Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- PHẠM ANH TUẤN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- PHẠM ANH TUẤN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đoàn Vân Anh 2. TS. Trần Hải Long Hà Nội, Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu và kết quả trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác. Hà Nội, ngày ..... tháng ...... năm ........ Tác giả luận án Phạm Anh Tuấn
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i MỤC LỤC ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ...............................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH...............................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................................................................28 1.1. Khái quát chung về tài sản cố định trong doanh nghiệp ...............................28 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định ........................................................................................ 28 1.1.2. Tiêu chuẩn, nhận biết tài sản cố định ...................................................................... 32 1.1.3. Phân loại tài sản cố định ......................................................................................... 35 1.1.4. Vai trò của tài sản cố định đối với hoạt động của doanh nghiệp ............................. 39 1.1.5. Yêu cầu quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp ............................................... 41 1.2. Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính ..43 1.2.1. Các mô hình tính giá trong kế toán ......................................................................... 43 1.2.2. Kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính ............................................................................................................................ 47 1.2.3. Kế toán tài sản cố định đi thuê trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán tài chính ...... 60 1.3. Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán quản trị ...67 1.3.1. Kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán quản trị ............................................................................................................................. 67 1.3.2. Kế toán tài sản cố định đi thuê trong doanh nghiệp trên góc độ kế toán quản trị ....... 75 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp ....77 1.4.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................ 77 1.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................. 80 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................81 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 82 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...................................................................................................................................82
  5. iii 2.1.1. Doanh nghiệp niêm yết và vai trò của doanh nghiệp niêm yết đối với nền kinh tế Thành phố Hải Phòng ....................................................................................................... 82 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng .................................................................................................................. 86 2.1.3. Đặc điểm mô hình tổ chức và tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.............................................................................. 88 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng ......................................................... 91 2.1.5. Đặc điểm tài sản cố định và những ảnh hƣởng đến công tác kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng ................................... 94 2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng trên góc độ kế toán tài chính ..............................................95 2.2.1. Thực trạng kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trên góc độ kế toán tài chính 95 2.2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toán tài chính ............... 108 2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn thành phố Hải Phòng trên góc độ kế toán quản trị ..............................................114 2.3.1. Thực trạng kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trên góc độ kế toán quản trị 115 2.3.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toán quản trị ................. 122 2.4. Nhận xét đánh giá ...........................................................................................122 2.4.1. Những ƣu điểm ..................................................................................................... 122 2.4.2. Những tồn tại ........................................................................................................ 124 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................................ 