Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ MINH SƠN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ MINH SƠN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 9 31 02 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGÔ HUY TIẾP HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực; có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Minh Sơn
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 21 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 26 Chương 2: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Khái quát về Quân ủy Trung ương và cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 29 2.2. Công tác bổ nhiệm và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 49 Chương 3: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 71 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 71 3.2. Thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 80 3.3. Nguyên nhân của thực trạng và kinh nghiệm đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 100 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG ĐẾN NĂM 2030 113 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng đến năm 2030 113 4.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng đến năm 2030 125 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 171
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành Trung ương BQP Bộ Quốc phòng BTV Ban Thường vụ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTĐ, CTCT Công tác đảng, công tác chính trị CTQG Chính trị quốc gia ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam LLCT Lý luận chính trị QĐND Quân đội nhân dân QUTW Quân ủy Trung ương
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng; gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ. Công tác cán bộ là nội dung quan trọng hàng đầu, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa XII khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” và “công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị" [39]. Trong công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ là nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc sử dụng cán bộ. Bổ nhiệm đúng sẽ sử dụng cán bộ có hiệu quả, phát huy được phẩm chất, năng lực của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ không ngừng phấn đấu vươn lên, trưởng thành và phát triển. Bổ nhiệm sai sẽ làm cho tổ chức trì trệ, rối loạn, công việc bê trễ, nhiệm vụ khó hoàn thành. Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ sẽ nâng cao chất lượng, “được việc”, “được người”, “được tổ chức” bảo đảm về số lượng, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá, không đồng bộ trong công tác cán bộ. Các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng (BQP) có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ diện Quân ủy Trung ương (QUTW) quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giữ các cương vị chủ chốt, trọng yếu ở các học viện và viện nghiên cứu; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng học viện và viện nghiên cứu vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là yêu cầu khách quan, thường xuyên; góp phần xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  7. 2 Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP nói riêng, những năm qua, các cấp ủy đảng, trước hết là QUTW, BQP, Tổng cục Chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác cán bộ nói chung và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ nói riêng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có đủ phẩm chất, năng lực, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP còn có những hạn chế, khuyết điểm. Trong một số trường hợp, bổ nhiệm cán bộ chưa bảo đảm tính khách quan, công tâm; việc thực hiện quy trình bổ nhiệm có lúc còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; yêu cầu xây dựng quân đội "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại", xây dựng học viện và viện “chính quy, tiên tiến, mẫu mực”, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bởi vậy, đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu là yêu cầu cấp bách, cần thiết nhằm lựa chọn đúng người vào đúng việc, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ các cấp phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, góp phần xây dựng các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần vào thực hiện tốt hơn công tác bổ nhiệm cán bộ ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP.
  8. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án; đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và xác định những nội dung luận án cần tập trung giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác bổ nhiệm và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý được bổ nhiệm và thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP những năm qua; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm; nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm. - Xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là đối tượng nghiên cứu của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu công tác bổ nhiệm lần đầu đối với cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án được tập trung chủ yếu từ năm 2010 đến 2020. Phạm vi khảo sát thực tế ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Phương hướng, giải pháp của luận án có giá trị đến năm 2030.
