Xem mẫu

  1. CHƯƠNG VII -------- RENATIO – PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO (KHOẢNG 1450-1670) K hi nhìn vào thời Phục Hưng ta có một cảm nhận mạnh mẽ về tính không thực. Cái lối tư duy được cho là đã khẳng định sự phân biệt văn minh Âu châu cận đại với thế giới Kitô giáo Trung cổ và với những văn minh không châu Âu khác như Hồi giáo, là một lối tư duy không có khởi đầu rõ ràng và cũng chẳng có kết thúc. Trong một thời gian dài, lối tư duy đó chỉ được dành cho một số ít trí thức tinh hoa, và phải đua tranh với những khuynh hướng tư duy đối nghịch, cũ và mới. Trong cái gọi là “Thời đại của Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo”, mà theo quy ước thì bắt đầu vào khoảng 1450, lối tư duy đó chỉ có thể được mô tả như là chỉ được sự quan tâm của một thiểu số. Có những lãnh vực rộng lớn của xã hội Âu châu, những vùng rộng lớn của lãnh thổ châu Âu hoàn toàn không chút ảnh hưởng của nó. Bằng cách nào đó, nó đã được khôn khéo tính toán trước để trở thành đặc trưng đáng lưu ý nhất của thời đại và như vậy tách rời khỏi đời sống văn hóa, chính trị, xã hội bình thường. Đó là lối tư duy không có đại diện và không có điển hình. Tựa như những nhân vật xinh đẹp trong tranh của Sandro Botticelli, được thể hiện khéo léo nhất trong Primavera (1478) hoặc trong Vệ Nữ Nổi Lên Từ Những Ngọn Sóng (khoảng 1485), chân của các nhân vật trong tranh không hề chạm đất. Nó trôi nổi bên trên cái thế giới mà từ đó nó đã trỗi lên - một trừu tượng kỳ quái, một tinh thần mang sinh lực mới. Đứng trước vấn đề đó, nhiều sử gia của thời kỳ này đã từ bỏ những
  2. băn khoăn trước kia của họ. Đã không còn là lúc để viết quá nhiều về những quan tâm của thiểu số đó. Tư tưởng nhân văn, thần học cải cách, khám phá khoa học, và thám hiểm hải ngoại, mở đường cho những nghiên cứu về các điều kiện vật chất, về những tiếp diễn của Trung cổ, và về niềm tin (hoặc không tin) của đại chúng, như là sự đối kháng với văn hóa cao cấp. Các chuyên gia giờ đây thích tìm hiểu về pháp thuật, về lối sống du cư của các bộ lạc, về dịch bệnh, hoặc về sự tàn sát những người dân thuộc địa. Điều đó có thể là một nhìn nhận rất thích hợp; nhưng thật là lạ lùng để quên đi Nostradamus hoặc một Miller người xứ Friuli. Những ai muốn biết tại sao châu Âu trong thế kỷ 17 đã quá khác với châu Âu trong thể kỷ 15 thì không thể né tránh những đề tài có tính truyền thống.
  3. Bản đồ 16: Châu Âu, 1519 Mặc dầu vậy, độc giả thiếu cẩn trọng cũng cần được nhắc nhở. Thế giới của Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo cũng là thế giới của bói toán, của thuật chiêm tinh, của những phép lạ, của thuật gọi hồn, của yêu thuật, của sử dụng ma thuật để biết về tương lai, của những thuật trị bệnh dân gian, của những hồn ma, bùa phép, và những chuyện thân tiên. Pháp thuật vẫn tiếp tục tranh đua và tương tác với tôn giáo và khoa học. Thật vậy, sự thông trị của ma thuật trong giới bình dân vẫn giữ vững ảnh hưởng qua một thời kỳ chung sống với những ý tưởng mới và điều đó kéo dài qua hai thế
  4. kỷ hoặc hơn nữa.556 Điều đó cũng cho thấy rằng “Buổi Đầu Của Thời Kỳ Cận Đại” có thể là không cận đại chút nào. Ngoài những hạt mầm mới mẻ đã gieo, nó có nhiều điều giống với thời Trung Cổ trước nó hơn là với thời Khai Sáng nối tiếp nó. Do vậy, thời Phục Hưng là điều không thể định nghĩa. Một sử gia Hoa Kỳ đã tham vấn, “Kể từ khi thời Phục Hưng đã được nghĩ ra cách nay khoảng sáu trăm năm, không hề có sự đồng ý chung về việc định nghĩa nó là cái gì”. Phục Hưng không phải là từ chỉ dùng để nói đến sự bắt đầu phát triển mối quan tâm trong học thuật và nghệ thuật cổ điển, vì một sự phát triển như thế đã hồi sinh kể từ thế kỷ 12. Cũng chẳng phải là cái từ dùng để nói đến sự khước từ hoàn toàn những giá trị Trung Cổ hoặc đột ngột sự quay trở về với thế giới quan của Hy Lạp và La Mã. Lại càng không phải liên quan đến sự từ bỏ một cách chủ ý niềm tin Kitô giáo. Cái từ renatio hay “phục sinh” là một từ Latin sao chép từ một từ thần học Hy Lạp là palingenesis, được sử dụng để nói về sự hồi sinh tinh thần hay là “sống lại từ cõi chết”. Cái cốt lõi của Phục Hưng không nằm trong bất kỳ một sự đột ngột tái khám phá nào về văn minh cổ điển mà nằm trong việc sử dụng các kiểu mẫu cổ điển nhằm trắc nghiệm tính đáng tin cậy nằm bên dưới sở thích và minh triết có tính qui ước. Quả không thể hiểu được nếu không tham khảo những vực sâu tai tiếng mà giáo hội Trung cổ - nguồn suối trước tiên của mọi tính chất đáng tin cậy - đã rơi vào. Trong vấn đề đó thì Phục Hưng là một phần và một mảnh của cùng một chuyển động mà hệ quả là những cải cách tôn giáo. Trong dài hạn thì đó là giai đoạn đầu của sự tiến hóa đưa đến thời Khai Sáng sau khi đã ngang qua thời Cải Cách Tôn Giáo và Cách Mạng Khoa Học. Chính sức mạnh tinh thần đã làm vỡ cái khuôn của văn minh Trung cổ, khởi động tiến trình dài của sự phân rã, một tiến trình dần dần khai sinh ra “châu Âu cận đại”. (Baletto)
