Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒNG THẮM KHẢO SÁT TÍNH ĐA HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CYP3A5, CYP2C9 TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG KINH VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM HỒNG THẮM KHẢO SÁT TÍNH ĐA HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CYP3A5, CYP2C9 TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG KINH VIỆT NAM Ngành: Dược lý – Dược lâm sàng Mã số: 62720405 LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN MẠNH HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất kỳ nơi nào. Tác giả luận án Phạm Hồng Thắm
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT .................. iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................................. x DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................xii DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. xiii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................... 4 1.1. Bệnh động kinh và điều trị bệnh động kinh .........................................................4 1.2. Tổng quan về dược lý di truyền (pharmacogenetics).........................................12 1.3. Vai trò của dược lý di truyền và thuốc chống động kinh ...................................21 1.4. Theo dõi trị liệu nhóm thuốc chống động kinh ..................................................28 1.5. Các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới ....................................................36 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 41 2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu.................................................41 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................42 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................42 2.4. Xác định các biến số nghiên cứu........................................................................46 2.5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu ....................................................................54 2.6. Phương pháp và công cụ đo lường:....................................................................58 2.7. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................65
  5. iii 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................66 Chương 3. KẾT QUẢ ............................................................................................... 67 3.1. Tính đa hình gen và tỷ lệ các kiểu hình của CYP3A5, CYP2C9 trên bệnh nhân động kinh ...................................................................................................................68 3.2. Mối liên hệ giữa tính đa hình gen và nồng độ thuốc trong điều trị ....................79 3.3. Vai trò theo dõi nồng độ trị liệu carbamazepin, acid valproic và phenytoin trong quá trình điều trị ........................................................................................................93 Chương 4. BÀN LUẬN .......................................................................................... 100 4.1. Tính đa hình gen và tỷ lệ các kiểu hình của CYP3A5 và CYP2C9 trên bệnh nhân động kinh .................................................................................................................100 4.2. Mối liên hệ giữa tính đa hình CYP và nồng độ thuốc trong trị liệu ................109 4.3. Vai trò của theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh trong trị liệu .................120 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 127 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................ 