 m, một số mỏ từ -60 m đến -150 m. Việc cấp giấy phép thăm dò và khai thác còn bộc lộ nhiều bất cập, thể hiện ở chỗ trên cùng một khu vực có cùng điều kiện khai thác và chất lượng khoáng sản nhưng các mỏ lại được cấp với diện tích và độ sâu khai thác không phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của ngành. Chưa đảm bảo hiệu quả khai thác tài nguyên khoáng sản theo khía cạnh tiết kiệm, mang lại lợi ích tối đa cho xã hội. Như một số mỏ được cấp với diện tích lớn nhưng chiều sâu khai thác lại nhỏ, ngược lại mỏ được cấp với diện tích khai thác nhỏ nhưng chiều sâu khai thác lại lớn (mỏ Tân Mỹ A theo thiết kế diện tích mặt mỏ được cấp 64,6 ha nhưng độ sâu khai thác chỉ dừng ở mức -30m, trong khi mỏ Thường Tân, công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH) Phan Thanh diện tích được cấp 17 ha nhưng độ sâu khai thác lại ở mức -50 m). Một số mỏ khác có độ sâu khai thác như nhau nhưng diện tích cấp mỏ lại khác nhau, gấp 3 đến 6 lần. Hiện nay (theo khảo sát năm 2018) tại tỉnh Bình Dương, một số mỏ chiều sâu khai thác đang tiến gần đến độ sâu khai thác thiết kế (mỏ Thường Tân, công ty
  12. 2 TNHH Phan Thanh; mỏ Thường Tân 2), một số mỏ đá đã đạt mức thiết kế (mỏ Thường Tân, công ty TNHH Hồng Đạt; mỏ Thường Tân, công ty TNHH Liên Hiệp; mỏ Thường Tân 5), một số mỏ đã khai thác vượt độ sâu thiết kế (mỏ Tân Mỹ A, mỏ Tân Mỹ B). Một số mỏ khác đã khai thác ở độ sâu vượt mức cho phép ban đầu và đề nghị cấp phép khai thác ở độ sâu lớn hơn (mỏ Thường Tân 3, Thường Tân 4 và mỏ đá Tân Đông Hiệp). Việc cho phép tăng độ sâu khai thác theo từng đợt mà không chỉ ra độ sâu khai thác cuối cùng là thiếu cơ sở khoa học, gây khó khăn cho công tác quy hoạch phát triển ngành khai thác đá vật liệu xây dựng của vùng dẫn đến tình trạng khai thác không mang lại hiệu quả kinh tế cao và không tận thu tối đa tài nguyên khoáng sản từ lòng đất. Đối với những mỏ hoặc cụm mỏ sắp cấp phép khai thác mới cũng gặp vấn đề tương tự nếu không có những nghiên cứu cơ bản về chiều sâu khai thác có hiệu quả cho các mỏ đá xây dựng của khu vực. Đề tài ''Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệu xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy ở khu vực Nam Bộ'' là vấn đề khoa học có tính thời sự và cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệu xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam Bộ với ba trường hợp đặc biệt sau đây: - Mỏ đang khai thác với biên giới trên mặt đã được xác định. - Mỏ chưa khai thác. - Cụm mỏ nằm liền kề trong khu vực quy hoạch phát triển khai thác đá xây dựng. 3. Đối tượng nghiên cứu Xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy. 4. Phạm vi nghiên cứu Các mỏ đá xây dựng khu vực Nam Bộ, tập trung vào các mỏ có dạng quy cách trên bình đồ (dạng hình chữ nhật và dạng gần tròn).
