Xem mẫu

  1. VIỆT HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH TUÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TS. Đỗ Hoài Nam 2. PGS. TS. Phạm Trung Lƣơng HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi trong quá trình viết luận án. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Ngƣời cam đoan NGUYỄN MINH TUÂN
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................................8 1.1. Tổng quan về phát triển du lịch ........................................................................................ 8 1.1.1. Các khái niệm và phân loại về loại hình du lịch ................................................... 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế ................................................................................................................ 11 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch theo hƣớng liên kết và hội nhập quốc tế ............................................................................................................................. 13 1.2.1. Các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết................................... 13 1.2.2. Các nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng hội nhập................................. 26 1.3. Đánh giá kết quả tổng quan ............................................................................................ 28 1.3.1. Những điểm có thể kế thừa cho luận án .............................................................. 28 1.3.2. Những khoảng trống............................................................................................ 28 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNDU LỊCH THEO HƢỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ...........30 2.1. Những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hƣớng liên kết và hội nhập quốc tế ............................................................................................................................. 30 2.1.1. Nhận thức và quan niệm...................................................................................... 30 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của một tỉnh ...................................................................................................... 34 2.1.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ........................................................................................................................... 40 2.2. Tổng quan về các lý thuyết phát triển du lịch ............................................................... 42 2.2.1. Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào nguồn lực điểm đến .................................. 42 2.2.2. Lý thuyết về các bên liên quan trong phát triển du lịch ...................................... 45 2.2.3. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong phát triển du lịch .................... 49 2.3. Kinh nghiệm liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch .................................. 56 2.3.1. Kinh nghiệm của Singapore ................................................................................ 56 2.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan .................................................................................. 58
  4. 2.3.3. Kinh nghiệm trong nước ..................................................................................... 59 2.3.4. Bài học phát triển du lịch cho tỉnhPhú Thọ......................................................... 63 2.4. Khung phân tích về phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ ............................................. 63 CHƢƠNG 3.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC VỀ DU LỊCH LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP ............................................................................................70 3.1. Tổng quan đặc điểm, tình hình kinh tế, xã hội và phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ... 70 3.1.1. Một số đặc điểm chung và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ ......... 70 3.1.2. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ ...................... 80 3.2. Thực trạng phát triển du lịch theo hƣớng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ ............................................................................................................................................ 81 3.2.1. Đầu tư cho phát triển du lịch ............................................................................... 81 3.2.2. Liên kết ngành để phát triển du lịch ở Phú Thọ .................................................. 82 3.2.3. Liên kết với các tỉnh để phát triển du lịch ở Phú Thọ ......................................... 84 3.2.4. Chính quyền tỉnh hoạch định chủ trương, đường lối và chính sách phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ ............................................................................................... 85 3.2.5. Kết quả và hiệu quả phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ .................................... 92 3.2.6. Nguyên nhân của thành công và hạn chế đối với phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế........................................................................................... 99 3.3. Kết quả khảo sát về liên kết để phát triển du lịch ở Phú Thọ .................................... 