128 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................129 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ..........................................................................................................130 3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế Hải Phòng tầm nhìn 2025-2030 ..................130 3.2. Định hƣớng áp dụng IFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................................133 3.3. Quan điểm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn thành phố Hải Phòng .......................................................................135 3.4. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng trên góc độ kế toán tài chính.....................139 3.4.1. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trên góc độ kế toán tài chính .......................................................................................................................... 139
  6. iv 3.4.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toán tài chính 148 3.4.3. Giải pháp chuyển đổi trình bày thông tin tài sản cố định lập theo VAS và sang IFRS trên báo cáo tài chính ...................................................................................................... 152 3.5. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng trên góc độ kế toán quản trị ......................157 3.5.1. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trên góc độ kế toán quản trị ........................................................................................................................... 157 3.5.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toán quản trị .... 162 3.6. Điều kiện thực hiện giải pháp ........................................................................164 3.6.1. Về phía Nhà Nƣớc, Bộ Tài chính .......................................................................... 164 3.6.2. Về phía các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng ............... 167 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................169 KẾT LUẬN ............................................................................................................170
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BCTCHN Báo cáo tài chính hợp nhất 3 BTC Bộ Tài chính 4 CCDC Công cụ dụng cụ 5 CĐKT Chế độ kế toán 6 CMKT Chuẩn mực kế toán 7 DN Doanh nghiệp 8 DNNY DN niêm yết 9 DTT Doanh thu thuần 10 GTCL Giá trị còn lại 11 GTGT Giá trị gia tăng 12 GTHL Giá trị hợp lý 13 HĐ GTGT Hóa đơn giá trị gia tăng 14 HĐKD Hoạt động kinh doanh 15 HMLK Hao mòn lũy kế 16 KTQT Kế toán quản trị 17 KTTC Kế toán tài chính 18 MTV Một thành viên 19 NCS Nghiên cứu sinh 20 SCL Sửa chữa lớn. 21 SXKD Sản xuất kinh doanh 22 TK Tài khoản 23 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 24 TSCĐ Tài sản cố định 25 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình 26 TSCĐVH Tài sản cố định vô hình 27 XDCB Xây dựng cơ bản
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ. 1 IAS Chuẩn mực kế toán quốc Internationnal Accounting tế. Standards 2 IASB Hội đồng Chuẩn mực kế Internationnal Accounting toán quốc tế. Standards Board 3 IFRS Chuẩn mực báo cáo tài Internationnal Financial chính quốc tế. Reporting Standards 4 MARR Suất thu lợi tối thiểu chấp Minimum Attractive Rate of nhận đƣợc Retum - MARR 5 NAL Tiêu chuẩn đánh giá lợi ích Net Advantage of Leasing thuần của thuê tài sản. 6 VAS Chuẩn mực kế toán Việt Vietnamese Accounting Nam. Standards 7 VFRS Chuẩn mực báo cáo tài Vietnamese Financial chính Việt Nam. Reporting Standards
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Phân loại TSCĐ ........................................................................................35 Bảng 1.2: Giá trị còn lại TSCĐ theo mô hình giá gốc và giá trị hợp lý .....................51 Bảng 2.1: Số DN tại Hải Phòng từ năm 2016 – 2020 ................................................82 Bảng 2.2: Sự gia tăng về số lƣợng DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng trong các ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 .....................................................................87 Bảng 2.3: Số lƣợng các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng tổ chức bộ máy quản lý theo các mô hình tính đến Tháng 12/2020 ....................................................90 Bảng 2.4: Các trƣờng hợp hình thành TSCĐ tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 ................................................................................96 Bảng 2.5: Khảo sát về áp dụng nguyên tắc kế toán trong ghi nhận TSCĐ.................96 Bảng 2.6: Các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...........................................................................................................97 Bảng 2.7: Phƣơng thức sửa chữa và ghi nhận chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng ......................................................98 Bảng 2.8: Khấu hao TSCĐ thuộc quyền sở hữu ........................................................99 Bảng 2.9: Áp dụng nguyên tắc kế toán trong xác định còn lại TSCĐ......................100 Bảng 2.10: Các chứng từ chủ yếu sử dụng trong trƣờng hợp tăng TSCĐ tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...............................................................101 Bảng 2.11: Đánh giá suy giảm giá trị TSCĐ ...........................................................104 Bảng 2.12: Các trƣờng hợp dừng ghi nhận TSCĐ và chứng từ sử dụng tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng ............................................................................105 Bảng 2.13: Giao dịch thuê tài sản của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020 .............................................................................................108 Bảng 2.14: Loại tài sản thuê của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2020 .........................................................................................................................108 Bảng 2.15: Loại tài sản thuê của một số DNNY khảo sát trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.......................................................................................................................109 Bảng 2.16: Nhận diện hợp đồng thuê tài sản ...........................................................110 Bảng 2.17: Xác định Nguyên giá tài sản thuê ..........................................................110 Bảng 2.18: Thời điểm trích khấu hao TSCĐ thuê....................................................111 Bảng 2.19: Phƣơng pháp sử dụng để ra quyết định đầu tƣ TSCĐ ...........................116 Bảng 2.20: Thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ ....120
  10. viii Bảng 2.21: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ .......................................................121 Bảng 3.1: Nhu cầu áp dụng IFRS trong lập và trình bày BCTC ............................134 Bảng 3.2: Phƣơng pháp đo lƣờng giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng .......145 Bảng 3.3: Chuyển đổi khoản mục/chỉ tiêu TSCĐ quyền sở hữu, TSCĐ đi thuê từ VAS sang IFRS .......................................................................................................154 Bảng 3.4: Thu thập thông tin và bộ phận cung cấp thông tin để lựa chọn dự án......158 Bảng 3.5: Đề xuất sử dụng phƣơng pháp phân tích thông tin dự án ........................160 Bảng 3.6: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phƣơng án nên sửa chữa nhằm khôi phục lại năng lực tài sản hay nâng cấp TSCĐ..................................................161 Bảng 3.7: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phƣơng án nên SCL TSCĐ theo phƣơng thức tự làm hay giao thầu ...........................................................................161 Bảng 3.8: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phƣơng án nên thanh lý TSCĐ hay sửa chữa TSCĐ để tiếp tục sử dụng ..................................................................162 Bảng 3.9: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phƣơng án tiếp tục sử dụng TSCĐ hay chuyển loại TSCĐ sang mục đích cho thuê ...........................................162 Bảng 3.10: Thu thập thông tin của các phƣơng án ...................................................163 Bảng 3.11: Bảng phân tích giá trị hiện tại thuần của phƣơng án ..............................163 Bảng 3.12: Bảng phân tích IRR của phƣơng án .......................................................164 Bảng 3.13: Bảng phân tích chỉ số sinh lời ...............................................................164
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Số DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2016 – 2020 ...................................................................................................................................83 Hình 2.2: Chỉ tiêu Doanh thu thuần của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2016-2020 ...............................................................................84 Hình 2.3: Chỉ tiêu Tài sản cố định và Đầu tƣ tài chính dài hạn của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2016-2020 ................................................84 Hình 2.4: Chỉ tiêu Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn năm 2016-2020.......................................................85 Hình 2.5: Số lƣợng lao động của các DNNY trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng giai đoạn năm 2016-2020 .................................................................................................85 Hình 2.6: Số lƣợng DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn 2016-2020 ........................................................................................86 Hình 2.7: Sự gia tăng về số lƣợng theo quy mô vốn điều lệ của DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020 ..............................................................88
