Xem mẫu

  1. LỊCH SỬ HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI NHÓM THỰC HIỆN: 1. Đoàn Văn Lân MSSV: 0669066 2. Nguyễn Thị Kim Điệp MSSV: 0669027 3. Nguyễn Thị Hà MSSV: 0669032 4. Phan Thị Huyền Trang MSSV: 0669158 5. Phan Thị Thuận MSSV: 0669137 6. Trần Văn Thành MSSV: 0669123 7. Lê Thị Trang MSSV: 0669156 8. Võ Thị Yến Trinh MSSV: 0669165 9. Nguyễn Thị Thẩm MSSV: 0669127 10. Bùi Thị Vịnh MSSV: 0669185 11. Mai Thị Lý                    MSSV: 0669080
  2. MỤC LỤC: I. Bối cảnh hình thành các học thuyết. II. Nội dung triết thuyết chính trị phương tây cổ đại:     1. Nội dung, tư tưởng triết huyết chính trị của  ARISTOTLE.     2. Nội dung, tư tưởng triết huyết chính trị của PLATON.     3. Nội dung, tư tưởng triết huyết chính trị của  DEMOCRITUS.     4. Nghệ thuật quyền lực của học thuyết chính trị phương  tây cổ đại. III. Kết luận.
  3. I. Bối cảnh hình thành các học thuyết chính trị phương Tây cổ đại: - Quá trình hình thành, phát sinh, phát triển của tư tưởng phương Tây cổ đại gắn liền với sự ra đời của nền văn minh lớn đó là nền văn minh Hy Lạp cổ đại với chế độ chiếm hữu nô lệ. - Vấn đề cơ bản nhất của lịch sử học thuyết chính trị phương tây cổ đại là vấn đề quyền lực và nghệ thuật quyền lực. - Lý giải về quyền lực và nghệ thuật quyền lực của lịch sử các học thuyết phương Tây cổ đại đi theo một quy luật riêng chịu sự ảnh hưởng của đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội mà cụ thể ở đây nền chính trị chiếm hữu nô lệ.
  4. - Vào thế kỷ XI đến thế kỷ thứ IX trước CN, các nhân tố giai cấp và nhà nước bắt đầu xuất hiện, mặc dù thương mại chưa phát triển rực rỡ nhưng nhân tố đặc biệt- tức là tầng lớp nô lệ thì đã xuất hiện. - Tù binh là nguồn nô lệ chủ yếu. Điều đó đã trở thành một trong những mục đích chính của chiến tranh. Cũng như nhiều loại sản vật khác, nô lệ đã biến thành một món hàng để mua bán. Ví dụ: một nô lệ có giá ngang từ 4 đến 20 con bò. - Mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp ấy gắn liền với cuộc đấu tranh của tầng lớp nhân dân khác chống các thế lực quý tộc bảo thủ là nguyên nhân chủ yếu làm cho các quốc gia thành thị Hy Lạp đi đến suy vong và dẫn tới sự phát triển tiến bộ của xã hội Hy Lạp cổ đại. Những cuộc đấu tranh ấy là mảnh đất hiện thực làm nảy sinh những mầm mống tư tưởng XHCN hoặc CSCN ban đầu đơn sơ tuy còn rất thô thiển, nhưng những nhân tố tư tưởng XHCN ấy đã lấp lánh như những hạt kim loại hiếm trong khối quặng.
  5. - Có rất nhiều phong trào đấu tranh trong thời kì này nhưng tất cả đều có một nét chung là diễn ra cục bộ chứ chưa có phong trào nào quan tâm thật sự đến số phận những người nô lệ. → Những điều kiện tự nhiên và xã hội với hệ thống nhà nước và pháp luật gắn liền với chế độ chiếm hữu nô lệ của nền văn minh Hi Lạp cổ đại đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các học thuyết chính trị phương Tây. → Các học thuyết chính trị phương Tây cổ đại với những nhà tư tưởng nổi tiếng như: Platon, Arixtot, Democrit, đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến con người cũng như chính trị- pháp luật của Châu Âu và cả thế giới.