100 3.3.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 100 3.3.2. Nghiên cứu định lượng...................................................................................... 104 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ THỌ THEO HƢỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2025 ........... 114 4.1. Phân tích bối cảnh, thuận lợi, khó khăn đối với phát triển du lịch theo hƣớng liên kết và hội nhập quốc tế của tỉnh Phú Thọ .......................................................................... 114 4.1.1. Điểm mạnh về phát triển du lịch Phú Thọ ........................................................ 114 4.1.2. Điểm yếu về phát triển du lịch Phú Thọ............................................................ 115 4.1.3. Cơ hội đối với phát triển du lịch Phú Thọ ......................................................... 117 4.1.4. Thách thức đối với phát triển du lịch Phú Thọ.................................................. 118 4.2. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hƣớng liên kết và hội nhập quốc tế.............................................................................................................................................. 120
  5. 4.2.1. Định hướng chung về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế .................................................................................................................................. 120 4.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch ................................................................................ 123 4.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch theo hƣớng liên kết và hội nhập quốc tế ........... 127 4.3.1. Giải pháp số 1: Hoàn thiện chính sách .............................................................. 127 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................146 1. Kết luận .............................................................................................................................. 146 2. Kiến nghị ............................................................................................................................ 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................148 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................................................160 PHỤ LỤC ........................................................................................................................161
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Mô tả các nguồn lực ..................................................................................44 Bảng 2.2 Đặc điểm và phân loại các bên liên quan .. Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3 Bảng tóm tắt mối liên hệ giữa mô hình nghiên cứu và các lý thuyết nền .68 Bảng 3.1 Lao động trong lĩnh vực du lịch của Phú Thọ qua đào tạo ........................77 Bảng 3.2 Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2011-2019 ................................................79 Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ .......................................80 Bảng 3.4 Đầu tư phát triển du lịch, giá hiện hành ....................................................82 Bảng 3.5 Khách du lịch từ Hà Nội và vùng TDMN tới Phú Thọ .............................84 Bảng 3.6 Khách du lịch từ Phú Thọ tới vùng TDMN và Hà Nội .............................85 Bảng 3.7 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phú Thọgiai đoạn 2014 - 2018 ..87 Bảng 3.8 Nhóm chỉ số thành phần năng lực cạnh tranh ...........................................88 Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu tổng hợp chủ yếu của Phú Thọ đến 2017 .........................92 Bảng 3.10 Lao động ngành du lịch trong tổng lao động xã hộicủa Phú Thọ............93 Bảng 3.11 Doanh thu du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2017, giá thực tế .......94 Bảng 3.12 Năng suất lao động ngành du lịch (tính theo GTGT, giá hiện hành).......95 Bảng 3.13 Giá trị gia tăng du lịch trong tổng GRDPcủa Phú Thọ ............................96 Bảng 3.14 Tổng khách du lịch và doanh thu ngành du lịchTp Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 – 2018 ..............................................60 Bảng 3.15 Ý kiến của chuyên gia về nội dung liên kết vùng cấp độ vĩ mô giữa các địa phương ở Phú Thọ ............................................................................................ 102 Bảng 3.16 Phân tích Cronbach’s Alpha cho các khái niệm nghiên cứu................. 105 Bảng 3.17 KMO và kiểm định Bartlett's ................................................................ 107 Bảng 3.18 Bảng ma trận xoay các nhân tố ............................................................. 107 Bảng 3.19 Tổng kết mô hình hồi quy ..................................................................... 108 Bảng 3.20 Các hệ số hồi quy.................................................................................. 109 Bảng 4.1 Dự báo một số chỉ tiêu tổng hợp của tỉnh Phú Thọ đến 2025 ................ 121 Bảng 4.2 Dự báo đối tác ưu tiên và sản phẩm du lịch trong liên kết và hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ................................ 122 Bảng 4.3 Năng suất lao động ngành du lịch Phú Thọ ............................................ 123
