Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO­ BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA NGUYỄN VĂN NGUYÊN HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT CẢI XOĂN ĐẾN TÌNH  TRẠNG DINH DƯỠNG, LỰC BÓP TAY, TRÍ LỰC, THỊ  LỰC VÀ NHIỄM KHUẨN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC  TẠI HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: DINH DƯỠNG
  2. HÀ NỘI, NĂM 2022
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ­ BỘ Y TẾ VIỆN DINH DƯỠNG QUỐC GIA  NGUYỄN VĂN NGUYÊN HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT CẢI XOĂN ĐẾN TÌNH  TRẠNG DINH DƯỠNG, LỰC BÓP TAY, TRÍ LỰC, THỊ  LỰC VÀ NHIỄM KHUẨN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC  TẠI HÀ NỘI Chuyên ngành: Dinh dưỡng Mã số: 9720401 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN ĐẮC PHU 2. PGS.TS. BÙI THỊ NHUNG
  4. HÀ NỘI, NĂM 2022
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi   là   Nguyễn   Văn   Nguyên,   nghiên   cứu   sinh   khóa   10,   Viện   Dinh   dưỡng,   chuyên ngành dinh dưỡng, xin cam đoan:  1. Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.   Trần Đắc Phu và PGS.TS. Bùi Thị Nhung; 2. Công trình nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ  nghiên cứu khác đã  được công bố tại Việt Nam; 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực  và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày       tháng     năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Nguyên 5
  6. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình làm nghiên cứu sinh và luận án tại Viện Dinh dưỡng, tôi đã   hoàn thành luận án “Hiệu quả bổ sung bột cải xoăn đến tình trạng dinh dưỡng, lực   bóp tay, trí lực, thị lực và nhiễm khuẩn của học sinh tiểu học tại Hà Nội”. Cho phép   tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: ­ Ban lãnh đạo Viện Dinh dưỡng, Trung tâm Đào tạo Dinh dưỡng & Thực   phẩm, các Khoa/Phòng và Thầy giáo, Cô giáo của Viện đã tạo điều kiện vô cùng   thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm nghiên cứu sinh.  ­ Đảng  ủy, Ban Giám đốc, các bạn đồng nghiệp Bệnh viện Đa khoa Nông   nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm quý báu   để hoàn thành luận án.  ­ Viện nghiên cứu FANCL (Nhật Bản), đã tài trợ kinh phí và sản phẩm bột cải   xoăn Việt Nam để việc nghiên cứu được hoàn thành tốt đẹp. ­ Uỷ  ban nhân dân huyện Thường Tín, Thành phố  Hà Nội; Phòng Giáo dục,   Trung tâm Y tế huyện Thường Tín; Ban Giám hiệu, các Thầy Cô giáo, các cộng tác   viên, các phụ huynh và học sinh thuộc các trường tiểu học Ninh Sở và Duyên Thái đã   giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu. ­ Đặc biệt, cho tôi xin gửi lời cảm  ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần   Đắc Phu và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị Nhung, những người Thầy tâm huyết đã   tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng   cho tôi trong quá trình thực hiện luận án này.  ­ Cuối cùng, xin gửi tấm lòng chân thành tới gia đình của tôi là nguồn động   viên để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN ÁN   Nguyễn Văn Nguyên 6
  7. MỤC LỤC 7