  6. II.1. Nội dung, tư tưởng triết huyết chính trị của Aristotle Aristotle (384­322 Tr.CN) là nhà triết học Hy lạp cổ.  Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác coi Aristotle là  bộ bách khoa nhất trong số các nhà tư tưởng cổ  đại Hy Lạp. • Tư tưởng của ông: ­ Dù là học trò của Platon nhưng Aristotle đã phê  phán và vứt bỏ lý luận duy tâm về các ý niệm của  Platon. ­ Trái với Platon, Aristotle khẳng định bản chất(ý  niệm khái niệm) nằm ngay trong bản thân sự vật.  Cái chung không tồn tại song song hay tách rời cái  riêng.
  7. ­ Ông cho rằng sự sống và thế giới đều đang vận động.  Không có vận động thì không có thời gian, không gian và  vật chất. Những điều này mang quan điểm biện chứng  nhất định. ­ Ông không tách đạo đức ra khỏi chính trị. Ông cho rằng  không phải hi vọng vào thượng đế áp đặt để có người  công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu  cầu trên trái đất, phát triển những quyền lợi chính trị,  khoa học mới tạo nên những con người hoàn thiện trong  quan hệ đạo đức.  ­ Aristotle coi nghệ thuật quyền lực của nhà nước chính trị  được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết của con người về  đức hạnh công dân và đức hạnh nói chung. Vì vậy, nhà  chính trị trước hết phải là một công dân, có đức hạnh  công dân vừa là một người có đức hạnh con người nói  chung
  8. ­ Tiêu chuẩn xây dựng hình thức nhà nước kiểu mẫu là  khả năng phụng sự lợi ích chung, đi tìm hạnh phúc cho  xã hội. ­ Aristotle cho nhà nước là hình thức chung sống của công  dân. Ông đã phân biệt được trong thể chế chính trị có 3  bộ phận: cơ quan lập pháp, hành pháp và tòa án. Nó  được gọi là tam quyền phân lập ­ Theo Aristotle có 6 loại hình thể chế chính trị. Trong đó  có 3 loại hình thể chế chính trị đúng là: quân chủ, quý  tộc và cộng hòa. 3 thể chế sai là: bạo chúa, tập đoàn  chính trị và dân chủ. ­ Aristotle phân chia nhà nước theo số đông, chất lượng và  sức mạnh.
  9. Ông đã sai khi cho rằng địa vị xã hội của con người là bẩm  sinh, do đó con người sinh ra đã là nô lệ hoặc là chủ nô.  Ông có tư tưởng dân tộc khi muốn giải phóng tất cả những  người Hy Lạp khỏi nô lệ. → Về tư tưởng chính trị- xã hội của ông có nhiều đóng góp lớn cho nhân loại. Hậu thế đã kế thừa tư tưởng về tam quyền phân lập trong thể chế chính trị của ông. Sau này, Montesquier đã nghiên cứu nó một cách hoàn thiện hơn. Đa số các quốc gia hiện nay, dù ở chế độ nào thì thể chế chính trị cũng phân theo 3 bộ phận này.
  10. II.2. Nội dung, tư tưởng triết thuyết chính trị của Platon ­ Platon(427­347 tr. CN) sinh ra ở Athena, là nhà triết học  cổ đại Hy Lạp, được xem là thiên tài trên nhiều lĩnh vực  đặc biệt là triết học.  ­ Từng bị bán làm nô lệ và được giải thoát bởi một người  bạn. Năm 387 TCN sáng lập ra Viện Hàn Lâm và trường  đầu tiên trong lịch sử nhân loại­ nơi dành cho nghiên cứu  giảng dạy khoa học và triết học. • Học thuyết về ý niệm: đưa ra 2 quan niệm: ­ Thế giới các sự vật cảm biết. ­ Thế giới các ý niệm → Nhận thức của con người không phải là phản ánh các sự  vật cảm biết của thế giới khách quan mà là nhận thức về  ý niệm. → Từ quan niệm trên ông đưa ra khái niệm tồn tại và không  tồn tại.
