Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ LƯƠNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62620115 Cần Thơ, 6/2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ LƯƠNG MÃ SỐ NCS: P0815005 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 62620115 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS VÕ THÀNH DANH Cần Thơ, 6/2022
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Cần Thơ, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học, Lãnh đạo Bộ môn Tài chính – Ngân hàng và tất cả các Quý Thầy, Cô lãnh đạo các bộ môn thuộc Khoa Kinh tế cũng như các quý Thầy, Cô đồng nghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho tôi để hoàn thành được luận án này. Tiếp theo, cho tôi được xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến người Thầy đã tận tình hướng dẫn, cũng như luôn động viên tôi trong quá trình thực hiện luận án và trong công việc hàng ngày, người Thầy tôi luôn dành một sự ngưỡng mộ, kính trọng và biết ơn - Pgs. Ts Võ Thành Danh. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn từ sâu thẳm với Pgs. Ts Mai Văn Nam, trưởng Khoa Sau Đại học – Đại học Cần Thơ. Người vừa là người Thầy với kiến thức chuyên môn sâu, vừa là người Quản lý rất nghiêm khắc, trách nhiệm trong công việc nhưng cũng đầy lòng nhân ái và thấu hiểu. Tôi cũng sẽ không thể quên được sự giúp đỡ, hỗ trợ và chỉ bảo tận tình của Pgs. Ts Nguyễn Hữu Đặng – Một người Thầy đã cho tôi hiểu được sứ mệnh và vai trò của một Người Thầy thực sự. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các bạn bè ở khắp nơi và cả những người tôi chưa gặp mặt, cũng không quen biết nhưng lại rất nhiệt tình hỗ trợ tôi khi tôi liên hệ để xin được giúp đỡ. Cuối cùng bất kỳ sự thành công của tôi đều không thể thiếu vắng sự hỗ trợ, động viên của Gia Đình tôi. Tất cả mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ, động viên của mọi người tôi xin được ghi nhớ và biết ơn. Kính chúc tất cả nhiều sức khỏe và thành công! Trân trọng!!! i
  4. TÓM TẮT Mục tiêu của luận án “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm làm rõ nguồn gốc tăng trưởng của gia tăng sản lượng cũng như gia tăng năng suất các yếu tố của nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1995 – 2020, từ đó là cơ sở cho những đề xuất các hàm ý chính sách cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai. Đề tài được sử dụng cho luận án được thu thập từ Niên giám thống kê, Điều tra mức sống dân cư, và Điều tra nông nghiệp và thủy sản. Luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp ước lượng tham số và phi tham số. Luận án cũng sử dụng mô hình ước lượng trung gian (PMG – Pooled Mean Group) nhằm đánh giá ảnh hưởng trong dài hạn và ngắn hạn của các yếu tố đầu vào đến giá trị sản lượng đầu ra nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả ước lượng từ mô hình ước lượng trung gian cho thấy tăng trưởng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long tương đồng với các nghiên cứu trước đây về tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam. Tăng trưởng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là tăng trưởng theo quy mô, là sự gia tăng của các yếu tố đầu vào hơn là sự gia tăng về công nghệ hay cải thiện về hiệu quả kỹ thuật. Tiếp theo, bằng kỹ thuật phân tích bao dữ liệu, luận án đã phân tích được các yếu tố cấu thành của tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp. Kết quả phân tích bao dữ liệu cho thấy tăng tưởng năng suất các yếu tố tổng hợp là thay đổi về công nghệ sản xuất chứ không phải là thay đổi về hiệu quả kỹ thuật. Chất lượng các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động), khả năng tiếp cận tín dụng, các yếu tố thuộc về vấn đề quản lý kinh tế - hành chính được chỉ ra là những nhân tố tác động đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long. Với những kết quả đạt được, luận án đã đề xuất một số hàm ý chính sách để nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh mới cũng như thách thức mới. Với sự ứng dụng phương pháp ước lượng mới để làm rõ mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn thì luận án cũng là một tài liệu có thể được dùng để tham khảo trong những những nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp nói riêng và các nghiên cứu liên quan đến sử dụng số liệu bảng nói chung. Từ khóa: DEA, Đồng bằng sông Cửu Long, PMG, Tăng trưởng nông nghiệp,TFP. ii
  5. ABSTRACT This research analyzes factors affecting Gross Domestic Product in Agriculture in Mekong Delta region as well as determine the sources of the determinants of total factor productivity growth from 1995 to 2020. Therefore, policy implication is suggested for improving agricultural growth of this region in the future. The data in this study are collected from many official sources such as Statistical Year Book (General Department of Statistics), Vietnam Household Living Standards Survey and Agriculture and Fisheries Survey to get the most reliable results. The research uses both parametric and non – parametric estimation methods for the data processing. The estimated result conducted by Pool Mean Group estimation revealed the relationship between the output and inputs in long – term and short – term growth as well as the adjustment speed of agricultural growth to obtain the