129 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH – VIỆT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADR Adverse drug reaction Phản ứng có hại của thuốc AED Antiepileptic drugs Thuốc chống động kinh AES American Epilepsy Society Hiệp hội động kinh Mỹ BN Bệnh nhân BUN Blood urea nitrogen Nitơ của urê trong máu CBZ Carbamazepin CNS Central Nervous System Hệ thần kinh trung ương Cpeak Peak concentration Nồng độ đỉnh CR Controlled release Phóng thích có kiểm soát Ctrough Trough concentration Nồng độ đáy CYP Cytochrom P450 DDD Defined Daily Dose Liều xác định trong ngày DĐH Dược động học DILI Drug-induced liver injury Tổn thương gan do thuốc ĐLC Độ lệch chuẩn ĐK Động kinh DLH Dược lực học EEG Electroencephalogram Điện não đồ eGFR estimated Glomerular Độ lọc cầu thận ước tính Filtration Rate EM Extensive metabolizers Chuyển hóa bình thường EPHX1 Microsomal epoxide hydrolase FPIA Fluorescence Polarization Định lượng miễn dịch huỳnh quang Immunoassay Assay phân cực GABA Gamma amino butyric acid
  7. v Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt HLA Human Leukocyte antigen Kháng nguyên bạch cầu người ILAE International League Liên hội chống động kinh quốc tế Against Epilepsy IM Intermediate metabolizers Chuyển hóa trung gian Kel Elimination constant Hằng số thải trừ LD Loading dose Liều nạp - liều cần thiết để đạt nồng độ mong muốn MLCT Mức lọc cầu thận MMAS-8 Morisky Medication Bộ 8 câu hỏi về tuân thủ thuốc của Adherence Scales 8 Morisky NSAIDs Non-steroidal anti- Thuốc chống viêm không steroid inflamatory drugs NMDA N-methyl-D-aspartat PB Phenobarbital PC Plasma concentration Nồng độ thuốc trong huyết tương PDD Prescribed daily dose Liều kê đơn hàng ngày PGx Pharmacogenetics Dược lý di truyền PHT Phenytoin PM Poor metabolizers Chuyển hóa kém PMs Polymorphism Tính đa hình SCAR Severe cutaneous adverse Phản ứng có hại trên da nghiêm trọng reactions SJS Stevens-Johnson syndrome Hội chứng Stevens-Johnson T1/2 Half life Thời gian bán thải của thuốc TDM Therapeutic drug Theo dõi nồng độ thuốc trong trị liệu monitoring
  8. vi Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt TĐKMM Tác động không mong muốn TEN Toxic epidermal necrolysis Hoại tử thượng bì nhiễm độc UM Ultrafast metabolizers Chuyển hóa cực nhanh VAL Acid valproic Vd Volume of distribution Thể tích phân bố biểu kiến WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Phân loại cơn động kinh .............................................................................6 Bảng 1.2. Thuốc điều trị theo phân loại cơn động kinh ............................................11 Bảng 1.3 Tính đa hình của CYP450, kiểu hình và ảnh hưởng trên lâm sàng ...........14 Bảng 1.4. Các alen đột biến và hoạt tính của CYP3A4, CYP3A5 .............................15 Bảng 1.5. Một số dạng alen đột biến của gen mã hóa CYP3A4 trên các sắc tộc ......16 Bảng 1.6. Tỷ lệ alen đột biến của CYP3A5 trên các sắc dân khác nhau ...................18 Bảng 1.7. Tỷ lệ alen đột biến của CYP2C9 trên các sắc dân khác nhau ...................20 Bảng 1.8. Khuyến cáo liều phenytoin theo kiểu gen/kiểu hình của CYP2C9 ...........23 Bảng 1.9. Liên quan giữa ADR và tính đa hình của CYP ........................................25 Bảng 1.10. Thông tin kê toa AED dựa trên dược lý di truyền ..................................27 Bảng 1.11. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tính đa hình gen CYP3A5, CYP2C9 đến nồng độ thuốc trong điều trị ......................................................................................38 Bảng 2.1. Khoảng nồng độ trị liệu của các thuốc nghiên cứu ..................................47 Bảng 2.2. Định nghĩa các loại thay đổi điều trị.........................................................49 Bảng 2.3. Các thuốc gây tương tác ảnh hưởng đến nồng độ thuốc nghiên cứu........51 Bảng 2.4. Giá trị các biến số sử dụng trong nghiên cứu ...........................................52 Bảng 2.5. Mô tả ca lâm sàng và ý kiến của chuyên gia ............................................57 Bảng 2.6. Cách lấy mẫu máu đo nồng độ cho từng thuốc nghiên cứu .....................59 Bảng 2.7. Đặc điểm trình tự gen đoạn mồi các CYP ................................................62 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu ...................................68 Bảng 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu .......................69 Bảng 3.3. Phác đồ điều trị với thuốc chống động kinh ............................................71