  9. 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN); các nghị quyết, quy chế, quy định của QUTW, BQP, Tổng cục Chính trị về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ trong quân đội. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu dựa trên thực tiễn công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP; các báo cáo tổng kết về công tác cán bộ, CTĐ, CTCT của Tổng cục Chính trị, Cục Cán bộ, đảng ủy, thường vụ đảng ủy, cơ quan chính trị ở các học viện và viện nghiên cứu. Luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành trrên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp được chú trọng đó là: lô gíc - lịch sử; phân tích - tổng hợp; tiếp cận hệ thống, so sánh; điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Xác lập khái niệm và làm rõ nội dung đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. - Đánh giá đúng thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP đến năm 2030. Trong đó, có một số giải pháp mới, mang tính đột phá, như: 4.2.2. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng phù
  10. 5 hợp với yêu cầu thời kỳ mới; 4.2.3. Kết hợp chặt chẽ đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng với đổi mới các nội dung của công tác cán bộ; 4.2.4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện qui trình bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về đổi mới công tác cán bộ, công tác bổ nhiệm cán bộ trong hệ thống chính trị nói chung; về đổi mới công tác cán bộ trong quân đội và công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện, nhà trường và viện nghiên cứu trực thuộc BQP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị trong đổi mới công tác cán bộ nói chung và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP nói riêng. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước trong các cơ sở đào tạo và môn Công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong các học viện, nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu; phần nội dung với 4 chương, 10 tiết; phần kết luận; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ, đội ngũ cán bộ * Các sách chuyên khảo, tham khảo - Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, Nxb CTQG, Hà Nội [8]. Tác giả đã nghiên cứu về vị trí, vai trò của xây dựng đội ngũ cán bộ; khái niệm về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của đội ngũ, tác giả đã nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố. Cuốn sách mới chỉ bàn sâu về nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ và chưa đi sâu nghiên cứu về đổi mới công tác cán bộ nói chung và công tác bổ nhiệm cán bộ nói riêng. - Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [26]. Trên cơ sở nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, các tác giả cho rằng Trung Quốc rất quan tâm xây dựng đội ngũ trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Trung Quốc nghiên cứu nhiều nội dung đổi mới, cải cách công tác tuyển chọn cán bộ, đề cao việc kiểm tra chặt chẽ công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ; hoàn thiện chế độ sát hạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những kinh nghiệm và các giải pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc có giá trị tham khảo để đổi mới một số nội dung của công tác cán bộ, trong đó có bổ nhiệm cán bộ. - Đức Vượng (2010), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [141]. Thực tiễn quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, đào tạo và sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài xuyên suốt trong cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của Người đã được trình bày trong cuốn sách. Qua nghiên cứu tổng quát những quan điểm, tư tưởng của người về phương hướng, phương pháp phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tác giả đã
  12. 7 nhấn mạnh về phẩm chất, năng lực cán bộ gồm đức và tài; lựa chọn cán bộ đi đôi với sử dụng cán bộ, bố trí công tác cán bộ hợp lý, khéo léo. Tác phẩm là kho tư liệu quý giá tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; có giá trị tham khảo sâu sắc với luận án. * Luận án tiến sĩ - Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [118]. Luận án đã làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ và thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện này, chỉ ra nguyên nhân và kinh nghiệm xây dựng; luận án cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng những năm tới. Trong đó, việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ cũng được trình bày chi tiết ở một giải pháp lớn; song, việc đổi mới công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ luận án chưa đề cập đến. - Nguyễn Khắc Hà (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [47]. Luận án đã luận giải khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách thi đua, khen thưởng; đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, dự báo tình hình và phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác thi đua khen thưởng ở nước ta. Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ này. Luận án có giá trị tham khảo trong luận giải các nội dung: khái niệm về cán bộ, cán bộ lãnh đạo quản lý và một số giải pháp về công tác cán bộ hiện nay. - Đới Văn Tặng (2015), Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
  13. 8 [117]. Luận án đã luận giải khái niệm, chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở khu vực này; luận án nêu nên các đặc điểm nổi bật, đánh giá thực trạng về tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ đó; dự báo những nhân tố tác động; phương hướng và đề xuất nhiều giải pháp để bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2025. Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm cán bộ và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ luận án chưa đề cập đến. * Các bài báo khoa học - Nguyễn Doãn Khánh (2011), Phát huy dân chủ để xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Xây dựng Đảng [66]. Tác giả xác định: “Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác xây dựng Đảng” là giải pháp hàng đầu trong thực hiện chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tác giả còn làm rõ thực hiện dân chủ trong đánh giá cán bộ, trong quy hoạch cán bộ, trong tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, trong xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Từ đó, kiến nghị một số vấn đề về phát huy dân chủ trong xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân và vì dân. Đây là tài liệu có giá trị trong việc đề xuất giải pháp đổi mới các khâu trong công tác cán bộ nhằm đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. - Nguyễn Thị Hường (2018), Phẩm chất người lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử [62]. Tác giả đưa ra khái niệm, vị trí, vai trò về người lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh hội nhập. Từ thực trạng công tác cán bộ, đặc biệt là công tác bổ nhiệm vào các cương vị lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây, tác giả xác định tiêu chuẩn người lãnh đạo, quản lý: phải có kỹ năng lãnh đạo, quản lý; phải là nhà thiết kế chiến lược, khả năng dự đoán tương lai, làm chủ các tình huống dự báo, nhận thức được các cơ hội và rủi ro, phải là người có đức và bản lĩnh chính trị. Mặc dù, bài viết chưa đề cập đến đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ, tuy nhiên đây là tài liệu
