Xem mẫu

  1. TỦ SÁCH LỊCH SỬ THẾ GIỚI NORMAN DAVIES LỊCH SỬ CHÂU ÂU Lê Thành dịch NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA ebook©tudonald78 | 24-12-2021
  2. Ebook này được thực hiện theo dự án “SỐ HÓA SÁCH CŨ” của diễn đàn TVE-4U.ORG
  3. TÁC GIẢ -------- NORMAN DAVIES (1939-)
  4. Norman Davies sinh năm 1939 tại Bolton, là sử gia hàng đầu người Anh, đã công bố nhiều tác phẩm gây nhiều tiếng vang về lịch sử châu Âu, lịch sử nước Anh và Ba Lan. Xem thêm tại Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Norman_Davies
  5. Bán đảo châu Âu, khoảng 10.000 trước CN.
  6. -------- TRUYỀN THUYẾT VỀ EUROPA V ào buổi đầu, không hề có châu Âu như chúng ta thấy hiện nay. Trong năm triệu năm, tất cả chỉ là một bán đảo dài, ngoằn ngoèo, không tên, tựa một con tàu nằm ở mũi một vùng đất rộng lớn nhất thế giới. Ở phía tây là đại dương, nơi chưa tùng có ai vượt qua. Ở phía nam là hai biển nối liền nhau được bao quanh bởi những dải đất, với rải rác là những hải đảo, những vịnh nhỏ và những bán đảo riêng của chúng. Ở phía bắc là chỏm băng địa cực, mở rộng và thu hẹp lại qua các kỷ nguyên tựa những con sứa đông lạnh kỳ quái. Ở phía đông là dải đất tựa như cây cầu nối với phần còn lại của thế giới, nơi mọi dân tộc và mọi văn minh sẽ xuất hiện. Trong những quãng thời gian giữa các Thời Đại Băng Hà, Bán đảo đã đón nhận những con người định cư đầu tiên. Người Nean-derthal và người Cromagnon hẳn phải có những cái tên, những diện mạo và những ý tưởng. Nhung chúng ta không biết rõ về họ. Chúng ta chỉ có thể lờ mờ nhận ra họ qua những hình ảnh những đồ tạo tác và những bộ xương. Chỉ cách nay 12 ngàn năm, với lần rút lui sau cùng của băng hà, Bán đảo đã đón nhận những đợt di dân mới. Chưa tùng được ca ngợi, những người tiên phong và những người thăm dò đã từ từ rời khỏi nơi đó để đi về phía tây, dọc các bờ biển, vượt qua đất liền và các biển cho đến những hải đảo xa nhất. Công trình vĩ đại nhất còn tồn tại của họ - khi Thời Đại Đồ Đá nhường chỗ cho Thời Đại Đồ Đồng - đã được xây dựng ở rìa của vùng cư trú của con người, trên một hải đảo xa khuất ngoài khơi. Nhưng ngày nay chưa có một nghiên cứu nào cho biết rõ điều gì đã gợi hứng cho những thợ xây bậc thầy đó, hoặc cái vòng tròn bằng đá to lớn của họ đã được gọi
  7. là gì.1 Vào bình minh của Thời Đại Đồ Đồng, ở đầu bên kia của Bán đảo, có một cộng đồng dân cư mà ảnh hưởng của nó tồn tại đến ngày nay. Từ bên trong lục địa, những người Hellenes đi xuống theo ba đợt chính và làm chủ các bờ biển của Aegea cho đến cuối thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Họ chinh phục và hòa trộn với các cư dân đang sống tại đây. Họ tỏa ra hàng ngàn hải đảo nằm rải rác trên những vùng biển nàm giữa các bờ biển của Peloponese và Tiểu Á. Họ hấp thu văn hóa đang nổi trội của lục địa và văn hóa cổ xưa hơn của Crete. Ngôn ngữ của họ làm cho họ khác biệt với những người “ngoại lai” - “những người nói thứ tiếng không thể hiểu được”. Họ là những người đã tạo ra Hy Lạp cổ đạị (Barbaros). Vào thời kỳ muộn hơn, khi những đứa trẻ của thời đại cổ điển thắc mắc muốn biết loài người từ đâu đến, thì chúng được cho biết về sự sáng tạo ra thế giới của Opifex rerum hay “ Đấng tạo dựng thần thánh”. Người ta kể cho chúng nghe về Hồng Thủy, và về Europa (châu Âu). Europa là đề tài của một trong những truyền thuyết được trân trọng nhất của thế giới cổ điển. Europa là mẹ của Minos, Chúa thượng của Crete, và do đó là bà tổ của nhánh cổ xưa nhất của nền văn minh Địa Trung Hải. Europa đã từng được Homer nhắc đến. Nhưng trong tác phẩm Europa và Con Bò Tót, được cho là của Moschus người xứ Syracuse, và hơn hết thảy, trong Biến Hình của nhà thơ La Mã Ovid, Europa được lưu danh muôn thuở như là một công chúa ngây thơ bị Cha Của Các Thần dụ dỗ. Lang thang cùng với các trinh nữ dọc theo bãi biển của quê hương Phoenicia, Europa bị quyến rũ bởi Zeus dưới lốt một con bò tót màu trắng như tuyết: Và dần dà nàng hết sợ, và ông ta
  8. Trao bộ ngực cho những ve vuốt của nàng, Trao cặp sừng để nàng quàng lên những chuỗi hoa, Cho đến khi nàng công chúa chịu leo lên lưng ông, Lên lưng con bò tót mà không biết mình đang cưỡi lên ai. Rồi - một cách từ tốn, chậm rãi đì xuống bãi biển rộng khô ráo - Trước tiên, vị thần vĩ đại đặt những móng guốc, Vào những con sóng cạn, rồi đi xa hơn Cho đến khi mang chiến lợi phẩm ra ngoài khơi. Lòng đầy sợ hãi, nàng nhìn lui và thấy Những bãi cát đang lùi nhanh ra sau. Bàn tay phải của nàng nắm lấy Cái sừng, bàn tay kia trườn trên lưng bò. Xao xuyến, chiếc áo của nàng bềnh bồng trong gió.2 Đó là truyền thuyết được nhiều người biết đến về Europa như đã được vẽ trên những chiếc bình của Hy Lạp, trong đó những ngôi nhà của thành phố Popeii, và được trình bày trong thời cận đại bởi các hoa sĩ Titian, Rembrandt, Rubens, Veronese, và Claude Lorrain. Cầm bút trong thế kỷ thứ 5.TCN, sử gia Herodotus không bị ấn tượng bởi truyền thuyết này. Theo quan điểm của ông thì chuyện Europa bị bắt cóc chỉ là một sự cố trong những cuộc chiến thuở xưa nhằm tranh giành phụ nữ. Một nhóm người Phoenicie xuất phát từ Tyre đã bắt con gái của vua xứ Argos và đưa ra khỏi Io; và một nhóm người Hy Lạp dong buồm từ Crete đến Phoenicia để bắt con gái của vua xứ Tyre. Đó chỉ là những trường hợp ăn miếng trả miếng.3 Truyền thuyết về Europa mang nhiều hàm ý. Nhưng khi mang nàng công chúa từ bãi biển Phoenicia (ngày nay là nam Lebanon) về Crete, thì
  9. như thế là Zeus đang chuyển giao thành quả của những nền văn minh cổ xưa hơn của người châu Á ở phương Đông sang những vùng định cư mới tại hải đảo của người Aegea. Phoenicia nằm trong quỹ đạo của các pharaoh. Chuyến đi trên lưng bò tót của Europa cung cấp một sự nối kết mang tính huyền thoại giữa Ai Cập Cổ Đại và Hy Lạp cổ Đại. Anh trai của Europa là Cadmus - người đã lùng sục khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm em mình - được cho là truyền bá thuật viết chữ cho Hy Lạp. Chuyến đi của Europa cũng không ngưng cuốn hút những người lần theo những dấu vết của