  5. Trong tiến trình đó, Kitô giáo không hề bị bỏ rơi. Nhưng quyền lực của giáo hội thì bị thu vào bên trong lãnh vực tôn giáo: ảnh hưởng của tôn giáo càng lúc càng bị giới hạn trong lãnh vực ý thức riêng tư. Kết quả là những nghiên cứu của các nhà thần học, các nhà khoa học, và triết gia, tác phẩm của các nghệ sĩ và nhà văn, và những chính sách của các quân vương đã được giải phóng khỏi sự kiểm soát của giáo hội với những độc quyền và những đòi hỏi có tính “toàn trị”. Tính chất hàng đầu của Phục Hưng đã được xác định là “sự độc lập của tâm trí”. Lý tưởng của nó là một con người, bằng cách am hiểu thấu đáo mọi ngành nghệ thuật và tư tưởng, không cần phụ thuộc vào tính chất đáng tin cậy ở bên ngoài để hình thành những tri thức, những sở thích và những niềm tin của mình. Một con người như thế là một “luomo universale”, “con người phổ quát”. Thành quả chính của tư duy mới hiện diện trong sự vững tin đang lớn mạnh trong nhân loại có khả năng làm chủ thế giới mà nó đang sống trong đó. Những nhân vật vĩ đợi của thời Phục Hưng là những người đầy tự tin. Họ nhận thấy rằng tài năng mà Thiên Chúa ban cho có thể, và phải được sử dụng đổ làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ; và rằng, qua việc mở rộng tài năng và những khám phá, số phận của con người trên trái đất có thể được cải thiện và kiểm soát. Đây là một cắt đứt có quyết định với não trạng của thời Trung cổ mà sự mộ đạo và chủ nghĩa thần bí đã được củng cố bằng sự xác tín theo hướng đối nghịch - nghĩa là đàn ông và đàn bà đều là những con tốt của Đấng Toàn Năng, và họ bị khuất phục bởi những điều không thể hiểu được của môi trường và bản tính của họ. Tâm trạng của con người Trung cổ bị thống trị bởi một âu lo đờ đẫn về sự thiếu khả năng ngu dốt, và bất lục của con người - nói tóm lại, bởi khái niệm về tội lỗi phổ quát. Ngược lại, tâm trạng của con người thời Phục Hưng được nuôi dưỡng bởi một cảm giác khỏe mạnh tuơi trẻ và được giải phóng - xuất phát từ nhận thức không ngừng phát triển về tiềm năng của con người. Nghiên cứu, phát
  6. huy sáng kiến, thí nghiệm và thăm dò là những điều chắc chắn sẽ được tưởng thưởng bằng sự thành công. Các sử gia chuyên về lĩnh vực tri thức nghiên cứu thời Phục Hưng dưới khía cạnh của những ý tưởng mới và những loại hình tri thức mới; các nhà tâm lý học thì nhìn kỹ hơn vào việc chinh phục những sợ hãi và những ức chế đã không cho những ý tưởng mới được phát triển lâu dài. BALETTO Sau khi đã giữ vai trò trung tâm trong các nghi lễ dị giáo, nhảy múa đã phần lớn bị làm ngơ trong suốt thời Trung cổ, ngoại trừ trong những cuộc vui thôn dã. Theo sự đồng ý của đa số thì buổi biểu diễn nhảy múa có tính thế tục được thực hiện bởi Bergonzio di Botta nhân hôn lễ của Công tước xứ Milan tại Tortona năm 1489 là ví dụ thuộc thời kỳ sớm nhất của loại hình nhảy múa cận đại đã được ghi vào văn bản. Vào thời Catherine de Medici, từ Italy, baletto được xuất khẩu sang triều đình Pháp nơi mà, dưới triều Louis XIV, nó trở thành một loại hình nghệ thuật hàng đầu. Tác phẩm Triomphe de l’Amour (1681) của Lulli đã ấn định sự tồn tại lâu dài của thể loại opera - ballet. Lý thuyết và thực hành ballet cận đại đã được triển khai rộng rãi trong thế kỷ 18 tại Paris, đặc biệt bởi bậc thầy Jean Georges Noverre (1727 -1810). Các vũ công hàng đầu như Marie Camargo hoặc Gaetano Vestri - người đã khiêm nhường tự nhận là le dieu de la danse - đã dùng năm tư thế cổ điển để làm nền tảng cho tập luyện và biểu diễn. Trong một giai đoạn thuộc thời kỳ muộn hơn, sự phối hợp kỹ thuật cổ điển với âm nhạc lãng mạn đã chứng tỏ sự hấp dẫn lớn lao. Dưới triều Peter Đại đế, ballet lần đâu tiên được đưa vào nước Nga từ Pháp và Italy, nhưng trong thế kỷ 19, nó đã nhanh chóng chuyển từ mô phỏng sang sáng tạo tuyệt vời. Sáng tác âm nhạc của Tchaikovsky
