Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC KHÁCH SẠN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ DU LỊCH Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ĐỒNG XUÂN ĐẢM 2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THÁI HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi nhận thức được các hành vi vi phạm sự trung thực bị nghiêm cấm trong nghiên cứu và học thuật. Tôi xin cam đoan rằng luận án này do tôi tự thực hiện và thỏa mãn các yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Phương Thảo
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ ...................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN .................................................................... 11 1.1. Hướng nghiên cứu về hoạt động bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn ..................................................................................................................11 1.2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn ..........................14 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................... 18 2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................18 2.1.1. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.................................................... 18 2.1.2. Khách sạn xanh ............................................................................................. 19 2.1.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn ................... 22 2.2. Các mô hình ra quyết định trong doanh nghiệp ............................................26 2.2.1. Khái niệm “Ra quyết định”........................................................................... 26 2.2.2. Các mô hình ra quyết định ............................................................................ 28 2.2.3. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ....................................................... 32 2.3 Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong các khách sạn .............................................................................38 2.3.1. Áp lực thể chế ............................................................................................... 38 2.3.2. Động cơ của việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ....................... 40 2.3.3. Thái độ của nhà quản lý đối với các vấn đề môi trường .............................. 45 2.3.4. Các đặc điểm của tổ chức ............................................................................. 48 2.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết ...................................................50
  5. iii Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 55 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 56 3.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu ................................................................56 3.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................56 3.3. Nghiên cứu định tính ........................................................................................58 3.3.1. Chọn mẫu .................................................................................................... 58 3.3.2. Phiếu câu hỏi phỏng vấn sâu ..................................................................... 59 3.3.3. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................... 59 3.3.4. Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................... 59 3.4. Nghiên cứu định lượng .....................................................................................68 3.4.1. Chọn mẫu .................................................................................................... 68 3.4.2. Bảng hỏi và quá trình thu thập dữ liệu ..................................................... 69 3.4.3. Tiêu chí đo lường các biến trong mô hình ............................................... 69 3.4.4. Công cụ đo lường cho mô hình .................................................................... 75 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 79 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ....................................... 80 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu chính thức ..................................................80 4.1.1. Thực trạng các khách sạn tại bốn điểm đến.................................................. 80 4.1.2. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 80 4.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn tại Việt Nam ...................................................................................................................83 4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha ...........................87 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Áp lực thể chế” ..................................... 88 4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Động cơ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường” ............................................................................................................. 93 4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Thái độ đối với các vấn đề môi trường của nhà quản lý” ..................................................................................................... 99 4.3.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo “Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường” ........................................................................................................... 102 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................106 4.5. Phân tích hồi quy nhị phân (Binary Logistic) và kiểm định các giả thuyết ...113 4.5.1. Kết quả hồi quy Logistic............................................................................. 113
