Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                             BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG THỰC TRẠNG BỮA ĂN CA CỦA CÔNG NHÂN DỆT MAY  TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VÀ HIỆU QUẢ CẢI  THIỆN KHẨU PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ DINH DƯỠNG CHUYÊN NGÀNH DINH DƯỠNG
  2. 2 HÀ NỘI ­ NĂM 2022 2
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                             BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG THỰC TRẠNG BỮA ĂN CA CỦA CÔNG NHÂN DỆT MAY  TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VÀ HIỆU QUẢ CẢI  THIỆN KHẨU PHẦN TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số: 9720401 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. BS LÊ BẠCH MAI 2.TS. BS. ĐỖ THỊ PHƯƠNG HÀ
  4. 4 HÀ NỘI ­ NĂM 2022 4
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị  Lan Hương, nghiên cứu sinh khóa 12, Viện Dinh   dưỡng Quốc gia, chuyên ngành dinh dưỡng, xin cam đoan:  1. Đây là luận án do bản thân tôi tham gia triển khai can thiệp, thu thập   số  liệu. Trực tiếp phân tích kết quả  và viết báo cáo dưới sự  hướng dẫn  của PGS.TS. Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng ­ Viện Dinh dưỡng  Quốc gia và TS. Đỗ Thị Phương Hà – Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng  ­ Viện Dinh dưỡng Quốc gia.  2. Số liệu và kết quả nêu trong luận án hoàn toàn chính xác, trung thực  và một phần đã được tác giả  luận án công bố  trong một số  tạp chí khoa  học.  Hà Nội, ngày     tháng     năm 2022 Tác giả luận án                Nguyễn Thị Lan Hương 5
  6. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành nhất tới GS. TS. Lê Danh Tuyên ­   Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia,  Ban Giám đốc Viện Dinh dưỡng,   Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng và Thực phẩm, Khoa Dinh dưỡng Cộng   đồng, các Thầy Cô giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình   học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án tốt nghiệp. Tôi xin đặc biệt  bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.   TS. Lê Bạch Mai và TS. Đỗ Thị Phương Hà ­ những người Thầy tâm huyết   đã tận tình hướng dẫn, động viên và định hướng cho tôi trong quá trình   thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi   xin  chân  thành  cảm  ơn  Ban  giám  đốc  bệnh  viện,  Khoa   Dinh   dưỡng tiết chế ­ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và các Anh/Chị/Em đồng   nghiệp đã quan tâm, chia sẻ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn   thành luận án này.  Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Xí nghiệp may tư   doanh Tuấn Kỳ đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi triển khai can thiệp và   hoàn thành nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin dành tất cả  sự  yêu thương và lời cảm  ơn tới gia   đình của tôi, bố  mẹ, các anh chị  em, bạn bè và người thân đã luôn động   viên, khích lệ  tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.   Xin dành tặng thành quả này đến chồng tôi ­ điểm tựa tinh thần vững chắc   cùng hai thiên thần nhỏ của tôi. 6
  7. 7
  8. MỤC LỤC 8
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BĂTT Bếp ăn tập thể BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CED Chronic Energy Deficiency  (Thiếu năng lượng trường diễn) CT Can thiệp HĐTL Hoạt động thể lực ILO International Labour Organization  (Tổ chức lao động quốc tế) KCN/KCX Khu công nghiệp/Khu chế xuất LĐV/LTS Lipid động vật/Lipid tổng số NCDDKN Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị NLĐ Người lao động NLCHCB Năng lượng chuyển hóa cơ bản NLKN Năng lượng khuyến nghị NLLĐ Năng lượng lao động P:L:G Protein : Lipid: Glucid PĐV/PTS  Protein động vật/Protein tổng số RDA Recommended Dietary Allowances  (Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị) SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)  SDD Suy dinh dưỡng TB Trung bình TTDD Tình trạng dinh dưỡng YNTK Ý nghĩa thống kê WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) 9
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Nhu cầu năng lượng  bữa ăn ca trưa cho NLĐ (Kcal/  11 ngày) Bảng 1.2 Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị  bữa ăn ca trưa công  40 nhân dệt may theo tuổi, giới Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 53 Bảng 3.2 Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI 54 Bảng 3.3 Mức tiêu thụ thực phẩm trong khẩu phần thực tế của   55 công nhân Bảng 3.4 Giá trị dinh dưỡng của suất ăn công ty cung cấp 56 Bảng 3.5 Giá trị  dinh dưỡng   trong khẩu phần ăn thực tế  của  57 công nhân Bảng 3.6 Tính cân đối trong khẩu phần thực tế của công nhân  58 Bảng 3.7 Mức đáp  ứng các giá trị  dinh dưỡng trong khẩu phần   59 ăn thực tế của công nhân ăn hết suất ăn và công nhân  ăn không hết suất ăn  Bảng 3.8 Mức đáp  ứng các giá trị  dinh dưỡng trong khẩu phần   60 ăn thực tế của công nhân theo giới Bảng 3.9 Bảng tổng hợp thông tin giá trị suất ăn 12 công ty cung  61 cấp Bảng 3.10 Giá trị dinh dưỡng thực đơn can thiệp 63 Bảng 3.11 So sánh giá thành và mức chấp nhận thực đơn bữa ăn  64 ca trước và sau can thiệp Bảng 3.12 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu can thiệp 65 Bảng 3.13 Mức tiêu thụ thực phẩm trong KP ăn thực tế của công  66 nhân sau can thiệp  Bảng 3.14 Giá trị dinh dưỡng của suất ăn cung cấp  67 Bảng 3.15 Giá trị  năng lượng và các chất sinh năng lượng trong  68 khẩu phần thực tế  của công nhân sau 3 tháng  can thiệp Bảng 3.16 Vi khoáng chất trong khẩu phần thực tế  của CN sau   69 10
  11. can thiệp Bảng 3.17 Tính cân  đối khẩu phần trong suất  ăn thực tế  của  70 công nhân trước và sau 3 tháng can thiệp  Bảng 3.18 Mức đáp ứng nhu cầu năng lượng, các chất sinh năng  71 lượng và khoáng chất trong khẩu phần ăn thực  tế  của  CN  trước và  sau  3 tháng  can thiệp so  với khuyến nghị Bảng 3.19 Sự thay đổi cân nặng và vòng eo sau can thiệp 72 Bảng 3.20 Sự thay đổi BMI sau can thiệp 3 tháng 74 Bảng 3.21 Thay đổi tình trạng dinh dưỡng của công nhân theo  75 chỉ số BMI trước và sau can thiệp 3 tháng theo  giới tính Bảng 3.22 BMI trung bình của công nhân trước và sau 3 tháng   76 can thiệp theo giới tính Bảng 3.23 Sự   thay  đổi   hàm  lượng  hemoglobin  trước  và  sau  3  77 tháng can thiệp theo giới tính Bảng 3.24 Sự thay đổi hàm lượng hemoglobin trước sau 3 tháng  78 can thiệp theo nhóm tuổi Bảng 3.25 Tỷ  lệ    thiếu máu của công nhân theo hàm lượng Hb  79 máu toàn phần theo nhóm tuổi và theo giới tính  trước và sau 3 tháng can thiệp Bảng 3.26 Đánh   giá   hiệu   quả   năng   suất   lao   động   công   nhân  80 trước và sau 3 tháng can thiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với năng  19 11
  12. suất lao động Hình 1.2 Khung lý thuyết 33 Hình 2.1 Sơ đồ chọn mẫu và can thiệp 52 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Sự thay đổi cân  nặng trước và sau can thiệp 3 tháng        73 12
  13. phân loại theo BMI  Biểu đồ 2 Sự thay đổi cân  nặng trước và sau can thiệp 3 tháng  74 phân loại theo giới tính Biểu đồ 3 Sự thay đổi tình trạng dinh dưỡng theo BMI trước và  77 sau can thiệp 3 tháng  Biểu đồ 4 Sự  thay đổi hàm lượng hemoglobin trung bình trước  78 và sau can thiệp 3 tháng theo BMI 13