  7. dành cho các vở ballet Swan Lake (1879), Sleeping Beauty (1890), và The Nutcracker (1892) đã đặt nền tảng cho sự nổi bật hàng đầu của Nga. Trong những năm cuối của hòa bình, những vở ballet Nga do Sergei Diaghilev (1872 - 1929) tung ra đã đón nhận một loạt những vinh quang vô song. Tài năng dàn dựng và nghệ thuật sáng tác của biên đạo múa Fokine, tài năng ballet của Nizinski và Karsavina, và hơn hết thảy, âm nhạc của Stravinsky, đã đưa ballet lên đỉnh điểm của nó với những vở The Firebird (1910), Petrushka (1911) và The Bite of spring (1913). Khác với ballet, vũ cận đại là thể loại có tuổi đời già hơn ta thường nghĩ. Những nguyên tắc cơ bản của nó - chuyển dịch nhịp điệu của nhạc vào những chuyển động tương ứng của cơ thể - là điều đã được nhạc sư Francois Delsarte (1811 - 1871) đưa vào tương lai. Delsarte đã truyền cảm hứng cho hai người sau ông là Jacques Dalcroze (1865 - 1950), quốc tịch Thụy Sĩ, tiên phong trong thể dục nhịp điệu, và Rodolf Laban (1879 - 1958), quốc tịch Hungary. Sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trọng tâm của vũ cận đại đã chuyển về Bắc Mỹ.557 Không một khung niên đại đơn giản nào có thể được dùng để áp đặt cho thời Phục Hưng. Các sử gia văn học tìm kiếm những nguồn gốc của nó trong những anh hùng ca và những sonnet trong thế kỷ 14 của Petrach, người đã quan sát những cảm xúc của con người để mô tả thực chất của chúng. (Xem Chương VI). Các sử gia nghệ thuật thì nhìn lùi về các họa sĩ Giotto và Masaccio (1401 - 1428) về kiến trúc sư Filippo Brunellesch (1379 - 1446), người đã đo mái vòm của Pantheon tại Rome nhằm xây một mái vòm đồ sộ hơn cho thánh đường tại Florence, hoặc nhìn về các nhà điêu khắc Ghiberti (1378-1455) và Donatello (khoảng 1386 - 1466). Các sử gia chuyên về chính trị thì nhìn về Niccolo Machiavelli (1469 - 1527) người đầu tiên đã giải thích những cơ chế của đời sống chính trị như là
  8. quyền lực nhằm tăng cường và củng cố quyền lực. Những nhà tiên phong vừa kể đều là dân Florence. Là quê hương đầu tiên của thời Phục Hưng, Florence quả xứng để được gọi là “Mẹ của châu Âu cận đại”. (Flagellatio) Trong số những người đa tài của các thế hệ dân Florence, không ai tỏa sáng hơn Leonardo da Vinci (1452 - 1519). Là họa sĩ của bức tranh nổi tiếng nhất thế giới La Gioconda (1506), da Vinci có những tài năng vô hạn. Các sổ tay của ông chứa đựng mọi thứ, từ những bản vẽ nghiên cứu cấu trúc cơ thể đến những thiết kế dành cho trực thăng, tàu ngầm, súng máy.558 Sự nổi tiếng của ông được bao quanh bởi những bí ẩn xuất phát từ các tác phẩm đã thất lạc, từ lời đồn đại về ma thuật của ông. Ông sống những năm cuối đời tại Pháp, phục vụ triều đình Francis I. Ông qua đời tại Château de Clox, gần Amboise, bên sông Loire - trên vùng đất của thế giới vốn được gọi là “còn Italy hơn cả chính Italy”.559 Phục Hưng không hề bị giam hãm bên trong Italy hoặc trong những trào lưu thời thượng của người Italy; nhưng hiệu quả của nó dần dần được phổ biến trên khắp thế giới Kitô giáo Latin. Các học giả hiện đại đôi khi đã bỏ sót sự việc đó. Điều như thế có thể thấy trong tác phẩm Die Cultur der Renaỉssanace in Italien (Basle, 1860) của sử gia người Thụy Sĩ Jakob Burckhardt, cho rằng có nhiều người đã không được biết về những chiều kích động lớn hơn. Thật ra, sự sôi động tri thức của thời kỳ đó có thể nhận thấy từ một thời điểm sớm tại Bắc Âu, đặc biệt tại các thành phố của Burgundy và Germany. Tại Pháp, ngoài những trào lưu thời thượng được đưa vào từ Italy, nó còn cho thấy nhiều tuyến phát triển có tính bản địa. Và Phục Hưng cũng không bị giam hãm bên trong những láng giềng gần Italy: chẳng hạn nó đã tác động đến Hungary và Ba Lan một cách sâu sắc hơn là đối với Tây Ban Nha; và nó đã vuợt qua mọi hàng rào cho đến khi vươn tới những vùng đất của thế giới Chính Thống giáo. Những dấu vết của
