Xem mẫu

1. LIÊN HIỆP QUỐC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC TẾ. Liên Hiệp Quốc được thành lập trên cơ sở tổ chức tiền thân là Hội Quốc Liên (League of Nations), theo sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ W.Wilson sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Hoa Kỳ tuy sáng lập ra Hội Quốc Liên nhưng lại không chính thức làm hội viên, hơn thế quy chế hoạt động của hội lại lỏng lẻo, các cường quốc như Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Pháp, Nga, Đức, Ý, Nhật Bản tham gia vốn chỉ để tranh giành ảnh hưởng của mình. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo, nhưng chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Hội quốc liên buộc phải giải tán. Trước sự tàn phá có tính hủy diệt của chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước khối Đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng lập lại, giữ gìn hòa bình thế giới và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới. Xuất phát từ sáng kiến của Tổng thống Mỹ Roosevelt, tại Hội nghị Yalta ở Crưm, nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất cùng Trung Quốc thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới và gửi thư mời các nước chống Phát xít tham gia. Từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, California, Hoa Kỳ để thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập với sự tham dự của 51 nước. Đến năm 2006 có 192 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, gồm tất cả các quốc gia độc lập được thế giới công nhận. Trong số những nước không phải thành viên, đáng chú ý nhất là Đài Loan, vì ghế của họ tại Liên Hiệp Quốc đã được chuyển giao cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào 1 năm 1971; Tòa Thánh Vatican, vốn đã từ bỏ quy chế thành viên nhưng vẫn là một “quốc gia” quan sát viên. Thành viên mới nhất của Liên Hiệp Quốc là Montenegro, chính thức gia nhập ngày 28 tháng 6 năm 2006. Những mục đích được nêu ra của Liên Hiệp Quốc là ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ nhân quyền, cung cấp một cơ cấu cho luật pháp quốc tế, và để tăng cường tiến bộ kinh tế, xã hội, cải thiện các điều kiện sống và chống lại bệnh tật, đói nghèo. Liên Hiệp Quốc tạo cơ hội cho các quốc gia nhằm đạt tới sự cân bằng trong sự phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện thế giới và giải quyết các vấn đề quốc tế. Nhằm mục đích đó, Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn một Tuyên ngôn Chung về Nhân Quyền năm 1948. Sứ mệnh cao cả của Liên Hiệp Quốc được ghi rõ trong những dòng đầu tiên của Hiến chương Liên Hiệp Quốc là sự phản ánh nguyện vọng cháy bỏng của các dân tộc mới trải qua những mất mát chưa từng có trong chiến tranh thế giới thứ hai ­ đó là “ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới”. Nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của một cơ sở toàn diện cho hòa bình, các quốc gia thành viên đề ra mục đích hàng đầu của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên Hiệp Quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó. Để tạo điều kiện về tổ chức, thể chế cho Liên Hiệp Quốc đảm nhiệm được vai trò của mình, Hiến chương đã quy định những nguyên tắc cho quan hệ giữa các quốc gia và hoạt động của Liên Hiệp Quốc mà sau này trở thành những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. 2 Cùng với đó là bộ máy gồm sáu cơ quan chính chịu trách nhiệm về các lĩnh vực hoạt động khác nhau là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC), Hội đồng Quản thác, Tòa án quốc tế và Ban Thư ký được thành lập. Trong số đó, Hội đồng Bảo an được trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và được các quốc gia ủy quyền đưa ra các biện pháp, kể cả các biện pháp cưỡng chế nhằm giải quyết hòa bình các tranh chấp, chống lại các đe dọa xâm lược, phá hoại hòa bình. Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005). Vai trò quan trọng của Liên Hiệp Quốc cũng thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua, tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc, tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, Liên Hiệp Quốc hiện có tới 192 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm các cơ quan chính nêu trên, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế ­ xã hội đặt ở các khu vực. Nói đến số lượng thành viên đông đảo như hiện nay của Liên Hiệp Quốc, chúng ta có thể kể đến thành công của Liên Hiệp Quốc trong việc thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới 750 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập. Đóng góp lớn nhất của Liên Hiệp Quốc là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 64 năm qua. Một số cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của Liên Hiệp Quốc. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực trên thế giới. 3 Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang phát triển là ưu tiên trong hoạt động của Liên Hiệp Quốc, trong đó có việc nhằm thúc đẩy “Vòng đàm phán Doha” về thương mại vì phát triển. Từ năm 1960, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các nước đang phát triển; bên cạnh đó, các tổ chức của Liên Hiệp Quốc đã có sự hỗ trợ trực tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các quốc gia đã ký kết hơn 500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao lưu quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia thành viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền là Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 công ước, tuyên bố được thông qua sau này về các vấn đề khác nhau về quyền con người. Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy Liên Hiệp Quốc làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, những vấn đề toàn cầu như hiện nay. Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000, Hội nghị cấp cao năm 2005 và tại Phiên thảo luận cấp cao chung Khóa 62 Đại hội đồng Liên 4 Hiệp Quốc có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam, các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của Liên Hiệp Quốc trong thời gian tới. Đó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện Liên Hiệp Quốc… Hiện nay, Liên Hiệp Quốc đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này. Thực tế cho thấy những nhân tố quyết định thành công các hoạt động của Liên Hiệp Quốc là ý chí chính trị của các quốc gia và sự tôn trọng những nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Vai trò cơ bản của Liên Hiệp Quốc được thể hiện trên một số vấn đề cơ bản sau: Về kiểm soát và giải giáp vũ khí. Thực hiện sứ mệnh cao cả là bảo đảm an ninh thế giới và “ngăn ngừa một cuộc chiến tranh thế giới mới”, vấn đề kiểm soát và giải giáp vũ khí nói chung, vũ khí hủy diệt nói riêng, luôn được Liên Hiệp Quốc quan tâm. Trên thực tế, nghị quyết đầu tiên của phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng (ngày 24 tháng 1 năm 1946) có tiêu đề "Sự thành lập một Ủy ban giải quyết các vấn đề phát sinh do sự phát minh ra năng lượng nguyên tử" và kêu gọi đưa ra những đề xuất khoa học cho "sự hạn chế trang bị các loại vũ khí nguyên tử và tất cả các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt", chính là sự thể hiện mục tiêu xuyên suốt của Liên Hiệp Quốc. Gần đây nhất, tháng 9/2009, tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 64 tập trung vào chủ đề “ứng phó hiệu quả với các cuộc khủng 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn