Xem mẫu

  1. Cách mạng công nghiệp Anh * Tiền đề: Nước Anh có hệ thống công trường thủ công rất phát triển, có nguồn vốn lớn qua tích luỹ nguyên thuỷ tư bản (chủ yếu do buôn bán len dạ theo giá độc quyền), có hệ thống công trường thủ công rất phát triển đó là nền thị trường cung cấp nguyên liệu - Chính trị: Cách mạng tu sản diên ra rất sớm, chế độ phong kiến bị tan rã dần trong quá trình đào đất và tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 chế độ đó bị thủ tiêu hoàn toàn Các đạo luật về ruộng đất, luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản như cho vay nặng lãi, độc quyền buôn bán với các nước thuộc địa, luật khuyến khích nông nghiệp, luật cấm lao động kỹ thuật ra nước ngoài, luật cấm xuất khẩu các dụng cụ máy móc và bản vẽ kỹ thuật...Những chính sách, biện pháp kinh tế đó thực sự đã chuẩn bị tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. * Diễn biến: Cuộc cách mạng công nghiệp Anh thực sự diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các nhà máy công nghiệp (vào thời kỳ 1733-1825) với việc xuất hiện chiếc thoi bay trong nghành dệt. Đó là công cụ thủ công được cải tiến chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đưa bằng taytừ đó dẫn đến năng suất trong nghành dệt tăng lên và gây ra mâu thuẫn trong nghành dệt; dệt nhanh dùng nhiều sợi nhưng sợi không cung cấp kịp từ đó yêu cầu khách quan đưa ra là cải tiến nghành kéo sợi. Năm 1768 chiếc máy kéo sợi tư nhân ra đời. Việc sử dụng máy kéo sợi đã tăng khối lượng sợi tăng nhanh khiến chao các thợ dệt làm không kịp. Năm 1785 máy dệt cơ khí ra đời. Nhu cầu kim loại để chế tạo máy móc được phát triển Năm 1784 Henxicoc đã phát minh ra phương pháp dùng than đá để nấu gang thành sắt. Phát ming này làm cho năng suất lao động trong ngành luyện kim tăng lên. Năm 1789 chiếc cầu sắt đầu tiên được xây dựng tại thành phố Looc (Anh). Năm 1830 tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới dài 27km được nối từ thành phố Manchester đến Liverpool. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn với sự phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp. Năm 1784 James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước và trở thành biểu tượng cho thời kỳ phát triển của CNTB. * Đặc điểm Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ ( ngành dệt ) rồi sau đó nó dẫn đến các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí Bắt đầu từ các máy công cụ đến các máy động lực đỉnh cao là máy hơi nước Tuân thủ theo trình tự từ thấp tới cao, từ thủ công lên nửa cơ khí Là quá trình tước đoạt và bần cùng hoá nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa. * Kết quả - Về kinh tế: Cách mạng công nghiệp Anh là bước nhảy vọt trong quá trình phát triển sức SX ở Anh, nó tạo ra nền công nghiệp đại cơ khí, cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng với nó. Đến gần cuối thế kỷ 19 nước Anh trở thành công xưởng thế giới, có vai trò hàng đầu trong thương mại và tín dụng quốc tế. Sản lượng công nghiệpAnh chiếm 50% sản lượng công nghiệp trên toàn thế giới. Nước Anh có nền kinh tế phát triển mạnh nhất thời kỳ này. Tuy nhiên các cuộ khủng hoảng kinh tế chu kỳ vẫn diễn ra, cuộc khủng hoảng đầu tiên là năm 1825 tiếp đến 1837, 1847, 1857....làm cho hàng ngàn hãng buôn bị phá sản do đó cuộc sống của người nông dân trong nước gặp nhiều khó khăn và mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. - Về chính trị: Cơ cấu trong giai cấp XH thay đổi, Cách mạng công nghiệp làm phá sản nông dân và thợ thủ công biến họ thành những người vô sản buộc họ phải làm việc cho các nhà máy từ 12 đến 14 giờ/ngày, tiền lương thực tế lại giảm xuống. Khi đưa máy móc vào thay thế cho lao