  9. Phục Hưng là không đáng kể tại những quốc gia bị nuốt chửng bởi Đế chế Ottoman; và tại Muscovy, chúng chỉ giới hạn trong một ít tác phẩm nghệ thuật có tính mô phỏng. Thật vậy, bằng cách mang lại cho phương Tây Latin nhiệt tình và sự thỏa mãn lớn hơn, Phục Hưng chỉ đào sâu hơn thêm cái vực ngăn cách Đông và Tây. FLAGELLATIO Vào một "thời điểm trong khoảng từ 1447 đến 1460, Piero Della Francesca (khoảng 1415 - 1492) đã thực hiện một phác thảo nhỏ thường được gọi là The Flagellation (Chúa Giêsu Bị Đánh Roi). Ngày nay được trưng bày tại Galleria Nazionale ở Urbino, những điểm đáng lưu ý của phác thảo là nó có cấu trúc bộ đôi, có chi tiết kiến trúc, có phối cảnh khiến ta phải kinh ngạc, và hơn hết thảy là nó có một phong cách có tính ngụ ý bí ẩn. (Xem hình 39)560. Phác thảo được chia thành hai vùng rõ ràng, ở vùng trái là cảnh đánh roi trong đêm diễn ra trong một sân vườn cổ xưa. Ở vùng phải là ba nhân vật đang trò chuyện trong một vườn rộng. Ánh trăng mờ nhạt ở vùng trái bị xua đi bởi ánh sáng ngày tràn vào từ vùng phải. Các yếu tố kiến trúc của tác phẩm là một điều lạ lùng khó hiểu. Sân vườn của nhà quan chấp pháp được trình bày theo lối hoàn toàn cổ điển với mái nặng nề được chống đỡ bởi hai hàng trụ thon nổi lên từ thềm lát bằng đá cẩm thạch, ở trung tâm của tác phẩm là một tù nhân bị trói vào trụ của Helia Capitolina - biểu tượng của Jerusalem - với bên trên là một pho tượng bằng vàng. Vậy mà hai ngôi nhà Trung cổ đó với vọng lầu nhô ra ở trên có vẻ như kế nhau. Ở bên ngoài là một mảng xanh lục và trời xanh. Do đó, một phần của tác phẩm được bố trí trong quá khứ, và phần kia trong hiện tại.
  10. Hai nhóm nhân vât trong tranh không cho thấy có một sự kết nối rõ rệt nào. Hình phạt đánh roi được chứng kiến bởi một quan chức đang ngồi, đầu đội mũ “Palaeologi” chóp nhọn, một người đầu quấn khăn Ả Rập hoặc Thổ Nhĩ Kỳ, và một người hầu mặc tấm choang ngắn kiểu La Mã. Nhóm trong vườn thì gồm có một ngươi Hy Lạp râu rậm, đầu đội mũ tròn, mang ủng mềm, và mặc một áo dài màu nâu, một cậu con trai chân đất mặc áo có trang trí nhiều chỗ may gấp, đầu đội vòng nguyệt quế, và một thương nhân giàu có ăn mặc theo phong cách Flander với áo gấm thêu kim tuyến và lông thú. Piero đã sử dụng phối cảnh để sau tù nhân - nhân vật nhỏ bé của tác phẩm - vẫn là tiêu điểm chính của tác phẩm. Những đường hội tụ của các xà nhà, các panô mái và những cột trụ, cùng những ô đá cẩm thạch lát thêm là cả một giáo trình về bố trí kiến trúc nhấn mạnh hoạt động bên trong nó.561 Về tính ẩn dụ của tác phẩm thì có rất nhiều những diễn giải đối nghịch nhau.562 Theo quan điểm có tính quy ước, tác phẩm The Flagellation là sự mô tả việc Chúa Giêsu bị đánh roi trước sự chứng kiến của Pilate. Nhiều nhà bình phẩm tranh đã đồng nhất cậu trai chân đất trong tác phẩm với Oddantonio di Monteteltro. Tuy vậy, người ta thấy tác phẩm mang đậm những nét Byzantium; và chúng gợi lên một số diễn giải liên quan đến cuộc vây hãm và đánh chiếm Constantinople của quân Ottoman, vốn đứng đầu trong những tin tức của thời bấy giờ. Trong trường hợp đó thì người tù trong tranh có thể không phải là Chúa Giesu mà là Thánh Martin, giáo hoàng thứ bảy của Rome, tuẫn đạo trong tay người Byzantium. Quan chức chứng kiến cảnh đánh roi có thể không phải là Pilate mà là Hoàng đế Byzantium. Ba nhân vật cận cảnh có thể là những người tham dự Công đồng Mantua (1459) nơi một số thần Hy
  11. Lạp đã yêu cầu các quân phương Tây tiến hành một cuộc thập tự chinh nhằm giải cứu đế chế phương Đông. Tuy vậy, một nhà nghiên cứu hội họa hàng đầu của Anh thì dứt khoát cho rằng tác phẩm này trình bày giấc mơ của Thánh Jerome. Jerome đã từng mơ thấy mình bị đánh roi do đọc tác phẩm của kẻ dị giáo Cicero. Điều đó giải thích về sự không hòa hợp giữa hai phần của tác phẩm có cấu trúc bộ đôi đó. Ba nhân vật cận cảnh - hai người đàn ông “thiên thần chân đất” - “đang thảo luận về quan hệ giữa văn học cổ điển và văn học giáo phụ chất chứa trong câu chuyện về giấc mơ của Thánh Jerome”.563 Phối cảnh tuyến tính là một sự kiện nghệ thuật mang lại nhiều cảm xúc cho thời đại đó. Nó đã khiến cho Paolo Uccello - người đương thời với Piero - phải đánh thức vợ dậy trong đêm để bàn về vấn đề. Nó là một hệ miêu tả nhằm tạo ra một hình ảnh có tính hiện thực của thế giới ba chiều trên một mặt phẳng hai chiều. Mục tiêu của nó là trình bày thế giới như được trông thấy bằng mắt người và như thế đánh dấu một sự từ bỏ một cách cơ bản những tỉ lệ có tính tôn ti trật tự của nghệ thuật Trung cổ. Điều đó trước tiên được khám phá bởi Brunelleschi trong những tìm hiểu của ông về kiến trúc cổ điển, và được trình bày chi tiết trong nhiều tiểu luận có tính lý thuyết mà đứng đầu là De Pictura (1435) của Alberti, De Prospettiva Pingendi (trước 1475) của Piero, và Tiểu Luận về Đo Đạc (1525) của Durer.564 Những ví dụ tiên phong của hệ này có thể được thấy ở những panô khắc đồng của tác phẩm “Cổng Thiên Đường” (1401 -1424) của Ghiberti tại nhà rửa tội người lớn ở Florence, và ở bức tranh tường vẽ Ba Ngôi (khoảng 1427) của Masaccio tại gian giữa của giáo đường Thánh Maria Novella. Một số tác phẩm tiêu chuẩn khác gồm Trận San Romagno (khoảng 1450) của Uccello,