  14. ĐẶT VẤN ĐỀ Ăn uống bất hợp lý được xem là một nguy cơ đối với sức khỏe nghề  nghiệp [1]. Khi nhu cầu công việc ngày càng tăng dẫn đến công việc được  tiến hành liên tục trong 24 giờ, do đó việc làm theo ca trở nên phổ biến và   bữa ăn ca đủ  về  số  lượng, cân đối về  chất lượng cho người lao động là   cần thiết. Nhiều nghiên cứu tiến hành  ở  công nhân các nước cho thấy  khẩu phần và chất lượng bữa ăn ca của người lao động có liên quan tới  tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và năng suất lao động. Các luận điểm đều  cho thấy làm việc theo ca có nguy cơ  làm gia tăng sự  tiến triển đại dịch   toàn cầu về  béo phì, đái tháo đường, nguy cơ  bệnh tim mạch [ 2],[3]. Kết  quả  nghiên cứu cho thấy các tình trạng bệnh tật thay đổi theo loại hình  công việc. Bên cạnh các biện pháp bảo hộ an toàn lao động thì các chương   trình tăng cường về sức khỏe, dinh dưỡng cũng cần được đẩy mạnh [4]. Cùng với sự bùng nổ công nghiệp hóa tại Việt Nam trong những năm  gần đây, ngành công nghiệp dệt may đặc biệt được chú trọng trong chiến   lược phát triển kinh tế đất nước. Song hành với việc gia tăng các nhà máy,   xí nghiệp dệt may là sự  tăng lên ngày càng nhanh của đội ngũ công nhân   làm việc trong các nhà máy này. Bên cạnh việc tập trung sản xuất nâng cao  chất lượng và số  lượng sản phẩm, việc chăm lo đời sống cho công nhân  vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp chú trọng trong đó có bữa ăn ca của  công nhân. Người công nhân trong quá trình lao động tại khu công nghiệp   ngoài việc làm việc trong môi trường độc hại, các yếu tố  vi khí hậu bất  lợi cho sức khỏe thì còn phải tiêu tốn nhiều năng lượng tùy thuộc vào   cường độ  lao động và thời gian lao động [5],[6]. Việc chăm sóc đảm bảo  dinh dưỡng cho người lao động, đặc biệt là bữa ăn ca là góp phần bảo vệ  và tăng cường sức khỏe, tăng ngày công, giờ công, tăng năng suất lao động  14
  15. và cũng là sự chuẩn bị tốt cho việc tạo ra các thế  hệ  người Việt cao lớn,   khỏe mạnh và thông minh khi phần lớn lực lượng lao động này đang  ở  trong độ tuổi sinh sản [7]. Khảo sát tiến hành tại một khu công nghiệp  ở  phía Bắc cho thấy   khẩu phần của công nhân đáp ứng được 89,7% nhu cầu năng lượng, khẩu   phần của nữ  công nhân bị  thiếu nhiều hơn so với nam công nhân (tương  ứng với mức đáp ứng nhu cầu khuyến nghị là 85,6% và 93,7%); đặc biệt là  khẩu phần của nữ công nhân ở mức lao động nhẹ chỉ đáp ứng được 77,7%   nhu cầu năng lượng [8]. Chế  độ  ăn không đảm bảo cũng tác động không  nhỏ  tới tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu của công nhân. Theo kết quả  nghiên cứu của tác giả  Nguyễn Tú Anh và cộng sự  thực hiện năm 2011  trên đối tượng nữ công nhân tại khu công nghiệp nhẹ tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ  lệ công nhân bị thiếu năng lượng trường diễn là 37,6%, tỷ lệ thiếu máu là  21,9%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khẩu phần công nhân thiếu 15%   nhu cầu năng lượng, lượng sắt, kẽm, protein thấp trong khẩu phần có mối  tương quan ý nghĩa với tình trạng thiếu máu ở các đối tượng nữ công nhân   này [9]. Chính vì vậy, xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, một   bữa ăn ca đảm bảo cả  về số  lượng và chất lượng dinh dưỡng là thực sự  cần thiết mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động và toàn xã hội. Hải Dương là một tỉnh nằm giữa vùng kinh tế  trọng điểm Bắc Bộ  thu hút đầu tư phát triển kinh tế với nhiều nhà máy, xí nghiệp dệt may tập   trung lực lượng công nhân đông đảo [10]. Theo số  liệu của Cục thống kê  Hải Dương năm 2016, cả  tỉnh có 174 doanh nghiệp may mặc lớn nhỏ với   90.684 lao động, doanh thu đạt 10.477,8 tỷ  đồng, thu nhập bình quân của   công nhân 6.375.781 đồng [11]. Bên cạnh các vấn đề  về  môi trường làm  15