  12. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (PHP).......................89 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) ......90 Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (PHP) .................92 Sơ đồ 2.4: Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) .93 Sơ đồ 3.1: Nhận diện, phân loại, xác định hợp đồng là hợp đồng thuê tài sản .........149
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Tài sản cố định là nguồn lực quyết định khả năng cạnh tranh của một DN sản xuất nói chung. Để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc đầu tƣ đổi mới cơ sở vật chất là vấn đề cần thiết và mang tính khách quan, bên cạnh đó, việc quản lí và nâng cao năng lực sử dụng tài sản cố định đã có là vô cùng quan trọng. Kế toán tài sản cố định là một trong những kênh thông tin quan trọng để cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lí, kiểm soát tình hình sử dụng, đánh giá hiệu quả sử dụng cũng nhƣ phục vụ cho việc ra quyết định đầu tƣ mới đối với tài sản cố định. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, với việc ban hành “Luật Kế toán”, “26 Chuẩn mực kế toán (CMKT)” và “chế độ kế toán (CĐKT)” hiện hành, kế toán Việt Nam phần nào đã đáp ứng đƣợc yêu cầu và từng bƣớc hoà nhập đƣợc với khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán. Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam đƣợc ban hành trên cơ sở chọn lọc để phù hợp với điều kiện Việt Nam và không thay đổi từ khi ban hành chuẩn mực nên nhiều quy định trong chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã không còn phù hợp với thực tế, không đáp ứng đƣợc yêu của hội nhập và đảm bảo tính hội tụ với khuôn mẫu hiện hành của quốc tế. Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu nhằm thấy rõ đƣợc những khác biệt của Việt Nam với khuôn mẫu chung của quốc tế về kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng. Từ đó cho thấy các nội dung kế toán cần thực hiện khi phải chuyển đổi sang áp dụng lập và trình bày BCTC theo “IFRS”. Đề án “áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam” đƣợc “Bộ trƣởng Bộ Tài chính phê duyệt theo quyết định số 345/2020/QĐ-BTC ngày 16/3/2020”. Đề án đƣợc ra đời trong bối cảnh các khuôn mẫu kế toán của Việt Nam ngày càng bộc lộ những hạn chế, nhiều nội dung không còn phù hợp hoặc không giải quyết đƣợc những giao dịch phát sinh đa dạng của kinh tế thị trƣờng trong giai đoạn hiện nay, bởi kế toán của Việt Nam còn thiếu rất nhiều các khuôn mẫu trong các lĩnh vực thuê tài sản, giá trị hợp lý, công cụ phái sinh… dẫn đến không đủ các cơ sở pháp lý cho các DN Việt Nam khi xử lý kế toán các giao dịch. Đề án đã đƣa ra đối tƣợng và lộ trình áp dụng khuôn mẫu kế toán: “các DN có nhu cầu, đủ khả năng và nguồn lực áp dụng IFRS, đƣợc xác định theo từng giai đoạn phù hợp với lộ trình đƣợc công bố; và các DN khác thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam áp dụng VFRS”. Với đề án này buộc các DN Việt Nam nói chung và các DNNY sẽ phải tự xác định, xây dựng cho mình các bƣớc đi phù hợp với sự phát triển của DN mình. Với từng bƣớc đi, từng sự lựa chọn áp dụng là cả sự thay đổi có tính cốt lõi của kế toán DN. Hải Phòng là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc cùng với hệ thống giao thông đƣờng thủy, đƣờng
  14. 2 bộ, đƣờng sắt, hàng không trong nƣớc và quốc tế. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng đƣợc xác định là “một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc”, giai đoạn năm 2016 - 2020, Hải Phòng đã có những bƣớc tiến dài trong phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy mô kinh tế của Hải Phòng liên tục đƣợc mở rộng và duy trì vị trí thứ hai trong “Vùng Đồng bằng Sông Hồng” chỉ sau Thủ đô Hà Nội. Nền kinh tế Hải Phòng có tốc độ tăng trƣởng nhanh và mạnh mẽ cùng với sự phát triển lớn mạnh của các DN Hải phòng, trong đó đóng góp vào sự tăng trƣởng, thành công chung của nền kinh tế thành phố này thuộc về đa số các DN có quy mô lớn, có lịch sử phát triển lâu dài, đã đƣợc cổ phần hóa và niêm yết trên các sàn giao dịch. Các DNNY trên địa bàn thành phố Hải phòng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó lĩnh vực cảng biển, kho vận, vận tải biển là những lĩnh vực đặc thù trong hoạt động của thành phố cảng, ngoài ra còn phát triển mạnh ở các lĩnh vực sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ….Với đặc thù về lĩnh vực hoạt động nên tài sản cố định luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản, thông tin về khoản mục này luôn có tính trọng yếu trong BCTC của các DNNY trên địa bàn thành phố Hải phòng. Qua khảo sát thực tế, trong công tác kế toán