nàng. Không như những nền văn minh lớn của sông Nile, sông Hằng, của Mesopotamia, và của Trung Hoa - tồn tại lâu dài nhưng uể oải trong phát triển tri thức và địa lý - văn minh Địa Trung Hải được kích thích bởi một chuyển động liên tục. Chuyển động gây ra sự không chắc chắn, dễ thay đổi và bất ổn. Sự bất ổn thúc đẩy hoạt động mãnh liệt. Minos nổi tiếng với những con thuyền của nó. Crete là cường quốc đầu tiên trên biển. Những con tàu chuyên chở con người, hàng hóa và văn hóa; chúng thúc đẩy sự trao đổi mọi loại hàng hóa với những vùng đất mà chúng dong buồm đến. Tựa như bộ cánh của Europa, tâm trí của những thủy thủ thời cổ đại luôn “bềnh bồng trong gió” - tremulae sinuatur flamine vestes.4 Trên lưng bò tót, Europa tiến theo con đường ngập nắng, từ đông sang tây. Theo một truyền thuyết khác thì mặt trời là một cỗ xe rực lửa được kéo bởi những con ngựa vô hình, từ những chuồng ngựa ở phía sau vùng mặt trời mọc về nơi chúng nghỉ chân ở bên kia vùng mặt trời lặn. Thật vậy, một trong số những từ nguyên đã đối chiếu châu Á, “vùng đất Mặt Trời Mọc”, với Europa, “vùng đất Mặt Trời Lặn”5. Sau đó, người Hy Lạp đã sử dụng “Europa” (châu Âu) để đặt tên cho lãnh thổ của họ ở phía tây Aegea, nhằm phân biệt với những vùng đất cổ xưa hơn Tiểu Á.
  10. Vào bình minh của lịch sử châu Âu, cái thế giới đã biết nằm ở phương đông. Cái thế giới chưa biết thì ở phương tây, những nơi đến đang chờ được khám phá. Sự tò mò của Europa có thể là chưa kết thúc. Nhưng nó đã dẫn đưa đến việc thành lập một nền văn minh mới mang tên nàng và lan toả khắp Bán đảo.
  11. Bản đồ 2. NỮ HOÀNG CHÂU ÂU (REGINA EUROPA) Mộc bản từ tác phẩm Cosmography của Sebastian Muntzer.
  12. DẪN NHẬP -------- LỊCH SỬ NGÀY NAY L ịch sử có thể được viết ở bất kỳ mức độ biểu kiến nào. Ta có thể viết lịch sử vũ trụ chỉ nội trong một trang giấy, và có thể dành ra bốn mươi tập sách để viết về chu kỳ sống của một con phù du. Một sử gia hàng đầu chuyên nghiên cứu về quan hệ ngoại giao giữa các nước trong thập niên 1930, đã viết một cuốn sách về Khủng hoảng Munich và những hệ quả của nó (1938 -1939), rồi cuốn thứ hai với tựa The Last Week of Peace, và cuốn thứ ba với tựa 31 August 1939. Các đồng nghiệp của ông vẫn chờ đợi để ông cho ra đời một tác phẩm đúc kết sẽ được gọi là One Minute to Midnight.6 Đó là một ví dụ của sự thúc ép hiện đại nhằm am hiểu nhiều hơn, nhiều hơn nữa về cái vi mô. Cũng vậy, lịch sử châu Âu cũng có thể được viết ở bất kỳ mức độ biểu kiến nào. Bộ sách L’Evolution de l’humanité - mà nội dung có tới 90 phần trăm đề cập đến người châu Âu - đã được biên soạn sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất với 110 tập chính và một số tập phụ.7 Ngược lại, cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay đây, tuy cũng có cùng đề tài, nhưng được gói gọn trong một tập. Tuy vậy, không một sử gia nào có thể cạnh tranh với các nhà thơ trong việc tiết kiệm tư duy; Nếu châu Âu là một nữ thần xinh đẹp. Thì Naples là mắt biếc của nàng, Và Warsaw là tim nàng.
