Xem mẫu

  1. Lịch sử phim khoa học viễn tưởng Một cảnh trong phim Le Voyage dans la Lune.
  2. Phim khoa học viễn tưởng xuất hiện ngay từ 5 năm cuối thế kỷ 19. Ban đầu, chúng thường có thời lượng từ một đến hai phút với hình ảnh đen trắng và nội dung hài hước. Những phim đầu tiên Năm 1902, đạo diễn Georges Méliès cho ra đời Le Voyage dans la Lune (Hành trình tới Mặt Trăng), bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên dựa trên một cuốn tiểu thuyết. Nó mô tả hành trình tới Mặt Trăng của một tàu vũ trụ dựa trên sức đẩy của một khẩu súng cực lớn. Ngoài nội dung mới lạ, Le Voyage dans la Lune còn cho khán giả thấy những kỹ xảo hình ảnh đầy sáng tạo, trở thành chuẩn mực cho những phim khoa học viễn tưởng ra đời sau. Năm 1910, tiểu thuyết Frankenstein nổi tiếng của nhà văn Mary Shelley được đưa lên màn ảnh rộng. Đây là bộ phim đầu tiên kết hợp yếu tố viễn tưởng với yếu tố kinh dị. Mặc dù chỉ dài 16 phút, phim vẫn khiến khán giả cảm thấy thót tim suốt thời gian chiếu. Trong những năm sau, bộ phim tiếp tục được làm lại nhiều lần. Mãi tới năm 1916, khán giả mới được xem bộ phim khoa học viễn tưởng có thời lượng lớn hơn 16 phút. Đó là 20.000 Leagues Under the Sea - được dàn dựng dựa trên cuốn tiểu thuyết của nhà văn Jules Verne. Thập niên 20 Những năm 20 chứng kiến sự khác biệt rõ rệt giữa tiểu thuyết khoa học của Mỹ và châu Âu. Các nhà làm phim châu Âu có xu hướng sử dụng thể loại này để dự đoán và bình luận về những vấn đề xã hội. Ngược lại, các nhà làm phim Mỹ thường sử dụng thể loại này để tạo ra những anh hùng, thiết bị và hành động siêu
  3. tưởng. Xu hướng đó vẫn ảnh hưởng tới Hollywood cho đến tận ngày nay, thể hiện ở sự ra đời của series phim về điệp viên 007, Người Nhện và Người Dơi. Một cảnh trong phim 20.000 Leagues Under the Sea (1916). Thập niên 30 Trong thời kỳ Đại suy thoái, xem phim là cách để người dân quên đi thực trạng kinh tế tồi tệ. Đây cũng là giai đoạn mà các nhà làm phim chứng kiến thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp điện ảnh. Phim câm bị thay thế bởi phim có âm nhạc và hội thoại. Thay vì ưu tiên kỹ xảo ảnh tĩnh, các phim khoa học viễn tưởng tập trung vào diễn viên. Nội dung phim cũng tập trung vào con người, chứ không phải là sinh vật lạ, thảm họa hay thám hiểm không gian như ở thập niên 20. Thập niên 30 cũng chứng kiến sự trỗi dậy của thể loại phim khoa học viễn tưởng nhiều tập. Được sản xuất với chi phí thấp, nội dung của chúng thường tập trung vào những nhà khoa học điên khùng, thiết bị khoa học tối tân và âm mưu thống trị thế giới. Phim kinh dị có yếu tố viễn tưởng cũng xuất hiện như nấm sau mưa, chẳng hạn như The Invisible Man (1933). Thập niên 40
  4. Trong bối cảnh Đại chiến thế giới lần thứ hai phủ bóng đen khắp thế giới, số lượng phim được phát hành giảm đi rõ rệt. Ở thời kỳ này, phần lớn phim được sản xuất để phục vụ mục đích tuyên truyền cho chiến tranh. Những tác phẩm khoa học viễn tưởng đáng chú ý ở thời kỳ này gồm Dr Cyclops - bộ phim màu đầu tiên - và Superman của xưởng phim Fleischer. Thập niên 50 Trong những năm 50, phim khoa học viễn tưởng cuối cùng cũng đã được coi là một thể loại độc lập. Sự trỗi dậy của thể loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng trong thời kỳ này khiến chất lượng phim tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, xu hướng làm phim khoa học viễn tưởng với kinh phí thấp vẫn phổ biến. Những tác phẩm như thế được gọi là phim loại B. Một cảnh trong The Beast From 20.000 Fathoms (1953) Sau khi nước Mỹ chế tạo thành công bom nguyên tử, loại vũ khí hủy diệt này trở thành đề tài mới trong phim khoa học viễn tưởng. Đề tài thám hiểm Mặt Trăng cũng xuất hiện nhiều hơn. Với Destination Moon (1950), lần đầu tiên công chúng Mỹ được chứng kiến một chuyến du hành vũ trụ lên Mặt Trăng. Bộ phim thành công vang dội trên cả hai phương diện nghệ thuật và doanh thu. Cũng trong thập niên 50, Ray Harryhausen bắt đầu sử dụng kỹ thuật stop- motion (sử dụng nhiều ảnh tĩnh để làm một cử động) trong cả phim khoa học viễn tưởng và phim thần thoại. Kỹ thuật của ông xuất hiện trong các phim The Beast
  5. From 20.000 Fathoms (1953), Earth vs. the Flying Saucers (1956) và 20 Million Miles to Earth (1957). Tuy nhiên, Ray chưa bao giờ được đề cử Oscar cho công lao của ông. Những chủ đề về thuyết khải huyền cũng bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất phim khoa học viễn tưởng. Ngoài ra, thập niên 50 cũng chứng kiến sự xuất hiện của những phim về quái vật. Nhiều phim khoa học về quái vật được phát hành vào những năm giữa thập niên này được coi là kinh điển, chẳng hạn như Forbidden Planet.
nguon tai.lieu . vn