đầu tƣ mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản cố định còn nhiều bất cập từ khâu nhận diện đơn vị tài sản, xác định giá trị, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao, ghi nhận kế toán đến trình bày thông tin. Bên cạnh đó, giao dịch thuê tài sản cố định xuất hiện ngày càng nhiều trong thực tiễn hoạt động của DNNY, việc nhận diện và ghi nhận kế toán liên quan đến giao dịch thuê tài sản cố định cũng còn nhiều bất cập mà nguyên nhân là từ những bất cập trong khuôn mẫu kế toán hiện hành, thiếu sự hội tụ với khuôn mẫu chung của Quốc tế về kế toán, sự hiểu biết chƣa thấu đáo của kế toán về đối tƣợng kế toán TSCĐ, những hƣớng dẫn chƣa có, chƣa đầy đủ trong quy định của chế độ…. đã dẫn đến những bất cập trên. Hệ quả của vấn đề này đã ảnh hƣởng đến tính trung thực, hợp lí của thông tin tài sản cố định thuộc quyền sở hữu và tài sản cố định đi thuê trình bày trên BCTC. Thêm vào đó, vấn đề kế toán quản trị tài sản cố định ở các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng chƣa đƣợc thực hiện một cách bài bản, khoa học và hệ thống để cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị trong kiểm soát, điều hành, quản lý, sử dụng tài sản cố định nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Từ những vấn đề đặt ra trên cả hai góc độ lí luận và thực tiễn ở các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng, NCS đã lựa chọn đề tài: “Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trƣớc đây đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tài sản cố định (TSCĐ), nhƣng ở những góc độ, phạm vi và định hƣớng nghiên cứu hoàn toàn khác
  15. 3 nhau. Để đáp ứng cho quá trình nghiên cứu của luận án, tác giả đã tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu về TSCĐ có liên quan tới luận án. Có thể hệ thống các nghiên cứu có liên quan đến kế toán tài sản cố định theo nhóm các vấn đề về kế toán “tài sản cố định thuộc quyền sở hữu” và “tài sản cố định đi thuê” trên cả góc độ “kế toán tài chính” và “kế toán quản trị” nhƣ sau: 2.1. Các nghiên cứu kế toán tài sản cố định trên góc độ kế toán tài chính 2.1.1. Các nghiên cứu kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu Các nghiên cứu về đo lƣờng và ghi nhận TSCĐ. Có nhiều quan điểm khác nhau về đo lƣờng và ghi nhận đối với TSCĐ. Những quan điểm này xoay quanh việc lựa chọn mô hình giá để ghi nhận đối với TSCĐ từ ghi nhận ban đầu đến sau ghi nhận ban đầu. Trong đó, hai mô hình đƣợc các nhà nghiên cứu tập trung khai thác là “mô hình giá gốc” và “mô hình giá đánh giá lại”. Theo nghiên cứu “Hƣớng dẫn kế toán và báo cáo về TSCĐHH-(Guide to accounting for and reporting tangible capital assets)” của “Kent Kirkpatrick” (2009), tác giả ủng hộ “mô hình giá gốc”, khi cho rằng “nếu TSCĐ mà cụ thể là TSCĐHH khi ghi nhận theo mô hình giá gốc sẽ là phù hợp”. Tác giả đã đề cập đến: “khái niệm về tài sản nói chung và TSCĐHH nói riêng cùng các tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản.” Trong nghiên cứu “Nghiên cứu những hiện tƣợng ảnh hƣởng đến khấu hao TSCĐ-(Examination of phenomena affecting the depreciation of fixed assets)” của “Nasndor Kaliczka” (2013) đã đề cập quan điểm về xác định phƣơng pháp đo lƣờng giá trị của tài sản có thể thực hiện theo “giá gốc” hoặc “giá thị trƣờng”. Trong nghiên cứu “Xác định giá trị TSCĐHH tại thời điểm chuyển sang IFRS/IAS-(Valuation of tangible fixed assets at the moment of transition to the IFRS/IAS)” của nhóm tác giả “Magdalena Lech & Malgorzata Kamieniecka” (2014) đã đề cập đến việc xác định giá trị của TSCĐ mà cụ thể là TSCĐHH theo “IAS 16”. Hai tác giả đã khẳng định: “TSCĐHH cần đƣợc xác định giá trị và ghi nhận ban đầu theo giá mua của tài sản cộng các chi phí để đƣa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, các chi phí để dỡ bỏ, di dời tài sản”. Hay nói cách khác, theo quan điểm của nhóm tác giả “Magdalena Lech & Malgorzata Kamieniecka” thì “TSCĐHH cần đƣợc xác định giá trị và ghi nhận ban đầu theo giá gốc (nguyên giá)”. Trong nghiên cứu “Những vấn đề kế toán TSCĐ-(Accounting issues about fixed assets)” của tác giả “Liliana Lazari” (2015) đã đề cập đến: “phƣơng pháp nhận dạng đối với TSCĐHH và ghi nhận ban đầu TSCĐ theo mô hình giá gốc”. Khi đó, “nguyên giá TSCĐ đƣợc xác định dựa trên các chi phí đƣợc DN bỏ ra để TSCĐ sẵn sàng sử dụng”. Tác giả “Liliana Lazari” (2015) đã đƣa ra: “phƣơng pháp nhận diện TSCĐHH, ghi nhận ban đầu TSCĐHH theo giá gốc (nguyên giá) bao gồm: giá mua, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, các khoản thuế không hoàn lại....” . Trong quá trình nghiên cứu về quá trình ghi nhận và xác định giá trị TSCĐ, các tác giả đã đề cập