  12. Than Khóc Cái Chết của Chúa Giêsu (khoảng 1480) của Mantegna, và Bữa Tiệc Ly (1497) của Leonardo da Vinci. Trong suốt 400 năm tiếp đó, phối cảnh vẫn giữ vai trò hàng đầu trong nghệ thuật có tính mô tả. Leonardo da Vinci đã gọi nó là “dây cương và bánh lái của hội họa".565 Một nhà phê bình nghệ thuật hiện đại thì gọi nó là “cách nhìn duy nhất của người châu Âu”.566 Dĩ nhiên, khi các họa sĩ hiện đại bắt đầu phá vỡ những phương pháp truyền thống thì phối cảnh tuyến tính trở thành những mục tiêu để họ loại bỏ. Với tác phẩm Scuola Metafisica, Giorgio de Chirico (1888 - 1978) đã thăm dò những hiệu quả của phối cảnh bị hủy bỏ tương tự như trong tác phẩm The Disquieting Muses (1917), một điều mà Paul Klee đã thực hiện trong họa phẩm Phối cảnh Ma (1920). Tiếp đến, M. C. Escher (1898 - 1970) đã nghĩ ra những câu đố có liên quan đến thị giác (nhằm để thử trí thông minh của những ai muốn giải đáp) và điều đó cho thấy rằng cuối cùng thì mọi đường nét trên giấy đều nêu lên những ảo ảnh. Phục Hưng có những nguyên nhân sâu và rộng. Chúng có thể liên quan đến sự phát triển của các thành phố và của mậu dịch trong thời kỳ cuối Trung Cổ, của sự nổi lên của những nhà tư bản giàu có và đầy quyền lực, của tiến bộ kỹ thuật tác động đến đời sống kinh tế cũng như nghệ thuật. Nhưng cội nguồn của những phát triển tinh thần của thời Phục Hưng phải được tìm kiếm trong lãnh vực tinh thần. Ở đây, sự khó chịu của giáo hội, và nỗi đau khổ bất hạnh xung quanh sự giảng dạy có tính truyền thống của Giáo Hội, trở thành yếu tố hàng đầu. Chẳng phải do tình cờ mà những gốc rễ của Phục Hưng và Cải Cách Tôn Giáo đã được tìm thấy trong vương quốc tư tưởng. Kiến thức mới của thế kỷ 15 có ba đặc trưng mới lạ. Một là nghiên cứu
  13. học hỏi các tác phẩm của những tác giả đã từ lâu bị hờ hững, đặc biệt những tác phẩm như của Cicero hoặc Homer vốn không hấp dẫn nhà trường Trung cổ. Thứ hai là trau dồi tiếng Hy Lạp cổ như là một ngôn ngữ chính yếu đi kèm với tiếng Latin. Thứ ba là sự nổi lên của việc nghiên cứu Thánh Kinh dựa trên những bản gốc tiếng Hebrew và tiếng Hy Lạp. Hoạt động sau cùng đó tạo ra một sự thắt chặt giữa Phục Hưng có tính thế tục với Cải Cách Tôn Giáo và đặc biệt nhấn mạnh đến các tài liệu gốc và sự đáng tin cậy của Kinh Thánh. Một thời gian dài trước khi có sự xuất hiện của kỹ thuật in, sự phê bình có tính học thuật các văn bản cổ điển đã phát triển một cách nhanh chóng. Một lần nữa, người dẫn đầu lại là Petrach. Tranh đua với Petrarch là Boccaccio, Guarino, Filelfo, Bruni, Aurispa, và G.F. Poggio Bracciolini (1380 - 1459) thư ký của giáo hoàng và đồng thời là một nhà sưu tập không mệt mỏi. Đối thủ của Poggio là Lorenzo Valla (khoảng 1406 - 1457) tác giả của tiểu luận De Elegantiis Latinae Linguae nêu bật sự đặc sắc của tiếng Latin phong cách Cicero. Truyền thống Hy Lạp được cổ vũ bởi Manuel Chrysoloras (1355 -1415), người Byzantium, có thời là giáo sư về Hy Lạp tại Florence, và bởi Angelo Poliziano (1454 - 1494), nhà thơ và là người biên dịch các tác phẩm của Homer. Truyền thống đó được tiếp sức bởi làn sóng những người Hy Lạp tị nạn và những bản viết tay của họ sau năm 1453. Với thế hệ học giả thuộc thời kỳ muộn hơn thì tại Italy, những người đứng đầu là nhà Hy Lạp học và Đông Phương học G. Pico della Mirandola (1463 - 1494), và Marsillio Ficino (1433 - 1499); tại Pháp là Jacques Lefèvre d’Etaples (1455 - 1537) Guillaume Budé (1467 - 1540), tại Đức là Hebraist Johann Reuchlin (1455 - 1522), hiệp sĩ lang thang Ulrich von Hutten (1488 - 1523), và Philip Melanchthơn (1497 - 1560). Đặc biệt đáng kể cho tương lai của khoa học là tác phẩm Hermes Trismaegistus do Ficino biên dịch theo thể thơ 12 âm tiết. Máy in xuất hiện vào lúc phong trào đã tiến khá xa.