  2. động thủ công thì dẫn đến công nhân bị mất việc, đời sống của công nhân ngày càng bị bần cùng hoá - Về cơ cấu dân cư: Dân cư trong nước bị xáo trộn, nhiều thành phố trở thành các trung tâm công nghiệp, đặc biệt là ở phía Bắc, Đông, dân số trong thành phố tăng nhanh chóng, dân cư trong nông thôn bị giảm xuống Năm 1870 ở Anh có 72% dân số sống ở thành thị, như vậy CMCN đồng thời là đô thị hoá và phát triển phân công lao động XH Kinh tế TBCN thời kỳ 1951-1973 Đây là giai đoạn kinh tế các nước TB tăng trưởng khá nhanh và ổn định, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn trước với tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 5.3%/năm Về công nghiệp: Là ngành có sự phát triển nhanh, bình quân mỗi năm tăng 5.5%/năm. Các ngành công nghiệp then chốt như cơ khí, điện, hoá chất...có tốc độ tăng trưởng từ 7->8%/năm. Các ngành CN khác như luyện kim, dệt tăng 3->5%/năm Về nông nghiệp: Sau chiến tranh nhiều cơ sở SXKD trong nông nghiệp đã được hiện đại hoá do đó sản lượng trong nông nghiệp phát triển nhanh chóng, nhiều nước đã tự túc và xuất khẩu được lương thực. Lực lượng lao động trong nông nghiệp bị giảm xuống (chiếm dưới 10% trong tổng lực lượng lao động) Kinh tế các nước TB tăng trưởng nhanh trong giai đoạn này là do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Nguyên nhân 1: Đẩy mạnh ứng dụng những thnàh tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật Các nước TBCN ứng dụng KH-KT lần 2 đã tác động lớn đến phát triển kinh tế các nước TB. Làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế bình quân (CN, NN, DVụ) theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống đồng thời tỷ trọng CN, DV tăng lên. Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi. Các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác than, luyện kim có tốc đọ phát triển chậm hơn các ngành công nghiệp hoá chất, năng lượng, chế tạo các cơ sở lâu bền... Làm thúc đẩy quá trình phân công lao động giữa các nước TB ngày càng sâu sắc và tiến tới chuyên môn hoá một số ngành Làm thay đổi hình thức tổ chức phương pháp quản lý ở các nước TB theo hướng trang bị máy tính điện tử vào các khâu của quá trình sản xuất. + Nguyên nhân 2: Do sự can thiệp và điều tiết của nhà nước vào đời sống kinh tế XH thông qua chính sách kinh tế vi mô, tài chính tiền tệ, thuế.... - Nhà nước bỏ vốn đầu tư vào XD cơ sở hạ tầng như điện , đường.... - Nhà nước thực hiện chính sách phúc lợi XH, tăng chi tiêu cho phúc lợi XH để làm giảm những mâu thuẫn giai cáp tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế. VD: năm 1950 Mỹ chi cho phúc lợi XH 37.4% ngân sách nhà nước, đến năm 1970 tăng 48.2% ngân sách để chi cho y tế, giáo dục, BH, trợ cấp thất nghiệp + Nguyên nhân 3: Do sự liên kết kinh tế của các nước tư bản Hiệp dịnh chung GATT (Hiệp định chung về thương mại và thuế quan) có tác dụng làm giảm hàng rào thuế quan và phí thuế quan thúc đẩy thương mại phát triển. Ngày 01/01/1995 WTO (Tổ chức thương mại thế giới ra đời) nó sát cánh cùng với GATT để phát triển. Hệ thống tiền tệ quốc tế (Bretton Woods) ra đời năm 1946 với việc xác lập tỷ giá hối đoái cố định của đồng tiền các nước tư bản của một nước so với USD Mỹ và so với với vàng. Để duy trì hệ thống tiền tệ đó các tổ chức IMF (quỹ tiền tệ quốc tế) và WB (ngân hàng thế giới) ra đời để thực thi các chính sách tiền tệ. EEC (Cộng đồng kinh tế châu Âu) ra đời năm 1957 với mục tiêu là hỗ trợ và điều phối sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự chuyên môn hoá, liên minh kinh tế chính trị với các nước thành viên. + Nguyên nhân 4: Do sự đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước đang phát triển. Do các nước đang phát triển có nguồn nguyên liệu tự nhiên thiên nhiên vô cùng phong
  3. phú, có thị trường lớn để xuất khẩu, công nhân dồi dào và giá rẻ. + Nguyên nhân 5: Do tăng cường quân sự hoá nền kinh tế VD: Mỹ siêu lợi nhuận về SX vũ khí
nguon tai.lieu . vn