  14. 9 tham khảo có giá trị cho luận án đề xuất giải pháp về việc đổi mới tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ diện QUTW quản lý hiện nay. - Vũ Lân (2019), Dựa vào nhân dân để xây dựng đội ngũ cán bộ, Tạp chí Xây dựng đảng [69]. Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá XII, tác giả đã khẳng định vấn đề nghị quyết nêu lên rất đúng, rất kịp thời đó là: tầm quan trọng của việc dựa vào nhân dân trong xây dựng đội ngũ cán bộ. So với các đại hội trước, từ đại hội VI đến nay, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã xác định thể hiện một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Từ phân tích những nội dung đã phát huy tốt trong bầu cử, giám sát cán bộ và lấy ý kiến nhận xét từ nhân dân, bài viết đưa ra 6 nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ. Các giải pháp này có giá trị trong đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ * Các đề tài khoa học - Trương Thị Thông (chủ nhiệm) (2006), Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng cộng sản cầm quyền - Thực trạng và giải pháp đề phòng và khắc phục, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [124]. Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quát bệnh quan liêu trong công tác cán bộ, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay. Đề tài đã đánh giá thực trạng, nguyên nhân của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị đề phòng và khắc phục bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác bổ nhiệm và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP hiện nay. - Đỗ Ngọc Ninh (chủ nhiệm) (2010), Công tác xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [95]. Trong các nội dung nghiên cứu, đề tài đã khái quát các chủ trương lớn, nguyên tắc tổ chức hoạt động; mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, những giải pháp lớn của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ… từ đại hội IV
  15. 10 đến đại hội X. Đề tài tổng kết nhiều lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ. Đề tài có giá trị tham khảo trong đánh giá thực trạng đổi mới công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ. - Trần Minh Tuấn (2011), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp Bộ [134]. Xuất phát từ thực tiễn, đề tài nêu rõ tính cấp thiết của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý theo chức danh và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đề tài đề cập đến việc đổi mới nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, đây cũng là một nội dung có liên quan trong việc thực hiện đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ; nhất là những giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Học viện. * Các sách chuyên khảo, tham khảo - Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, NXB Lao động, Hà Nội [99]. Các tác phẩm, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu và tổng hợp qua cuốn sách thành hệ tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Những tư tưởng đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả trong lý luận và thực tiễn. Từ thực trạng công tác cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, cuốn sách đã nêu ra những nguyên nhân căn bản và đồng thời đề xuất một số giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Cuốn sách có giá trị tham khảo quan trọng, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh để đề xuất đổi mới từng khâu của công tác cán bộ liên quan đến đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. - Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề xây dựng Đảng và công tác cán bộ, NXB Chính trị quốc gia [119]. Cuốn sách chia làm hai phần: bàn về một số vấn đề xây dựng Đảng và bàn về một số vấn đề công tác cán bộ. Tác giả đã đánh giá khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ trong hệ thống chính trị đã được Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII của Đảng xác định, bên cạnh chỉ ra ưu điểm, cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác cán bộ. Từ đó, đề xuất nhiều giải pháp có giá trị trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ, trong đó có
  16. 11 vấn đề nghiên cứu hoàn thiện quy trình, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với đánh giá thực trạng và giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. - Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội [135]. Cuốn sách luận giải tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ; quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Trên cơ sở thực trạng của công tác cán bộ, cuốn sách xác định một số giải pháp tiếp tục đổi mới các khâu trong công tác cán bộ theo hướng đổi mới đồng bộ, tập trung đổi mới khâu mang tính đột phá để tạo bước thay đổi căn bản, rõ rệt và hiệu quả công tác cán bộ; trong đó phải quan tâm xây dựng tổ chức và con người làm công tác tổ chức, cán bộ. - Nguyễn Văn Quynh (chủ biên) (2016), Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương [113]. Cuốn sách đề cập đến vấn đề đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương. Qua phân tích sâu sắc những kết quả, kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua, dựa trên cơ sở lý luận và những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, các tác giả đã xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất sáu nhóm giải pháp đổi mới công tác tham mưu của cán bộ ở các cơ quan Đảng ở Trung ương. - Nguyễn Minh Tuấn (2017), Đổi mới việc đánh giá, sử dụng cán bộ, NXB Lý luận Chính trị [136]. Cuốn sách luận giải sâu sắc cơ sở lý luận về đánh giá, sử dụng cán bộ: khái niệm, vai trò, quan điểm, phương pháp, nội dung quy trình đánh giá và sử dụng cán bộ. Đồng thời, phân tích thực trạng, nguyên nhân của đánh giá, sử dụng cán bộ hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phương hướng và những giải pháp đổi mới việc đánh giá, sử dụng cán bộ. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho hướng tiếp cận của luận án, đã bước đầu đề cập đến nội dung đổi mới đánh giá, sử dụng cán bộ qua hình thức thi tuyển.