stability. Moreover, the result from Pool Mean Group estimation indicates that the agricultural growth in Mekong Delta is similar to Vietnamese agricultural growth conducted in the previous studies. The agricultural growth in this area was mainly from the inputs such as the increasing labor, physical capital and expanding farmland and technological change. With Data Envelopment Analysis, the determinants of the total factor productivity growth in Mekong Delta region were measured. The result from the Data Envelopment Analysis reveals that the change of technical was the major source of total fator productivity change, while the technical efficiency decreased total factor productivity growth in Mekong agriculture. Additionally, other determinants such as land the quality of farmland, farm size, credit access of agricultural household, and Provincial Competitiveness Index were found to have the effects on the total factor productivity in agriculture of the Mekong Delta. Based on the obtained results, the thesis suggests several policies for improving agricultural growth of Mekong Delta zone in new conditions and new challenges. With the application of the new estimation methods to clarify the long-term and short-term relationships, the thesis could be reference for studies using panel data. Key words: Agricultural growth, DEA, Mekong Delta, PMG, TFP. iii
  6. iv
  7. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................. 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................................. 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 4 1.4 Phạm vi nghiên ..................................................................................................................... 4 1.4.1 Về không gian nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.4.2 Về thời gian nghiên cứu ..................................................................................................... 5 1.4.3 Về đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 5 1.5 Cách tiếp cận phân tích ......................................................................................................... 5 1.6 Đóng góp của luận án ........................................................................................................... 5 1.7 Kết cấu của luận án ............................................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................................................................................... 8 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................................... 8 2.1.1 Lý thuyết tăng trưởng Cổ điển ........................................................................................... 8 2.1.2 Lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển..................................................................................... 9 2.1.3 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh ......................................................................................... 12 2.1.4 Lý thuyết chuyển đổi nông nghiệp truyền thống Schultz (1964) .................................... 12 2. 2 Cơ sở thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp ................................................................ 14 2. 2.1 Các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ..................................... 14 2.2.3 Phương pháp phân tích tăng trưởng trong nông nghiệp ................................................. 25 2.2.3 Dữ liệu sử dụng trong phân tích tăng trưởng nông nghiệp .............................................. 28 2.3 Cơ sở lý luận về sản xuất nông nghiệp ............................................................................... 31 2.3.1 Khái niệm về nông nghiệp ............................................................................................... 31 2.3.2 Các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp ...................................................................... 31 2.4. Cơ sở lí luận về tăng trưởng nông nghiệp .......................................................................... 32 2.4.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 32 2.4.2 Đo lường tăng trưởng nông nghiệp .................................................................................. 33 2.5 Năng suất và tăng trưởng nông nghiệp ............................................................................... 34 2.5.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 34 2.5.2 Đo lường năng suất .......................................................................................................... 36 2.6 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng ...................................................................................... 38 v