  16. việc thì vấn đề  chất lượng bữa ăn ca công nhân vẫn chưa thực sự  được  quan tâm và còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các công ty,   doanh nghiệp để  thực hiện các nghiên cứu, khảo sát còn gặp nhiều khó   khăn nên có rất ít các nghiên cứu về  khẩu phần NLĐ, cũng như  chưa có   nghiên cứu can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho NLĐ được thực hiện từ  trước tới nay.  Xuất phát từ  tình hình thực tế  trên, đề  tài  “Thực trạng bữa ăn ca   công nhân dệt may tại một số tỉnh miền Bắc và hiệu quả  cải thiện khẩu   phần tại thành phố  Hải Dương”  được thực hiện nhằm đem lại một cái  nhìn khái quát nhất về thực trạng bữa ăn ca công nhân, từ  đó đưa ra được  phương án can thiệp khẩu phần bữa ăn ca góp phần cải thiện tình trạng   dinh dưỡng, thiếu máu và nâng cao năng suất cho người lao động. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU: 1. Mô tả  thực trạng khẩu phần bữa ăn ca của công nhân tại 12 cơ sở  dệt  may thuộc 5 tỉnh miền Bắc  2. Đánh giá hiệu quả can thiệp bữa ăn ca tại một cơ sở dệt may của thành  phố Hải Dương lên khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và năng   suất lao động của công nhân. Giả thuyết nghiên cứu:  1. Khẩu phần bữa ăn ca công nhân  của công nhân tại 12 cơ  sở  dệt may   thuộc 5 tỉnh miền Bắc chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. 16
  17. 2.  Việc can thiệp bữa ăn ca cho công nhân dệt may  giúp cải thiện  khẩu  phần, tình trạng dinh dưỡng, tình trạng thiếu máu và năng suất lao động. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp bằng chứng khoa học, là cơ  sở  cho các chương trình cải thiện khẩu phần, tình trạng dinh dưỡng, thiếu   máu, nâng cao năng suất cho người lao động dệt may nói riêng và NLĐ nói   chung. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan bữa ăn ca người lao động  1.1.1. Khái niệm bữa ăn ca: ­ Bữa ăn ca: là bữa ăn giữa ca của công nhân nhằm đảm bảo sức khỏe cho  người lao động. Tùy theo chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công  ty mà giám đốc công ty sau khi thống nhất ý kiến với ban chấp hành công  đoàn cơ  sở  quyết định mức ăn cho một bữa ăn ca nhưng tối đa không quá  680.000 đồng/tháng [12],[13]. Bữa ăn ca trưa đóng vai trò quan trọng chiếm   35­40% nhu cầu năng lượng cả ngày [14]. Trong nghiên cứu này thực hiện  can thiệp bữa ăn ca trưa cho công nhân nên mặc định bữa ăn ca ở đây là bữa  ăn trưa của công nhân.  1.1.2. Vai trò bữa ăn ca công nhân: Sau một thời gian lao động mệt mỏi, căng thẳng thì bữa cơm giữa ca   và giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng rất cần thiết cho người lao động vì cũng  chính là những giây phút nghỉ  ngơi hợp lý nhằm giúp người lao động có  17
  18. thêm   năng   lượng,   sức   khỏe   để   bắt   đầu   cho   những   giờ   làm   việc   tiếp  theo. Có thể nói việc tổ chức tốt bữa ăn trưa, bữa ăn giữa ca cho công nhân  lao động đó không chỉ  là chính sách để  công nhân có sức khỏe tái tạo sức  lao động sản xuất mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp   trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động [15],[16].  Ăn uống không chỉ   ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất  công việc của người lao động mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển  và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, việc tổ chức được các bữa ăn đảm bảo   vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để  tái tạo sức lao động là vô cùng cần thiết [16]. Tuy nhiên, để  có thể  thực  hiện tốt điều này thì ngoài một quy trình đảm bảo từ khâu lựa chọn nguyên  liệu thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, đến các công đoạn chế  biến thì cũng cần thường xuyên thay đổi thực đơn để đảm bảo chế độ dinh  dưỡng trong bữa ăn của người lao động [17],[18].  Đánh giá về cách thức tổ chức cũng như hiệu quả khi xây dựng bếp  ăn tập thể và tổ  chức bữa ăn ca của người lao động, nhiều nghiên cứu  đã  cho thấy những tác động tích cực của bữa ăn ca tại doanh nghiệp tới sức  khỏe người lao động và chất lượng sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời   nghiên cứu cũng cho thấy những thay đổi trong cách nhìn nhận và mối quan  tâm của doanh nghiệp trong tổ chức bữa ăn an toàn, hiệu quả cho người lao  động là cần thiết, bởi nó đem lại lợi ích nhiều mặt và thật sự  nên được  nhân rộng cho nhiều công ty và doanh nghiệp khác nhau trên toàn thế giới   [19]. Đứng từ  góc độ  người lao động, chất lượng bữa ăn giữa ca hết sức   quan trọng. Trong suốt 8 tiếng làm việc, người lao động chủ  yếu dựa vào  bữa ăn này để tái tạo, duy trì sức khỏe. Thế nhưng, chất lượng bữa ăn giữa   18
  19. ca lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm của người sử dụng lao động và  lương tâm  của người  đứng ra tổ  chức bếp  ăn tập thể  [20],[21]. Nhiều  doanh nghiệp đã lo rất tốt bữa ăn giữa ca cho người lao động nhưng có  không ít doanh nghiệp để cắt giảm chi phí nhằm có giá thành cạnh tranh, đã   chi cho bữa ăn giữa ca của người lao động chưa bằng với giá một suất cơm   bình dân bán tại các hàng quán xung quanh nơi doanh nghiệp hoạt động,  chưa kể  đến yếu tố  lợi nhuận cho nhà thầu cung cấp suất ăn, mức hoa  hồng cho người quản lý…[15]           Trong tình trạng kinh tế khó khăn, người lao động trong các khu công  nghiệp, khu chế xuất phải tiết kiệm chi tiêu. Không ít công nhân coi phần  ăn tăng ca của công ty là bữa ăn chính trong ngày. Nhưng phần ăn này lại   quá nghèo dinh dưỡng do chính các chủ  công ty, doanh nghiệp muốn tiết  kiệm chi phí.  Kết quả  từ  một số  nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp  thường cung cấp bữa ăn ca cho công nhân thông qua tự tổ chức nấu ăn cho  người lao động hoặc thuê dịch vụ bên ngoài đáp ứng [22], [23].  Hậu quả  của việc ăn uống kham khổ, không bảo đảm  dinh dưỡng  khiến cho người lao động không đủ  sức khỏe làm việc, phát sinh nhiều  bệnh liên quan đến ăn uống thiếu chất như  suy dinh dưỡng, thiếu máu,  thiếu sắt, canxi... bị  ngất xỉu trong giờ  làm việc. Với những lao động nữ  đang mang thai, thường bị thiếu máu, thiếu vitamin A, gây ra tình trạng sinh  non, trẻ  sinh bị  thiếu cân. Ðứa trẻ  khi ra đời bị  suy dinh dưỡng, còi cọc,  chậm phát triển, ảnh hưởng cả một thế hệ lao động trong tương lai [24]. 1.1.3. Các qui định về tổ chức thực hiện bữa ăn ca: Việc thực hiện chế  độ  ăn giữa ca được thực hiện theo hướng dẫn   của Bộ  Lao động ­ Thương binh và Xã hội tại Thông tư  số  22/2008/TT­   19
  20. BLĐTBXH  ngày 15/10/2008 về việc hướng dẫn thực hiện chế độ  ăn giữa  ca trong công ty nhà nước [12].  Căn cứ  khẩu phần ăn để  bảo đảm sức khỏe cho người lao   động, chỉ số giá sinh hoạt và khả năng chi trả của công ty, Giám đốc   công ty sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở  quyết định mức ăn cho một bữa ăn giữa ca nhưng tối đa tiền chi cho  bữa ăn giữa ca tính theo ngày làm việc trong tháng cho một người  không quá 450.000 đồng/tháng. Khi chỉ  số  giá lương thực, thực phẩm do Tổng cục thống kê  công bố  tăng từ  15% trở  lên so với lần điều chỉnh gần nhất thì sau   khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn Lao động Việt  Nam và một số Bộ, ngành liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và  Xã hội hướng dẫn điều chỉnh mức ăn giữa ca cho phù hợp.” Việc thực hiện chế độ ăn trưa giữa ca phải tuân theo nguyên tắc được quy   định tại Mục III Thông tư 22: Ăn theo ngày thực tế làm việc, kể cả ngày làm thêm (đủ số giờ  làm việc tiêu chuẩn trong ngày do công ty lựa chọn nhưng tối  đa  không quá 8 giờ/ngày theo quy định tại khoản 1, điều 3, chương II   Nghị  định số  195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ  quy  định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số  điều của Bộ  Luật lao  động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi); Ngày không làm việc, kể  cả  ngày nghỉ   ốm đau, thai sản, nghỉ  phép, nghỉ  không hưởng lương thì không ăn giữa ca và không được   thanh toán tiền. Những ngày làm việc không đủ  số  giờ  làm việc tiêu chuẩn  (dưới 50% số giờ tiêu chuẩn) thì không ăn giữa ca; 20
nguon tai.lieu . vn