  10. viii Bảng 3.4. Liều xác định hằng ngày và liều kê toa của các thuốc nghiên cứu ..........72 Bảng 3.5. Liều thuốc chống động kinh của mẫu nghiên cứu ....................................73 Bảng 3.6. Đặc điểm mẫu nghiên cứu theo tính đa hình gen CYP3A5 ......................75 Bảng 3.7. Đặc điểm về liều điều trị của các nhóm nghiên cứu theo tính đa hình gen CYP3A5 .....................................................................................................................76 Bảng 3.8. Tỷ lệ đa hình gen của CYP2C9 theo thuốc sử dụng .................................77 Bảng 3.9. Đặc điểm lâm sàng và điều trị của bệnh nhân sử dụng VAL theo tính đa hình gen CYP2C9 ......................................................................................................78 Bảng 3.10. Đặc điểm lâm sàng và điều trị của bệnh nhân sử dụng phenytoin theo tính đa hình gen CYP2C9 ..........................................................................................79 Bảng 3.11. Nồng độ carbamazepin trong máu của các nhóm nghiên cứu theo đa hình gen .....................................................................................................................80 Bảng 3.12. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến của nồng độ carbamazepin và các yếu tố độc lập ............................................................................................................83 Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của nồng độ carbamazepin và các yếu tố độc lập ...................................................................................................................84 Bảng 3.14. Nồng độ trị liệu của VAL theo tính đa hình gen CYP2C9 ....................86 Bảng 3.15. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của nồng độ VAL và các yếu tố ......88 Bảng 3.16. Nồng độ trị liệu phenytoin theo tính đa hình gen CYP2C9 ...................90 Bảng 3.17. Kết quả phân tích hồi quy đa biến của phenytoin ..................................92 Bảng 3.18. Hiệu quả điều trị tại thời điểm thực hiện TDM ......................................93 Bảng 3.19. Tỷ lệ các can thiệp của nhóm nghiên cứu .............................................95 Bảng 3.20. So sánh quá trình điều trị sau 12 tháng giữa các nhóm trị liệu...............96 Bảng 3.21. Tỷ lệ bệnh nhân có tác động bất lợi trên da được sàng lọc HLA-B .......97
  11. ix Bảng 3.22. So sánh tính cần thiết của TDM ............................................................98 Bảng 3.23. So sánh thay đổi trong quá trình điều trị giữa hai nhóm theo ý kiến chuyên gia ................................................................................................................99
  12. x DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Phân bố các dạng đồng phân CYP và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi hoạt tính CYP ......................................................................................................13 Biểu đồ 1.2. Chuyển hóa carbamazepin qua CYP3A theo thời gian ........................31 Biểu đồ 1.3. Dược động học của PHT theo mô hình Michaelis-Menten ..................32 Biểu đồ 1.4. Mối liên hệ giữa nồng độ và liều của VAL ..........................................35 Biểu đồ 2.1. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR .......................................................63 Biểu đồ 3.1. Các loại thuốc ĐK sử dụng điều trị trong mẫu nghiên cứu (N = 141) 70 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiểu gen CYP3A5 và kiểu hình chuyển hóa của bệnh nhân động kinh sử dụng CBZ ....................................................................................................74 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiểu gen CYP2C9 và kiểu hình chuyển hóa trên bệnh nhân sử dụng VAL hoặc phenytoin ........................................................................................77 Biểu đồ 3.4. Phân bố nồng độ CBZ trong