  8. 2.6.1 Tiến bộ công nghệ bao hàm và không bao hàm trong các yếu tố đầu vào ...................... 38 2.6.2 Tính trung lập trong tiến bộ tiến bộ công nghệ................................................................ 40 2.7 Các chính sách về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp Việt Nam ................................. 43 2.7.1 Vấn đề hợp tác hoá – cá thể và cá thể - liên kết............................................................... 43 2.7.2 Vấn đề chuyên canh – hình thành các vùng sản xuất ...................................................... 46 2.7.3 Đa dạng hoá và chuyển đổi cơ cấu sản xuất .................................................................... 47 2.7.4 Hiệu quả sản xuất ............................................................................................................ 48 2.7.5 Các vấn đề về đất đai nông nghiệp .................................................................................. 49 2.7.6 Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ ............................................................................................... 52 2.7.7 Vấn đề thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn .................................................................... 57 2.7.8 Khoa học công nghệ và khuyến nông .............................................................................. 59 2.8 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................................... 61 2.9 Giả thuyết thống kê ............................................................................................................. 62 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................................................................... 63 3.1 Trình tự nghiên cứu ............................................................................................................ 63 3.2 Mô hình ước lượng ............................................................................................................. 65 3.2.1 Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ........................ 65 3.2.2 Mô hình kiểm định sự lan tỏa của công nghệ đến tăng trưởng nông nghiệp ................... 66 3.2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến TFP nông nghiệp ................................................... 69 3.3 Phương pháp phân tích ....................................................................................................... 72 3.3.1 Quy trình phân tích .......................................................................................................... 72 3.3.2 Phương pháp phân tích .................................................................................................... 76 3.4 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................................. 84 3.4.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ......................................... 84 3.4.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP ...................................................... 85 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................................................................................... 87 4.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................. 87 4.1.1 Vị trí địa lý ....................................................................................................................... 87 4.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................ 88 4.2 Hệ thống sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long .............................................. 92 4.2.1 Hệ thống canh tác chính................................................................................................... 92 4.2.2 Hệ thống sản xuất nông nghiệp và những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ..................... 93 4.3 Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp của vùng ................................................................ 102 4.4 Thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp ĐBSCL qua Nghị quyết 120 ................ 106 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ........................................................ 111 4.5.1 Kết quả các kiểm định ................................................................................................... 111 vi
  9. 4.5.2 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ....................... 115 4.6 Phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp ....................................................... 125 4.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp .......................... 129 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ...................................................................................................................................................... 137 5.1 Kết luận ............................................................................................................................. 137 5.2 Hàm ý chính sách .............................................................................................................. 139 5.3 Hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................................................... 143 vii