  14. Ở khắp nơi, từ Oxford và Salamanca đến Cracow và Lwow, các câu lạc bộ “Những nhà nhân văn” mọc lên, nao nức. Những nhà bảo trợ cho họ, từ Hồng y Beaufort đến Hồng y Olesnicki, thường là những chức sắc cao cấp của giáo hội. Trong sự tôn kính những người xưa, tất cả đều muốn cất lên lời từ đáy tim của Cyriac người xứ Ancona: “Tôi sẽ đánh thức kẻ chết”. Tất cả đều tôn vinh người vĩ đại nhất trong số họ — Erasmus người xứ Rotterdam. Là một người Hà Lan lừ Rotterdam, Gerhard Gerhards (khoảng 1466 1536) được biết nhiều qua những bút danh Latin và Hy Lạp của ông là “Desiderius” và “Erasmus”; ông là nhân vật chính trong thực hành chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo. Là học giả tại Deventer, người hát trong đội hợp xướng của nhà thờ tại Utrecht, thư ký của giám mục xứ Cambrai, trú chân tại Basle, và thường xuyên đến tham quan London và Cambridge, Erasmus “đã làm cho chính ông trở thành trung tâm của nghiên cứu có tính khoa học về Thiên tính của Đức Chúa Con (Divinity).... Hòn đá thử vàng của sự uyên bác cổ điển và khiếu văn học”. Là một trong những tác giả đầu tiên thật sự được đại chúng ưa chuộng của thời đại in ấn - vào lúc sinh thời, tác phẩm Moriae Enconium (Sự ca ngợi điên rồ của điên rồ, 1511) của ông đã được tái bản đến lần thứ 43 - hơn bất cứ ai, Eramus đã cố gắng để kết hợp chủ nghĩa nhân văn mới với truyền thống Kitô giáo. Tác phẩm Enchiridion Militis Christiani (Sổ tay của một chiến binh Kitô giáo, 1516) là một thắng lợi nữa. Tựa như Thomas More, bạn thân của ông, Erasmus là người theo giáo lý của Thánh Paul hơn là triết học Plato. Việc ông xuất bản Tân Ước (1516) của Hy Lạp là một sự kiện đáng chú ý. Lời tựa của tập này là những dòng nổi tiếng: Tôi mong rằng mọi phụ nữ sẽ đọc Phúc Âm và các Thánh Thư của Thánh Paul. Mong rằng chúng sẽ được dịch sang mọi thứ tiếng.... Và được am hiểu không chỉ bởi người Scot và người Saracen. Mong rằng bác trại chủ sẽ hát
  15. vang những trích đoạn Thánh Kinh trên luống cày của bác, rằng người thợ dệt sẽ lẩm bẩm những câu Thánh Kinh để hòa với tiếng thoi đưa...567 Có lẽ điều thu hút mọi người hơn cả là tính cách nghịch lý một cách khác thường của ông. Ông là một tu sĩ nhưng lại mạnh mẽ chống chủ nghĩa tăng lữ; một học giả khinh ghét thói thông thái rởm; một người được nhà vua và hoàng gia trợ cấp nhưng lại làm tổn thương các ông vua và các ông hoàng; một tín đồ Tin Lành đích thực chống lại những lạm dụng của giáo hội vốn không tham gia Cải Cách Tôn Giáo; một nhà nhân văn tận tụy và là một người Kitô giáo mộ đạo. Các tác phẩm của ông nằm trong danh sách cấm của Giáo Hội qua nhiều thế kỷ nhưng được in ấn tự do tại Anh, Thụy Sĩ, và Hà Lan.568 Ông vừa có một tinh thần ôn hòa dịu dàng vừa có một năng khiếu dí dỏm sắc sảo.569 Erasmus có ảnh hưởng lớn lao đối với ngôn ngữ thời đại. Là một best- seller đầu tiên trên thế giới, tác phẩm Adagia (1508) của ông là một sưu tập gồm trên ba ngàn tục ngữ cách ngôn cổ điển và trở thành những câu cửa miệng của đại chung.
