Xem mẫu

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

LỖI CÚ PHÁP CỦA HỌC SINH KHMER TẠI TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH AN GIANG VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC
Trương Chí Hùng
CN. Trường Đại học An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 27/08/14
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
21/03/15
Ngày chấp nhận đăng: 03/16
Title:
Syntactical errors of Khmer
students in An Giang ethnic
minority boarding school
Từ khóa:
Học sinh Khmer, lỗi cú pháp,
tiếng Việt, kiến thức, phương
pháp, khắc phục
Keywords:
Khmer student, syntax error,
Vietnamese language,
knowledge, methods, overcome

ABSTRACT
Fixing the syntax error is one of the important factorial to enhance ability in
using Vietnamese language of students in general and particular Khmer
students. Therefore, when teaching Vietnamese Literature in the school with
high rates Khmer students as the Ethnic Minority Boarding School of An Giang,
this matter should be interested in doing. Detecting and correcting syntax
errors are not only stop at the goal of marking and correcting the students’
lessons, the teachers also provide students knowledge and methods that the
students can find and fix any mistakes, further they can choose false or correct
sentences. For this viewpoint, in the article, we will analysis syntax errors of
Khmer students in learning Vietnamese language and propose some specific
ways to overcome.

TÓM TẮT
Việc khắc phục lỗi cú pháp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
nâng cao năng lực tiếng Việt cho học sinh nói chung và học sinh Khmer nói
riêng. Do vậy, trong quá trình dạy học môn Ngữ văn tại các trường có tỉ lệ học
sinh người Khmer cao như Trường Dân tộc nội trú An Giang, vấn đề này càng
phải được quan tâm thực hiện. Phát hiện và sửa lỗi cú pháp không chỉ dừng lại
ở mức độ giáo viên khi chấm bài, sửa bài cho học sinh, mà phải hướng đến việc
cung cấp cho học sinh những kiến thức, những biện pháp để các em biết tự phát
hiện và sửa lỗi, dần dần đi đến việc dùng câu đúng, câu hay. Từ quan niệm đó,
trong bài viết, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các lỗi cú pháp của học sinh
Khmer và đề ra những hướng khắc phục cụ thể.

chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Thực tế cho thấy, mặc dù
chúng ta đã thống nhất sử dụng tiếng Việt làm
ngôn ngữ toàn dân, nhưng vì nhiều lí do khác
nhau, năng lực sử dụng tiếng Việt của đồng bào
các dân tộc ít người vẫn còn khá nhiều điều đáng
băn khoăn. Chính vì thế, thời gian qua, các chính
sách về ngôn ngữ dân tộc thiểu số không ngừng
được ban hành, nhằm bảo tồn và phát huy vốn
ngôn ngữ của dân tộc ít người, đồng thời tăng

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Ở tỉnh An Giang, ngoài người Kinh còn có các
dân tộc anh em Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh
sống. Do vậy, vấn đề ngôn ngữ cần phải đặc biệt
quan tâm, chú trọng. Bởi lẽ, khi giải quyết thấu
đáo vấn đề ngôn ngữ thì các chủ trương chính
sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mới có thể
đến được với toàn dân một cách hiệu quả, triệt để.
Nói cách khác, khả năng ngôn ngữ của cộng đồng
dân tộc có ảnh hưởng trực tiếp đến sự quán triệt
47

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

cường công tác giáo dục song ngữ, nâng cao năng
lực tiếng Việt cho đồng bào dân tộc ít người, nhất
là đối tượng học sinh.

Mẫu khảo sát của chúng tôi là học sinh Khmer tại
các lớp 10A1 (33 học sinh), 10A2 (34 học sinh)
và 10A3 (32 học sinh) Trường THPT Dân tộc nội
trú An Giang năm học 2013-2014. Tổng số lượng
là 99 học sinh. Dẫn liệu khảo sát là các lỗi cú
pháp trong bài kiểm tra viết của học sinh ở học kỳ
2, năm học 2013-2014. Cụ thể là bài viết số 3,
thời gian 90 phút, tại lớp, chủ đề “Nghị luận về
một hiện tượng xã hội” (99 bài) và bài viết số 5,
thời gian 90 phút, tại lớp, chủ đề “Thuyết minh về
một đối tượng” (99 bài).