  10. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 4. 1:Phân bố của một số hệ thống canh tác chính ở ĐBSCL ............................... 92 Bảng 4. 2:Diện tích cây lương thực có hạt – lúa ........................................................... 94 Bảng 4. 3: Sản lượng lương thực có hạt ........................................................................ 95 Bảng 4. 4: Một số vùng sản xuất cây ăn trái tập trung ở ĐBSCL................................. 96 Bảng 4. 5: Diện tích trồng cây ăn trái ........................................................................... 96 Bảng 4. 6: Tổng đàn trâu của ĐBSCL .......................................................................... 97 Bảng 4. 7: Tổng đàn bò của ĐBSCL ............................................................................ 98 Bảng 4. 8: Tổng đàn lợn của ĐBSCL ........................................................................... 99 Bảng 4. 9: Tổng đàn gia cầm của ĐBSCL .................................................................. 100 Bảng 4. 10: Diện tích nuôi trồng thủy sản .................................................................. 101 Bảng 4. 11: Sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt ............................................. 102 Bảng 4. 12: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................... 112 Bảng 4. 13: Kết quả ước lượng thống kê CD .............................................................. 112 Bảng 4. 14: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của các hệ số........................................ 113 Bảng 4. 15: Kết quả kiểm định đồng kết hợp ............................................................. 114 Bảng 4. 16: Kết quả ước lượng từ phương trình hạch toán tăng trưởng ..................... 116 Bảng 4. 17: Mức độ đóng góp của các yếu tố đến tăng trưởng nông nghiệp ............. 119 Bảng 4. 18: Kết quả ước lượng sự lan tỏa của khoa học – công nghệ ........................ 124 Bảng 4. 19: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô .... 125 Bảng 4. 20: Mức tăng trưởng của hiệu quả kỹ thuật, công nghệ và năng suất các yếu tố tổng hợp ....................................................................................................................... 128 Bảng 4. 21: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến TFP .............................. 130 viii
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp ............................................................ 34 Hình 2.2: Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô .................................... 37 Hình 2.3: Khái niệm TEC, TC và TFP ......................................................................... 37 Hình 2.4: Tiến công nghệ không bao hàm trong các yếu tố đầu vào. ........................... 39 Hình 2. 5:Tiến bộ công nghệ trung lập Hicks ............................................................... 40 Hình 2. 6: Tiến bộ công nghệ trung lập Harrod ............................................................ 41 Hình 2.7: Tiến bộ công nghệ trung lập Solow ............................................................. 42 Hình 3. 1: Quy trình phân tích và ước lượng ................................................................ 75 Hình 4. 1: Bản đồ hành chính vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................. 87 Hình 4. 2: Giá trị Nông – Lâm – Thủy sản theo giá hiện hành ................................... 103 Hình 4. 3: Sự thay đổi của các yếu tố sản xuất ........................................................... 105 Hình 4. 4: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ........................................................ 114 Hình 4. 5: Tỷ lệ thay đổi (tích lũy) của hiệu quả kỹ thuật, công nghệ và năng suất tổng hợp ............................................................................................................................... 129 ix
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BĐKH Biến đổi khí hậu ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DEA Phân tích bao dữ liệu GDP Tổng sản phẩm quốc nội ICOR Tỷ số gia tăng về vốn KH – CN Khoa học – Công nghệ NN – PTNT Nông nghiệp – Phát triển nông thôn OCED Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế PE Hiệu quả thuần PEC Thay đổi hiệu quả thuần PMG Ước lượng trung gian SE Hiệu quả quy mô SEC Thay đổi hiệu quả quy mô TC Thay đổi công nghệ TE Hiệu quả kỹ thuật TEC Thay đổi hiệu quả kỹ thuật TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp VLHSS Điều tra mức sống dân cư IPSARD Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. x
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Nội dung của chương 1 nhằm trình bày các vấn đề quan trọng của nghiên cứu bao gồm mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, và sự đóng góp của nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu cũng biện luận cho sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, để lý giải lý do đề tài được chọn làm vấn đề nghiên cứu. 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Từ lý thuyết cho đến thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn của lĩnh vực nông nghiệp đối với nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng của nền kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, thương mại – dịch vụ (Koo & Lou, 1997; Meijerink & Pim, 2007); giữa tăng trưởng nông nghiệp và đa dạng thu nhập của nông hộ, giảm nghèo (World Bank, 2008; Christiaensen, 2012). Vai trò của nông nghiệp trong phát triển là cung cấp nguồn lao động cho lĩnh vực công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với sự gia tăng về dân số, cung cấp nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm nông sản và cung cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (Johnston & Mellor, 1961; Delgado et al., 1998). Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, phải nhập khẩu lương thực – thực phẩm đến quốc gia có thu nhập dưới trung bình và có những vị trí cao trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản. Đạt được thành công đó chủ yếu là do sự đóng góp của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, trong đó có ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhất là trong hoạt động sản xuất lúa, thuỷ sản và cây ăn trái. Tỷ lệ đóng góp của GDP Nông – Lâm – Thủy sản của ĐBSCL đóng góp vào tổng giá trị của GDP nông nghiệp Việt Nam trong 5 gần nhất (2016 – 2020) lần lượt là 32,24%; 32,4%; 32,77%; 33,28% và 31,71% (TCTK 2020). Đặc biệt trong ba năm xảy ra dịch bệnh Covid-19 nền kinh tế Việt Nam vẫn có sức chống chịu tương đối tốt do có điểm dựa chính là nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện nay thì có nhiều điều kiện bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như sự xuất hiện của dịch bệnh, thiên tại đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) dẫn đến gia tăng tình trạng xâm ngập mặn (XNM). Cùng với ảnh hưởng của BĐKH là tác động bất lợi từ thượng nguồn sông Mekong như xây dựng các đập thủy điện ở Lào hay việc dẫn và giữ lại nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của chính phủ Thái Lan. Những hoạt động trên đã làm giảm đi nguồn tài nguyên nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp ĐBSCL. Điều này vừa làm giảm lượng phù sa bồi đắp và cũng gia tăng tình trạng XNM sâu vào trong vùng nội đồng (Tuổi Trẻ online). Một hậu quả 1
  14. khác là sự gia tăng tình trạng sạt lở dọc bờ biển phía Tây và Đông của Bán đảo Cà Mau bởi khi lượng phù sa trong nước bị giảm đi thì tốc độ của dòng chảy cũng gia tăng - là nguyên nhân tạo nên dòng nước xoáy vào hai bên bờ theo dòng chảy của con nước. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Cà Mau thì từ năm 2007 đến nay thì tuyến ven biển của tỉnh này đã mất khoảng 8.000 ha rừng phòng hộ do vấn đề xói mòn và sạt lở, còn tỉnh Bến Tre thì có đến 92 điểm sạt lở dọc bờ sông với tổng chiều dài là 118 km. ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của XNM, nhất là vào các tháng mùa khô khi nước ngọt từ sông Mekong đổ về không đủ để thau chua, rửa mặn. XNM sâu làm giảm sức sản xuất của sản xuất nông nghiệp bởi nguồn nước phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lĩnh vực chịu tác động mạnh do độ mặn của đất gia tăng. Số liệu thống kê ban đầu của Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, 2019) cho thấy tình trạng XNM đã làm cho 3.771 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, đáng kể nhất là Cà Mau có trên 70% diện tích nuôi thuỷ sản bị thiệt hại (2.700 ha), kế đến là Trà Vinh và Bến Tre với diện tích bị thiệt hại từ 30-70%. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ chịu tác động xấu khi chế độ nước ngập sâu bị thay đổi do nước biển dâng cao. Quá trình XNM với nồng độ mặn cao gây hủy diệt thảm thực vật cũng tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm. Bên cạnh đó thì an ninh lương thực quốc gia sẽ bị đe dọa và đời sống nông dân nghèo trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đứng trước những thách thức đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL, Chính phủ Việt Nam đã có những quan điểm, chủ trương, giải pháp lớn và kịp thời, được thể hiện qua sự ra đời của một loạt các văn bản cho phát triển kinh tế cũng như nông nghiệp ĐBSCL cho phù hợp với tình hình mới. Từ quyết định 1397/QĐ – TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt, quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Nghị quyết 63/2009/NQ – CP ngày 23/12/2009 về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Quyết định 580/QĐ – TTg ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tài Đồng bằng sông Cửu Long, cho đến Nghị Quyết 120/NQ – CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, và gần đây nhất là quyết định 633/QĐ – TTg ngày 15/6/2020 phê duyệt đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ cho chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”. Điểm chung nổi bật trong các văn bản pháp luật trên là sự thay đổi trong chủ trương của nhà nước đối hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL, đó là không còn giữ quan điểm về sự độc tôn của cây lúa trong sản xuất nông nghiệp của khu vực này, mà điều chỉnh hoạt động sản xuất thích ứng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xem khoa học – công nghệ (KH – CN) là yếu tố then chốt để thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL. 2