máu (µg/ml) với liều CBZ (mg/ngày) (A) và liều CBZ (mg/kg/ngày) (B) ..................................................................................81 Biểu đồ 3.5. Hiệu quả kiểm soát cơn (A) và tác động bất lợi (B) của các nhóm nghiên cứu theo đa hình gen CYP3A5.......................................................................82 Biểu đồ 3.6. Mối liên hệ giữa nồng độ CBZ chuẩn hoá theo liều với liều CBZ (mg) (A) và liều CBZ theo cân nặng (mg/kg) (B) giữa các nhóm kiểu hình.....................85 Biểu đồ 3.7. Hiệu quả kiểm soát cơn (A) và tác động bất lợi (B) trên bệnh nhân sử dụng VAL theo tính đa hình gen CYP2C9 ................................................................87 Biểu đồ 3.8. Mối tương quan giữa liều dùng và nồng độ VAL trong trị liệu ...........89 Biểu đồ 3.9. Hiệu quả kiểm soát cơn (A) và tác động bất lợi (B) trên bệnh nhân sử dụng PHT theo tính đa hình gen CYP2C9 ................................................................91 Biểu đồ 3.10. Mối tương quan giữa liều dùng và nồng độ phenytoin trong trị liệu .92
  13. xi Biểu đồ 3.11. Tác động bất lợi trong quá trình điều trị .............................................94 Biểu đồ 3.12. Sự phân bố kiểu gen HLA-B của nhóm BN có tác động bất lợi trên da ...................................................................................................................................98
  14. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Chuyển hóa của một số AED qua CYP450 ..............................................22 Hình 1.2. Tối ưu hóa điều trị thuốc thông qua dược lý di truyền trên từng cá thể ...26
  15. xiii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân loại các kiểu động kinh cơ bản theo ILAE 2017 ....................5 Sơ đồ 1.2. Phương pháp điều trị và chiến lược điều trị ĐK theo cá thể ...................10 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ chuyển hóa carbamazepin .............................................................30 Sơ đồ 1.4. Chuyển hóa PHT dưới tác động của CYP ...............................................33 Sơ đồ 1.5. Hướng dẫn điều trị VAL ở trẻ em theo kiểu gen CYP2C9 ......................35 Sơ đồ 2.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu ...............................................................45 Sơ đồ 3.1. Số lượng bệnh nhân thực tế tuyển chọn và theo dõi trong thời gian nghiên cứu .................................................................................................................67
  16. 1 MỞ ĐẦU Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính có hơn 50 triệu người trên thế giới mắc bệnh động kinh, với tỷ lệ từ 4-10/1000 người; Tỷ lệ này có thể cao hơn tại các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình (7-14/1000 người) [138]. Liệu pháp điều trị chính cho bệnh động kinh là sử dụng thuốc chống động kinh (antiepileptic drugs - AED) với mục đích điều trị là ngăn chặn cơn động kinh đạt hiệu quả lâm sàng cao và ít gây ra tác động bất lợi [125], [138]. Tuy vậy, việc điều trị ở mỗi bệnh nhân (BN) thường gặp các vấn đề do không thể dự đoán về hiệu quả, tác động bất lợi của thuốc và liều phù hợp. Hơn nữa, có đến một phần ba số BN bị động kinh xuất hiện kháng thuốc mặc dù điều trị tối ưu [80], [138]. Thất bại trong điều trị động kinh làm gia tăng tần suất cơn co giật, tăng nguy cơ tử vong đột ngột và khuyết tật chức năng suốt đời, giảm chức năng tâm lý xã hội, hòa nhập xã hội và làm việc [105], [138]. Trong điều trị động kinh với AED, dược lý di truyền đóng vai trò quan trọng giúp tiên lượng đáp ứng và tác động bất lợi của thuốc [16], [39], [49], [76]. Đa số AED được chuyển hóa bởi những phản ứng của nhiều enzym khác nhau, trong đó cytochrom P450 (CYP) là nhóm enzym chính tại gan có vai trò chuyển hóa nhiều thuốc và làm bất hoạt hoặc giảm chuyển hóa AED. Một vài CYP tồn tại nhiều kiểu hình khác nhau ở từng cá thể, làm ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong huyết tương khi dùng cùng một liều lượng AED, vì vậy mức độ đáp ứng điều trị có thể không