  11. • Về mặt nhận thức: ­ Tri thức là cái có trước các sự vật chứ không phải là sự khái  quát kinh nghiệm trong quá trình nhận thức sự vật đó. ­ Nhận thức con người không phản ánh các sự vật của thế  giới khách quan mà chỉ là nhớ lại, hồi tưởng lại. ­ Chia làm 2 loại: tri thức đúng đắn và tri thức mờ nhạt. • Về mặt xã hội: ­ Đưa ra quan niệm về nhà nước lý tưởng trong đó sự tồn tại  và phát triển của nhà nước dựa trên sự phát triển của sự  vật vật chất, sự phân công hài hòa các ngành nghề và giải  pháp mâu thuẩn giữa các nhu cầu xã hội.
  12. ­ Ông đã đề xướng một chế độ cộng sản triệt để: tài sản  chung, vợ chung, con chung… nếu như không theo kiểu  chế độ vợ con chung thì ít nhất luật pháp cũng đặt ra  những quy tắc cho những cuộc hôn nhân mà theo đó  những cặp hôn phối buộc với nhau lỏng lẻo hơn. ­ Trong xã hội lý tưởng chia làm 3 giai cấp: + giai cấp thống trị. + Bọn võ sĩ được huấn luyện. + Những người làm nghề nông và công thương, phải lao  động để nuôi giai cấp thống trị và bọn võ sĩ. ­ Nô lệ thì không được xếp hạng trong xã hội.
  13. II.3. Nội dung, tư tưởng triết huyết chính trị của Democritus ­ Democritus(460­370 TCN) sinh ra ở Apde­ 1 thành phố  thương mại lớn ở vùng Tơraxo. ­ Là một nhà triết học duy vật lỗi lạc theo đường lối  nguyên tử luận ở Hy Lạp cổ đại. Người được C.Mác coi là  “ một bộ óc bách khoa đầu tiên trong những người Hy  Lạp cổ đại” ­ Ông hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt, là đại biểu xuất sắc  nhất cho CNDV thời cổ đại­ đối lập triệt để với đường lối  triết học duy tâm của Platon. ­ Ông viết nhiều tác phẩm(70 tác phẩm) thuộc nhiều lĩnh  vực khác nhau.
  14. * Nội dung tư tưởng: ­ Ông đứng trên lập trường của phái dân chủ , chủ nô. Kịch  liệt chống lại phái chủ nô quý tộc, là người bảo vệ chế độ  chiếm hữu nô lệ. ­ Ông kêu gọi chủ nô đối xử với nô lệ như với những bộ phận  trên cơ thể con người, ủng hộ dân chủ Athenes. ­ Ông là người vô thần. Theo ông chỉ có những ảo tưởng về  thượng đế. ­ Democritus có thái độ tiêu cực với gia đình, trẻ em và phụ  nữ. Ông đề cao tình bạn chân chính, con người phải biết sử  dụng giàu có để phục vụ cho nhân dân. ­ Ông coi chính trị là một thứ nghệ thuật vĩ đại. ­ Democritus cho rằng đạo đức đòi hỏi phải có sự tuân thủ  luật pháp, chính quyền và sự hơn hẳn về trí tuệ
  15. ­ Ông cho rằng con người ta trở nên tốt hơn là do có sự  rèn luyện nhiều hơn so với lúc bẩm sinh.         →  Tư tưởng của ông còn nhiều hạn chế,  còn thô sơ, chất phát, còn yếu tố siêu hình  nhưng duy vật, có tiến bộ hơn so với thời  đại.