  13. 3 5. Nội dung nghiên cứu - Phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội dung luận án. - Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế kỹ thuật và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho các mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam Bộ. - Nghiên cứu trình tự phù hợp để khoanh định biên giới mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam Bộ. - Nghiên cứu xác định biên giới mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam Bộ cho 3 trường hợp: + Mỏ đang khai thác + Mỏ chưa khai thác (được xác định trong giai đoạn thiết kế mỏ) + Cụm mỏ trong khu vực quy hoạch khai thác của địa phương - Vận dụng kết quả nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho mỏ Thường Tân III. 6. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nội dung của luận án, các phương pháp nghiên cứu sau đây được áp dụng: - Phương pháp khảo sát, thu thập và phân tích số liệu. - Phương pháp giải tích. - Phương pháp phân tích hình học mỏ. - Phương pháp phương án, so sánh. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 7.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong công tác thiết kế biên giới mỏ lộ thiên, đặc biệt đối với các khoáng sàng đá vật liệu xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy.
  14. 4 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan tư vấn, thiết kế, quản lý trong việc lập quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu đá xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, tận dụng tốt tài nguyên từ lòng đất, đảm bảo sự phát triển bền vững ngành khai thác đá vật liệu xây dựng khu vực Nam Bộ. 8. Các luận điểm bảo vệ 8.1. Luận điểm 1 Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy đang khai thác phụ thuộc vào kích thước mặt mỏ (biên giới trên của mỏ) được ghi trong giấy phép khai thác, chi phí để khai thác và chế biến đá, giá trị của đá và được xác định trên cơ sở tổng lợi nhuận thu được là lớn nhất khi mỏ đạt đến chiều sâu đó. 8.2. Luận điểm 2 Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy chưa khai thác (xác định trong giai đoạn thiết kế mỏ) cần được gắn liền với việc chọn diện tích mặt mỏ hợp lý và được xác định trên cơ sở lợi nhuận riêng tính cho 1m2 diện tích mặt mỏ đạt được giá trị lớn nhất. 8.3. Luận điểm 3 Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy trong cụm mỏ được quy hoạch để khai thác phụ thuộc vào số mỏ và kích thước của từng mỏ, được xác định trên cơ sở hiệu quả khai thác của toàn cụm mỏ khi lợi nhuận riêng tính cho 1m2 diện tích cụm mỏ đạt được trị số lớn nhất. 9. Những điểm mới của của đề tài luận án - Đề xuất trình tự khoanh định biên giới mỏ phù hợp để xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho các mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam Bộ. - Đề xuất sử dụng tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng mặt mỏ để xác định chu vi mặt mỏ tối ưu với diện tích mặt mỏ cho trước nhằm xác định chiều sâu khai thác hợp lý.
  15. 5 - Đề xuất sử dụng tiêu chí "Lợi nhuận riêng lớn nhất tính cho 1m2 diện tích mặt mỏ hoặc diện tích cụm mỏ" để xác định diện tích mặt mỏ và chiều sâu khai thác hợp lý cho mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam Bộ. 10. Cấu trúc của luận án Mở đầu Chương 1. Phân tích, đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến nội dung của đề tài luận án. Chương 2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định chiều sâu hợp lý của mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy. Chương 3. Nghiên cứu xác định chiều sâu hợp lý cho các mỏ lộ thiên khai thác đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy khu vực Nam bộ. Chương 4. Áp dụng kết quả nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác hợp lý cho mỏ đá Thường Tân III. Kết luận và kiến nghị. Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án của NCS. Tài liệu tham khảo, Phụ lục. 11. Cơ sở tài liệu Tài liệu sử dụng để hoàn thành luận án được lấy từ các nguồn: - Chuyên ngành khai thác mỏ lộ thiên và các ngành liên quan, được thu thập từ các nguồn: thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất, thư viện Quốc gia, Tổng cục thống kê, Internet… - Tài liệu địa chất, địa chất thủy văn và công trình lấy từ các báo cáo kết quả thăm dò của các mỏ đá xây dựng thuộc khu vực Nam Bộ và các quy hoạch khai thác mỏ các cụm mỏ trên địa bàn. - Các số liệu về các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, hiện trạng khai thác thu thập được từ các mỏ qua các đợt khảo sát thực tế.