  7. Bảng 4.4 Khách du lịch của Phú Thọ ..................................................................... 124 Bảng 4.5 Doanh thu du lịch và chi tiêu bình quân khách du lịch của tỉnh Phú Thọ ................................................................................................................................ 125 Bảng 4.6 Khách du lịch từ Hà Nội và vùng TDMN tới Phú Thọ .......................... 125 Bảng 4.7 Khách du lịch từ Phú Thọ tới vùng TDMN và Hà Nội .......................... 126 Bảng 4.8 Lao động ngành du lịch trong tổng lao động xã hộicủa Phú Thọ........... 126 Bảng 4.9 Giá trị gia tăng du lịch trong tổng GRDPcủa Phú Thọ ........................... 126 Bảng 4.10 Nộp ngân sách của ngành du lịch Phú Thọ .......................................... 127 Bảng 4.11Dự báo vốn đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Phú Thọ đến 2025 ............ 132 Bảng 4.12 Dự báo huy động vốn đầu tư cho phát triển du lịch ............................. 132 Bảng 4.13 Dự báo nhu cầu phát triển nhân lực du lịch .......................................... 135
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 1.Khung nghiên cứu của luận án ........................................................................5 Hình 2.1 Sơ đồ hóa chuỗi giá trị sản phẩm du lịch trên địa bàn một tỉnh.................32 Hình 2.2 Sơ đồ hóa hệ thống quản ký nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh của Việt Nam ...................................................................................................................35 Hình 2.3 Các bên liên quan của Sự kiện du lịch (Nguồn: McCabe và ctg, 2000) ....47 Hình 2.4 Khung khái niệm các bên liên quan trong phát triển du lịch .....................49 Hình 2.5 Mô hình kim cương về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch.........49 Hình 2.6 Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh địa phương trong du lịch của M.Porter (2008) .........................................................................................................51 Hình 2.7 Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh toàn cầu trong du lịch ................52 Hình 2.8 Mô hình mô phỏng năng lực cạnh tranh điểm đến của Crouch (2007) .....54 Hình 2.9 Khung phân tích phát triển du lịch Phú Thọ ..............................................64
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt WCED World Commission on Ủy ban thế giới về môi trường và Environment and Developmen phát triển UNWTO World Tourist Organization Theo Tổ chức Du lịch Thế giới GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội. HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người HFI Human Freedom Index Chỉ số tự do của con người ASEAN (AFTA) ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN EC European Community Cộng đồng Kinh tế châu Âu EFTA European Free Trade Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu Association EU European Union Liên minh châu Âu CACM Common America Central Thị trường chung Trung Mỹ Market NAFTA North American Free Trade Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ Agreement PTDL Tourism development Phát triển du lịch GTGT Giá trị gia tăng QLNN Quản lý nhà nước NDTK Niên giám thống kê LĐXH Lao động xã hội TDMN Trung du miền núi TB Trung bình UBND Ủy ban nhân dân
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Vai trò của du lịch đã ngày được khẳng định trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được xác định tại Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị. Việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã được Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành liên quan và các địa phương triển khai thông qua Kế hoạch hành động. Để thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/QĐ- TTg ngày 22/1/2020. Việc thực hiện liên kết vùng và tăng cường hội nhập quốc tế là yếu tố quan trọng, mang tính quyết định trong bối cảnh hiện nay. Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng ở trung ương và các địa phương triển khai lập quy hoạch phát triển du lịch theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững, ban hành hàng loạt chính sách để đẩy mạnh phát triển du lịch trong cả nước. Song thực tế, việc phát triển du lịch ở Việt Nam đang gặp nhiều vướng mắc. Có nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến các vấn đề về lý luận còn chưa được nghiên cứu thỏa đáng, nhiều vấn đề lý luận chưa được tường minh như: Nội hàm của phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế; các tiêu chí đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế… Phú Thọ là địa phương có lịch sử lâu đời, được coi là đất Tổ của dân tộc Việt Nam, có hệ thống các di tích lịch sử, di tích cách mạng, di tích văn hóa, kiến trúc, khảo cổ... Đặc biệt, Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng là không gian văn hóa vô cùng thiêng liêng và mang tính tâm linh của dân tộc Việt Nam kết hợp cùng với loại hình nghệ thuật Hát xoan Phú Thọ , Tín ngư ng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có Vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong 30 vườn quốc gia của Việt Nam, đa dạng sinh học cao; có mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy có trữ lượng lớn hàm lượng nguyên tố vi lượng hữu ích rất thích hợp cho công việc tắm ngâm, phục 1