  16. 4 đến nhiều loại chí phí liên quan tới TSCĐ cần phải đƣợc ghi nhận. Tuy nhiên, các loại chi phí đƣợc đề cập đến này thƣờng gắn với một loại hình DN nhất định. Ngoài những quan điểm ủng hộ việc kế toán TSCĐ theo “mô hình giá gốc” thì cũng có những quan điểm cho rằng kế toán TSCĐ theo “mô hình giá đánh giá lại” có nhiều lợi thế hơn. Theo tác giả “Missonier Piera” (2007), bài viết của tác giả này đề cập đến việc: “áp dụng mô hình giá đánh giá lại trong kế toán TSCĐHH sau thời điểm ghi nhận ban đầu”. Theo đó, tác giả cho rằng: “DN có thể đánh giá lại TSCĐHH nếu sau ghi nhận ban đầu giá trị hợp lý của TSCĐHH đƣợc đo lƣờng đáng tin cậy. Đánh giá lại TSCĐHH giúp giá trị còn lại của TSCĐ sẽ tiệm cận với giá trị hợp lý của TSCĐ tại thời điểm đánh giá.” Theo “Majella Percy” (2014) trong nghiên cứu “Kế toán GTHL cho tài sản dài hạn và lệ phí kiểm toán: Bằng chứng từ các công ty của Australia-(Fair value accounting for long-term assets and audit fees: Evidence from Australian company)”, tác giả đã đề cập đến: “mô hình tính giá tài sản là giá gốc và giá trị hợp lý. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã cho phép đơn vị lựa chọn đánh giá TSCĐ bằng giá trị hợp lý hoặc giá gốc. Đánh giá TSCĐ bằng giá trị hợp lý sẽ chỉ thực hiện đƣợc nếu các ƣớc tính giá trị hợp lý có thị trƣờng hoạt động đối với TSCĐ và cần phải có sự định giá đảm bảo độ chính xác, tin cậy khi xác định giá trị hợp lý”. Trong nghiên cứu “Valuation numerical value historical cost for non financial fixed assets: How is financial information affected” của tác giả “Adrian Manuel Nebot Sanahuja” (2015), tác giả đã đƣa ra: “ƣu điểm và hạn chế của mô hình giá gốc, giá đánh giá lại”. Theo tác giả: “mô hình giá trị hợp lý giúp cung cấp các thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và giúp ngƣời sử dụng BCTC có đƣợc những thông tin gần với thị trƣờng.” Theo nghiên cứu “Hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm tăng cƣờng quản lý TSCĐ trong các DN xây dựng Việt Nam” của tác giả “Trần Văn Thuận” (2008) đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của TSCĐ bao gồm: khái niệm, phân loại, xác định các chỉ tiêu về TSCĐ. Tác giả cũng đã phân tích về yêu cầu quản lý TSCĐ nhằm xác định nhiệm vụ hạch toán và làm rõ hoạt động hạch toán TSCĐ trên cả góc độ “kế toán tài chính” và “kế toán quản trị”. Tác giả đã đề cập đến TSCĐ trong “chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 và IAS 36”. Tác giả đã đề cập đến: “các điều kiện đề nhận diện TSCĐ, cách thức đo lƣờng và ghi nhận TSCĐ theo mô hình giá gốc”. Theo đó, “nguyên giá tài sản cố định khi xác định theo giá gốc sẽ dựa trên tổng chi phí DN bỏ ra để hình thành TSCĐ. TSCĐ đƣợc đánh giá thông qua: nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại”. Tuy nhiên, tác giả chƣa đi sâu vào giải quyết các vấn đề về đo lƣờng, xác định giá trị và ghi nhận TSCĐ theo các mô hình giá khác tại các giai đoạn ghi nhận ban đầu và sau ghi nhận ban đầu. Tác giả cũng chƣa đề cập đến việc
  17. 5 trình bày thông tin theo các mô hình tính giá và cách thức lựa chọn mô hình giá phù hợp cho kế toán của các DN đƣợc khảo sát. Trong nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán TSCĐHH ở các DN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả “Nguyễn Thị Thu Liên” (2009) đã đề cập đến: “tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ theo VAS 03 và IAS 16”. Tác giả cũng đề cập đến: “ghi nhận TSCĐ thời điểm sau ghi nhận ban đầu theo giá gốc và giá đánh giá lại”. Tác giả cũng chỉ ra ƣu và nhƣợc điểm trong việc sử dụng các phƣơng pháp này trong ghi nhận TSCĐ tại DN. Theo tác giả “Mai Ngọc Anh” (2010), tác giả đã đề cập đến quan điểm về “giá trị hợp lý là mức giá một tài sản hoặc nợ phải trả đƣợc trao đổi hoặc thanh toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá”. Tác giả cho rằng: “việc sử dụng mô hình giá trị hợp lý sẽ cung cấp những thông tin thích hợp cho việc ra quyết định, nhƣng chịu sự hạn chế về độ tin cậy”. Chính vì vậy, “với điều kiện một nền kinh tế đang chuyển đổi sang nền kinh tế kinh tế thị trƣờng, đối với thông tin tài chính yêu cầu tính đáng tin cậy hơn là yêu cầu thích hợp thì việc lựa chọn giá gốc làm cơ sở tính giá là phù hợp”. Theo nghiên cứu khác năm 2011, tác giả “Mai Ngọc Anh” đã đƣa ra: “các mô hình tính giá sau ghi nhận ban đầu đối với TSCĐ và các khuyến nghị áp dụng”. Tại Việt Nam, “TSCĐ vẫn đƣợc đo lƣờng và ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chƣa xem xét đến các khoản suy giảm giá trị của TSCĐ”. Theo nghiên cứu của tác giả “Đoàn Vân Anh và cộng sự” (2011), nhóm tác giả đã đề cập đến: “phƣơng pháp đo lƣờng, ghi nhận ban đầu và sau ghi nhận ban đầu, trình bày các thông tin về TSCĐVH”. Nhóm tác giả đã xem xét kế toán TSCĐ theo CMKT Việt Nam, tham khảo trong CMKT quốc tế và một số quốc gia trên thế giới để có bài học cho kế toán Việt Nam. Nhóm tác giả đã đánh giá đƣợc về thực trạng quản lý, kế toán TSCĐVH và đề xuất đƣợc các giải pháp hoàn thiện đối với ghi nhận TSCĐ tại “Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam”. Nhóm tác giả đã đề cập đến: “xác định giá trị còn lại TSCĐVH theo phƣơng pháp giá gốc và giá đánh giá lại. DN có thể