  17. 12 - Nhiều tác giả (2018), Cán bộ, đảng viên đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải đề cao trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội [96]. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1. Một số văn bản của Đảng về trách nhiệm nêu gương; Phần 2. Một số bài viết về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Cuốn sách làm rõ những nội dung cụ thể về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan đơn vị. Đây là tài liệu tham khảo giúp NCS xác định những giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. * Luận án tiến sĩ - Phạm Tất Thắng (2011), Đánh giá cán bộ huyện diện Ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [122]. Luận án trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ đó, xác định phương hướng và mục tiêu của đánh giá cán bộ; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đánh giá đúng đối với đối tượng cán bộ trên từ nay đến năm 2020. Trong hệ thống giải pháp, luận án đi sâu khâu nội dung đổi mới đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm. Đây là vấn đề có giá trị tham khảo thiết thực đối với đề tài của luận án. - Nguyễn Văn Côi (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, [24]. Luận án đã luận giải khái niệm, mục đích, vai trò, hình thức và quy trình của luân chuyển cán bộ, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ này được luân chuyển và thực trạng luân chuyển cán bộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, làm rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng việc luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian tới. Đây là tài liệu có giá trị cả phần lý luận và các giải pháp đối với đề tài luận án.
  18. 13 - Trần Thị Thanh Nhàn (2014), Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành uỷ quản lý ở đồng bằng Bắc bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [93]. Luận án đưa được ra khái niệm tổng quát về quy hoạch cán bộ; cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành uỷ quản lý ở đồng bằng Bắc bộ; đánh giá sâu sắc thực trạng, làm rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm của công tác quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở dự báo những yếu tố tác động, luận án xác định phương hướng và đề xuất năm giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quy hoạch cán bộ. Nhiều giải pháp có liên quan đến bố trí, bổ nhiệm cán bộ. - Võ Mạnh Sơn (2015), Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [116]. Luận án trình bày khái niệm, nội dung của công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ vùng Bắc Trung Bộ; đánh giá thực trạng; làm rõ nguyên nhân của công tác cán bộ; phương thức lãnh đạo công tác cán bộ. Trên cơ sở dự báo những yếu tố tác động, luận án xác định phương hướng và đề xuất giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030. * Các bài báo khoa học - Trần Hậu Thành (2006), Đổi mới công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [120]. Tác giả đã phân tích những thành tựu và những hạn chế, yếu kém của công tác cán bộ sau 20 năm đổi mới và cho rằng, những hạn chế, yếu kém đó là một nguyên nhân dẫn tới một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đề xuất nội dung đổi mới các khâu trong công tác cán bộ và những giải pháp tổ chức thực hiện tốt nội dung đổi mới. Tuy nhiên, bài viết chưa bàn sâu về đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ theo hướng nào. - Nguyễn Đức Hạt (2007), Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ, Tạp chí Cộng sản [49]. Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém của công tác tổ chức cán bộ thời gian qua. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó, theo tác giả cần phải tiếp tục đổi mới tất cả các khâu trong