  16. (10570) Chủ nghĩa nhân văn là một nhãn hiệu được dành cho một phong trào tri thức rộng lớn mà ở đó kiến thức mới vừa là tiền thân vừa là sự xúc tác. Nó được đánh dấu bởi một sự dịch chuyển cơ bản từ chính trị thần quyền hay thế giới quan có trung tâm là Thiên Chúa của thời Trung cổ sang triết học nhân loại bản vị coi loài người là trung tâm của thời Phục Hưng. Tiểu luận Bàn về Phẩm Giá Con Người của Pice có thể được xem la tuyên ngôn của chủ nghĩa nhân văn. Vào thời đó, chủ nghĩa nhân văn phổ biến mọi ngành tri thức và nghệ thuật. Điểm được biết đến nhiều của chủ nghĩa nhân văn là khái niệm về nhân vị của nó, tạo ra một nhấn mạnh mới có tính độc đáo và đáng trân trọng của các cá nhân. Nó cũng được cho là đã khai sinh ra sử học, như là sự nghiên cứu về tiến trình thay đổi, và từ đó là ý niệm về sự tiến bộ; và nó được liên kết với những khuấy động của khoa học một cách hào hứng - nguyên tắc được đề ra là không gì có thể được xem như đích thực đáng tin trừ khi nó được kiểm tra và chứng minh. Trong tư tưởng tôn giáo, nó là một điều kiện tiên quyết để Tin Lành nhấn mạnh đến ý thức cá nhân. Trong nghệ thuật, nó được đi kèm với quan tâm mới được phục hồi về cơ thể con người và về tính độc đáo của những diện mạo của con người. Trong chính trị, nó nhấn mạnh đến ý tưởng về nhà nước có chủ quyền như là đối nghịch với cộng đồng của thế giới Kitô giáo, và từ đó là những khởi đầu của ý tưởng cận đại về dân tộc. Nhà nước - dân tộc có chủ quyền là đối trọng có tính tập thể của con người tự trị. (State) Với sự mến mộ dị giáo cổ đại và sự nhấn mạnh đến việc rèn luyện những khả năng phê phán của con người, chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng phủ nhận những lối tư duy và những giả định của người Kitô giáo. Bất kể những ý định của nó là gì, những người theo chủ nghĩa truyền thống cho rằng chủ nghĩa nhân văn có tính phá hoại tôn giáo và cần phải được hạn
  17. chế. Năm trăm năm sau đó, khi sự tan rã của thế giới Kitô giáo đã tiến đến một mức trầm trọng hơn, nhiều nhà thần học Kitô giáo đã xem chủ nghĩa nhân văn như là cội nguồn của mọi mục rỗng. Theo một triết gia Công giáo thì: Sự khác biệt giữa thời Phục Hưng và thời Trung Cổ không phải là một sự khác biệt do thêm vào mà là do sự bớt đi. Phục Hưng không phải là Trung Cổ cộng thêm với Con Người, mà là Trung Cổ bớt đi Thiên Chúa. Một người Mỹ Tin Lành cũng tỏ ra không tha thứ: “Phục Hưng là cái nôi thực sự của khái niệm không Kitô giáo đích thực: Cá nhân tự trị”. Tiếng nói mạnh mẽ hơn cả là từ một tín đồ Chính Thống giáo Nga: Chủ nghĩa nhân văn Phục Hưng khẳng định về sự độc lập của con người về tự do của nó trong các lĩnh vực sáng tạo văn hóa, khoa học và nghệ thuật. Chân lý của nó là ở nơi đó, vì điều chủ yếu là lực sáng tạo của nhân loại phải vượt qua những trở ngại và cấm đoán mà Kitô giáo thời Trung Cổ đã đặt trên con đường của nó. Tuy vậy, không may thay, Phục Hưng cũng bắt đầu khẳng định về khả năng rất đầy đủ và không cần được trợ giúp của con người, và tạo ra một sự rạn nứt giữa nó với những chân lý vĩnh hằng của Kitô giáo... Thiên Chúa trở thành nguồn suối của bi kịch lịch sử cận đại... Thiên Chúa trở thành kẻ thù của con người, và con người trở thành kẻ thù của Thiên Chúa.571 Nhưng chẳng có gì để các bậc thầy của thời Phục Hưng phải kinh hoảng. Ít người trong số họ nhận thấy đã có mâu thuẫn giữa chủ nghĩa nhân văn của họ và tôn giáo của họ. Mọi phát triển xuất phát từ Phục Hưng, từ chủ nghĩa duy lý của Descartes đến khoa học của Darwin, đều bị những người theo trào lưu chính thống phê phán là đi ngược với tôn giáo; tuy vậy, Kitô giáo đã thâu nhận chúng và điều chỉnh chúng để chúng được hòa hợp. Để mặc nó, chủ nghĩa nhân văn sẽ luôn tìm thấy điểm đến có tính logic của
  18. nó trong chủ nghĩa vô thần. Nhưng dòng chảy chính của văn minh châu Âu không theo con đường cực đoan này. Qua mọi xung đột diễn ra sau đó, một tổng họp mãi và luôn mãi thay đổi đã tìm được niềm xác tín. Mặc dầu những đề tài thế tục đang phát triển nổi trội, phần chính của nghệ thuật châu Âu vẫn sùng mộ hướng về những chủ đề tôn giáo; và mọi bậc thầy vĩ đại đều là những tín hữu thuần thành. Ở cuối một cuộc đời trường thọ, Michelangelo Buonarroti (1474 - 1564) - điêu khắc gia, tác giả tượng David (1504) ở Florence họa sĩ, tác giả bích họa giáo đường Sixtine và kiến trúc sư của mái vòm nhà thờ Thánh Peter - đã tìm sự an ủi với bài thơ đầy lòng mộ đạo: Giunto è già’l corso della vita mia, Con tenoestisi mar perfragil barca, Al commun porto, ov’a render si varca conto e ragion d’ogni’ opra trista e pia. Onde l’affettuosa fantasia, Che Parte me fece idol’e monarca, Conosco or ben, com'era d'error carca, E quel c 'a mal suo grado ogn 'uom desia. Gli amorosi pensier, già vani e lieti, Che fien'or, s'a due morti m'avvicino? D'tma soT certo, e l’ al fra mi mmaccia. Né pinger nẻ scolpirfia pin che quieti l'anima volta a quell' Amor divino c'aperse, a prender noi, nguồn croce le braccia. (Dòng đời của tôi đã đến / được chuyên chở bởi một con thuyền mong manh qua những đại dương bão tố /bến bờ chung nơi ta phải kể ra mọi điều