  16. 6 12. Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện đề tài " Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệu xây dựng năm dưới mức thoát nước tự chảy ở khu vực Nam Bộ", NCS đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật ngành khai thác mỏ; tập thể Ban giám hiệu, Khoa Mỏ, phòng Đào tạo sau Đại học, phòng Đào tạo Đại học, giảng viên, cán bộ các Phòng, Ban chức năng của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. NCS xin bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Đặc biệt NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS.NGND Trần Mạnh Xuân, TS Lê Văn Quyển đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và sự giúp đỡ có hiệu quả của GS.TS Bùi Xuân Nam, TS Nguyễn Anh Tuấn để NCS hoàn thành luận án này. NCS xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ NCS trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
  17. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thác khoáng sản rắn nằm dưới mức thoát nước tự chảy đều áp dụng công nghệ khai thác xuống sâu do đó phải tiến hành xác định chiều sâu mỏ khai thác có hiệu quả (chiều sâu khai thác cuối cùng, chiều sâu khai thác giới hạn hay chiều sâu khai thác hợp lý). Sự khác nhau trong cách tiếp cận để xác định chiều sâu khai thác hiệu quả phụ thuộc vào các yếu tố có tính đặc trưng về điều kiện tự nhiên của thân khoáng sản như: - Chiều dày lớp đất phủ nằm trên thân khoáng. - Sự tồn tại các lớp đá bóc nằm ở vách và trụ của thân khoáng. - Chiều dày, chiều dài và độ dốc của thân khoáng. - Chất lượng khoáng sản và sự phân bố chất lượng khoáng sàn trong thân khoáng. Sự khác nhau cơ bản về điều kiện tự nhiên của các mỏ đá xây dựng nằm dưới mức thoát nước tự chảy, đặc biệt đối với các mỏ đá khu vực Nam Bộ so với các mỏ than, quặng và phi quặng là: - Chiều dày lớp đất phủ không lớn hoặc không có. - Không có đá bóc hoặc có không đáng kể. - Chiều dày ngang của các vỉa đá rất lớn. - Giá trị khoáng sản không cao. Về tiêu chí để xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đều dựa vào hiệu quả kinh tế ở mức độ khác nhau và có thể chia thành các nhóm sau: a) Chi phí để khai thác toàn bộ khoáng sàng (phần trên khai thác lộ thiên, phần dưới khai thác hầm lò) là tối thiểu hoặc lợi nhuận thu được là tối đa. b) Mức tiết kiệm khi khai thác lộ thiên so với hầm lò là tối đa.
  18. 8 c) Giá thành khai thác lộ thiên ở bất cứ giai đoạn khai thác nào cũng không được vượt quá giá thành cho phép. d) Lợi nhuận thu được từ khai thác lộ thiên lớn hơn hoặc bằng không. e) Lợi nhuận thu được từ khai thác lộ thiên là tối đa. Việc xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên theo các tiêu chí trên đây có thể chia thành hai nhóm: Nhóm truyền thống: Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên được xác định trên cơ sở so sánh giữa hệ số bóc giới hạn (Kgh) với các hệ số bóc khác như hệ số bóc biên giới (Kbg) với Kgh ≥ Kbg; hệ số bóc trung bình (Ktb) với Kgh ≥ Ktb; hệ số bóc thời gian (KT) với Kgh ≥ KT; hệ số bóc sản xuất trung bình (K0 + Ksx) với Kgh ≥ K0 + Ksx. Nhóm phi truyền thống: Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ được xác định trên cơ sở so sánh lợi nhuận thu được đối với các phương án chiều sâu dự kiến khai thác khác nhau có tính đến tác động của yếu tố thời gian hoặc không tính đến yếu tố này (ΔL = max và ΔL ≥ 0, trong đó ΔL là tổng lợi nhuận thu được của từng phương pháp đem so sánh). Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ có thể được xác định trên mặt cắt ngang (áp dụng cho mỏ có điều kiện địa hình và thế nằm của thân khoáng đơn giản) và trên bình đồ phân tầng (áp dụng cho mỏ có điều kiện phức tạp, chiều dài theo phương hạn chế) và bằng phương pháp giải tích hoặc đồ thị - giải tích. 1.1. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo phương thức truyền thống 1.1.1. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên xác định theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg [5], [32] Trong những thập niên đầu thế kỷ XX khi công nghệ khai thác hầm lò được áp dụng rộng rãi để khai thác các mỏ than trong khi công nghệ khai thác lộ thiên chưa phát triển, nhiều nhà khoa học ngành mỏ cho rằng, để xác định biên giới cuối cùng của mỏ lộ thiên cần dựa trên cơ sở so sánh giữa giá thành khai thác lộ thiên với hầm lò. Mỏ lộ thiên chỉ khai thác đến độ sâu mà tại đó giá thành khai thác lộ
  19. 9 thiên bằng giá thành thành khai thác hầm lò. Để đơn giản trong tính toán so sánh người ta sử dụng phương pháp mặt cắt với mặt địa hình bằng phẳng và vỉa có các thành phần thế nằm không thay đổi (Hình 1.1). Hình 1.1: Sơ đồ xác định chiều sâu của mỏ lộ thiên theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg [5], [32] Gọi x là chiều sâu thân khoáng. Nếu trong phạm vi chiều sâu x được tiến hành khai thác hầm lò thì tổng chi phí để khai thác là: Cn = xMC, đồng (1.1) Nếu tiến hành khai thác lộ thiên trong phạm vi chiều sâu x, tổng chi phí để khai thác là: Chi phí khai thác khoáng sản (chưa kể chi phí bóc đá) Ca = xMa, đồng (1.2) Còn chi phí bóc đá (ctg v  ctg  t ) 2 Cb = b[(M+h0ctgβ)h0+xh0(ctgγv+ctgγt)+ x ], đồng (1.3) 2 Tính kinh tế của khai thác lộ thiên có thể biểu thị qua mức tiết kiệm của chúng so với khai thác hầm lò: S = Cn - (Ca + Cb), đồng (1.4) Hay (ctg v  ctg  t ) 2 S = xM(c-a)-b[(M+h0ctgβ)h0+xh0(ctgγv+ctgγt)+ x ], đồng (1.5) 2 Trong đó:
  20. 10 M - Chiều dày nằm ngang của vỉa, m; C - Giá thành khai thác hầm lò, đ/m3; a - Giá thành khai thác 1m3 khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên (chưa kể chi phí bóc đá), đ/m3; b - Chi phí bóc 1m3 đất đá, đ/m3; h0 - Chiều dày lớp đất phủ, m; β - Góc nghiêng của bờ mỏ trong lớp đất phủ, độ; γv,γt - Góc dốc kết thúc của bờ mỏ về phía vách và phía trụ, độ. Mức tiết kiệm của khai thác lộ thiên đạt giá trị cực đại khi đạo hàm bậc nhất của biểu thức (1.5) bằng không. Từ đó chiều sâu thân khoáng sản x khai thác có hiệu quả là: ca M x= . - h0, m (1.6) b (ctg v  ctg  t ) Từ đó chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ lộ thiên là: M .K gh Hk = x+h0 = ,m (1.7) (ctg v  ctg  t ) ca ( x  h0 )(ctg v  ctg  t ) Trong đó gọi là hệ số bóc giới hạn (Kgh), còn trị số gọi b M là hệ số bóc biên giới (Kbg) ca Kgh = , m3/m3 (1.8) b Trường hợp phần trên của khoáng sàng khai thác bằng phương pháp lộ thiên, phần dưới khai thác bằng phương pháp hầm lò, biên giới hợp lý của mỏ lộ thiên được đánh giá bằng tổng chi phí để khai thác toàn bộ khoáng sàng là nhỏ nhất, biểu thức (1.7) vẫn đúng. Trong trường hợp địa hình và các thành phần thế nằm của vỉa phức tạp thì áp dụng phương pháp đồ thị để xác định chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ. Chiều sâu khai thác hợp lý của mỏ xác định theo nguyên tắc Kgh ≥ Kbg có ưu nhược điểm chủ yếu sau đây:
nguon tai.lieu . vn