  15. Hạn chế tối đa tác động của BĐKH là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng bền vững, tuy nhiên thích ứng với BĐKH và bảo vệ sinh kế là lại thách thức trước mắt của Chính phủ và nông dân. Vì vậy nền nông nghiệp ĐBSCL cần phải chuyển đổi và không có gì có thể chuyển đổi nông nghiệp hơn là tăng trưởng năng suất (Steensland, 2021). Thông thường năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) được xem như là tiến bộ công nghệ. Trong bối cảnh hệ thống nông nghiệp, tiến bộ công nghệ cần được xem xét trên một góc độ rộng hơn đó là sự gia tăng hiệu quả do thực hành quản lý tốt hơn. Ví dụ, che phủ đất bằng cỏ có thể giảm tình trạng xói mòn và gia tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất, hay tưới theo công nghệ nhỏ giọt là một cách làm hiệu quả trong bối cảnh giảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp (Grant et al., 2017). Những thực hành sản xuất đó có thể thúc đẩy năng suất nông nghiệp và giảm thiểu những tác hại của BĐKH đến sản xuất. Vì thế tăng trưởng TFP được xem là một chỉ số của tăng trưởng nông nghiệp bền vững. Bền vững và khả năng phục hồi là những khái niệm được dùng để đánh giá sức khỏe dài hạn của hệ thống nông nghiệp. Khả năng phục hồi của hệ thống nông nghiệp trước những cú sốc về thời tiết là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Do đó, TFP ngành nông nghiệp được xem xét cho sự tăng trưởng bền vững và khả năng phục hồi của nông nghiệp (Coomes et al., 2019). Từ vấn đề cấp bách của hiện trạng của đối tượng nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ĐBSCL, luận án muốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, đặc biệt sự ảnh hưởng và cơ chế tác động của yếu tố KH – CN đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa vốn con người vào xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố này đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL bởi khách quan hay chủ quan thì những điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng vẫn tồn tại, tuy nhiên giải pháp cho mọi vấn đề chính là ở con người, do con người, bởi khi chất lượng của nguồn lao động tăng lên thì người sản xuất sẽ biết cách lựa chọn phương án, kỹ thuật sản xuất phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện sản xuất, cũng như tác động đến hiệu quả trong việc chuyển giao và tiếp nhận KH – CN. Đồng thời KH – CN là giải pháp quan trọng bởi việc tạo ra nhiều giống cây trồng – vật nuôi thích ứng với điều kiện mới hay những công nghệ sản xuất mới hiệu quả và các phương thức đối ứng với sự tác động của các điều kiện bất lợi. Đồng thời, luận án cũng đi sâu vào ước lượng, phân tích và phân tách TFP và sự thay đổi của TFP, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP nông nghiệp ĐBSCL nhằm thấy rõ sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, trong thực hành sản xuất và tính bền vững của tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ có những đóng góp về mặt học thuật cũng như về mặt thực tiễn. Về mặt lý luận, luận án sẽ tổng kết, cũng như hệ thống hóa các vấn đề lí luận về sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng nông nghiệp, đo lường tăng trưởng và 3
  16. năng suất, tiến bộ công nghệ và tăng trưởng. Luận án cũng hệ thống và trình bày các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nhìn nhận và phân tích để từ đó lựa chọn một lý thuyết tăng trưởng làm lý thuyết nền cho mô hình ước lượng tăng trưởng. Ngoài ra luận án cũng trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan để xác định khoảng trống nghiên cứu. Về mặt thực tiễn, với kỹ thuật ước lượng mới về kinh tế lượng được áp dụng thì các kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, cũng như kết quả kiểm định sự tác động của KH – CN thông qua vốn và lao động, tác động của chuyển dịch sản xuất nông nghiệp kỳ vọng là thông tin hữu ích cho việc đề xuất các hàm ý chính sách cho phát triển cũng như tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong hiện tại và tương lai. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu chung của luận án là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, phân tách TFP và ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TFP ngành nông nghiệp ĐBSCL, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách cho tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới trong bối cảnh sản xuất mới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để giải quyết mục tiêu chung, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau: (1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp (2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất các yếu tố tổng hợp (3) Phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp (4) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững của nông nghiệp ĐBSCL. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Luận án được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau: (1) Các yếu tố nguồn lực nào ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng nông nghiệp? (2) Những yếu tố nào có tác động đến sự tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp ngành nông nghiệp? (3) Hiệu quả sản xuất của nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu bị như thế nào? (4) Các hàm ý chính sách phù hợp cho phát triển và tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới? 1.4 Phạm vi nghiên 1.4.1 Về không gian nghiên cứu Luận án được thực hiện trong giới hạn khu vực ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh/thành gồm: Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Long An, Bến Tre, Hậu Giang và Vĩnh Long. 4