  6. iv 4.5.2. Kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................................... 114 4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính OLS và kiểm định các giả thuyết .....................119 4.6.1. Kết quả hồi quy tuyến tính OLS ................................................................. 119 4.6.2. Kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................................... 121 4.6.3. Sự tác động của yếu tố đặc điểm tổ chức đến mức độ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn tại Việt Nam ............................................. 123 Tiểu kết chương 4 ...................................................................................................... 125 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU.................. 126 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .......................................................................126 5.1.1. Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn............................................................................................................... 126 5.1.2. Về ảnh hưởng của áp lực thể chế ................................................................ 128 5.1.3. Về ảnh hưởng của động cơ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường...... 131 5.1.4. Về ảnh hưởng của thái độ của nhà quản lý với các vấn đề môi trường ............ 134 5.2. Hàm ý nghiên cứu ..........................................................................................137 5.2.1 Xác định biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp ......................................... 137 5.2.2. Thiết lập thể chế môi trường thống nhất .................................................... 138 5.2.3. Tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức môi trường.................... 140 5.3. Các khuyến nghị ..............................................................................................142 5.4. Đóng góp của luận án .....................................................................................143 5.5. Những hạn chế và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................144 Tiểu kết chương 5 ...................................................................................................... 146 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 150 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 165
  7. v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp hướng nghiên cứu về các hoạt động bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn ........................................................................................... 13 Bảng 2.1. Phân loại doanh nghiệp xanh theo chiến lược thực hiện .............................. 20 Bảng 2.2. Phân loại các biện pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khách sạn ......... 24 Bảng 2.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực khách sạn......................... 25 Bảng 2.4. Các loại áp lực từ môi trường thể chế ........................................................... 34 Bảng 2.5. Kết quả nghiên cứu về yếu tố của áp lực thể chế tác động đến các hành vi bảo vệ môi trường ........................................................................................ 39 Bảng 2.6. Kết quả nghiên cứu về các động cơ bảo vệ môi trường của các khách sạn .. 44 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của thái độ của nhà quản lý khách sạn ...................................................................................................... 47 Bảng 3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 60 Bảng 3.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ở các khách sạn phỏng vấn định tính................................................................................................. 62 Bảng 3.3. Thang đo “Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường” ............. 70 Bảng 3.4. Thang đo “Áp lực thể chế” ........................................................................... 71 Bảng 3.5. Thang đo động cơ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ...................... 72 Bảng 3.6. Thang đo thái độ đối với các vấn đề môi trường .......................................... 74 Bảng 3.7. Chỉ báo của các phân tích định lượng ........................................................... 77 Bảng 4.1. Số lượng các khách sạn theo thứ hạng .......................................................... 80 Bảng 4.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................................. 81 Bảng 4.3. Đặc điểm của người tham gia khảo sát ......................................................... 82 Bảng 4.4. Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn tại Việt Nam ...................................................................................................... 