Xem mẫu

  1. Lời ngỏ từ "Bên A" Nói A, B là muốn nhấn mạnh đến hợp đồng kinh tế "mặc định" giữa người làm báo và người mua báo: Bên A luôn đòi hỏi cung cấp thông tin nhanh, chính xác và đầy đủ. Thực ra, giữa nhà báo với bạn đọc còn có mối quan hệ đặc biệt, không thể rạch ròi như kẻ bán người mua. Ở Việt Nam càng thế. "Độc giả" (tiếng Trung Quốc), "reader" (tiếng Anh) đều có hai thành tố: Người + đọc. Còn Việt Nam có khác một chút nhưng rất quan trọng: Bạn + đọc. Gần 60% từ ngữ văn bản của chúng ta có gốc Hán. Thế mà lại có "bạn đọc" gần như thuần Việt trong vô số từ Hán-Việt liên quan đến nghề báo (nghề chữ nghĩa) mới hay chứ!
  2. Nhưng thỉnh thoảng, nhà báo phải nhớ "bạn" cũng là "A". Và khi có cơ hội hãy lắng nghe "bên A" bày tỏ, yêu cầu. Nhà văn - tiến sĩ Trần Kiêm Đoàn - trong lần về nước mới đây nhất, cuối tháng 5.2007, khi gặp tôi toàn nói chuyện... báo. Anh bảo bà con Việt kiều ở Mỹ là một trong những cộng đồng đặc biệt mang ơn công nghệ thông tin. Những tờ báo điện tử từ Việt Nam nhập vào xa lộ thông tin thế giới đã góp phần kết thúc một thời kỳ dài đói thông tin về quê nhà. Nhưng anh cũng có nhận xét: Về nước, sáng nào cũng mua báo in để đọc, sau đó mới lên mạng (không bỏ được thói quen) thì thấy rằng, ngoài vài báo điện tử có tính chuyên nghiệp, phần lớn đang "ăn bám" theo báo in. Nhiều người cũng có nhận xét như thế. Các tờ báo in có tên tuổi
  3. đều đã có thêm tờ điện tử của mình. Điều này phù hợp với sự phát triển báo chí hiện đại. Nhưng khá lãng phí khi người làm báo điện tử chủ yếu thực hiện phiên bản của báo in, trở thành một bộ phận nhỏ của tờ báo "mẹ". Cần chấm dứt trò "nghèo mà sang" như thế, phải định ra bao nhiêu phần trăm cho "phần cứng" khai thác từ báo in, còn lại là đất dành cho tính năng động của báo điện tử mà báo in không thể có được. Đó là khả năng cập nhật liên tục. Trong thực tế, ở Việt Nam, nhiều tờ báo điện tử đọc vào lúc 8 giờ sáng cũng giống như đọc vào lúc 8 giờ tối! Khá lãng phí khi người làm báo điện tử chủ yếu
  4. thực hiện phiên bản của báo in, trở thành một bộ phận nhỏ của tờ báo "mẹ". Cần chấm dứt trò "nghèo mà sang" như thế, phải định ra bao nhiêu phần trăm cho "phần cứng" khai thác từ báo in, còn lại là đất dành cho tính
  5. Thêm một lời than phiền liên quan đến cách năng động của trình bày phổ biến trên các báo điện tử hiện báo điện tử mà nay. Để bạn đọc dễ theo dõi một bài báo báo in không thể trên màn hình nhỏ, các biên tập viên đã gia có được. công phân đoạn. Mỗi đoạn dài không quá mươi dòng chẳng hạn. Nhưng khổ nỗi, các biên tập viên thường "đếm dòng để phân đoạn", nghĩa là làm "như máy", bất chấp tính gắn kết giữa các câu, làm giảm sức hiểu văn bản của bạn đọc (trái với mục đích phân đoạn) và nhất là đánh mất "chất riêng" của mỗi tác giả trong nghệ thuật diễn đạt. Đó cũng là kết quả của việc báo điện tử đang sử dụng các bài viết, mà khi tác giả viết ra không có mục đích dành cho "cư dân mạng". Và liệu các biên tập viên báo điện tử có quyền "bóc tách" một tác phẩm hoàn chỉnh của một tác giả khi không nhận được sự cho phép?