  17. 1.4.2 Về thời gian nghiên cứu Luận án sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 1995 – 2020. Thời điểm 1995 được chọn làm thời điểm bắt đầu của chuỗi số liệu nghiên cứu bởi trong giai đoạn trước số liệu thống kê không đầy đủ, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả ước lượng. Cụ thể số liệu, cách thu thập và xử lý sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3. 1.4.3 Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố nguồn lực đầu vào ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng nông nghiệp ĐBSCL, đồng thời luận án cũng đi sâu vào phân tích TFP và các yếu tố ảnh hưởng đến TFP của ngành nông nghiệp ĐBSCL. 1.5 Cách tiếp cận phân tích Cách tiếp cận của luận án là tiếp cận vi mô (phân tích các yếu tố đầu vào trong sản xuất) để phân tích đối tượng nghiên cứu ở phạm vi vĩ mô (phân tích toàn ngành sản xuất nông nghiệp cho một vùng sản xuất), vì vậy số liệu sử dụng là số liệu tổng gộp (aggregate inputs và aggregate output). Ví dụ GDP/GRDP ngành nông nghiệp là tổng sản lượng của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản được quy đổi theo đơn vị tiền tệ. Ngoài ra, do đặc thù về số liệu trong hệ thống số liệu quốc gia và các địa phương công bố thì không có số liệu GDP/GRDP cho riêng từng ngành hàng cụ thể (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản). Do đó, các phân tích, ước lượng trong luận án được thực hiện cho toàn bộ ngành nông nghiệp ĐBSCL, và nghĩa là không thể tính TFP riêng cho từng ngành hàng cũng như mức độ đóng góp của từng ngành hàng đến TFP toàn ngành nông nghiệp. Đây cũng chính là một trong những hạn chế của luận án. 1.6 Đóng góp của luận án Những đóng góp về mặt học thuật của nghiên cứu này liên quan đến lý thuyết cũng như những phát hiện mới trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thể hiện ở các điểm sau:  Về mặt lý thuyết, luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết nền về tăng trưởng kinh tế, cơ sở lý luận về năng suất và đo lường năng suất cũng như những phân tích, giải thích về tiến bộ công nghệ và các dạng tiến bộ công nghệ khi đo lường tăng trưởng kinh tế.  Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp, trong đó có cả những nghiên cứu tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam – những nghiên cứu đó thực hiện cho phạm vi cả nền nông nghiệp Việt Nam với dãy số liệu không dài và những nghiên cứu đó đã được thực hiện trong thời gian khá lâu so với thời điểm hiện tại, hoặc có những nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL nhưng phần lớn là cho một ngành hàng cụ thể. Số liệu luôn có tính lịch sử của nó, vì vậy cho dù đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tăng trưởng nông nghiệp nói chung và cho vùng ĐBSCL nói riêng, thì nghiên cứu này được xem là một nghiên cứu gần nhất về tăng trưởng nông nghiệp 5
  18. ĐBSCL. Bởi lẽ cùng một đối tượng nghiên cứu nhưng theo thời gian thì đối tượng cũng có sự thay đổi theo sự thay đổi của các điều kiện khách quan bên ngoài và nội tại bên trong nó, nhất là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là tại khu vực mà đang dần xuất hiện những điều kiện sản xuất khác nhiều so với trước đây. Vì vậy, kết quả ước lượng của nghiên cứu được kỳ vọng là một tài liệu tham khảo hữu ích về mặt thực tiễn.  Phương pháp ước lượng trung gian (PMG) là một phương pháp ước lượng bảng động, có những ưu điểm so với các phương pháp ước lượng truyền thống. Mặc dù phương pháp ước lượng này không quá mới và đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế hay trong các lĩnh vực khác nhau nhưng qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp cho thấy phần lớn các nghiên cứu đã ước lượng tác động trong dài hạn trong khi có ít các ước lượng tác động trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, những nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp thường sử dụng các phương pháp ước lượng bảng truyền thống hay ước lượng bảng tĩnh (ước lượng tác động cố định – FE hay ước lượng tác động ngẫu nhiên – RE). Trong nghiên cứu này kết quả ước lượng bằng phương pháp ước lượng trung gian (PMG) kỳ vọng sẽ cung cấp các bằng chứng thống kê về mối năng động dài hạn cũng như ngắn hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL cũng như tốc độ điều chỉnh của tăng trưởng để trở về trạng thái cân bằng khi có các điều kiện tác động bất thường đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.  Trong tăng trưởng kinh tế thì KH- CN là một yếu tố đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng, là yếu tố giúp cho năng suất biên của vốn hay của lao động có thể thoát khỏi quy luật năng suất biên giảm dần, và cũng là yếu tố mà làm cho các nền kinh tế có thể đạt sự hội tụ về điểm cân bằng (Herscovici, 2011). Vì vậy, Chương 4 sẽ kiểm định tác động của KH – CN đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL bằng cách xem xét sự tác động lan tỏa của nó thông qua vốn và lao động. Kết quả kiểm định cung cấp bằng chứng thống kê về sự tác động của KH – CN đến các yếu tố đầu vào quan trọng là lao động và vốn.  Theo lý thuyết thể chế thì sự điều hành, quản lý của nhà nước tác động đến tiến bộ công nghệ và hiệu quả của tăng trưởng. Vì vậy, khi sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để kiểm định tác động của chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền địa phương kỳ vọng sẽ cung cấp bằng chứng thống kê về tác động của yếu tố này chất lượng tăng trưởng (TFP), đồng thời luận án cũng xem xét sự thay đổi, chuyển dịch trong quan điểm, chủ trương về chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tác động đến tăng trưởng TFP. 1.7 Kết cấu của luận án Cấu trúc của luận án được trình bày bao gồm năm (05) chương, cụ thể như sau: Chương 1: Mở đầu 6