84 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố “Áp lực thể chế” ............................... 88 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá lại thang đo của yếu tố “Áp lực thể chế” .......................... 90 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố “Động cơ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường” ............................................................................................. 93 Bảng 4.8. Kết quả đánh giá lại thang đo của yếu tố “Động cơ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường” ...................................................................................... 96 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố “Thái độ đối với các vấn đề môi trường của nhà quản lý” ............................................................................... 99
  8. vi Bảng 4.10. Kết quả đánh giá thang đo của yếu tố “Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường” .................................................................................... 102 Bảng 4.11. Kết quả đánh giá lại thang đo của yếu tố “Quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường”............................................................................ 104 Bảng 4.12. Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha.................................................. 105 Bảng 4.13. Kết quả hệ số KMO và Bartlett’s với biến độc lập ................................... 106 Bảng 4.14. Kết quả hệ số KMO và Bartlett’s với biến phụ thuộc ............................... 106 Bảng 4.15. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với các biến độc lập ............... 107 Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với biến phụ thuộc ................. 110 Bảng 4.17. Tổng hợp các thang đo của các khái niệm ................................................ 111 Bảng 4.18. Tổng hợp các thông số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hiệu chỉnh 01 ..............................................................................................113 Bảng 4.19. Tổng hợp các thông số đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hiệu chỉnh 02 ..............................................................................................114 Bảng 4.20. Kết quả hồi quy Logistic của mô hình hiệu chỉnh 01 về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ưu tiên ............................................................................................. 115 Bảng 4.21. Kết quả hồi quy Logistic của mô hình hiệu chỉnh 01 về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường tăng cường ...................................................................................... 116 Bảng 4.22. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường............... 117 Bảng 4.23. Tổng hợp các thông số đánh giá mức độ phù hợp của hồi quy OLS mô hình hiệu chỉnh 01 .............................................................................................. 120 Bảng 4.24. Tổng hợp các thông số đánh giá mức độ phù hợp của hồi quy OLS mô hình hiệu chỉnh 02 .............................................................................................. 121 Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.................... 121 Bảng 4.26. Tổng hợp kết quả hồi quy đánh giá tác động của các yếu tố đặc điểm tổ chức tới mức độ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường ...................... 124 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu theo câu hỏi nghiên cứu .............................. 136
  9. vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quá trình ra quyết định (Simon, 1947; Brim và cộng sự, 1962).................. 28 Sơ đồ 2.2. Quá trình ra quyết định của Mintzberg và cộng sự (1976) .......................... 29 Sơ đồ 2.3. Mô hình ra quyết định hợp lý có giới hạn của Simon (1957) ...................... 31 Sơ đồ 2.4. Mô hình ra quyết định theo quyền lực (Allison, 1971) ................................ 32 Sơ đồ 2.5. Mô hình lý thuyết quản lý cấp cao (Hambrick và Mason, 1984) ................ 37
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ....................................................................... 51 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 54 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 57 Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 01 .............................................................. 112 Hình 4.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 02 .............................................................. 112