  11. hồi sức khỏe và chữa bệnh… Theo đánh giá của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2016 thì Phú Thọ là vùng “đất vàng” cho phát triển du lịch. Để khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh đó, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã có quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và triển khai nhiều kế hoạch, chương trình phát triển du lịch. Tỉnh Phú Thọ đã dành nhiều vốn đầu tư để nâng cấp các di tích, các khu du lịch, lễ hội truyền thống… và du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển. Tuy nhiên hiện nay Phú Thọ vẫn chưa thật sự là điểm đến" hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế, ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chủ trương chưa đi liền với giải pháp, hoạt động du lịch chưa được tổ chức hợp lý, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn chưa nhiều, thậm chí còn có thể nói là ít. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của cộng động kinh tế ASEAN (AEC) và đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do đã tạo ra cơ hội tốt để Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng hội nhập quốc tế. Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế vừa là định hướng vừa là giải pháp. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Phú Thọ thì hiện nay thu nhập từ du lịch cũng như lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch chỉ chiếm khoảng 1% GRDP và gần 1% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh. Làm thế nào để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả và trong trạng thái bền vững là vấn đề cần được nghiên cứu làm rõ. Trong bối cảnh đó, NCS lựa chọn vấn đề: “Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề vừa nêu trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xem xét, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển du 2
  12. lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, góp phần xứng đáng vào gia tăng quy mô kinh tế và cải thiện năng suất lao động của tỉnh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Thông qua đó chỉ rõ những mặt được, mặt chưa được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế đó; đồng thời xác định được những bài học cần thiết để phát triển du lịch có hiệu quả trong bối cảnh mở rộng liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, kiến nghị định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ. Đề tài còn nghiên cứu các hình thức tổ chức du lịch, vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Về nội dung: Đề tài nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ, đặc biệt sẽ kiến nghị những việc chính quyền tỉnh Phú Thọ phải làm để nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của tỉnh. - Về thời gian: Tập trung vào đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2019 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. - Về không gian: Tỉnh Phú Thọ. Khi cần thiết có nghiên cứu các địa phương xung quanh hoặc có khả năng liên kết với tỉnh Phú Thọ để phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. 3
  13. 4. Tính mới và những đóng góp của luận án 4.1. Về mặt lý luận và học thuật Tác giả làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế; đánh giá hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. 4.2. Về mặt thực tiễn Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố phát triển du lịch, thực trạng phát triển du lịch ở Phú Thọ trong những năm vừa qua, kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở những địa phương tương đồng, luận án cung cấp căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trường, đường lối và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. 5. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu của luận án chỉ ra những việc phải làm và trình tự triển khai thực hiện các công việc đó. Cụ thể là: - Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và cơ sở cho việc thực hiện nghiên cứu. - Thứ hai: Xác định khung lý thuyết sẽ trình bày ở chương cơ sở lý luận. Để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế tác giả phải tiến hành tổng quan các công trình khoa học có liên quan đã công bố để tìm ra những điểm kế thừa cho luận án, xác định những vấn đề luận án phải đi sâu nghiên cứu làm rõ (kể cả những vấn đề chưa được ai nghiên cứu và những vấn đề tuy đã có người nghiên cứu nhưng mới ở mức sơ sài). Kết quả này cũng sẽ là căn cứ để đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. - Thứ ba: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian vừa qua, một số bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập ở trong và ngoài nước. 4
