Xem mẫu

LỜI MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, phát triển và vận hành tốt thị trường
này sẽ góp phần to lớn vào quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2012 khá trầm
lắng do khủng hoảng kinh tế và tình hình lạm phát nói chung. Thị trường ngành
xây dựng trong năm có nhiều biến động, nhất là biến động về giá cả vật liệu xây
dựng, nhân công… Chủ đầu tư dự án bất động sản bắt đầu bộc lộ tình trạng thiếu
vốn do năng lực tài chính yếu kém, năng lực quản trị yếu kém… Chính vì vậy,
khi thị trường đi xuống, một mặt, doanh nghiệp không thu hồi được vốn, một
mặt không đủ vốn để tiếp tục hoàn thiện dự án, gây chậm trễ tiến độ.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Miền Trung là một công ty hoạt động
đa lĩnh vực kinh doanh. Vào tháng 10 năm 2010, công ty đã quyết định đầu tư
vào lĩnh vực mới này với hi vọng thu lại lợi nhuận khả quan, và dự án “Trung
tâm thương mại, nhà ở liền kề và chung cư cao cấp” (gọi tắt là Dự án Saigon
Sky) tại khu đất 26 Nguyễn Thái Học, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An là dự án
kinh doanh bất động sản đầu tiên của công ty. Tuy nhiên, tới năm 2012, cùng với
tình trạng ngưng trệ trên diện rộng, thanh khoản kém của thị trường bất động
sản, dự án đã gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó là các chính sách thắt chặt tiền
tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như Chỉ thị 01/CT, Nghị quyết 11/NQCP… đã hạn chế hoạt động huy động vốn của các công ty bất động sản. Theo dự
kiến, đến hết năm 2014, công ty hoàn thiện xong khu nhà liền kề và khu chung
cư cao cấp. Vấn đề đặt ra hàng đầu trong đối với Dự án Saigon Sky là: Giải pháp
nào giúp công ty huy động vốn để hoàn thiện Dự án Saigon Sky đúng thời hạn
với chi phí thấp nhất? Đó cũng chính là lý do tác giả muốn tìm hiểu và nghiên
cứu sâu về đề tài: “Huy động vốn cho dự án Saigon Sky của Công ty cổ phần
Đầu tư và Phát triển Miền Trung” để làm luận văn thạc sĩ.

Qua nghiên cứu, ở chương 1 của luận văn, tác giả đã tổng kết một số khái
niệm cơ bản liên quan đến cơ sở lý luận của việc huy động vốn cho dự án kinh
doanh bất động sản, cụ thể:
 Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản
-

Khái niệm: Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản là tập hợp các đề

xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tạo dựng tài sản là bất động sản mua, bán, khai
thác và cho thuê, tiến hành hoạt động dịch vụ bất động sản, hoạt động đầu tư bất
động sản nhằm mục đích sinh lời và đáp ứng lợi ích xã hội.
- Dự án đầu tư bất động sản có các đặc điểm cơ bản gồm:
+ Dự án kinh doanh bất động sản có nhu cầu vốn lớn
+ Dự án kinh doanh bất động sản có thời gian thực hiện lâu dài
+ Dự án kinh doanh bất động sản mang tính đơn chiếc, không trùng lặp
+ Dự án kinh doanh bất động sản chịu sự chi phối mạnh mẽ của pháp luật
và chính sách Nhà nước
 Vốn trong dự án kinh doanh bất động sản
- Khái niệm:
Vốn trong dự án kinh doanh bất động sản được xác định là chi phí dự tính
để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, được tính toán và xác định trong
giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung dự án và
thiết kế cơ sở; đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức
đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định phù hợp với nội
dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
 Huy động vốn cho dự án kinh doanh bất động sản
- Khái niệm:
Huy động vốn cho dự án kinh doanh bất động sản là việc tìm ra nguồn tiền
có thể thực thi cho một ý tưởng hay dự án kinh doanh bất động sản nào đó.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn cho dự án kinh doanh bất động
sản bao gồm:

