Xem mẫu

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Là một công cụ điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác,
với nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, đạo đức xuất hiện, tồn tại trong tất cả các lĩnh vực
hoạt động của con người, trong đó có lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD).
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) được hình thành từ rất sớm, dẫu
rằng ngành nghề kinh doanh trong xã hội Việt Nam thời xưa chưa được coi trọng.
Có thể nhận thấy điều đó qua các câu châm ngôn, như làm ăn phải có chữ tín, một
lần bất tín, vạn lần bất tin, trung thực... như là các quy tắc đạo đức mà mỗi người
kinh doanh cần phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong một xã hội chưa phát triển và ngành
nghề kinh doanh chưa được coi trọng, đề cao thì vấn đề ĐĐKD chưa được các tầng
lớp/ giai tầng chú ý.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN), ở Việt Nam vấn đề ĐĐKD đã được chú trọng nghiên cứu
ngày càng nhiều hơn. Bởi điều đó không chỉ giúp các nhà kinh doanh tăng lợi
nhuận, mà còn giúp Việt Nam giải quyết được một số vấn đề, như ô nhiễm môi
trường, phát triển con người, chất lượng cuộc sống,v.v.... Việt Nam mới chập
chững bước vào kinh tế thị trường và vẫn còn chưa dứt bỏ hoàn toàn tàn dư của
thời kinh tế tập trung, bao cấp, đặc biệt là cơ chế xin - cho, quan hệ thân quen
vẫn tiếp tục gây nhức nhối trong một số lĩnh vực. Điều đáng lo ngại nhất khi
Việt Nam bước vào nền kinh tế này nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật, đạo
đức và văn hoá kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lợi ích trước mắt và
lợi ích lâu dài cũng có không ít vấn đề cần được tính toán cẩn thận. Mọi nền
kinh tế chuyển đổi đều chứa đựng trong bản thân nó rất nhiều cơ hội cho sự
phát triển của từng người cũng như của cả đất nước nhờ việc tạo ra các động
lực. Song cũng chính trong nền kinh tế đó lại chứa đựng đầy rẫy những hiểm
họa và cạm bẫy do đạo đức suy thoái, do lợi ích trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi
ích nhóm được đặt lên hàng đầu trong điều kiện pháp luật chưa thật định hình
và chưa đủ mạnh.

2

1.2. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường đang ngày càng phát
triển mạnh mẽ đem lại những cơ hội to lớn, song cũng đặt ra không ít những khó
khăn, thách thức cho mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
là mục tiêu quan trọng của tất cả các nước. Quy luật khắc nghiệt của kinh tế thị
trường được ví như cái mặt sàng mà qua sự sàng lọc của nó những ai không thích
ứng sẽ bị đào thải. Thực tế qua 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã có
những bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu trên nhiều mặt. Tuy nhiên, bên
cạnh mặt tích cực, kinh tế thị trường cũng có những mặt tác động tiêu cực, đặc
biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư. Nổi bật trong
lĩnh vực kinh tế là tình trạng vi phạm ĐĐKD. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ
đã làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo… trong SXKD ngày càng có
đà sinh sôi, nảy nở. Không ít những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vụ
lợi cá nhân đã sản xuất hàng hóa trái phép, thải chất độc ra môi trường, buôn lậu,
trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đe dọa sức khỏe, tính mạng
người tiêu dùng. Điều đó đặt ra những vấn đề quan trọng trong việc giáo dục
ĐĐKD và giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh (CMĐĐKD) XHCN cho
những người tham gia vào quá trình sản xuất ở Việt Nam hiện nay.
1.3. Giai cấp nông dân (ND) Việt Nam có vị trí, vai trò, có bề dầy truyền thống,
có đóng góp xứng đáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước, trong đấu tranh cách mạng
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khoá X) về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" khẳng định:
“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng
để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc
phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất
nước…” [16; tr156]. Nghị quyết cũng đã đặt ra nhiệm vụ: “Chăm lo xây dựng giai cấp
nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân – nông dân - trí thức trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [16; tr178].