Học sinh dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung,
trong đó có học sinh Khmer ở An Giang, cần phải
học tiếng Việt ở nhà trường. Việc học tiếng Việt
của học sinh Khmer trong nhà trường hiện nay
nhằm vào 2 vai trò chủ yếu. Thứ nhất, học tiếng
Việt như một phân môn độc lập. Thứ hai, học
tiếng Việt để làm công cụ hỗ trợ cho việc học tập
các môn học văn hoá khác cũng như vận dụng vào
giao tiếp cộng đồng. Dù ở vai trò nào, cũng có thể
khẳng định, nâng cao năng lực tiếng Việt cho học
sinh Khmer là điều hết sức cần thiết.

2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
2.1 Hiện trạng lỗi cú pháp của học sinh
Khmer ở Trường THPT Dân tộc nội trú
An Giang

Qua quá trình khảo sát và thực tế giảng dạy bộ
môn Ngữ văn tại Trường THPT Dân tộc nội trú
An Giang thời gian qua, chúng tôi nhận thấy năng
lực tiếng Việt của học sinh Khmer trong nhà
trường là một vấn đề rất đáng quan tâm. Năng lực
sử dụng tiếng Việt của hầu hết học sinh Khmer
còn nhiều hạn chế. Các em thường mắc các lỗi về
phát âm, chính tả, dùng từ, cú pháp… Nguyên
nhân do tiếng Việt không phải tiếng mẹ đẻ của
học sinh Khmer. Học sinh Khmer tiếp cận tiếng
Việt như một ngoại ngữ. Các em đến trường thì
học tiếng Việt nhưng phần lớn thời gian ở nhà, ở
chùa, trong phum sóc thì các em giao tiếp bằng
tiếng mẹ đẻ Khmer. Điều này ảnh hưởng đến khả
năng sử dụng thành thạo tiếng Việt, ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả học tập của các em.

Sau khi khảo sát bài làm (bài viết số 3) của học
sinh, chúng tôi nhận thấy các em còn mắc khá
nhiều lỗi cú pháp. Có thể liệt kê như sau:
-

Câu có cấu trúc không hoàn chỉnh: Đây là
loại câu thiếu một trong hai thành phần chính
(chủ ngữ hoặc vị ngữ) hoặc thiếu kết cấu
chủ-vị (c –v) nòng cốt mà dựa theo ngữ cảnh
chung, chúng ta khó có thể phục hồi cấu trúc
đầy đủ. Lỗi này chia thành ba loại nhỏ là:
Câu thiếu thành phần chủ ngữ, câu thiếu
thành phần vị ngữ, câu thiếu kết cấu c–v
nòng cốt.
Ví dụ:

(1) Qua Truyện Kiều cho thấy một tinh
thần nhân đạo. (câu thiếu chủ ngữ)

Từ cơ sở đó, chúng tôi nhận thấy cần phải có biện
pháp hữu hiệu nhằm phát hiện những hạn chế
trong việc sử dụng tiếng Việt của học sinh Khmer,
phân tích lỗi đồng thời hướng dẫn cho các em
khắc phục để ngày càng sử dụng tiếng Việt đúng
và hiệu quả hơn.

(2) Nguyễn Du, một nhà thơ có trái tim
nhân đạo. (câu thiếu vị ngữ)
(3) Bằng sự nhận thức về cuộc sống. (câu
thiếu kết cấu c-v nòng cốt)
-

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ tập
trung khảo sát, phân tích và đề ra cách thức giúp
học sinh Khmer khắc phục lỗi cú pháp khi làm bài
kiểm tra viết bằng tiếng Việt. Đây là những lỗi
liên quan đến cách đặt câu, sắp xếp trật tự các từ
trong câu, cụm từ…

Câu ghép chính phụ thiếu cấu trúc bắt buộc:
Câu ghép chính phụ là loại câu có hai cấu
trúc (kết cấu c–v) quan hệ lệ thuộc nhau,
nương tựa nhau, không thể tách rời. Câu
thiếu một trong hai cấu trúc bắt buộc ấy được
xem là câu sai về cú pháp.
Ví dụ:

48

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

(4) Vì Thuý Kiều là một cô gái tốt đẹp.

-

(5) Mà còn giúp ích được gia đình.
-

Câu chập cấu trúc cú pháp: Đây là câu mà
các thành phần trong câu đan chéo nhau, lẫn
lộn về chức năng ngữ pháp.
Ví dụ:

Câu sai do vi phạm các qui tắc kết hợp:
Trường hợp này, dạng thức câu vẫn hoàn
chỉnh, các thành phần nòng cốt được đảm
bảo. Song, do sự kết hợp các thành phần sai
nguyên tắc, sai qui định ngữ pháp nên dẫn
đến câu sai.
Ví dụ:

(6) Chúng ta phải hiểu cuộc sống chúng ta
có nhiều mối quan hệ.

