Xem mẫu

  1. Lịch sử phim câm Ngay từ buổi bình minh của điện ảnh, các nhà sản xuất phim đã liên tục tìm tòi để có thể ghép âm thanh vào phim, nhưng chẳng có biện pháp nào tỏ ra hiệu quả. Mãi tới cuối thập niên 20, phim có tiếng mới bắt đầu xuất hiện. Hầu hết phim được sản xuất trong thập niên 20 không có tiếng. Chúng được chiếu với phần đệm của đàn piano hay organ, thỉnh thoảng có cả người dẫn truyện hay những diễn viên đứng sau màn ảnh. Khi phim truyện dài (sử dụng ít nhất 4 cuộn phim, thời gian tối thiểu là 40 phút) trở thành chuẩn trong khoảng những năm 1910 các rạp chiếu lớn thuê hẳn một ban nhạc lồng âm thanh cho phim. Đương nhiên, họ chỉ chơi những bản nhạc được viết dành riêng cho bộ phim đó. Cho đến tận Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), các nhà làm phim châu Âu vẫn thống trị thị trường phim của thế giới. Pháp được xem như là nước dẫn đầu trong sản xuất phim, mặc dù các nước châu Âu khác như Đan Mạch hay Italy cũng đóng một vai trò quan trọng. Thế rồi chiến tranh (chủ yếu diễn ra ở châu Âu) đã phá vỡ những thành quả của điện ảnh của lục địa già. Với sự sụp đổ nhanh chóng của các hãng xuất khẩu phim ở châu Âu, một số nơi khác như Mỹ Latin đã nhanh chóng vươn lên. Nhưng các công ty Mỹ nhanh chân hơn cả. Phim của Mỹ được sản xuất theo chiến lược từng được áp dụng ở châu Âu nhưng với chi phí thấp hơn nhiều. Vì thế mà tới thập niên 20, phim sản xuất từ Mỹ chiếm 3/4 tổng số phim trên toàn thế giới.
  2. Một cảnh gay cấn trong Safety Last (1923). Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các nhà làm phim Mỹ đã để lại dấu ấn ở thể loại hài kịch và thần thoại. Các nhà làm phim Mỹ lại bắt đầu tụ tập về nam California, tại khu vực ngoại ô Hollywood, Los Angeles. Từ đây Hollywood trở thành một biểu tượng đầy quyến rũ, còn điện ảnh đã trở thành một ngành giải trí phổ biến. Griffith David Wark được mệnh danh là The Father of the Motion Picture (Cha đẻ của phim ảnh). Ông đã đưa điện ảnh từ thời kỳ One-reelers trong buổi đầu sang một kỷ nguyên thống trị của Hollywood. Khởi nghiệp trong vai trò diễn viên, tới năm 1908 ông trở thành giám đốc của American Mutoscope & Biograph Company tại thành phố New York. Trong khoảng thời gian từ 1908 tới 1913, ông sản xuất gần 500 phim. Năm 1915, Griffith phát hành The Birth of A Nation - bộ phim về cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865). Với thời lượng gần 3 giờ, bộ phim gây sửng sốt cho khán giả bởi những cảnh quay hoành tráng. Với tác phẩm này, Griffith trở thành người đặt nền móng vững chắc trong quá trình biến điện ảnh thành một bộ môn nghệ thuật.
  3. Charlie Chaplin trong phim The Gold Rush (1925). Trước thời của Griffith, phim chỉ là những đoạn ngắn, chủ yếu là tình tiết, còn diễn xuất và công đoạn biên tập hầu như không được quan tâm. Phim của Griffith thường xuyên được chiếu trong thời gian dài, luôn có tình tiết kịch tính, cao trào, với những nhân vật sống động và được sản xuất trình độ kỹ thuật cao. Ông còn là người đưa ra những ý tưởng nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh như: quay cận cảnh (close-up); sự mờ dần (fade-out, một hình thức chuyển đổi các cảnh khác nhau trong phim, cảnh đầu sẽ dần dần mờ đi và cảnh sau xuất hiện); chiếu lại (cutback) hoặc hồi tưởng (flashback, nhằm làm cho tình tiết và cách xây dựng nhân vật dễ hiểu hay để giới thiệu những cảnh có thời gian về trước). Năm 1920, cùng với các diễn viên Douglas Fairbanks, Mary Pickford và Charlie Chaplin, Griffith thành lập United Artists Corporation nhằm sản xuất những bộ phim truyện. Phần lớn phim mà hãng sản xuất là phim câm, trừ một số tác phẩm cuối cùng như Lady of the Pavements (1929), Abraham Lincoln (1930) và The Struggle (1931). Mặc dù có âm thanh, những phim này vẫn thất bại về mặt doanh thu. Bất chấp những đột phá của Griffith và nhiều nhà làm phim, hài kịch vẫn là thể loại chủ yếu của phim câm. Sau những phim không có nội dung và hài kịch có nội dung khiếm nhã, một phong cách mới có tên slapstick đã nổi lên trong giai đoạn này. Mack Sennett, một diễn viên, đạo diễn phim hài với Griffith, đã thành lập một công ty mới có tên Keystone vào năm 1912. Công ty này đã góp vai trò
  4. quan trọng trong việc phát triển thể loại slapstick và sản sinh ra một diễn viên huyền thoại: vua hề Charlin Chaplin. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phim câm của Mỹ thống trị thị trường thế giới. Pháp không còn giữ vị trí độc tôn, nhưng vẫn là trung tâm lý luận điện ảnh. Phim câm phát triển mạnh mẽ từ năm 1925 và rơi vào thoái trào kể từ khi phim có âm thanh ra đời. Tại Đức Trong thập niên đầu sau chiến tranh, công nghiệp điện ảnh Đức phát triển mạnh mẽ nhất ở châu Âu, bất chấp sự xâm nhập của phim Mỹ và ảnh hưởng của những tài năng nổi tiếng đến từ Hollywood. Mặc dù phim Đức mang tính thương mại, các nhà làm phim nước này vẫn quan niệm rằng điện ảnh là một loại hình nghệ thuật, tức là phải mang lại một sự chú ý đặc biệt trong không gian nghe nhìn, truyền đạt nội dung tới người xem thông qua nghệ thuật quay phim, ánh sáng, dựng cảnh. The Cabinet of Dr. Caligari, một bộ phim tiêu biểu của Đức được sản xuất vào năm 1919. Do vừa trải qua chiến tranh, giới làm phim Đức chủ trương sản xuất những bộ phim thật đặc biệt, vượt qua sự thù địch chiến tranh để thâm nhập thị trường thế giới. Chủ nghĩa biểu hiện (Expressionism), một trào lưu nghệ thuật sử dụng
  5. những hình tượng bóp méo có chủ định để diễn tả cảm xúc, đã ảnh hưởng đến những tác phẩm nổi tiếng sau chiến tranh của điện ảnh Đức. Tại Liên bang Xô viết Năm 1917, chế độ Sa Hoàng sụp đổ sau cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại do những người Bôn-sê-vít lãnh đạo, nước Nga từ đây đổi tên thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa liên bang Xô Viết. Với những sự kiện như vậy, các nhà làm phim trẻ ở Xô Viết hăng hái thiết lập một loại hình nghệ thuật điện ảnh mới dựa trên lý tưởng cách mạng. Phim câm ở Nga trở nên đáng chú ý vì sự kết hợp giữa chính trị với những quan niêm mới về mỹ học. Những tác phẩm của các nhà làm phim như Sergey Eisenstein, Dziga Vertov và Eisenstein tiếp tục đặt ra câu hỏi đầy thách thức về mối quan hệ giữa nghệ thuật và chính trị, trước hết là những tranh cãi gay gắt trong nước. Sergey Eisenstein, một trong những nhà làm phim hàng đầu của Nga trong những năm đầu của chế độ Xô viết.
  6. Tại Pháp Điện ảnh Pháp không còn nắm giữ vị trí độc tôn trên thế giới sau chiến tranh, thậm chí tồn tại một cách chật vật. Các nhà lý luận điện ảnh Pháp đặt ra các hạn định như "photogenie" và "cinegraphie" để diễn tả cách nhìn của họ về điện ảnh, theo đó phim phải làm nổi bật những hình ảnh hơn là sử dụng các rạp chiếu phim để truyền đạt những hành động kịch tính. Những lý luận này nhanh chóng được áp dụng cho hầu hết các bộ phim ngắn. Ferdinand Léger, một trong những nhà làm phim hàng đầu của Pháp sau Thế chiến thứ nhất. Giai đoạn lớn mạnh của phim câm Đến 1925, Mỹ đã có một nền công nghiệp phim rộng lớn và phim do nước này sản xuất vẫn thống trị thị trường thế giới. Đối thủ đáng gờm nhất của Mỹ là Đức và Nhật, mặc dù phim của Nhật chủ yếu dành cho thị trường trong nước. Coi phim là sản phẩm văn hóa vật thể quan trọng, nhiều nước đã đầu tư rất nhiều tiền của vào các dự án điện ảnh. Trong suốt thời gian này, điện ảnh đã trở thành ngành công nghiệp mang tính quốc tế, thể hiện ở làn sóng di chuyển liên tục trên phạm vi toàn cầu của diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất, chuyên gia âm thanh ...
  7. Giá đựng phim trong một studio ở Hollywood. Khi số lượng phim được sản xuất mỗi năm ở Hollywood và những nơi khác trên thế giới đạt tới hàng trăm, nhu cầu phân chia chúng theo các thể loại (genres) ra đời. Những thể loại đầu tiên là hài kịch (Comedy), viễn Tây (Western), thần thoại (Mystery), kinh dị (Horror), lãng mạn (romance), kịch melo (melodrama - melody), và chiến tranh (War). Chúng có thể được biến thể hoặc kết hợp với thể loại khác. Một cảnh trong phim The Lodger (1926).
  8. Sự xuất hiện của phim tài liệu câm Phim về những sự kiện có thật từng gây chú ý trong những ngày đầu của điện ảnh, nhưng sau này lại bị lãng quên bởi lấn lướt của những phim thương mại trong hai thập niên đầu của kỷ 19. Thể loại này dần dần được thay thế bởi những phim thời sự - tập hợp nhiều đoạn phim ngắn được biên tập từ các đoạn tin tức. Phim thời sự trở thành một chương trình được chiếu phổ biến trong các rạp chiếu phim từ đầu thập niên 30 và được biết đến nhiều hơn dưới tên "Phim tài liệu". Chúng được sản xuất nhằm mục đích giáo dục hay tuyên truyền trong chiến tranh. Trong suốt thời gian này, các nhà làm phim Mỹ tiếp tập trung khai thác những đề tài về thế giới xung quanh, đưa hình ảnh về con người, địa danh chưa từng được biết đến lên màn ảnh. Những nhà làm phim nổi tiếng ở châu Âu, đặc biệt là tại Nga và Pháp, cũng bắt đầu để ý đến thể loại phim tài liệu.
nguon tai.lieu . vn