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BAZ:  BMI ­for­age z­score (Chỉ số Zscore BMI) BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CDC: Centers for Disease Control (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh) CI: Confidence Interval (Khoảng tin cậy) FFQ: Food Frequency Questionnaire (Tần suất tiêu thụ thực phẩm) HAZ: Height­for­age z­score (Chỉ số Zscore chiều cao theo tuổi). ARTI: Acute respiratory tract infection (Nhiễm trùng đường hô hấp cấp) HDL­C: High Density Lipoprotein­Cholesterol (Cholesterol có tỷ trọng cao) LDL­C: Low Density Lipoprotein­Cholesterol (Cholesterol có tỷ trọng thấp) IOTF: International Obesity Task Force (Tổ chức Hành động vì béo phì quốc  tế) IQ: Intelligence Quotient (Chỉ số thông minh) KTC: Khoảng tin cậy PSI: Processing Speed Index (Chỉ số tốc độ xử lý) SDD: Suy dinh dưỡng SEANUTS: The South East Asian Nutrition Survey (Khảo sát dinh dưỡng khu vực   Đông Nam Á) TC, BP: Thừa cân, béo phì THCS: Trung học cơ sở TTDD: Tình trạng dinh dưỡng UAE: United Arab Emirates (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) UNICEF: United   Nations   International   Children's   Emergency   Fund   (Quỹ   Nhi   đồng Liên hợp quốc) WAZ:  Weight­for­age z­score (Z­score cân nặng theo tuổi) WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WISC­IV: Wechsler Intelligence  Scale for Children (Thang  đo trí  tuệ  Wechler  dành cho trẻ em ­ Ấn bản lần thứ 4) WMI: Working memory index (Chỉ số trí nhớ làm việc)  8
  9. DANH MỤC BẢNG 9
  10. DANH MỤC HÌNH 10
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em tuổi học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối  ưu các tiềm  năng di truyền liên quan tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất   dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, là giai đoạn có sự biến  đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương khi   bị thiếu hụt về dinh dưỡng [1].  Một số nghiên cứu và khuyến nghị của các tổ chức Quốc tế cho thấy chế độ  dinh dưỡng của học sinh tiểu học có vai trò quan trọng trong kết quả  học tập, tăng  trưởng và phát triển của trẻ. Dinh dưỡng hợp lý giúp cho kiểm soát các bệnh nhiễm   trùng, nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng thể lực và trí lực của học sinh [ 2], [3],  [4]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng   dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn, đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ  mắc bệnh và tử vong ở trẻ em [ 5], [6]. Nhiều kết quả nghiên cứu trên người và trên   động vật thí nghiệm cho thấy vai trò quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với hệ  thống miễn dịch, thiếu vi chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch bao   gồm giảm chức năng tế bào T, giảm khả năng tổng hợp các immunoglobin, giảm sản   xuất cytokine... Ở  trẻ  em, nếu bị  thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, cả  hệ  thống   miễn dịch đặc hiệu cũng như  các cơ  chế  bảo vệ  bẩm sinh đều bị  suy yếu [ 7], [8],  [9].  Kết quả điều tra SEANUTS, về tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em  cho thấy: Tỷ lệ thiếu máu  ở  trẻ em tiểu học là 11,8%. Tỷ  lệ  trẻ có dự  trữ  sắt thấp   (Ferritin 
  12. sau chế biến của nhóm 6­9 tuổi đạt 61% và nhóm 9­11 tuổi đạt 49% nhu cầu khuyến   nghị. Nguyên nhân của tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn khá phổ biến của học  sinh tiểu học là do chế  độ  ăn chưa hợp lý, chưa đa dạng, đặc biệt là trẻ  em không   thích ăn rau và hoa quả, đây là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng quan trọng cho   cơ thể [10], [11]. Hiện nay các nghiên cứu về dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 5   tuổi, trong khi các nghiên cứu này trên  lứa tuổi tiểu học còn hạn chế.  Các giải pháp  then chốt để phòng chống thiếu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng bao gồm: bổ sung   vi chất cho các đối tượng nguy cơ, tăng cường vi chất vào thực phẩm, đa dạng hóa   bữa ăn để có khẩu phần cân đối, hợp lý và các giải pháp về chăm sóc sức khoẻ cộng  đồng [12]. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, khi tỷ lệ thiếu vi chất dinh   dưỡng giảm xuống một mức độ  nhất định thì bổ  sung vi chất dinh dưỡng sẽ  dần   dần được thay thế bằng một số giải pháp có khả năng duy trì bền vững và đạt hiệu  quả cao [13]. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu theo dõi chiều sâu về sự phát triển trẻ em   từ sơ sinh đến 18 tuổi của viện Dinh dưỡng trên 218 trẻ Hà Nội cho thấy: mức tăng   cân của trẻ em Việt Nam trong 3 tháng đầu không khác với tiêu chuẩn quốc tế, thậm   chí còn cao hơn, nhưng sau đó kém dần. Có hai thời kỳ  sự  thua kém biểu hiện cao   nhất: từ 6­12 tháng và 6­11 tuổi (lứa tuổi tiểu học) [ 14]. Điều này cho thấy việc cải  thiện dinh dưỡng không chỉ  quan trọng  ở những 1000 ngày đầu đời [15], mà phải là  một quá trình liên tục, trong đó những năm tuổi học đường cũng đóng vai trò thiết  yếu, quan trọng không kém tuổi tiền học đường [14]. Mặt khác, nếu muốn cải thiện  tầm vóc, thể  lực của người Việt Nam thì việc triển khai các can thiệp về sức khỏe   học đường nói chung và đặc biệt là dinh dưỡng học đường nói riêng đóng vai trò vô  cùng quan trọng. Cải xoăn (Brassica oleracea var. Acephala) thuộc họ  của cải bắp, có lá màu  xanh sẫm. Cải xoăn chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và các chất khoáng  hơn   các   loại   rau  khác.   Cải   xoăn  chứa   rất   nhiều   vitamin   và  chất   khoáng   như   β­ carotene, vitamin C, Vitamin K, vitamin E, acid folic và các vi chất như  sắt, magiê,   canxi và  kali. Đặc biệt có hàm lượng β­carotene, vitamin C, vitamin K, acid folic và   canxi khá cao, các vi chất này đều có ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ và   12
  13. sức đề kháng với bệnh tật ở trẻ em. Ngoài ra cải xoăn còn chứa nhiều Lutein và SOD  (significance of superoxide dismutase) [16] Lutein là hợp chất carotenoid tồn tại nhiều nhất trong não và điểm vàng của  mắt [17]. Lutein không chỉ tập trung nhiều nhất ở điểm vàng của mắt mà còn chiếm  đến 66­77% lượng carotenoid hình thành nên cấu trúc não. Đặc biệt đối với trẻ  em  Lutein không những hỗ trợ phát triển thị giác, mà còn có ảnh hưởng tích cực đến khả  năng nhận thức, học tập và ghi nhớ  của trẻ  [18]. Một số  nghiên cứu chỉ  ra rằng  Lutein và β­caroten có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nhận thức, tăng cường trí nhớ  và thị lực [18], [19], [20]. SOD có rất nhiều trong tế bào động, thực vật và con người.  SOD là một enzym chống oxy hóa quan trọng có trong hầu hết các tế  bào sống, giúp   bảo vệ các tế bào không bị tổn thương bởi các gốc tự do [21]. Một số nghiên cứu cho  thấy SOD giúp cải thiện tình trạng miễn dịch, kích hoạt sự phân hóa tế bào gốc thần  kinh [21], [22]. Một số  nghiên cứu thử  nghiệm lâm sàng cho thấy cải xoăn có rất nhiều lợi  ích cho sức khỏe: Cải thiện mật độ  xương và một số  markers chuyển hóa xương;   [23]; Giảm mức độ lão hóa: cải thiện khối cơ và sức mạnh cơ, cải thiện suy giảm trí   tuệ  và giảm các dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, ăn kém  ở  người già; giảm chấn  thương khớp gối  [24]. Giảm nguy cơ  dị   ứng [25]; Cải thiện một số  chỉ  miễn dịch  trong máu và giảm nguy cơ  nhiễm trùng, chống viêm [26]; Và cải thiện chức năng  não bộ: cải thiện phản xạ  thần kinh và trí nhớ  [18].  