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu - Sự cần thiết về lý luận Về mặt lý luận, một vài lý thuyết đã được vận dụng để giải thích quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn như các lý thuyết dựa trên hiệu quả (như lý thuyết tân cổ điển - Neoclassical Theory, lý thuyết chi phí giao dịch - Transaction Costs Theory…), lý thuyết các bên liên quan - Stakeholder theory, lý thuyết thể chế mới - Neo - Institutional theory, …. Dưới góc nhìn của các lý thuyết dựa trên hiệu quả, các hành động của doanh nghiệp được hướng tới mục đích là tối đa hóa lợi nhuận (Neo-classical economics), hoặc để giảm thiểu chi phí giao dịch (Transaction cost economics) (Coase, 1937; Williamson, 1985; Simon, 1957). Tuy nhiên các lý thuyết này lại dựa trên giả định rằng các nhà quản lý đưa ra quyết định duy lý và họ có kỳ vọng rõ ràng về chi phí cũng như lợi ích của quyết định trong tương lai. Như vậy, nếu các nhà quản lý không thể định lượng lợi nhuận của chính sách, hoặc hành động của doanh nghiệp là để phục vụ các mục tiêu phi lợi nhuận, quyết định của doanh nghiệp sẽ được giải thích như thế nào? Rõ ràng, các lý thuyết dựa trên hiệu quả cung cấp ít trợ giúp trong việc giải quyết tình huống này. Trái ngược với lý thuyết dựa trên hiệu quả, các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cho rằng, ngoài mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp còn hành động vì các trách nhiệm xã hội khác (Preston, 1975). Mặc dù vậy, cách tiếp cận này bị chỉ trích vì thiếu một khung lý thuyết mạch lạc để thu thập và diễn giải dữ liệu. Thay vào đó, lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory) có thể cung cấp một khung lý thuyết thích hợp lý giải thích vấn đề này (Clarkson, 1995). Lý thuyết các bên liên quan cho rằng trong quá trình ra quyết định của doanh nghiệp có xem xét đến nhu cầu của nhiều bên liên quan khác nhau. Các bên liên quan bao gồm “bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu của tổ chức” (Freeman, 1984, tr.46). Áp dụng quan điểm đó, một số nghiên cứu đã phân tích và khẳng định ảnh hưởng của các bên liên quan như hiệp hội, nhân viên, khách du lịch, công ty du lịch, chính phủ, NGOs... đến các cam kết bảo vệ môi trường của các khách sạn (Brown, 1996; Kirk, 1998; Cheyne và Barnett, 2001). Tuy nhiên phát hiện của Lawrence và Morell (1995) và Tzschentke và cộng sự (2008) lại đưa ra kết luận ngược lại rằng các bên có liên quan dường như có rất ít tác động đến phản ứng của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, câu hỏi đặt ra là nếu các bên liên quan khác nhau có kỳ vọng khác nhau hoặc thậm chí xung đột
  12. 2 với nhau (Wood và Jones, 1995), các nhà quản lý giải quyết mâu thuẫn và ra quyết định như thế nào? Ngoài ra, lý thuyết thể chế mới (Neo - Institutional theory) cũng thường được sử dụng trong nghiên cứu hành vi tổ chức. Lý thuyết này nhấn mạnh vào sự ảnh hưởng của các quy tắc, quy định, quy chuẩn bên ngoài đến quyết định của các doanh nghiệp. Theo lý thuyết này, một quyết định hay hành vi của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài và được chia thành ba dạng: cưỡng chế, quy phạm và bắt chước. Hành động cưỡng chế thường được thực hiện dưới sự áp đặt bởi các quy định pháp lý của Chính phủ. Trong khi đó hành động chuẩn mực phát sinh từ các giá trị và quy chuẩn được thúc đẩy bởi các hiệp hội ngành nghề hoặc các tổ chức học thuật. Và cuối cùng, hành động bắt chước xuất hiện trong bối cảnh cạnh tranh, khi mà các doanh nghiệp cố gắng bắt chước hành vi của các công ty có uy tín và đạt lợi nhuận cao trong ngành của họ (DiMaggio và Powell, 1983; DiMaggio và Powell, 1991). Như vậy, quyết định của doanh nghiệp sẽ phản ánh tính hợp pháp đối với các áp lực từ bên ngoài. Một số nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực và đáng kể của áp lực thể chế với các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (Colwell và Joshi, 2011; Berrone và cộng sự, 2013). Trong khi những người khác chỉ ra rằng tác động là không đáng kể (Nygaard và Biong, 2010) hoặc thậm chí tiêu cực (Wei và cộng sự, 2015). Nói cách khác, các doanh nghiệp có thể thể hiện hành vi không đồng nhất trong các môi trường khác nhau ngay cả khi áp lực thể chế ở cùng một mức độ. Các khách sạn hoạt động cùng trên một địa bàn hoặc có cùng một thị trường mục tiêu dường như khó hành động giống hoặc tương tự nhau mặc dù cùng chịu tác động của một thể chế nhất định. Hơn nữa, lý thuyết thể chế và lý thuyết các bên liên quan thường bị chỉ trích bởi những lý thuyết này đã hạn chế quyền tự chủ của các nhà quản lý trong ra quyết định (Colwell và Joshi, 2011). Kết quả của nhiều nghiên cứu trước thống nhất cho rằng các khách sạn nên tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường để tăng cường hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường (Bohdanowicz, 2005; Bohdanowicz, 2006; Chan và Ho, 2006; Erdogan và Tosun, 2009; Molina‐Azorin và cộng sự, 2009). Ba lý do chính thường được đưa ra để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường là: các lợi ích kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và cải thiện quan hệ với các bên liên quan, hoặc vì mong muốn duy trì cân bằng sinh thái (Rivera, 2004; Ayuso, 2006; Bohdanowicz, 2006; Tzschentke và cộng sự, 2008; Kim và cộng sự, 2017). Mặc dù có thể ban đầu các biện pháp bảo vệ môi trường thường được giới thiệu như là một cách để cắt giảm chi phí, ví dụ như tiết kiệm điện, nước (Hsieh, 2012); mục đích chủ yếu hiện nay là để đạt được