chọn tính giá theo giá gốc hoặc giá đánh giá lại để đo lƣờng và ghi nhận sau ban đầu đối với TSCĐVH”. Tuy nhiên, nhóm tác giả chƣa làm rõ đƣợc nội dung của từng phƣơng pháp và chƣa đƣa ra đƣợc quan điểm về lựa chọn “mô hình giá” phù hợp nhất với TSCĐVH. Trong nghiên cứu của tác giả “Nguyễn Công Phƣơng” (2013), tác giả cho rằng: “VAS 04 cần phải làm rõ hơn vấn đề về nguyên tắc vốn hóa đối với chi phí nghiên cứu và triển khai (R&D). Theo đoạn 38 và đoạn 48 của VAS 04 chi phí nghiên cứu đang có sự mâu thuẫn trong ghi nhận vì chi phí này phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhƣng lại đƣợc cho phép phân bổ cho nhiều kỳ”. Theo tác giả, “nếu chi phí nghiên cứu đƣợc phân bổ cho nhiều kỳ, về bản chất đó chính là chi phí đƣợc vốn hóa”. Bên cạnh đó, “VAS 04 có đƣa ra 07 (bảy) điều kiện để vốn hóa
  18. 6 nhƣng những điều kiện này còn mang tính chủ quan cao, chƣa có các yếu tố định lƣợng. Việc vốn hóa hay không vốn hóa chi phí nghiên cứu có khả năng ảnh hƣởng đến báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong kỳ”. Các chuẩn mực kế toán nói chung và “VAS 04” nói riêng cần phải đƣợc xây dựng, điều chỉnh phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế cũng nhƣ đặc điểm của nền kinh tế nƣớc nhà. Theo tác giả “Phan Thị Anh Đào” (2015) thì “VAS 04 vẫn còn những điểm chƣa hợp lý mặc dù đã đƣợc xây dựng trên cơ sở vận dụng chọn lọc của IAS 38”. Tác giả cũng đƣa ra nhận định: “VAS 04 chỉ cho phép sử dụng giá gốc để ghi nhận TSCĐVH sau ghi nhận ban đầu là chƣa thực sự hợp lý. Bởi vì, TSCĐVH bị suy giảm giá trị tƣơng đối nhiều sau ghi nhận ban đầu trong khi VAS 04 chƣa phản ánh đến nội dung này. Chính vì vậy, việc đánh giá về tổn thất tài sản hoặc tiến hành đánh giá lại theo GTHL tại ngày đánh giá sẽ là phản ánh giá trị TSCĐVH hợp lý hơn. Để thực hiện đƣợc điều này, VAS cần xem xét bổ sung thêm về suy giảm giá trị TSCĐ và kế toán giá trị hợp lý”. Trong nghiên cứu của “Đoàn Phi Ngọc Anh” (2016) đã khảo sát “281 DN Việt Nam”. Kết quả khảo sát cho thấy “việc vận dụng VAS 03 tại các DN chƣa đƣợc thực hiện chính xác. Cụ thể, tại thời điểm ghi nhận ban đầu, các DN chƣa vận dụng một cách chính xác trong ghi nhận nguyên giá TSCĐHH. Tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu, các chi phí phát sinh liên quan đến đầu tƣ nâng cấp TSCĐ chƣa đƣợc vốn hóa vào giá trị TSCĐ tại một số DN”. Trong nghiên cứu “Kế toán tài sản cố định tại các DN khai thác than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam” của “Đặng Thị Huế” (2019) đã đƣa ra những nghiên cứu về: “xác định giá trị TSCĐHH và vô hình đối với các mô hình tính giá và ghi nhận, trình bày thông tin TSCĐ theo từng giai đoạn: ghi nhận ban đầu, sau ghi nhận ban đầu và dừng ghi nhận”. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung xem xét đến công tác ghi nhận và xác định giá trị tài sản đối với các TSCĐ có tính chất đặc thù của các DN khai khoáng; đồng thời tác giả cũng chƣa đề cập đến TSCĐ đi thuê hoặc chƣa xem xét đến các tình huống đặc biệt nhƣ: TSCĐ tại các DN mô hình mẹ - con, hoặc khi hợp nhất BCTC....vv. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đƣa ra: “những quan điểm về các cơ sở tính giá đối với TSCĐ gồm: giá gốc và giá đánh giá lại”. Trong đó, theo “mô hình giá gốc thì giá trị TSCĐ đƣợc xác định bằng toàn bộ các chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có đƣợc tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Giá gốc đƣợc đánh giá là trung thực, khách quan, dễ hiểu, dễ áp dụng”. Tác giả này cũng cho rằng: “Giá gốc đƣợc xác định dựa trên các giao dịch có thực. Do vậy, các số liệu về nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế (HMLK) và giá trị còn lại (GTCL) của TSCĐ trên BCTC có cơ sở đảm bảo về độ tin cậy”. Nếu TSCĐ đƣợc xác định theo “mô hình giá đánh giá lại” thì có thể thực hiện thông qua mức giá chung, giá hiện hành, giá đầu ra hoặc giá trị hợp lý.
  19. 7 Bên cạnh các nghiên cứu về TSCĐHH thì TSCĐVH cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến đo lƣờng và ghi nhận. Trong các nghiên cứu khác có đề cập về “kế toán giảm giá trị tài sản” và “mô hình giá đánh giá lại”, các tác giả đã chỉ ra vai trò của nội dung kế toán này đối với kế toán Việt Nam nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng. Trong nghiên cứu của “Phạm Thị Minh Hồng” (2016), tác giả đã đề cập đến những lý do cần xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung kế toán này tại Việt Nam, những hạn chế khi chƣa thể thực hiện đƣợc “kế toán suy giảm giá trị”. Tác giả đã tiến hành tổng hợp ý kiến của các đối tƣợng về “kế toán suy giảm giá trị TSCĐHH” để kiến nghị hƣớng giải quyết cho các DN. Một số tác giả khác phải kể đến nhƣ: “Khúc Minh Hoàng” (2004); “Trần Mạnh Dũng” (2010) cho rằng các TSCĐ đều có nguy cơ bị “suy giảm giá trị” nên việc áp dụng “mô hình giá đánh giá lại” cho TSCĐ là điều cần thiết. Các nghiên cứu về khấu hao TSCĐ. Trong các nghiên cứu về TSCĐ, khấu hao TSCĐ là một vấn đề mà các tác giả thƣờng đề cập đến. “Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên,... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định. Quá trình khấu hao là việc phân bổ một cách hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao. DN muốn tiến hành khấu hao cần phải xác định: giá trị cần khấu hao, thời gian và phƣơng pháp khấu hao TSCĐ” (IASB, 2014). Việc lựa chọn phƣơng pháp khấu hao TSCĐ có ảnh hƣởng đến giá thành của sản phẩm, dịch vụ, khả năng thu hồi vốn, khả năng tài chính, kinh doanh, khả năng cạnh tranh của DN. Nội dung này đƣợc rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập đến trong các công trình, bài viết khoa học. Các nghiên cứu điển hình về vấn đề này gồm: Trong nghiên cứu của “Hansen.Dor” (2000) có đề cập đến “giá trị của TSCĐ đƣợc xác định để tính khấu hao và các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để khấu hao TSCĐ”. Theo tác giả thì có: “các phƣơng pháp chính sau: phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng; phƣơng pháp khấu hao theo đơn vị sản phẩm; phƣơng pháp khấu hao cân đối giảm dần và phƣơng pháp khấu hao tổng số năm”. Tác giả đã đƣa ra đƣợc: “những ƣu điểm và hạn chế của từng phƣơng pháp để làm cơ sở cho sự lựa chọn của các DN”. Theo nghiên cứu “Hƣớng dẫn kế toán và báo cáo về TSCĐHH-Guide to accounting for and reporting tangible capital assets” của “Kent Kirkpatrick” (2009), tác giả này đã tập trung tìm hiểu về “thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ”. Tác giả đã đề cập đến: “các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến quá trình dự tính về thời gian sử dụng TSCĐ”. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả “Danciu Radu & Deac Marius” (2010) với bài viết “Các vấn đề liên quan đến kế toán khấu hao TSCĐHH và TSCĐVH-(Issues related to the accounting treatment tangible assets intangible and depreciation)”,
  20. 8 nhóm tác giả đã nghiên cứu về việc “vận dụng các phƣơng pháp khấu hao”. Nghiên cứu này của nhóm tác giả đƣợc thực hiện theo: “CMKT quốc tế, các quy định kế toán tại Châu Âu và điển hình tại một số DN của Rumani”. Kết quả cho thấy: “phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng đƣợc sử dụng khá phổ biến với 87% số DN áp dụng, còn lại các phƣơng pháp số dƣ giảm dần và khấu hao theo sản lƣợng lần lƣợt chiếm 9% và 4%.” Trong bài viết của tác giả “Marilena Roxana Zuca” (2013), tác giả đã đề cập đến: “khấu hao tài sản dƣới nhiều góc độ, nhiều quan điểm cùng sự tác động của khấu hao TSCĐ đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN và các định hƣớng để xử lý đối với kế toán khấu hao theo thông lệ kế toán quốc tế”. Trong nghiên cứu “Những vấn đề về kế toán TSCĐ-(Accounting issues about fixed assets)” của “Liliana Lazari” (2015), tác giả đã đề cập một cách rất chi tiết và cụ thể về: “các phƣơng pháp khấu hao TSCĐ gồm: khấu hao đƣờng thẳng, khấu hao theo số dƣ giảm dần và khấu hao theo sản lƣợng.” Theo tác giả “Trần Văn Thuận” (2008) trong nghiên cứu “Hoàn thiện hạch toán TSCĐ nhằm tăng cƣờng quản lý TSCĐ trong các DN xây dựng Việt Nam”, tác giả cho rằng: “khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan của DN nhằm xác định giá trị đã hao mòn của TSCĐ để ghi nhận vào chi phí SXKD với mục đích thu hồi vốn đầu tƣ TSCĐ”. Tác giả đã đề cập đến: “các yếu tố liên quan chủ yếu đến khấu hao TSCĐ bao gồm: giá trị TSCĐ cần khấu hao, thời gian sử dụng TSCĐ và phƣơng pháp tính khấu hao TSCĐ”. Tác giả đã chỉ ra đặc điểm, công thức tính, ƣu điểm và hạn chế của “các phƣơng pháp khấu hao gồm các phƣơng pháp: khấu hao theo đƣờng thẳng, khấu hao theo sản lƣợng, khấu hao nhanh (số dƣ giảm dần và theo tổng của các số thứ tự năm sử dụng TSCĐ).” Trong nghiên cứu của nhóm tác giả “Trần Quang Trung và Bùi Thị Phúc” (2011), nhóm tác giả đã phân tích về: “vai trò của khấu hao TSCĐ và chi phí khấu hao TSCĐ đối với quá trình hoạt động của DN”. Nhóm tác giả cũng cho rằng “DN cần phải tiến hành lập kế hoạch khấu hao TSCĐ và kế hoạch này cần phải đƣợc lập trong kế hoạch tài chính của DN bởi vai trò quan trọng trong xác định kết quả kinh doanh và là cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế, tác động đến thuế thu nhập DN”. Nhóm tác giả cũng đề cập đến: “các phƣơng pháp phân bổ chi phí” và đƣa ra quan điểm về “tiêu thức phân bổ chi phí, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phải đƣợc cân nhắc ở nhiều khía cạnh chứ không chỉ dựa vào tỷ lệ của các chi phí trực tiếp trong tổng chi phí trực tiếp hay số giờ máy hoạt động nhằm phục vụ cho DN nhanh chóng đƣa ra đƣợc những quyết định quản lý phù hợp và chính xác”. Theo nghiên cứu của tác giả “Vũ Văn Ninh” (2013), tác giả đƣa ra quan điểm về: “xác định và lựa chọn phƣơng pháp khấu hao cho DN khi xem xét trong sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đối tƣợng là: chủ nợ và chủ sở hữu, chủ nợ và ngƣời lao
nguon tai.lieu . vn