+ Yếu tố chủ quan: Hiệu quả trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, tính
khả thi của dự án kinh doanh bất động sản, thương hiệu và uy tín của doanh
nghiệp.
+ Yếu tố khách quan: Môi trường pháp lý, thị trường bất động sản, môi
trường cạnh tranh.
- Các kênh huy động vốn cho dự án kinh doanh bất động sản
+ Kênh huy động vốn từ khách hàng: Doanh nghiệp huy động vốn từ tiền
mua nhà ứng trước của các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam
theo quy định của Luật Nhà ở thông qua hình thức ký hợp đồng mua bán nhà ở
hình thành trong tương lai.
+ Kênh huy động vốn từ tổ chức tín dụng: Doanh nghiệp được quyền huy
động vốn để xây dựng nhà ở bằng cách ký kết hợp đồng vay vốn của các tổ chức
tín dụng. Khi vay vốn, doanh nghiệp phải chứng minh được tình hình tài chính
tốt, dự án khả thi và mang lại hiệu quả xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải
trả lãi vay cho tổ chức tín dụng chính là chi phí sử dụng vốn.
+ Kênh huy động vốn từ tổ chức kinh tế khác: Doanh nghiệp sử dụng kênh
huy động này dưới nhiều hình thức như vay vốn kinh doanh, tín dụng thương
mại, ký hợp đồng góp vốn, liên doanh - liên kết với doanh nghiệp khác, tiếp
nhận vốn đầu tư nước ngoài.
+ Kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán: Gồm hình thức phát
hành trái phiếu bất động sản và phát hành cổ phiếu bất động sản. Đây là xu thế
huy động vốn mới và hiệu quả trong thời kỳ bất động sản ảm đạm như hiện nay
vì với kênh huy động vốn này, doanh nghiệp có thể chủ động hơn về vốn và khả
năng tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
+ Kênh huy động vốn từ quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT): Quỹ
REIT hoạt động theo hình thức huy động tiền nhàn rỗi từ các tổ chức hoặc chủ
đầu tư cá nhân có cùng quan tâm đầu tư vào bất động sản để mua những tài sản
bất động sản có chất lượng, họ thực hiện thiết lập danh mục đầu tư bất động sản

có quy mô và thực hiện quản lý danh mục đầu tư này nhằm mục đích đầu tư dài
hạn hoặc để thực hiện các hoạt động tài chính bất động sản thông qua cung cấp
các khoản vay cũng như tín dụng cho chủ sở hữu và nhà phát triển bất động sản.
Dựa trên cơ sở hệ thống lý luận đã xây dựng ở phần chương 1, và qua phân
tích số liệu thực tế đã thu thập được của Dự án Saigon Sky. Ở chương 2 của luận
văn, tác giả tập trung vào đánh giá chất lượng cũng như tiến độ huy động vốn
cho dự án Saigon Sky của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Miền Trung: ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân. Cụ thể như sau:
 Khái quát chung về Dự án Saigon Sky
Dự án Trung tâm thương mại - Nhà ở liền kề và chung cư cao cấp (gọi tắt
là Dự án Saigon Sky) nằm ở số 26 Nguyễn Thái Học – Thành phố Vinh – Tỉnh
Nghệ An. Đây là dự án kinh doanh bất động sản đầu tiên của Công ty cổ phần
Đầu tư và Phát triển Miền Trung với tổng mức đầu tư dự kiến là
653.123.975.000 đồng và tiến độ dự kiến thực hiện là trong 10 quý (kể từ đầu
tháng 10/1010 đến hết tháng 3/2013 (trong 10 quý).
 Thực trạng huy động vốn cho Dự án Saigon Sky
Theo dự kiến ban đầu, Dự án Saigon Sky sẽ sử dụng 40% là vốn tự có và
60% là vốn đi vay bên ngoài (tương ứng với 391.874.385.000 đồng). Công ty đã
sử dụng nhiều kênh huy động vốn, cụ thể như sau:
- Huy động vốn từ khách hàng: Sau khi hoàn thiện phần móng của khu
nhà chung cư cao cấp và dãy nhà ở liền kề, công ty đã thực hiện huy động vốn từ
khách hàng, cụ thể: Năm 2011: Công ty bán được 24 căn hộ chung cư, doanh thu
lần 1,2,3 tương ứng với các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là: 5.560.000.000
đồng, 11.120.000.000 đồng, 11.120.000.000 đồng (Do khu nhà ở liền kề chưa
hoàn thiện móng nên không phát sinh doanh thu); năm 2012: Công ty bán được
32 căn hộ chung cư, doanh thu lần 1,2,3 tương ứng với các năm 2012, 2013,
2014 lần lượt là: 7.630.000.000 đồng, 15.260.000.000 đồng, 15.260.000.000
đồng. Bên cạnh đó, công ty bán được 14 căn nhà liền kề với tổng giá trị hợp