  19. 14 công tác tổ chức, cán bộ; trong đó có công tác bổ nhiệm, sử dụng cán bộ. Bài viết phân tích sâu sắc nhiều thực trạng công tác cán bộ và có giá trị trong đánh giá thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ và đội ngũ cán bộ. - Nguyễn Minh Tuấn (2007), Về thí điểm bổ nhiệm, đề bạt cán bộ sau khi cán bộ trình bày đề án, Tạp chí Xây dựng Đảng [132]. Theo tác giả, việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ sau khi cán bộ trình bày đề án để tuyển chọn, đề bạt cán bộ sẽ góp phần khắc phục tình trạng tiêu cực trong đánh giá, bố trí cán bộ - vốn là vấn đề hết sức nhạy cảm. Đây là sự “cạnh tranh lành mạnh” để cán bộ có chí hướng vươn lên, thể hiện tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức của mình. Đó còn là động lực thúc đẩy ý thức tự học tập, tự hoàn thiện nhân cách, là bước tiến dân chủ hóa trong công tác cán bộ. Bài báo là tài liệu thảo có giá trị đối với luận án, nhất là hướng tiếp cận trình bày đề án trước khi bổ nhiệm cán bộ. - Phạm Thông (2012), Cần một cơ chế tuyển chọn, đề bạt cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử [125]. Theo tác giả, việc đầu tiên và cần thiết là có một cơ chế tuyển chọn, đề bạt cán bộ khoa học, dân chủ, công bằng. Cơ chế đó sẽ loại trừ được những tiêu cực, tuỳ tiện, thiên lệch trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ. Đó cũng là điểm xuất phát ngăn chặn tư tưởng cơ hội, thói nịnh bợ, bằng giả, trình độ giả để thăng quan, tiến chức và cũng sẽ góp phần hạn chế có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực khác trong công tác cán bộ. - Nguyễn Trần Hoàng (2012), Khắc phục những thiếu sót trong công tác bổ nhiệm cán bộ”, Tạp chí Nhân dân điện tử [56]. Tác giả đã đi sâu phân tích những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong công tác bổ nhiệm cán bộ những năm qua, đồng thời đề ra giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những thiếu sót, thực hiện tốt hơn công tác bổ nhiệm cán bộ trong thời gian tới. Bài viết nêu bật được những điểm yếu trong công tác bổ nhiệm cán bộ, do đó là cơ sở tham khảo cho luận án về đề xuất các giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. - Hồng Văn (2013), “Bước đột phá trong công tác cán bộ ở Thái Bình”, Tạp chí Xây dựng Đảng [138]. Bài viết nêu ra cách làm mới của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới
  20. 15 thiệu cán bộ ứng cử. Việc sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm cán bộ góp phần tăng cường tính dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể trong tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để thực hiện tốt điều đó, cần làm tốt khâu đánh giá, tuyển chọn cán bộ để đưa nguồn vào quy hoạch. Mặt khác, hàng năm đều phải thực hiện đánh giá, sàng lọc cán bộ; tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo để cán bộ diện quy hoạch đủ điều kiện cả về phẩm chất và năng lực khi được bổ nhiệm. - Nguyễn Thế Tư (2015), Để thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, Tạp chí Xây dựng Đảng [131]. Tác giả đã làm rõ vị trí, ý nghĩa và một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bổ nhiệm cán bộ hiện nay. Bài viết đánh giá cách làm mới trong công tác cán bộ thời gian qua là thi tuyển cán bộ. Bài viết chưa đề cập đến nội dung, cách thức thi tuyển, song có giá trị tham khảo cho luận án trong đề xuất hệ giải pháp đổi mới bổ nhiệm cán bộ. - Nguyễn Quang Dung (2016), Đổi mới công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [29]. Trên cơ sở những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ rõ, tác giả nêu vấn đề về đổi mới công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Từ đó, tác giả xác định những nội dung cần thực hiện tốt trong công tác đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. - Nhị Hà (2016), Đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [48]. Tác giả đã phân tích rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong quy trình “3 bước” của công tác bổ nhiệm cán bộ theo Quyết định số 68-QĐ/TW về "Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử” và sửa đổi bổ sung, cải tiến quy trình bổ nhiệm cán bộ thành quy trình “5 bước”; tác giả so sánh giữa hai quy trình, chỉ ra nhiều điểm mới, chặt chẽ hơn, dân chủ hơn. Từ đó, bài bài đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm mới, nâng cao chất lượng cán bộ. - Mai Văn Chính (2017), Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [22]. Bài viết trình bày những kết quả của công tác đào tạo, bồi
nguon tai.lieu . vn