(7) Học tập em đã cho nhiều bài học bổ
ích. (đúng ra phải là “đã cho em…”)

Bảng 1. Lỗi cú pháp của học sinh Khmer qua bài viết số 3

Số lượt lỗi cú pháp/số bài viết có mắc lỗi
Sĩ số
= số
bài
viết

Câu có cấu trúc không hoàn
chỉnh
Thiếu chủ
ngữ

Thiếu
vị ngữ

Thiếu
kết cấu
c-v

10A1

33

9/7

4/4

10A2

34

11/7

10A3

32

Tổng

99

Lớp

Câu ghép
thiếu cấu
trúc bắt
buộc

Câu chập
cấu trúc
cú pháp

Câu vi
phạm các
qui tắc
kết hợp

Khác

4/3

6/5

2/2

6/6

1/1

32/28

8/7

6/6

5/4

4/4

3/2

3/1

40/31

15/9

9/6

9/6

8/7

4/3

3/3

2/1

50/35

35/23

21/17

19/15

19/16

10/9

12/11

6/3

Qua Bảng 1 chúng ta nhận thấy, lỗi cú pháp của
học sinh Khmer xuất hiện khá phổ biến. Phổ biến
nhất trong số này là hiện tượng viết câu thiếu chủ
ngữ (35/23), kế đến là câu thiếu vị ngữ (21/17).
Câu thiếu kết cấu c–v nòng cốt và câu ghép chính
phụ thiếu cấu trúc bắt buộc cùng xuất hiện 19
lượt. Câu chập cấu trúc cú pháp xuất hiện ít hơn,
với 10 lượt. Nguyên nhân dẫn đến các lỗi này
phần lớn là do học sinh chưa nắm vững các kiến
thức cơ bản về câu, thành phần câu, các quy tắc
kết hợp… Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hầu
hết các lỗi do thiếu chủ ngữ hoặc thiếu vị ngữ của
học sinh nằm ở các câu có chứa thành phần phụ
(trạng ngữ, đề ngữ, chú thích ngữ). Điều này dẫn
đến việc nhằm lẫn giữa các thành phần câu, tạo
thành câu sai cấu trúc.

Tổng

Có những bài làm, học sinh không mắc lỗi nào về
cấu trúc cú pháp trong diễn đạt. Trong khi đó có
những bài làm lại mắc rất nhiều lỗi (bài mắc nhiều
lỗi nhất là 6/7 lỗi mà chúng tôi đã chỉ ra ở trên).
Các bài nhiều lỗi thường rơi vào trường hợp các
em học sinh yếu hoặc trung bình, năng lực sử
dụng tiếng Việt có phần hạn chế.
Cũng cần nói thêm, ngay từ đầu năm học 20132014, nhà trường có tiến hành phân loại học sinh
dựa trên cơ sở điểm tuyển sinh vào lớp 10 của các
em. Theo đó, học sinh trúng tuyển điểm cao sẽ
xếp học ở lớp 10A1, kế đến là 10A2 và cuối cùng
là 10A3. Xem lại các thống kê về lỗi cú pháp ở
Bảng 1, chúng tôi cũng nhận thấy số lượt mắc lỗi
ở các lớp 10A2 và 10A3 cao hơn so với lớp 10A1.
Điều này cho thấy, học sinh càng có học lực tốt
càng ít mắc các lỗi cú pháp. Ngược lại, học sinh
49

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

trung bình yếu thì tỉ lệ mắc lỗi cú pháp trong bài
văn cao hơn. Trên cơ sở những cứ liệu khảo sát và
tổng hợp được, chúng tôi tiến hành các bước
nhằm giúp học sinh sửa lỗi cú pháp trong diễn đạt.

bậc trung học cơ sở. Điển hình như vấn đề thành
phần chính của câu, câu đơn, câu trần thuật trong
chương trình lớp 6; thành phần trạng ngữ, câu
đặc biệt, câu phức trong chương trình lớp 7; câu
ghép, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
trong chương trình lớp 8; thành phần khởi ngữ và
các thành phần biệt lập, liên kết câu, các thành
phần phụ chú, gọi đáp, cảm thán trong chương
trình lớp 9. Để học sinh lớp 10 nắm được các kiến
thức này, chúng tôi tiến hành tổng hợp những nội
dung cơ bản, lập thành sổ tay ngữ pháp cho các
em.