  14. - Thứ tư: Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. Những nội dung nghiên cứu trên được thể hiện trong Khung nghiên cứu của luận án (Hình: 01) 1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận về PTDL 4. Định 3. Đánh theo hướng LK và hướng và giá thực HNQT giải pháp trạng Tổng nang cao PTDL quan hiệu quả theo PTDL theo hướng hướng LK 2.Xác định khung lý LK và và HNQT thuyết về PTDL theo HNQT ở đến năm hướng LK và HNQT tỉnh Phú 2025của Thọ Phú Thọ Hình 01. Khung nghiên cứu của luận án Trong quá trình nghiên cứu tác giả tuân thủ các quan điểm nghiên cứu. Đó là quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng phát triển vì con người do con người của Hồ Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch nói riêng của Đảng và Nhà nước. 6. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơngpháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Luận án được tiếp cận theo các hướng chủ yếu như sau: - Tiếp cận hệ thống: Phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế được coi như một hệ thống, đặt trong mối quan hệ hệ thống phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, coi trọng tiếp cận đa ngành (bởi vì hoạt động du lịch mang tính đa ngành rất rõ). Tiếp cận theo quan điểm liên vùng để xem xét liên kết hoạt động du lịch của Phú Thọ với hoạt động du lịch của các tỉnh khác cũng như của các nước khác. - Tiếp cận theo các mối quan hệ giữa hệ thống hoạt động du lịch với các hoạt động phát triển khác trong một thể thống nhất. - Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Mỗi kết quả có nguyên nhân của nó. Luận án đi tìm các nguyên nhân của thành công cũng như nguyên nhân của hạn chế. 5
  15. - Tiếp cận từ nguồn lực: Việc phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ với khả năng nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch, nhất là nhân lực hướng dẫn du lịch, nhân lực làm việc trong các khách sạn, nhà hàng… 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành việc nghiên cứu luận án, NCS sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp phân tích thống kê: Được sử dụng để phân tích số liệu thống kê về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế qua các năm cũng như chuẩn bị số liệu để dự báo phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế cho tương lai của tỉnh Phú Thọ. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích theo chỉ tiêu để nghiên cứu kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ. + Thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp phân tích định tính và định lượng: Được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm mô hình phát triển du lịch theo hướng liên kết ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, các địa phương trong nước. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ. Phương pháp này cũng sẽ được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn nghiên cứu. + Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ để minh họa khi phân tích, lý giải các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở tỉnh Phú Thọ giữa các năm hoặc giữa tỉnh Phú Thọ với đối tượng nghiên cứu khác. Trong quá trình phân tích tác giả gặp khó khăn là chưa có chuẩn so sánh. Tuy nhiên tác giả phân tích qua xu thế và động thái của các chỉ tiêu cụ thể. - Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để lấy thêm thông tin và để kiểm định các kết luận, các nhận định về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của tỉnh Phú Thọ. Tác giả đã tiếp xúc, phỏng vấn qua nhiều cách với các nhà khoa học và các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 6
  16. - Phương pháp dự báo: Tác giả sử dụng để dự báo những chỉ tiêu cần thiết về định hướng phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Dự báo một số chỉ tiêu phục vụ phân tích hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và hội nhập quốc tế. - Trong quá trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế ở Phú Thọ tác giả đã sử dụng các phương pháp khác như: + Phương pháp điều tra, khảo sát: Một số tổ chức, cá nhân để thu thập thêm thông tin cần thiết theo yêu cầu của quá trình nghiên cứu. + Phương pháp hệ số tin cậy Crombachs Alpha sử dụng để xác định mức độ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế qua phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu. + Phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng để xác định giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của các yếu tố tác động đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. + Phương pháp phân tích hồi quy trên cơ sở phân tích bằng phần mềm SPSS để tìm giá trị trung bình của các biến quan sát trong phân tích phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Chương 4: Giải pháp thúc đẩy sự phát triển du lịch Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế đến năm 2025. Mỗi chương có tiểu kết và toàn bộ luận án có kết luận chung 7
  17. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƢỚNG LIÊN KẾT VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về phát triển du lịch 1.1.1. Các khái niệm và phân loại về loại hình du lịch Luật du lịch năm 2017 đã giải thích các từ ngữ liên quan đến du lịch ở Việt Nam một cách căn bản, bao gồm: - Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dư ng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. - Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. - Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch. - Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. - Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. - Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. - Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. - Chương trình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. 8