Nghiên cứu cho thấy bổ  sung  vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng thực phẩm giàu vi chất là giải pháp an toàn và   hiệu quả, chính vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả  của bổ sung bột lá rau cải xoăn đối với cải thiện thể lực, trí lực và tình trạng nhiễm  khuẩn của học sinh của một số trường tiểu học của Hà Nội. Đây cũng là loại thực  phẩm dễ tiếp cận và sử dụng đối với trẻ em để đánh giá sự cải thiện tình trạng thể  lực, thị lực, trí lực và nhiễm khuẩn cho học sinh tiểu học khi trẻ được bổ sung loại   thực phẩm này trong khẩu phần hàng ngày. Góp phần giải pháp cải thiện bằng can  thiệp bằng bổ  sung sản phẩm tự nhiên, có thêm lựa chọn biện pháp trong mục tiêu  phòng chống thiếu dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng  ở  học sinh tiểu học,   chúng tôi tiến hành  nghiên cứu: “Hiệu quả  bổ  sung bột cải xoăn đối với tình  13
  14. trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị  lực và nhiễm khuẩn của học sinh  tiểu học tại Hà Nội” với hai mục tiêu sau: 1.  Khảo sát tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực và khẩu phần của học   sinh tiểu học ở khu vực ngoại thành Hà Nội. 2.  Đánh giá sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng, lực bóp tay, trí lực, thị lực   và nhiễm khuẩn sau 8 tháng uống bột cải xoăn trên học sinh tiểu học tại   Hà Nội. 14
  15. Chương 1. TỔNG QUAN  1.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh tiểu học 1.1.1. Một số khái niệm Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm về  cấu trúc, chức   phận và hóa sinh phản ánh mức đáp  ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ   thể  [27]. Tình  trạng dinh dưỡng của một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể  bị tác động bởi các vấn đề dinh dưỡng [28]. Thể lực là khả  năng của con người sinh ra lực cơ bằng hoạt động của hệ cơ  bắp hay nói cách khác, thể  lực là sức mạnh của con người, là khả  năng khắc phục   lực đối kháng bên ngoài bằng nỗ lực cơ bắp. Lực bóp tay là  một phương pháp quan  trọng để đánh giá thể lực của mỗi người [29]. Thị lực nhìn xa là khả năng của mắt nhận biết riêng biệt 2 điểm ở gần nhất ở  khoảng cách 5m. Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác [30]. Trí lực: Trí lực bao gồm nhiều thành tố  và được phát triển tốt trong những  lĩnh vực hoạt động cụ thể và người nào càng tham gia vào các hoạt động cụ  thể  thì  người đó lại càng phát triển năng lực chuyên biệt đó bấy nhiêu [31]. 1.1.2. Tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh tiểu học 1.1.2.1. Tình trạng suy dinh dưỡng của học sinh tiểu học trên Thế giới WHO đưa ra bản đánh giá mức ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của suy dinh  dưỡng dựa theo từng tiêu chí [32]. Bảng 1.1. Mức độ suy dinh dưỡng ảnh hưởng sức  khỏe cộng đồng Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ (%) Chỉ tiêu Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao Thấp còi
  16. 18,2%, trong đó chủ yếu gặp ở lứa tuổi 6­9 chiếm 71,9%; thể thấp còi 20%, lứa tuổi   6­9 tuổi chiếm 22,2% và thể gầy còm lứa tuổi 6­9 chiếm 26,7% [33]. Nghiên cứu tại  Lahore, Pakistan trên 1860 học sinh tiểu học, kết quả  cho thấy, tỷ  lệ  học sinh suy   dinh dưỡng thấp còi là 8%, thể gầy còm là 10%; tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp   còi và gầy còm không liên quan đến giới tính; tỷ lệ thấp còi tăng đáng kể theo tuổi ở  cả nam và nữ (p 
  17. còm là 8,7%; tỷ lệ trẻ có liên quan tới ít nhất 1 trong các yếu tố suy dinh dưỡng (thấp   còi, nhẹ  cân cân và gầy còm) là 56,2%; tỷ  lệ  thấp còi  ở  học sinh nam cao hơn học   sinh nữ, với p 
  18. tuổi; 4,0 ÷ 6,9 tuổi; 7,0 ÷ 12,9 tuổi. Kết quả  nghiên cứu cho thấy:  Ở  khu vực thành   thị: Tỷ lệ gầy còm 5,2%; tỷ lệ trẻ trai cao hơn trẻ nữ với các tỷ  lệ  tương ứng 6,4%   và 3,8% với p 