2.2 Các bước giúp học sinh Khmer khắc phục
lỗi cú pháp
Với phương châm đảm bảo các mục tiêu giáo dục
nói chung, đảm bảo yêu cầu của việc dạy học môn
Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói riêng, chúng
tôi tiến hành các bước giúp học sinh lớp 10
Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang khắc
phục lỗi về cú pháp theo quy trình sau:

2.2.4 Lựa chọn phương pháp sửa lỗi

2.2.1 Thống kê, phân loại các lỗi

Đây là bước quan trọng trong quy trình. Chúng tôi
dựa vào những cứ liệu phân tích ở các bước trên,
lựa chọn các phương pháp sửa lỗi phù hợp.
Phương châm của chúng tôi là các phương pháp
phải giúp học sinh nhận diện được những lỗi cú
pháp mà các em mắc phải, bước đầu biết tự sửa
lỗi và không tái mắc lỗi trong các bài viết tiếp sau.
Dựa trên những phương châm đó, chúng tôi chọn
các cách thức sửa lỗi mang tính đơn giản, phù hợp
với đối tượng là học sinh lớp 10. Cụ thể như:

Đây là bước đầu tiên trong quy trình. Hoạt động
này nhằm giúp giáo viên nhận diện vừa bao quát
vừa chi tiết các lỗi cú pháp của học sinh. Trên cơ
sở đó sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Các câu văn
có lỗi cú pháp được lọc ra, ghi chép vào những
phiếu riêng biệt, sau đó xếp các phiếu vào từng
nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với một kiểu lỗi cú
pháp. Ví dụ: nhóm lỗi câu thiếu thành phần chủ
ngữ; nhóm lỗi câu thiếu thành phần vị ngữ; nhóm
lỗi câu thiếu kết cấu c–v nòng cốt… Sau đó, giáo
viên thống kê từng nhóm phiếu để nắm các thông
số chung.

-

2.2.2 Phân tích lỗi
Sau khi thống kê, phân loại các lỗi cú pháp của
học sinh, chúng tôi tiến hành phân tích các lỗi để
tìm ra những nguyên nhân khiến học sinh mắc lỗi
cú pháp, xem xét tỉ lệ mắc lỗi cú pháp trong bài
làm của từng lớp, tỉ lệ lỗi trong cùng một lớp.
Bước này giúp người nghiên cứu nắm bắt được
những lỗi cú pháp phổ biến của học sinh, nắm
được các đối tượng học sinh thường mắc lỗi cú
pháp cũng như những nguyên nhân chủ yếu của
hiện tượng này.

Tỉnh lược từ ngữ là phương pháp phổ biến
nhằm giúp học sinh sửa các lỗi như câu thiếu
thành phần chủ ngữ, câu thiếu thành phần vị
ngữ, câu thiếu kết cấu c–v nòng cốt…
Ví dụ:

(8) Qua Truyện Kiều cho thấy một tinh
thần nhân đạo sâu sắc. (câu thiếu chủ ngữ)
Chỉ cần tỉnh lược yếu tố “qua”, ta sẽ có câu đúng
cấu trúc cú pháp: Truyện Kiều cho thấy một tinh
thần nhân đạo sâu sắc.
(9) Đối với việc học tập của chúng ta phải
cố gắng hết sức. (câu sai)
(10) Đối với việc học tập, chúng ta phải cố
gắng hết sức. (câu đúng)

2.2.3 Lập sổ tay ngữ pháp cho học sinh
Chúng tôi nhận thấy, phần lớn các lỗi cú pháp
học sinh mắc phải là do các em không nắm rõ
những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt.
Trong khi đó, những kiến thức này thực chất đã
được giảng dạy trong chương trình Ngữ văn từ

-

50

Thêm từ ngữ là phương pháp đơn giản giúp
học sinh khắc phục các lỗi cú pháp phổ biến.
Chỉ cần thêm một vài từ ngữ và dấu câu thích
hợp, ta sẽ biến những câu sai thành câu đúng.

Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 47 – 53

Part A: Social Sciences, Humanities and Education

Trong câu (19), “Khnhum” = tôi, “ting” = mua,
“bai” = cơm, “tâu” = đi. Vậy, trật tự các từ sẽ là:
“Tôi mua cơm đi”, hoàn toàn khác với trật tự
trong ngữ pháp tiếng Việt. Hay, một câu tiếng
Việt “Bốn con trâu đang ăn cỏ” thì người Khmer
lại nói là “Kro buôn kompung si smau” (Con trâu
bốn đang ăn cỏ). Việc đối chiếu giữa hai ngôn
ngữ sẽ giúp học sinh dễ nhận ra lỗi để sửa chữa
đồng thời hạn chế tái diễn việc mắc lỗi trong
những bài viết sau.

Ví dụ:
(11) Qua Truyện Kiều cho thấy một
tinh thần nhân đạo sâu sắc. (câu sai)
(12) Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã
cho thấy một tinh thần nhân đạo sâu
sắc. (câu đúng)
(13) Nguyễn Du, một nhà thơ có trái
tim nhân đạo. (câu sai)
(14) Nguyễn Du là một nhà thơ có trái
tim nhân đạo. (câu đúng)
-

Khi vận dụng các phương pháp này cần lưu ý, thứ
nhất, chúng ta có thể thêm hoặc bớt dấu câu (chủ
yếu là dấu phẩy) một cách linh hoạt. Thứ hai, có
thể cùng một lúc vận dụng nhiều phương pháp
khác nhau để không chỉ tạo ra câu đúng mà còn
tạo ra câu hay. Thứ ba, việc sửa lỗi câu phải dựa
vào cấu trúc chung của đoạn văn, của các câu
trước và các câu sau câu sai để tránh trường hợp
tạo ra một câu đúng nhưng không hợp ngữ cảnh.
Thứ tư, khi sửa câu cần cố gắng tôn trọng ý đồ
diễn đạt của học sinh.

Thêm kết cấu c–v cho câu ghép thiếu thành
phần
Ví dụ:
(15) Vì Thuý Kiều là một cô gái tốt
đẹp. (câu sai)
(16) Vì Thuý Kiều là một cô gái tốt
đẹp nên nàng phải được sống trong
hạnh phúc. (câu đúng)
(17) Mà còn giúp ích được gia đình.
(câu sai)

2.2.5 Sửa lỗi và hướng dẫn học sinh sửa lỗi

(18) Học tập không chỉ giúp ích được
cho bản thân chúng ta mà còn giúp
ích được gia đình. (câu đúng)
-

Sau khi phân tích lỗi cú pháp trong bài làm của
học sinh, lựa chọn các biện pháp sửa lỗi phù hợp,
chúng tôi tiến hành áp dụng trong tiết trả bài viết
số 3. Kết quả cho thấy, hầu hết học sinh đều hiểu
được những lỗi về cú pháp trong bài làm của
mình, đồng thời, biết cách vận dụng các phương
pháp do giáo viên cung cấp để tự sửa lỗi.

Tham chiếu với tiếng mẹ đẻ của học sinh
(tiếng Khmer) để sửa các câu sai do vi phạm
qui tắc kết hợp. Ngoài những câu sai cú pháp
khá phổ biến (mà cả học sinh người Kinh cũng
hay mắc phải) như đã nêu, chúng tôi nhận thấy
trường hợp câu sai về kết hợp là lỗi đặc trưng
của học sinh Khmer. Nguyên do là các em
nhầm lẫn giữa ngữ pháp tiếng mẹ đẻ Khmer và
ngữ pháp tiếng Việt. Do đó, để sửa loại câu
này, người dạy cần phải tham chiếu giữa câu
tiếng Việt và câu tiếng Khmer, từ đó chỉ ra sự
khác biệt cơ bản, đồng thời giúp học sinh nhận
diện và tự sửa lỗi.

2.2.6 Luyện tập thực hành
Vì thời lượng dành cho một tiết trả bài viết là rất
ngắn, do vậy, ngoài việc hướng dẫn học sinh phát
hiện và sửa lỗi cú pháp tại lớp, chúng tôi còn
hướng dẫn các em phương pháp luyện tập thực
hành. Đây là cách để học sinh Khmer có thể tự
trau dồi kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi về cú pháp,
từ đó dẫn đến viết câu đúng, câu hay.
Việc sửa lỗi cú pháp của học sinh là rất quan
trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa là sau
quá trình hướng dẫn học sinh cách phát hiện và
sửa lỗi cú pháp, các em từng bước hạn chế lỗi.

Ví dụ:
(19) Khnhum ting bai tâu. (Tôi đi mua
cơm.)

51

nguon tai.lieu . vn