  13. 3 lợi thế cạnh tranh, như tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan (Esparon và cộng sự, 2014). Ngoài ra, việc áp dụng các hoạt động bảo vệ môi trường trong các khách sạn là không giống nhau. Nó không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan, chẳng hạn như khả năng tài chính, thái độ của nhà quản lý (Bohdanowicz, 2006; McNamara và Gibson, 2008), mà cả các nhân tố khách quan bên ngoài như áp lực từ các bên liên quan, xu hướng thay đổi trong hành vi khách hàng hay các quy định về môi trường (Lynes và Dredge, 2006). Theo Deng và Burnett (2002), các yếu tố bên ngoài là mới chỉ là điều kiện cần, bởi các khách sạn sẽ không áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường nếu lợi ích của việc làm này là không rõ ràng. Như vậy, các quy định của Chính phủ ban đầu có thể là động lực thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường ở mức độ tối thiểu, nhưng sự tham gia thụ động của các khách sạn sẽ trở nên chủ động hay tích cực hơn khi nhu cầu của các bên có liên quan, đặc biệt là khách du lịch thay đổi hoặc khi lợi ích về mặt kinh tế được ghi nhận. Tuy nhiên khả năng dự đoán hành động bảo vệ môi trường thực tế của các nghiên cứu này còn hạn chế. Mặc dù các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng dưới sự tác động của các nhân tố khác nhau sẽ dẫn đến các hành động bảo vệ môi trường khác nhau, tuy nhiên mối quan hệ này lại chưa được xác minh cụ thể (Prakash, 2001). Việc lựa chọn có chọn lọc ngụ ý rằng một doanh nghiệp áp dụng một số biện pháp bảo vệ môi trường chứ không phải tất cả hoặc các biện pháp khác có đặc điểm tương tự. Vậy, lý do vì sao khách sạn X lựa chọn áp dụng biện pháp lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước như vòi nước chảy chậm nhưng không thực hiện chương trình tái sử dụng đồ vải, mặc dù cả hai giải pháp này đều hướng tới mục tiêu tiết kiệm nguồn nước? Mặt khác các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành có thể có cách nhìn nhận không giống nhau với một chính sách/ giải pháp nhất định, do đó có thể sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau. Chẳng hạn như khách sạn X quyết định ưu tiên mua các sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng khách sạn Y thì lại không. Do đó cần thiết phải nghiên cứu quá trình ra quyết định phát triển xanh trong khu vực kinh doanh lưu trú để phát triển một mô hình xác định các loại động cơ cụ thể và các bối cảnh tương ứng, cũng như kết quả gắn với từng động cơ. - Sự cần thiết về thực tiễn Thực tế cho thấy giữa sản xuất kinh doanh và thế giới tự nhiên luôn tồn tại một mối liên kết chặt chẽ với nhau. Hầu hết các sản phẩm trong nền kinh tế xã hội đều được tạo ra từ những thứ đã được khai thác hoặc trồng trọt (Meyer và Rowan, 1977; Esty và Winston, 2006). Có thể lấy ví dụ như giấy viết được sản xuất từ sợi gỗ, hay như than chì là nguyên liệu để làm ra lõi của bút chì. Như vậy, có thể coi môi trường tự nhiên như là nhà cung ứng cho đa số hoạt động trong cuộc sống của chúng ta. Cái mà nó đóng góp
  14. 4 không phải là vốn tài chính mà là vốn tự nhiên – nguồn lực khó thay thế và hữu hạn. Tuy nhiên, cuộc sống con người càng hiện đại, càng có nhiều bằng chứng được chỉ ra rằng chúng ta đang làm cho các nguồn lực này ngày một suy yếu và cạn kiệt đi. Các vấn đề môi trường mà nhân loại đang đối mặt thường được nhắc đến như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozon, sa mạc hóa…. Những vấn đề này đã đặt áp lực cho các quốc gia, các ngành kinh tế, các doanh nghiệp đa quốc gia cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có những thay đổi cụ thể trong cách thức quản lý và hoạt động của mình để bảo vệ môi trường tự nhiên hướng tới phát triển bền vững. Đặc biệt trong thế giới hiện đại nơi mà cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc tính “xanh” hay thân thiện với môi trường được coi là một yếu tố thiết yếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong việc quản lý rủi ro và chi phí, cũng như xây dựng uy tín và hình ảnh thương hiệu (Bansal, 2005; Esty và Winston, 2006). Nghiên cứu về khoa học hành vi và các vấn đề bền vững thường tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp sản xuất. Một trong những nguyên nhân có thể do tác động của các ngành dịch vụ (ví dụ như ngành du lịch khách sạn) đến môi trường không được biểu hiện rõ nét (Bohdanowicz, 2003; Ayuso, 2006). Vậy nên, các ngành này thường ít bị gây áp lực, cũng như các hành động bảo vệ môi trường của họ cũng chậm hơn so với các ngành sản xuất (Middleton và Hawkins, 1993). Mặc dù vậy, ngành khách sạn phần lớn lại phụ thuộc vào môi trường vật lý nơi mà nó hoạt động. Thậm chí có những khu nghỉ dưỡng đã tận dụng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trở thành điểm độc đáo trong sản phẩm của mình. Và kết quả là hoạt động kinh doanh khách sạn đã gia tăng mối đe dọa cho môi trường thể hiện qua việc tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, nước, và các nguồn tài nguyên không tái tạo được (Sloan và cộng sự, 2009). Theo Burke (2007) tài nguyên thiên nhiên được tiêu thụ để thỏa mãn nhu cầu khách du lịch cao gấp ba lần mức sử dụng trung bình hàng ngày của người dân địa phương. Mặt khác, hoạt động kinh doanh khách sạn cũng thường đi kèm với nhiều tác động môi trường khác nhau như suy thoái môi trường, ô nhiễm nguồn nước… (Bohdanowicz, 2005). Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới và cộng sự (2002), cùng với sự giám sát và các quy định về môi trường ngày càng tăng, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu trú được dự đoán sẽ thay đổi hoạt động kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường hay trách nhiệm sinh thái. Một số hành động hướng tới bảo vệ môi trường được áp dụng phổ biến nhất trong ngành khách sạn bao gồm các bộ quy tắc ứng xử, các biện pháp bảo vệ môi trường, nhãn sinh thái, hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management System) và các chỉ số về hiệu quả môi trường.