  18. - Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. - Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch. - Hướng dẫn viên du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch. - Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. - Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch. - Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Bên cạnh đó, Luật du lịch năm 2017 đã chỉ rõ các loại hình du lịch phát triển ở Việt Nam gồm: a) Du lịch tham quan: Du lịch tham quan là hành vi/nhu cầu của con nguoi nhằm nâng cao hiểu biết về thế gioi chung quanh. Đối tượng mà du khách tham quan có thể là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, hoặc một cơ sởnghien cứu khoa học, co so sản xuất. b)Du lịch nghỉ dƣỡng: Du lịch nghỉ du ng với mục đích là nghỉ ngoi phục hồi suc khỏe của khách du lịch, ngoài ra du lịch nghỉ du ng còn đuợc hiểu là nhu cầu gần với thiên nhiên và thay đổi môi trường sống hàng ngày. Ngày nay nhu cầu du lịch nghỉ duong càng lớn do sức ép của công việc căng thẳng, do môi trường ô nhiễm, do các quan hệ xã hội,... c) Du lịch khám phá: Tùy theo mức độ và tính chất chuyến du lịch mà có thể chia ra thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm. Du lịch tìm hiểu về thiên nhiên, môi trường, về lịch sử, phong tục tập quán,... Ở một mức độ cao hon, du lịch mạo hiểm dựa trên nhu ng nhu cầu thể hiện mình, tự r n luyện, tự khám phá 9
  19. khả năng của bản thân,... Du lịch mạo hiểm để lại những cảm giác thích thú, đặc biệt trong gio i trẻ. Nhu ng vách núi cheo leo, nhu ng ghềnh thác, hang động, cánh rừng với môi trường hoang dã là những nơi lý thú cho những bạn trẻ thích du lịch mạo hiểm. d) Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường (Luật du lịch, 2017). Du lịch sinh thái thu ờng đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi cho cộng đồng địa phuong. Du lịch sinh thái gắn liền với phát triển bền vững của du lịch, trong vi c sử dụng tài nguyen một cách bền vững bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, kiểm soát và đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế. e) Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. g) Du lịch chua bệnh: Đáp ứng nhu cầu điều tri bệnh và phục hồi sức khỏe của khách du lịch. Ngày nay, nhiều nước đã kết hợp có hiệu quả việc khai thác su dụng nước khoáng, tắm biển, tắm bùn...chữa bệnh bằng phuong pháp y học cổ truyền cũng nhu kết hợp việc giải phẫu chỉnh hình, thẩm mỹ... h) Du lịch lễ hội - các su kiện đặc biệt: Ngày nay, lễ hội là một yếu tố rất thu hút khách du lịch. Tham gia vào lễ hội, khách du lịch có dịp hòa mình vào không khí tưng bừng của hoạt động này. i) Du lịch công vụ: Là loại hình kết hợp các chuyến đi làm vi c với du lịch nghỉ ngoi. k) Du lịch thể thao: Sở thích và nhu cầu khách du lịch thường gắn liền với một số môn thể thao, ngoài ra choi thể thao voi mục đích nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, tu thể hiện mình hoặc đon giản chỉ để giải trí. Các hoạt động thể thao nhu san bắn, câu cá, choi golf, đánh, bóng chuyền bãi biển, boi lặn, trượt tuyết,... n) Du lịch có tính chất xã hội: Loại hình du lịch này nhằm đáp ứng được nhu cầu giao tiếp xã hội của du khách nhu: viếng thăm người thân, bạn b , hồi huong, 10
  20. du đám cuoi,... Với loại hình này phát triển ở các quốc gia có nhiều kiều bào ở nước ngoài nhu: Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Pháp, Tay Ban Nha, Việt Nam. m) Du lịch tôn giáo: Mục đích của loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn những nhu cầu tín ngư ng và thực hiện các nghi thức tôn giáo của các tín đồ hay tham quan tìm hiểu tôn giáo của những người không cùng tôn giáo. Điểm đến của các chương trình này là những thánh địa, nhà thờ, chùa chiền, đình miếu,... o) Du lịch quá cảnh: Đo i tượng du khách này thu ờng chỉ dừng chan trong một thời gian ngắn (sân bay, trạm dừng chân,...), không quá 24 giờ đe đi đe n một no i khác. p) Du lịch MICE: (Meeting Incentive Conference Event): Là loại hình du lịch kết hợp của du khách giữa mục đích đi dự hội nghị, hội thảo, triển lãm, tham gia các sự kiện chính là vi c sử dụng các dịch vụ du lịch và tham quan du lịch. Đối tuợng các du lịch MICE là các doanh nhan, chính khách, nguời có vị trí trong các tạp đoàn, công ty, tổ chức. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của Eugenio-Martin, Morales và Scarpa (2004) sử dụng dữ liệu của 21 quốc gia Mỹ Latinh trong giai đoạn từ năm 1985 - 1998 khi xem xét mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Bằng việc sử dụng công cụ ước lượng dữ liệu bảng và GMM, kết quả cho thấy du lịch có tác động tích cực đáng kể đến hiệu suất tăng trưởng kinh tế của các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, việc phân chia mẫu này thành các nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp cho thấy tầm quan trọng của du lịch đối với sự tăng trưởng của các nước thu nhập thấp và trung bình. Áp dụng mô hình dữ liệu bảng điều khiển AR Least Squares AR để giải thích khách du lịch nước ngoài xác nhận mối quan hệ tích cực giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù đối với các nước thu nhập thấp, số lượng khách du lịch tăng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, trình độ học vấn và an toàn ở một quốc gia. Katircioglu (2009), Tourism, trade and growth: the case of Cyprus, Applied Economics, nghiên cứu này sử dụng mô hình Granger để kiểm định mối quan hệ nhân quả trong dài hạn giữa du lịch, thương mại và tăng trưởng kinh tế. Kết quả 11
nguon tai.lieu . vn