  6. Bà cụ hàng xóm của tôi sang Mỹ giúp cô con gái trông nhà, chăm cháu đã được mười năm. Câu nói của bà như một "ghi công", "tính điểm" cho các nhà báo hình Việt Nam: "Tôi không chết héo vì nhớ nhà là nhờ cái đài VTV4!". VTV4 không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống tha hương đối với những bà cụ "điếc tiếng Mỹ", không dám ra đường một mình. James Nguyễn - 23 tuổi, đang làm thạc sĩ kinh tế - cho biết: "Tôi có trong đầu những hình ảnh về đám cưới nông thôn, lễ hội dân gian ở Việt Nam là từ kênh truyền hình này. Có một thực tế là lớp trẻ Việt kiều chúng tôi ngày càng nghèo tiếng Việt. Truyền hình dành cho người Việt ở nước ngoài cần chú ý xây dựng các chương trình dạy tiếng Việt". Và anh lại cười: "Nhưng tiếng Việt của một số phóng viên truyền hình ở VN đôi khi cũng... nghèo! Còn nhớ năm 2006, hơn mười
  7. sinh viên chúng tôi họp nhau ở một căn phòng để theo dõi chương trình được thông báo trước: Gặp gỡ nạn nhân bão Chanchu, do Truyền hình VN tổ chức tại Đà Nẵng. Tất nhiên là một chương trình gây xúc động. Chúng tôi sau đó đã tiến hành quyên góp quỹ từ thiện. Nhưng buổi phát sóng trực tiếp ấy sẽ thành công hơn, nếu như các nhà báo chủ trì chương trình đừng lặp lại nhiều lần một câu hỏi (nghèo) dành cho những ngư dân vừa thoát chết ngoài biển trở về: "Trong bão anh cảm thấy thế nào?". Hay hỏi những người vợ mất chồng: "Khi biết tin xấu, chị cảm thấy thế nào?". James Nguyễn có cộng tác cho một tờ báo tài chính ở Mỹ, đã viết bài về tình hình chứng khoán ở VN. Anh bảo: "Ông chủ bút OK bài phân tích của tôi. Thực ra tôi chỉ đã "làm đầy" chỗ mà các nhà
  8. báo VN còn bỏ trống. Tôi không lo chuyện thị trường chứng khoán quá nóng, không nhắc nhở Nhà nước VN phải quản lý chặt chẽ, không lo vì nhiều nhà đầu tư VN còn non kinh nghiệm - có thể sau một đêm mất trắng... Gần như tôi không quan tâm đến thị trường chứng khoán (có pha tính cờ bạc) của một số ít người đang diễn ra ở Hà Nội, Sài Gòn. Điều làm tôi xúc động là người dân VN hiện nay đã sẵn lòng trao đồng tiền ky cóp của mình, của gia đình mình vào tay các nhà kinh doanh sản xuất (đã hay chuẩn bị lên sàn giao dịch), để cùng làm ăn. Bởi tôi còn nhớ như in cái cách giữ tiền mà ông bà nội - ngoại tôi, và cả cha mẹ tôi khi còn ở VN: Cất giấu dưới tấm nệm cũ rích. Không tin cả vào ngân hàng nhà nước. Vậy mà bây giờ, những con người ấy có thể bỏ ra hàng trăm triệu đồng tiền mặt để nhận lấy một tờ biên lai mong manh! Tất nhiên vì mối lợi. Kinh tế bao giờ chẳng thế. Nhưng
  9. quan trọng hơn là đã có niềm tin vào nền kinh tế và quản lý kinh tế. Tôi đã viết theo hướng đó". Chẳng thể nào ghi nhận được hết lời ngỏ từ "bên A". Có điều, chuyện phiếm này được viết ra để bày tỏ lòng trân trọng của người làm báo đối với bạn đọc, đối với "bên A".
nguon tai.lieu . vn