  15. 5 Ngành khách sạn tại Việt Nam đang có sự phát triển nhanh chóng để đáp ứng sự tăng trưởng của cả lượng khách quốc tế và khách nội địa. Theo số liệu thống kê của Tổng cục du lịch, năm 2000, số khách sạn trên cả nước là 3.267 cơ sở thì tới năm 2018 con số này đã đạt 28.000. Tốc độ tăng trưởng về quy mô buồng bình quân đạt 36.8%/năm (từ 72.200 buồng năm 2000 lên 550.000 buồng vào năm 2018). Sự phát triển này đã có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên qua việc tiêu thụ nguồn tài nguyên và các loại chất thải có liên quan. Lượng điện và nước tiêu thụ tại khách sạn Việt Nam khá cao so với các khách sạn khác cùng hạng ở châu Á và châu Âu (Do Nam Trung và Kumar, 2005). Cụ thể, lượng tiêu thụ điện bình quân năm tại các khách sạn Việt Nam trong khoảng 78-143kWh/m2, trong đó khách sạn 3-4 sao sử dụng nhiều điện năng nhất, và phần lớn được sử dụng cho hệ thống điều hòa (từ 46% đến 53%, tùy thuộc vào loại khách sạn). Về tiêu thụ nước, các khách sạn Việt Nam sử dụng khoảng 4-9 m3/m2/năm (Do Nam Trung và Kumar, 2005). Lượng nước được tiêu thụ trong phòng khách luôn chiếm đa phần trong tổng tiêu dùng trong các khách sạn, ngoại trừ các khu nghỉ dưỡng, nơi mà các hoạt động ngoài trời (như làm vườn, hoạt động của đài phun nước) có mức tiêu thụ nước lớn nhất. Đáng chú ý là các con số về lượng chất thải và nước thải của các khách sạn. Lượng nước thải từ các khách sạn 2 sao và khu nghỉ dưỡng còn vượt quá lượng nước đã tiêu thụ. Lượng chất thải rắn hàng năm từ 11 đến 20 tấn/m3, và chỉ có khoảng 10% trong số đó được tái chế (Do Nam Trung và Kumar, 2005). Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên là việc không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, do đó các khách sạn cần thực hiện các hoạt động để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động có hại lên môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Mặc dù cuộc cách mạng xanh đã xuất hiện từ những năm 1980s, tác động của nó được ghi nhận ở hầu hết khía cạnh của xã hội và lĩnh vực trong nền kinh tế toàn cầu, tuy nhiên xu hướng này chưa thực sự được phổ biến trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam. Trong bối cảnh quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang trải qua sự tăng trưởng trong đầu tư vào khối ngành dịch vụ như du lịch khách sạn, nhưng đồng thời đây cũng có thể là cuộc khủng hoảng môi trường nếu phát triển quá nóng, thiếu định hướng bền vững. Thực tế, các hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện trong khách sạn tại Việt Nam thường manh mún, chưa đồng bộ, đa số chỉ giải quyết vấn đề bề nổi và chủ yếu vì mục đích cắt giảm chi phí (Do Nam Trung và Kumar, 2005; Son và cộng sự, 2018; Phu và cộng sự, 2019). Những hành động ban đầu thường được các khách sạn ưu tiên áp dụng có thể kể đến như trồng cây xanh ở các khu vực chung, tái sử dụng vật dụng. Chỉ có một số ít khách sạn thực hiện những biện pháp mạnh mẽ hơn như thiết lập hệ thống quản lý chất thải, lắp đặt các thiết bị công nghệ cao giúp tiết
  16. 6 kiệm năng lượng hay giáo dục ý thức môi trường cho nhân viên và khách lưu trú. Qua dữ liệu điều tra, Do Nam Trung và Kumar (2005) nhận thấy rằng so với các khách sạn khác, dường như các khách sạn 3 và 4 sao tích cực tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường hơn. Bên cạnh đó các nhãn sinh thái đã được triển khai trong lĩnh vực lưu trú tại Việt Nam để phản ánh về mức độ “xanh” của các khách sạn như khách sạn xanh Asean, nhãn bông sen xanh…. Tuy nhiên các chương trình này được thực hiện tự nguyện và không nhiều khách sạn quan tâm và chủ động tham gia vào các chương trình này. Số lượng khách sạn được chứng nhận là khách sạn xanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hầu hết đều nằm ở các thành phố lớn, các điểm đến du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Bình Thuận (Tâm, 2015). Khá nhiều khách sạn có thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh nhưng lại không được dán nhãn. Từ thực tế đó, các câu hỏi đặt ra là liệu các khách sạn được chứng nhận “xanh” có thân thiện với môi trường hơn, hay họ tham gia nhãn sinh thái với mục tiêu khác? Lý do khiến các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đưa ra quyết định phát triển xanh của họ là gì? Lý do thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn có giống như nhau? Tại sao trong cùng một hoàn cảnh, cùng một thể chế, có những khách sạn rất tích cực đưa các biện pháp bảo vệ môi trường vào thực tế hoạt động, trong khi các cơ sở khác lại không hề quan tâm đến các hoạt động thân thiện với môi trường này? Mặc dù trong những năm gần đây, xu hướng nghiên cứu hành vi bảo vệ môi trường của doanh nghiệp được nhiều học giả quan tâm, nhưng hầu hết các nghiên cứu được thực hiện tại các nước Châu Âu và các quốc gia phát triển (Hamdoun, 2020). Rất ít nghiên cứu lấy bối cảnh tại các quốc gia đang phát triển, và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi hay thị trường mới nổi như Việt Nam. Các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn các nước phát triển trong việc giải quyết các vấn đề môi trường (và xã hội) do thiếu khung pháp lý về môi trường, hệ thống quản trị yếu kém, nghèo đói phổ biến và cơ sở hạ tầng xã hội (Gunarathne và Lee, 2019). Hơn thế nữa, sự bất ổn về kinh tế và đôi khi là bất ổn về xã hội tại các nền kinh tế chuyển đổi tạo ra sự mơ hồ và những biến động khó lường của môi trường bên ngoài, do đó sự chuyển đổi giữa các thể chế chính thức và các thể chế phi chính thức là khó khăn (Hitt và cộng sự, 2000). Các thể chế chính thức vẫn đóng vai trò quan trọng trong các nền kinh tế chuyển đổi. Mặt khác, đa số doanh nghiệp hoạt động ở thị trường mới nổi còn non trẻ và nguồn lực có hạn (DeCastro và Uhlenbruck, 1997), nên việc ra quyết định trong các
  17. 7 doanh nghiệp này cũng sẽ có sự khác biệt với các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển khác. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn, cũng như sự thiếu hụt các nghiên cứu thực nghiệm về quyết định của nhà quản lý khách sạn trong bối cảnh xanh hóa ngành kinh doanh lưu trú tại các nền kinh tế chuyển đổi, luận án sẽ nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn ở Việt Nam”. Đề tài này trước hết sẽ giúp làm sáng tỏ về động cơ, các nhân tố ảnh hưởng đến hành động bảo vệ môi trường của các khách sạn, từ đó có thể giúp dự đoán các hành vi bảo vệ môi trường của một khách sạn cụ thể. Ví dụ, nếu khách sạn áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường đơn giản chỉ để đáp ứng yêu cầu về mặt pháp luật, thì khả năng họ tham gia vào những hoạt động không bắt buộc như thế nào? Hơn nữa, sự hiểu biết này có thể giải thích các cơ chế thúc đẩy sự phát triển bền vững trong khách sạn, cho phép các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách xây dựng và đánh giá hiệu quả của cơ chế chỉ huy và kiểm soát, cơ chế thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là tìm hiểu những nhân tố tác động đến quyết định thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà quản lý khách sạn ở Việt Nam. Thông qua đó đề xuất một số hàm ý chính sách, khuyến nghị để tăng cường nhận thức và động lực thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong khách sạn. Theo đó, luận án đề ra những mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn. - Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đó đến quá trình ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong các khách sạn. - Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách, khuyến nghị để thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường trong các khách sạn tại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để làm đầy những khoảng trống về lý thuyết cũng như đáp ứng được tính cấp thiết của thực tiễn, hướng đến mục tiêu nghiên cứu nói trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn ở Việt Nam?