  16. 4. Nghệ thuật quyền lực của học thuyết chính trị phương tây cổ đại. ­ Trong học thuyết chính trị phương tây cổ đại vấn đề được  quan tâm đó là nghệ thuật quyền lực. Quyền lực ở đây  có thể hiểu là quyền lực chính trị, biểu hiện ai là người  phù hợp nhất để lãnh đạo vận hành các công việc của  nhà nước. ­ Quyền lực là cái được biểu hiện trong xã hội, trong một  quan hệ nhất định mà một người hay một nhóm người có  thể để buộc người khác phục tùng. ­ Quyền lực là cái mà đó sở hữu nó thì có thể điều khiển  hành vi của người khác vì lợi ích của họ. 
  17. ­ Quyền lực chính trị thể hiện ở mục đích trực tiếp là  việc giành vị thế chính trị( có trở thành giai cấp  cầm quyền không) và mục đích cơ bản là lợi ích  kinh tế giữa các giai cấp ­ Để thực hiện mục tiêu nắm quyền lực chính trị, các  giai cấp đã sử dụng mọi phương tiện, vô số  phương pháp, tạo nhiều thủ đoạn, sách lược, chiến  lược. Tính đa dạng của biểu hiện quyền lực chính  trị và sức mạnh của nó phụ thuộc vào nhiều yếu  tố, trong đó có các đặc trưng kinh tế, vị trí, trình độ  phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học  công nghệ, đạo đức người cầm quyền.
  18. ­ Nghệ thuật quyền lực chính là những thách thức, sử dụng những  phương tiện, phương pháp, sử dụng những thủ đoạn, sách lược,  cách sáng tạo, phù hợp và phát huy những nhân tố có liên quan để  nhằm đạt được mục tiêu, giành vị thế chính trị. ­ Trong các học thuyết chính trị phương tây cổ đại, các nhà tư tưởng  đề cập rất nhiều đến quyền lực, nhà nước ,chính trị… + Democritus coi chính trị là một thứ nghệ thuật vĩ đại, ông cho rằng  những người nắm giữ quyền lực phải có trí tuệ hơn hẳn những người  khác, có như vậy thì mới giữ được vị thế chính trị của mình. + Platon có cương lĩnh chính trị nằm trong 2 thành phần lớn là nhà  nước và các luật. Ông cho rằng khi lãnh đạo nhà nước cần gạt sang  1 bên ý chí cá nhân, trước tiên phải dựa vào tôn giáo và pháp luật  mà giờ đây trở thành công cụ điều chỉnh tỉ mỉ nhất của toàn bộ đời  sống công cộng và cá nhân của mọi công dân. Những ai có mưu đồ  lật đổ sẽ bị tử hình.
  19. Aristotle đi nghiên cứu nền tảng, điều kiện cần thiets cho sự  tồn tại nhà nước đó là chế độ nô lệ. Ông đề cập đến các  vấn đề pháp luật trong các tác phẩm “ đạo đức học” và  “thuật hùng biện”, ông đặt đạo đức là cơ sở cho pháp  luật, cũng giống như ông cho đạo đức là 1 nghệ thuật  quyền lực mang ý nghĩa quan trọng, người nắm quyền  lực là phải có đạo đức hơn hẳn, bên cạnh năng lực cao  hơn người khác.
  20. III. KẾT LUẬN:  Học thuyết chính trị phương Tây cổ đại với những đại diện tiêu biểu như Platon, Aristotle, Democritus đã có góp phần làm phong phú đa dạng hơn vào hệ thống học thuyết chính trị của thế giới.  Bối cảnh đương thời đã đẩy việc đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề then chốt của chính trị xã hội phương Tây cổ đại đã thúc đẩy học thuyết nhà nước và pháp quyền của nhân loại đi lên. những luận điểm mà các nhà tư tưởng đưa ra rất quý báu, sáng suốt và quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội loài người ( về sự nảy sinh và bản chất của các thiết chế nhà nước-pháp quyền, về các hình thức nhà nước, về việc tổ chức điều hành trong xã hội có giai cấp…mà cái nổi bật nhất là nghệ thuật quyền lực)
nguon tai.lieu . vn