giống nhau. Tỷ lệ xuất hiện đột biến trên gen mã hóa cho CYP khác nhau tùy chủng tộc, trong đó chủng tộc Châu Á thường có tỷ lệ đột biến và kiểu hình enzym chuyển hóa kém nhiều hơn chủng tộc da trắng [16], [76]. Có rất nhiều gen được đề cập có liên quan đến AED trong trị liệu, tuy nhiên cho đến nay chỉ có một số ít nghiên cứu liên quan đến gen được công bố [41], [76]. Một số nghiên cứu cho thấy tính đa hình của CYP3A5 có liên quan đến thải trừ và liều tối ưu của CBZ, với tỷ lệ ảnh hưởng đến giảm thải trừ CBZ dao động từ 8 – 31% khi có sự xuất hiện alen *3 [77], [91]; Hoặc tính đa hình của CYP2C9 có liên quan đến thanh thải PHT, có sự gia tăng đáng kể nồng độ PHT ở các BN có kiểu gen CYP2C9*2 và CYP2C9*3. Theo hướng dẫn của Hiệp hội ứng dụng dược lý di
  17. 2 truyền lâm sàng (Clinical Pharmacogenetics Implementation Consortium – CPIC) kiểu gen của CYP2C9 có ảnh hưởng từ 25-50% liều PHT sử dụng, do đó khuyến cáo cần tính liều PHT theo kiểu gen CYP2C9 [19], [28]. Bên cạnh đó, CYP2C9 còn làm giảm chuyển hóa VAL, CYP2C9*3 có liên quan đến gia tăng nồng độ VAL [144]. Ngoài ra, phát hiện sớm đa hình gen CYP2C9 có thể giúp dự đoán hoặc ngăn ngừa rối loạn chức năng gan trên BN có sử dụng VAL [16], [77], [132]. Các thuốc trên Phenytoin (PHT), carbamazepin (CBZ) và acid valproic (VAL) là những AED thế hệ đầu thường được sử dụng trong điều trị tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm Việt Nam [2], [4], [80]. Những thuốc này có đặc điểm dược động học phức tạp do đó nồng độ trong huyết tương của từng thuốc khác nhau rõ rệt giữa các BN khi cho cùng liều thuốc [54], [65], [112]. Vì vậy, theo dõi nồng độ thuốc trong trị liệu của những thuốc này rất cần thiết nhằm kiểm soát hiệu quả điều trị, mức độ tuân thủ và ngăn ngừa độc tính [109], [125]. Vấn đề theo dõi nồng độ thuốc trong máu được đặt ra từ khoảng thập niên 50, nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa nồng độ thuốc trong máu và tác dụng của thuốc [45], [60], [95]. Tại Mỹ và các nước Châu Âu, AED là một trong những loại thuốc được theo dõi trị liệu (therapeutic drug monitoring - TDM) phổ biến, đặc biệt là những AED thế hệ đầu. TDM giúp việc điều trị động kinh được cá thể hóa trên cả hai khía cạnh lựa chọn thuốc và liều lượng điều trị phù hợp [65], [109]. Tại Việt Nam, vẫn chưa có những nghiên cứu hoàn chỉnh về dịch tễ bệnh động kinh hoặc các nghiên cứu về nồng độ thuốc trong trị liệu động kinh. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2020, tại Việt Nam có khoảng 500.000 người mắc bệnh động kinh [127], phác đồ điều trị khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam năm 2020 vẫn ưu tiên lựa chọn các AED thế hệ đầu. Các hướng dẫn điều trị bệnh động kinh khuyến cáo việc xác định liều cá thể trên từng BN giúp kiểm soát bệnh và hạn chế kháng AED [112], [114], [131]. Bên cạnh đó, tỷ lệ xuất hiện alen *3 lần lượt và trên dân số Việt Nam dao động từ 48 - 67% đối với CYP3A5 và 2-4% đối với CYP2C9, có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa các thuốc [73], [75]. Vì vậy, rất cần có những có nghiên cứu về mối liên quan giữa tính đa hình của kiểu gen CYP và
  18. 3 chuyển hóa thuốc trên quần thể BN động kinh Việt Nam nhằm giúp ích trong việc đánh giá đáp ứng điều trị dựa trên thay đổi dược động học của nhóm AED. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát các dạng đa hình của kiểu gen CYP trên BN động kinh Việt Nam, xác định mối liên hệ giữa nồng độ thuốc trong máu và các dạng đa hình của kiểu gen CYP trên thực tế lâm sàng. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Khảo sát tính đa hình của CYP3A5 và CYP2C9 và xác định tỷ lệ các kiểu hình của CYP3A5 và CYP2C9 trên bệnh nhân động kinh nghiên cứu. 2. Xác định mối liên quan giữa tính đa hình của CYP3A5 với nồng độ carbamazepin, tính đa hình của CYP2C9 với nồng độ acid valproic và phenytoin trong trị liệu. 3. Đánh giá vai trò của theo dõi nồng độ thuốc chống động kinh trong trị liệu bao gồm hiệu quả điều trị và tính an toàn thông qua thực hành lâm sàng và nhận thức của nhân viên y tế.