  18. 8 - Câu hỏi thứ hai: Các nhân tố có mức độ tác động như thế nào đến quyết định thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường? - Câu hỏi thứ ba: Tác động của áp lực thể chế đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường có sự khác biệt giữa các khách sạn? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố và sự tác động của nó tới quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu các khách sạn tại bốn thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bốn thành phố lớn của Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Các khách sạn ở đây đa dạng về quy mô, loại hình sở hữu, và đều đã bắt đầu áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường vào quá trình hoạt động của họ. Tuy nhiên, do mức độ và các biện pháp thân thiện với môi trường là rất đa dạng nên đối tượng được điều tra sẽ được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Về mặt nội dung, luận án tập trung nghiên cứu quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường của các khách sạn, các nhân tố và sự ảnh hưởng của chúng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó giúp dự đoán hành vi bảo vệ môi trường của một khách sạn cụ thể, cũng như đưa ra những hàm ý chính sách thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn với việc sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu, cụ thể: Giai đoạn 1 – Nghiên cứu định tính: Dựa trên cơ sở lý thuyết, tổng quan nghiên cứu và khoảng trống lý thuyết tìm được, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến. Mô hình nghiên cứu và thang đo ban đầu sau đó sẽ được kiểm tra sơ bộ và điều chỉnh thông qua phỏng vấn sâu các quản lý khách sạn. Bước nghiên cứu định tính này cũng sẽ giúp xây dựng và hoàn thiện bảng hỏi về các động cơ và nhân tố chính ảnh hưởng tới hành vi bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn. Giai đoạn 2 – Nghiên cứu định lượng: Thông tin để phân tích định lượng được thu thập thông qua mẫu bảng hỏi được gửi đến các quản lý hoặc cán bộ phụ trách các
  19. 9 vấn đề môi trường trong các khách sạn. Phương pháp chọn mẫu được thực hiện ngẫu nhiên có phân tầng. Mẫu phân tích cần đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, bao gồm nhiều tiêu chí như thứ hạng, quy mô, hình thức sở hữu. Sau đó, dữ liệu thu thập được sẽ được dùng để phân tích và kiểm định mô hình thông qua các bước như phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, hồi quy logistic… 6. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận: Sự đóng góp về mặt lý thuyết của nghiên cứu là xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa các động cơ và nhân tố tác động đến các hành động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cụ thể ở đây là hành động bảo vệ môi trường của các khách sạn. Đặc biệt, mô hình nghiên cứu còn có khả năng dự đoán hành vi của các khách sạn khi đã chỉ rõ được các hoạt động bảo vệ môi trường được ưu tiên áp dụng dưới tác động của từng nhóm động cơ hay nhân tố cụ thể. Hơn nữa, luận án đóng góp vào lý thuyết thể chế thông qua phát hiện vai trò điều tiết của nhân tố thái độ về môi trường của các nhà quản lý đối với sự tác động của các áp lực thể chế đến quyết định của doanh nghiệp. Mặc dù quan điểm của lý thuyết tân thể chế có thể giải thích các quyết định trong tổ chức, nhưng cơ chế phản ứng và ra quyết định lại mang tính thụ động, bỏ qua tác động của các yếu tố chủ quan (Greenwood và Hinings, 1996; Delmas và Toffel, 2008; Colwell và Joshi, 2011). Việc nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố thái độ của quản lý khách sạn với các vấn đề môi trường giúp giải thích vì sao dưới tác động của các thể chế giống nhau, các khách sạn lại áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường khác nhau. Với việc xác định phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực kinh doanh khách sạn, luận án mở rộng sự hiểu biết về quản lý môi trường tại các cơ sở kinh doanh ngoài các ngành sản xuất thường được nghiên cứu. Về mặt thực tiễn Luận án trước hết sẽ đưa ra một bức tranh về thực trạng các biện pháp bảo vệ môi trường đang được các khách sạn tại Việt Nam áp dụng, và phân loại chúng theo thứ tự ưu tiên áp dụng. Cách phân loại mới này sẽ phù hợp hơn với bối cảnh ngành du lịch khách sạn non trẻ tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Không chỉ giúp dự đoán các hành vi bảo vệ môi trường của một khách sạn cụ thể, kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ làm sáng tỏ các cơ chế thúc đẩy sự phát triển bền vững trong khách sạn, cho phép các cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà
  20. 10 hoạch định chính sách có những căn cứ để xây dựng và đánh giá hiệu quả của cơ chế chỉ huy và kiểm soát các biện pháp thân thiện với môi trường. 7. Bố cục của luận án Để hướng tới mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, luận án có kết cấu gồm năm chương: Chương 1 tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong khách sạn, chỉ rõ khoảng trống nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các nội dung như các khái niệm cơ bản; lý thuyết về ra quyết định; lý thuyết quản lý cấp cao. Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu của luận án như phương pháp và quy trình nghiên cứu tổng thể. Kết quả là bảng hỏi 54 thang đo được đưa vào khảo sát chính thức. Chương 4 phân tích các kết quả nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường tại các khách sạn ở Việt Nam thông qua các phân tích Cronbach’s Alpha, nhân tố khám phá EFA, hồi quy Logistic và hồi quy tuyến tính OLS. Chương 5 trình bày các thảo luận liên quan đến kết quả và hàm ý của nghiên cứu, đề xuất các khuyến nghị nhằm khuyến khích việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh khách sạn. Bên cạnh đó những hạn chế của luận án và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được chỉ ra ở cuối chương.
nguon tai.lieu . vn