  19. Chương này trình bày các mục tiêu nghiên, cũng như phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án nhằm làm cơ sở cho phần nội dung và phương pháp của luận án. Ngoài ra những điểm đóng góp, hạn chế của luận án, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập trong chương mở đầu. Chương 2: Tổng quan tài liệu Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở cho việc lập luận và đưa ra mô hình ước lượng. Đồng thời luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp đã được thực hiện nhằm cho thấy thực trạng của tình hình nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp, tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là một nội dung quan trọng của một nghiên cứu. Trong chương này luận án sẽ trình bày chi tiết về trình tự nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu, mô hình ước lượng và phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận án. Chương 4: Kết quả và thảo luận Trong chương này luận án sẽ đi sâu vào phân tích các nguồn lực sản xuất ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, từ đó làm rõ mức độ đóng góp của từng yếu tố đến sự gia tăng của GDP nông nghiệp. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố của TFP, xem xét sự đóng góp của hiệu quả kỹ thuật và công nghệ đến sự thay đổi của TFP. Các yếu tố ảnh hưởng đến TFP nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu cũng được đưa vào phân tích để thấy được mối quan hệ giữa TFP và các yếu tố chưa được xem xét khi phân tích tăng trưởng GDP nông nghiệp như các biến đo lường về chất lượng của các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố về kỹ thuật – công nghệ, về khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như là yếu tố đo lường về năng lực quản lý. Chương 5: Kết luận và đề xuất Các kết quả nghiên cứu chính của luận án sẽ được tóm lược, trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra cũng như các giả thuyết nghiên cứu của luận án. Từ những kết quả của nghiên cứu mà luận án đề xuất một số hàm ý chính sách cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới. Tóm tắt chương 1: Như vậy thông qua chương 1 thì luận án đã trình bày cụ thể các mục tiêu nghiên cứu, cũng như các câu hỏi nghiên cứu mà luận án phải trả lời trong các chương sau, đồng thời cũng nói rõ phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của luận án về thực tiễn và khoa học, lập luận lý do của việc lựa chọn vấn đề và địa bàn nghiên cứu. 7
  20. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Sau khi xác định rõ các mục tiêu đã đặt ra, cũng như các câu hỏi cần phải giải đáp, qua Chương 2 luận án sẽ trình bày một cách có hệ thống và chi tiết cơ sở lý thuyết (khung khái niệm, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế) để làm cơ sở lập luận vững chắc cho việc lựa chọn cách tiếp cận, mô hình ước lượng. Đồng thời Chương 2 cũng sẽ lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp đã được thực hiện, biện luận những điểm thành công và hạn chế của các nghiên cứu để từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu của luận án. 2.1 Cơ sở lý thuyết Đầu tiên, luận án sẽ bàn luận về các lý thuyết tăng trưởng bao gồm lý thuyết tăng trưởng Cổ điển, lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng mới. Việc luận bàn này nhằm cung cấp cái nhìn thấu đáo về sự hình thành và phát triển của các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, những vấn đề tồn tại của các lý thuyết tăng trưởng. Từ đó luận án sẽ lựa chọn lý thuyết nền và cách tiếp cận để làm cơ sở ước lượng tăng trưởng nông nghiệp. 2.1.1 Lý thuyết tăng trưởng Cổ điển Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith (1776) cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là do công nghệ, các yếu tố xã hội và sự tích lũy tư bản. Do sự phân công lao động mà năng suất được tăng lên, mà phân công lao động là nhờ sự tích lũy và đầu tư tư bản vào sản xuất. Trong lý thuyết tăng trưởng này Adam Smith nhấn mạnh vai trò của thương mại và tự do thương mại. Chính việc mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu mà nền kinh tế có sự tăng trưởng do mở rộng thương mại sẽ làm gia tăng tổng cầu của nền kinh tế, khi tổng cầu gia tăng sẽ bắt buộc các nhà sản xuất phải thực hiện phân công lao động. Như vậy lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith (1776) đã công nhận vai trò của công nghệ, phân công lao động, tư bản (vốn) và của thương mại, tuy nhiên đã phủ nhận vai trò can thiệp của chính phủ. Lý thuyết tăng trưởng của David Ricardo (1817) đã đưa thêm vai trò của tài nguyên thiên nhiên đến tăng trưởng kinh tế và giới hạn của nguồn tài nguyên thiên nhiên là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ricardo đã xem xét cơ cấu nền kinh tế, mối quan hệ giữa các khu vực của nền kinh tế. Ricardo cho rằng sự phát triển của khu vực công nghiệp bị ảnh hưởng bởi khu vực nông nghiệp bởi khi giá lương thực thực phẩm tăng cao sẽ làm gia tăng tiền lương của khu vực công nghiệp, từ đó làm chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận của các nhà tư bản đầu tư vào công nghiệp sẽ bị giảm xuống. Ngoài ra, Ricardo cũng chỉ ra giới hạn về nguồn lực đất đai sẽ làm cho ngành nông nghiệp không thể thoát khỏi quy luật lợi tức giảm dần. Tuy nhiên, Ricardo cũng đã 8
nguon tai.lieu . vn