đồng là 64.825.414.000 đồng, trong đó doanh thu tương ứng năm 2012, 2013 là
41.984.985.000 đồng, 22.840.429.000 đồng; từ 1/2013 đến hết 8/2013: Công ty
bán được 26 căn hộ chung cư, doanh thu lần 1,2,3 tương ứng với các năm 2013,
2014, 2015 lần lượt là: 6.540.000.000 đồng,

13.080.000.000 đồng,

13.080.000.000 đồng. Bên cạnh đó, công ty bán được 12 căn nhà liền kề với tổng
giá trị hợp đồng là 44.413.228.700 đồng, trong đó doanh thu tương ứng năm
2013 là 39.933.763.425 đồng, dự kiến thu số tiền còn lại là 4.479.465.275 đồng
trước ngày 30/6/2014.
- Huy động vốn từ ngân hàng: Năm 2011, công ty vay Ngân hàng xuất
nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Vinh 15 tỷ đồng với lãi suất khoản
vay là 19,5%/năm trong thời hạn 24 tháng; số tiền này được giải ngân thành 3
lần, mỗi lần 5 tỷ đồng; tiền nợ gốc sẽ được trả 3 tháng/ lần (có 8 lần trả), trả nợ
gốc lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2011. Năm 2012, công ty vay Ngân hàng xuất
nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Vinh 10 tỷ đồng với lãi suất khoản
vay là 14,5%/năm trong thời hạn 24 tháng; số tiền này được giải ngân thành 2
lần, mỗi lần 5 tỷ đồng; tiền nợ gốc sẽ được trả lần đầu tiên vào tháng 4 năm
2012. Tiến độ giải ngân của các khoản tín dụng ngân hàng này được thực hiện
theo đúng cam kết ban đầu giữa hai bên. Các khoản tín dụng này đều trong thời
gian ngắn nên công ty phải chịu áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong khi dự án chưa
được hoàn thành và doanh thu từ bán sản phẩm còn thấp.
- Huy động vốn từ tổ chức kinh tế khác: Công ty đã vay vốn kinh doanh
từ Công ty cổ phần Vinaceglass và Công ty cổ phần Habeco Land vào các năm
2010, 2011, 2012 lần lượt với số vốn là: 5 tỷ đồng, 25 tỷ đồng và 7,6 tỷ đồng;
vay vốn tín dụng thương mại Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai và Công ty cổ
phần Trung Đô vào các năm 2011, 2012 lần lượt với số vốn là: 10.569.000.000
đồng, 9.685.320.000 đồng. Các khoản vay tín dụng đều có lãi suất 0% nhưng chỉ
được vay trong ngắn hạn (4 tháng và 6 tháng) còn các khoản vay vốn kinh doanh
có thời hạn dài hơn nhưng công ty phải trả một khoản chi phí lãi vay, gần như

nguon tai.lieu . vn