  19. Bảng 1.2. Diễn biến tăng trưởng chiều cao (cm) của  trẻ nam, nữ (6­10 tuổi) từ năm 1975 ­ 2009 Nông  Thành thị thôn Giới Tuổ i HSSH VDD UBKHNN VDD VDD UBKHNN VDD VDD (1975) (1985) (1994) (2000) (2009) (1994) (2000) (2009) 6 106,5 103,6 106,3 109,3 109,8 109,7 113,1 110,3 7 110,9 109,3 111,6 115,0 118,1 114,7 118,7 118,4 Nam 8 116,1 113,3 116,6 119,4 123,1 120,3 122,9 125,1 9 118,8 118,2 121,1 124,0 126,6 124,3 126,5 129,1 10 121,5 122,1 125,2 128,4 130,6 128,1 132,4 134,0 6 104,8 102,1 105,6 108,4 109,5 110,1 118,8 115,9 7 110,2 108,0 111,2 114,0 116,6 114,2 118,7 121,4 Nữ 8 115,5 112,8 116,2 119,3 122,2 119,3 122,4 123,7 9 117,4 117,6 120,9 123,6 126,0 123,5 127,6 131,0 10 122,1 121,5 124,9 129,0 132,3 130,1 133,3 135,7 Bảng 1.3. Diễn biến tăng trưởng cân nặng (kg) của  trẻ nam, nữ (6­10 tuổi) từ năm 1975 đến 2009. Nông  Thành thị thôn Giới TuổHSSH i VDD UBKHNN VDD VDD UBKHNN VDD VDD (1975) (1985) (1994) (2000) (2009) (1994) (2000) (2009) 6 15,7 15,3 16,3 16,9 17,8 17,2 19,1 19,3 7 16,7 16,9 17,8 18,7 20,2 18,8 21,9 22,4 Nam 8 18,5 18,3 19,6 20,5 22,5 20,3 23,0 25,2 9 20,3 20,1 21,2 22,5 24,4 22,4 24,7 26,5 10 21,5 21,7 23,2 24,1 27,1 24,0 28,3 29,6 Nữ 6 15,1 14,9 15,7 16,6 17,1 16,6 17,6 20,4 7 17,1 16,2 17,1 17,9 19,6 18,0 19,4 23,4 8 18,9 17,8 19,0 19,8 23,1 19,9 21,7 25,5 9 19,7 19,3 20,6 22,2 23,7 22,2 24,7 28,9 19
  20. 10 21,6 21,2 22,6 24,0 26,4 25,2 28,1 31,2 HSSH: hằng số sinh học; UBKHNN: ủy ban kế hoạch nhà nước;  VDD: Viện Dinh dưỡng. (Nguồn: Tổng điều tra dinh dưỡng 2009­2010  [43]) Cân nặng trung bình của học sinh nam và nữ ở thành thị cao hơn ở nông thôn  trong các lứa tuổi; cân nặng theo lứa tuổi có cải thiện đáng kể  theo những năm về  sau, nhất là năm 2009. Kết quả  của cuộc điều tra trên 11.917 trẻ  từ  0­15 tuổi  ở  các vùng nông thôn  trong cả  nước và 9.410 học sinh Hà nội cho thấy: Chiều cao, cân nặng trẻ  em luôn  thấp hơn kích thước tham khảo NCHS (theo khuyến nghị của WHO). Tuổi càng cao   thì khoảng cách càng rõ rệt. Chiều cao và cân nặng của trẻ em Hà Nội hơn hẳn trẻ  em nông thôn: Tuổi càng lớn thì khoảng cách càng xa. Ví dụ: chiều cao trung bình   của trẻ 5 tuổi Hà Nội cao hơn trẻ nông thôn 5 cm, đến 15 tuổi, khoảng cách này là 10   cm [44]. Theo kết quả nghiên cứu của Hà Huy Khôi và cộng sự, theo dõi chiều dọc   về sự phát triển trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi tiến hành trên 218 trẻ Hà Nội thì mức   tăng cân của trẻ em trong 3 tháng đầu không khác so với tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí  còn cao hơn, nhưng sau đó giảm dần. Có 2 thời kì sự thua kém biểu hiện cao nhất là   từ 6 ­ 12 tháng tuổi và 6 ­ 11 tuổi [44]. Điều này cho thấy, việc cải thiện dinh dưỡng   không chỉ quan trọng ở những năm đầu, mà đó phải là một quá trình liên tục, trong đó  những năm tuổi học đường cũng đóng vai trò thiết yếu, không kém tuổi tiền học   đường. Về tình trạng suy dinh dưỡng: Mặc dù các kích thức về nhân trắc của trẻ em tuổi học đường có cải thiện so  với nhiều thập kỷ trước đây nhưng đã có nhiều cuộc điều tra dinh dưỡng được tiến  hành và cho thấy rằng nước ta là một trong những nước có tỷ  lệ  trẻ  em thiếu dinh  dưỡng đặc biệt là thiếu dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao và thường tỷ lệ ở nông  thôn cao hơn thành phố [45], [46], [47], [48]. Cuối những năm 90 của thế kỷ trước, tỷ  lệ suy dinh dưỡng  ở nước ta rất cao, mặc dù được quan tâm, đầu tư, sau 5 năm tình  trạng suy dinh dưỡng cải thiện không đáng kể, nhất là suy dinh dưỡng nhẹ  cân.  Nghiên cứu của Phạm Ngọc Khái  ở  trẻ  tuổi học đường Thái Bình cho thấy có trên   49% trẻ  em bị  nhẹ  cân (1997) [45]. Đến năm 2002 vẫn còn 48,7% trẻ  em tuổi học  20
nguon tai.lieu . vn