  19. 4 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Bệnh động kinh và điều trị bệnh động kinh 1.1.1. Đại cương về bệnh động kinh 1.1.1.1. Định nghĩa Động kinh (ĐK) là triệu chứng biểu hiện sự bất thường chức năng của não bộ. Cơn ĐK là biểu hiện lâm sàng của sự phóng điện bất thường, kịch phát, quá mức và đồng thời của một nhóm tế bào thần kinh của não. Cơn ĐK thường xảy ra cấp tính, đột ngột, nhất thời, đa dạng và có liên quan đến vùng não bộ phóng điện bất thường với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau về vận động, cảm giác, biến đổi ý thức, hành vi, tâm thần, triệu chứng tự động, giác quan. Bệnh ĐK là sự tái diễn từ hai cơn ĐK trở lên cách nhau trên 24 giờ, không phải do sốt cao và các nguyên nhân cấp tính khác như rối loạn chuyển hóa, ngừng thuốc hay ngừng rượu đột ngột gây ra [3], [40]. Trên thế giới, tỷ lệ người bị ĐK chiếm khoảng 0,5-0,8% dân số với tỷ lệ mới mắc trung bình hằng năm là 20-70 người/100.000 dân [80]. Tần suất này cao hơn ở những nước đang phát triển và hay gặp ở những BN trẻ với trên 2/3 trường hợp khởi bệnh ở trẻ em, tuy nhiên bệnh cũng thường gặp ở người trên 60 tuổi [3], [112]. Tỷ lệ mới mắc nam: nữ = 1,7:1 [3], [127]. Trong thực hành lâm sàng, bệnh nhân ĐK thường được chẩn đoán và theo dõi ngoại trú, tuy nhiên BN có thể vào viện do trạng thái ĐK như nhiều cơn co giật xảy ra liên tiếp hay các cơn động kinh chưa được kiểm soát tốt, hay bệnh nhân ĐK có thể vào viện vì một lí do khác [3]. 1.1.1.2. Phân loại động kinh Sự phân loại cơn động kinh được dựa trên cơ sở của những tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm: loại cơn ĐK, vị trí giải phẫu của ĐK, triệu chứng và nguyên nhân [112] .
  20. 5 Năm 2017, Liên Hội Chống Động Kinh Quốc Tế (ILAE - International League Against Epilepsy) trình bày hệ thống phân loại đã được sửa đổi của các loại cơn, dựa trên hai trục chính là triệu chứng học của bảng phân loại năm 1981 và nguyên nhân của bảng phân loại năm 1989. Năm 2019, WHO và Hội động kinh Mỹ (AES - American Epilepsy Society) dựa trên tài liệu của Hội nghị ILAE đề xuất việc phân loại ĐK và hội chứng ĐK như sau [8], [106], [138]. Phân loại theo triệu chứng:  Cơn ĐK toàn thể: triệu chứng lâm sàng xuất hiện đột ngột cả hai bên, điện não hoạt động kịch phát đồng bộ đối xứng hai bán cầu.  Cơn ĐK cục bộ: các triệu chứng xuất hiện ở một vùng hoặc một bên bán cầu (tại ổ động kinh). Điện não hoạt động kịch phát tại một vùng nhất định và ở một bên bán cầu. Giai đoạn sau có thể xuất hiện cả hai bán cầu (toàn thể hóa thứ phát).  Cơn ĐK không xác định được cục bộ hay toàn thể do thiếu thông tin hoặc không phù hợp để phân loại. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phân loại các kiểu động kinh cơ bản theo ILAE 2017 “Nguồn: Scheffer I E, 2017 [106]”
nguon tai.lieu . vn