3

Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, là thành phố
hướng tới công nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay cùng với giai
cấp công nhân và trí thức, ND thành phố Hà Nội đã và đang là lực lượng xã hội
quan trọng góp phần phát huy vị thế của thủ đô trên nhiều mặt, đặc biệt trong đó có
lĩnh vực phát triển kinh tế. Họ cũng đã nhận thức được vai trò của mình trong công
cuộc xây dựng CNXH hiện nay và không ngừng tham gia vào quá trình SXKD, đẩy
mạnh quá trình tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, hoạt động SXKD của người ND Hà Nội còn nhiều bất cập. Nhìn
chung ND thu nhập còn thấp, mức sống chưa cao; sản xuất nông nghiệp còn manh
mún, sản xuất nhỏ vẫn là chủ yếu; môi trường nông thôn ngày càng bị ô nhiễm; tư
duy kinh tế gắn sản xuất với thị trường của người dân còn sơ khai, chưa được hình
thành rõ nét; động cơ sản xuất còn chạy theo lợi nhuận trước mắt, ít quan tâm đến
thương hiệu hàng hoá nông sản thông qua sự đảm bảo về xuất xứ, vệ sinh an toàn
thực phẩm, ổn định chất lượng và số lượng, chủng loại… Điều này đang tạo nên
những lo lắng của người dân trong thời gian gần đây, đặc biệt là nỗi bất an trước tình
hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân hoài nghi và không còn đủ
niềm tin với cái gọi là “thực phẩm sạch”, bởi nếu “bỏ phiếu” cho rau thì không ít loài
rau đã nhiễm chì và “ngậm” hóa chất trầm trọng; “bỏ phiếu” cho quả thì khá nhiều
loại quả đã “ngấm” hóa chất bảo quản độc hại để tươi ngon lạ lùng hàng tháng trời;
“bỏ phiếu” cho thịt, cá thì dư lượng hóa chất gây ung thư vượt ngưỡng…. Trong môi
trường thiếu an toàn đó, đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cấp thiết về ĐĐKD.
Do đó để nâng cao đạo đức trong kinh doanh cho người ND, giúp họ hình thành
những chuẩn mực cơ bản của ĐĐKD thì việc giáo dục CMĐĐKD cho ND là một vấn
đề quan trọng. Đó là một cơ sở quan trọng để xây dựng nền ĐĐKD XHCN ở nước ta
giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục chuẩn mực đạo đức
kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành công tác tư tưởng.

4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục
CMĐĐKD cho ND Việt Nam, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm tăng
cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục CMĐĐKD cho ND thành
phố Hà Nội .
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục CMĐĐKD
cho ND ở thành phố Hà nội hiện nay, thông qua việc khảo sát các hộ ND và hợp tác xã
ngoại thành Hà Nội.
- Qua việc phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án đề xuất và luận
giải cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường giáo dục
CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà Nội hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND được nghiên cứu từ năm 2008- là
năm hợp nhất tỉnh Hà Tây và TP Hà Nội. Những quan điểm, giải pháp được đề xuất
có ý nghĩa đến năm 2025.
- Địa bàn khảo sát: Luận án chọn 6 huyện, trong đó 3 huyện thuộc địa bàn Hà
Nội cũ, 3 huyện thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, đặc trưng cho vùng nông thôn ngoại
thành Hà Nội, gồm: Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp luận nghiên cứu đề tài
5.1. Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở những nguyên lý lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đạo đức và giáo dục đạo đức
trong SXKD; về vị trí, vai trò của giai cấp ND trong công cuộc xây dựng CNXH.

5

5.2. Cơ sở thực tiễn: Tình hình đạo đức nói chung, ĐĐKD của ND và thực
trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND TP Hà Nội hiện nay.
5.3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó
tập trung vào một số phương pháp cơ bản sau đây:
- Trên cơ sở khoa học của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin. Phương pháp này đòi
hỏi: khi xem xét các hiện tượng và quá trình giáo dục phải đặt trong mối liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động, phát triển không ngừng, chứ không
phải là bất biến. Quá trình phát triển là quá trình tích lũy những biến đổi về lượng
dẫn đến những biến đổi về chất. Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử trong nghiên cứu giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội để xem
xét quá trình giáo dục gắn với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể, cũng
như đặc điểm riêng của người ND.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
Với phương pháp này, tác giả luận án đi từ cái chung, đó là khái niệm, phạm
trù cũng như những vấn đề lý luận cơ bản, cần thiết về giáo dục CMĐĐKD, để từ
đó đi đến cái chi tiết của vấn đề mà luận án nghiên cứu- đó là giáo dục CMĐĐKD
cho ND thành phố Hà Nội. Sau đó, tác giả lại đi từ cái riêng, cái cụ thể- đó là giáo
dục CMĐĐKD cho ND ở một số huyện ngoại thành Hà Nội để khái quát thành
những nội dung, phương thức giáo dục CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội và ở
các địa phương khác có đặc điểm tương đồng về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, liên
kết từng mặt nghiên cứu đã được phân tích tạo ra hệ thống lý thuyết mới về
CMĐĐKD và giáo dục CMĐĐKD cho ND.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Luận án sử dụng phương pháp này để tạm thời gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu
những biểu hiện ngẫu nhiên, cá biệt để đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn
đề cơ bản thuộc đối tượng nghiên cứu. Cụ thể là luận án tập trung nghiên cứu vấn đề
giáo dục CMĐĐKD cho ND nói chung ở thành phố Hà Nội, mà không đi vào nghiên
cứu từng người ND cụ thể hoặc từng thành phần trong cơ cấu giai cấp ND ở Hà Nội.

nguon tai.lieu . vn