  19. ác và sự sùng đạo của ta. / Từ sự yêu mến huyễn hoặc / đã khiến Nghệ Thuật là thần tượng và quân vương của tôi / Giờ đây tôi biết mình đã là một khối sai lầm / và trông thấy điều mà mọi người ao ước cho sự nguy hại của chính họ / Những ý tưởng về tình yêu, đã từng rạng rỡ và tươi vui / giờ đây chúng là gì nếu không phải là hai cái chết đang đe dọa tôi?/Tôi biết rõ về một thứ, trong khi thứ kia đang đè nén / Cả hội họa lẫn điêu khắc đều không mang lại cho tôi sự an ủi đích thực / linh hồn tôi hướng về tình thương yêu của Thiên Chúa /mà để bao bọc chúng ta, Ngài đã dang rộng cánh tay trên thập giá).572 Giáo dục giữ một vai trò trọng yếu trong tư duy Phục Hưng. Các nhân văn chủ nghĩa biết rằng để tạo ra Con Người Mới, phải bắt đầu từ học sinh và sinh viên. Rất nhiều tiểu luận về giáo dục và thực nghiệm được công bố - từ tiểu luận của Vittorino da Feltre đến Giáo dục của một quân vương của Erasmus. Trong khi vẫn bảo tồn nền tảng giáo lý của Kitô Giáo, lý tưởng của những người theo chủ nghĩa nhân văn là phát triển cả tài năng tâm trí lẫn thể chất của thanh niên. Nhằm đạt được mục tiêu đó, các môn thể dục cũng được dạy kèm với tiếng Latin và Hy Lạp. Học viện của Vittorino tại Mantua thường được xem là nhà trường đầu tiên thuộc loại hình mới. Những ví dụ thuộc thời kỳ muộn hơn bao gồm trường Thánh Paul (1512) tại London. Âm nhạc Phục Hưng được đánh dấu bởi sự xuất hiện của nhạc hợp xướng có tính thế tục và những khúc hát nhiều bè theo nguyên tắc đối âm dành cho thánh lễ Misa. Những bậc thầy hàng đầu của loại nhạc đó là Jesquin des Prez (khoảng 1445 - 1521) và Clément Janniquin (khoảng 1485 - 1558) với các tác phẩm được đánh giá cao tại Italy cũng như tại Pháp. Tràn đầy niềm vui và sinh lực là những tác phẩm âm nhạc như Les Oiseaux, Les Cris de Paris, hoặc La Bataille de Marignan của Jannequin. Nhạc maurigal đã được phổ biến rộng rãi bởi trường phái quốc tế của
  20. những nhạc sĩ đàn lute. Các sách giáo khoa về nghệ thuật Phục Hưng có khuynh hướng chia đề tài thành ba thời kỳ rõ rệt. Phục Hưng Thời Kỳ Sớm của “cách tân” trong thế kỷ 15 được tiếp nối bởi Đỉnh Cao Phục Hưng của “sự hài hòa đã đạt đến” trong thế kỷ 16, và sau đó là Thói cầu Kỳ có tính mô phỏng. Những nhân vật cách tân hàng đầu gồm Paolo Uccello (1397 - 1475), người chinh phục phối cảnh trong hội họa, Andrea Mantegna (1431 - 1506), bậc thầy của hành động có tính hiện thực, và Sandro Bitlicelli (1446 - 1510), nhà ảo thuật trong hòa trộn cảnh quan với hình dáng con người. Ba nhân vật vĩ đại nhất trong nghệ thuật Phục Hưng là Leonardo da Vinci, Raphael Santi (1483 - 1520), và Michelangelo. Tuy vậy, những xếp loại một cách rõ ràng thái quá là điều nên tránh vì sự cách tân đã được tiếp tục chứ không dừng lại. Không có gì tỏ ra cách tân hơn trong sử dụng màu sắc và hình thái bằng những họa phẩm táo bạo của Antonio Allegri (Correggio, 1489 - 1534), của các họa sĩ Venice Tiziano Vercelli (Titian, 1477 - 1576) và Jacopo Robusti (Tintoretto, 1518 - 1594), hoặc của họa sĩ người Crete Domenico Theotocopuli (El Greco, khoảng 1541 - 1614), người đã đến Toledo qua ngả Venice. Ngoài ra, nghệ thuật của miền bắc châu Âu, ban đầu nổi trội tại Burgundy - đã phát triển một cách mạnh mẽ và độc lập. Trường phái German được hình thành quanh Albrecht Durer (1471 - 1528), Lucas Cranach của Nuremberg (1472 - 1553), họa sĩ vẽ phong cảnh Albrecht Altdorfer người xứ Regensburg (1480 -1538), họa sĩ vẽ chân dung Hans Holbein xứ Augsburg (1497 - 1543) và phái German có tiếp xúc với miền nam nhưng không bị chi phối. Cuối cùng ta phải kể đến những nghệ sĩ độc đáo có liên quan gần hơn với những truyền thống Trung cổ đang tiếp diễn. Đó là những nghệ sĩ như Veit Stess hoặc Wit Stwosz (kh. 1447 - 1533), một kỳ tài về chạm khắc bàn thờ của các giáo đường, làm việc tại Germany và Ba Lan, nghệ sĩ bí ẩn Master
nguon tai.lieu . vn