  13. Sebastopol và Azoff, Petersburg, Mitau, Odessa; Là những cái gai đâm vào bàn chân nàng. Paris là đầu nàng, London là cái cổ áo hồ bột, Và Rome - là áo choàng vai của nàng.8 Vì một số lý do, trong khi những chuyên khảo lịch sử càng thu hẹp hơn vào phạm vì nghiên cứu, thì những khảo sát chung đã tuân theo một mức độ biểu kiến có tính quy ước là khoảng vài trăm trang cho mỗi thế kỷ. Chẳng hạn, để nói về khoảng thời gian từ Constantine đến Thomas More, tác phẩm Cambridge Mediaeval History (1936 - 1939) gồm có tám tập.9 Bao trùm mười hai thế kỷ, từ Charlemagne cho đến chế độ của những đại tá tại Hy Lạp, bộ sử Handbuch der Europaischen Geschichte (1968 - 1979) gồm bảy tập, với tầm cỡ như những tập vừa kể.10 Có một khuynh hướng khá phổ biến là dành nhiều giấy mực cho lịch sử đương đại hơn là cho thời cổ đại hoặc thời Trung cổ. Với những sách được viết bằng Anh ngữ thì người đọc nhận thấy có một bộ tiên phong cho vấn đề vừa kể là bộ tám tập ‘Những Thời Kỳ Của Lịch Sử Châu Âu’. Bộ sách này chuyển từ quá khứ xa xôi đến những thời kỳ gần hơn với mức độ biểu kiến càng lúc càng gia tăng - 442 năm với tỷ lệ 1, 16 năm cho mỗi trang cho phần Thời Đại Đen Tối. 476 - 918 (1919) do Charles Oman viết, 104 năm với tỉ lệ là 4, 57 trang cho mỗi năm cho phần châu Âu trong Thế kỷ Mười Sáu (1897) do A. H. Jonhson viết, 84 năm với tỉ lệ là 6, 59 trang cho mỗi năm cho phần châu Âu Cận đại 1815 - 99 do W. Alison Phillipps viết (1905)11. Những bộ sử được biên soạn gần đây hơn cũng theo cùng mẫu mực đó.12 Hầu hết những người đọc đều quan tâm nhiều hơn đến lịch sử của thời
  14. họ. Nhưng không phải mọi sử gia đều theo cung cách đó. ‘Có một quan điểm cho rằng, những sự việc đang xảy ra’ chỉ trở thành ‘lịch sử” sau nửa thế kỷ, cho đến khi những tư liệu đã trở nên có thể sử dụng được và con người đã khôn ra trước những sự việc đã rồi. ’13 Đó là một quan điểm đúng đắn. Nhưng nó có nghĩa là bất kỳ một sự khảo sát tổng quát nào cũng phải đột ngột kết thúc ở cái điểm mà nó trở nên hấp dẫn nhất. Tuy vậy, không một người trưởng thành có học vấn nào có thể hy vọng hoạt động một cách hữu hiệu nếu không biết một số điều cơ bản về những nguồn gốc của các vấn đề đương đại.14 Bốn trăm năm trước, sau khi lãnh án tử, Sirwalter Ralegh đã hoàn toàn am hiểu những hiểm nguy và ông đã viết: ‘Những ai viết lịch sử cận đại thì sẽ phải theo bén gót sự thật, điều đó có thể giương ra nanh vuốt của nó. ’15 Do những phức tạp như vậy, hẳn ta không nên ngạc nhiên khi thấy những chủ đề nội dung của những nghiên cứu về ‘châu Âu’ hoặc về ‘Văn minh châu Âu’ có những khác biệt rất lớn lao. Đã có những nỗ lực nhằm khảo sát toàn bộ lịch sử châu Âu mà không cân đến nhiều pho sử hoặc nhiều tác giả, nhưng số đạt được thành công rất ít. Cuốn A History of Europe (1936)16 của H. A. L. Fisher hoặc cuốn A Modem History of Europe (1971)17 được kể vào những ngoại lệ hiếm hoi đó. Cả hai đều là những tiểu luận được mở rộng về khái niệm có tính đáng ngờ về ‘Văn minh phương Tây’ (xem phần dưới). Có lẽ những khảo sát lớn đạt được nhiều hiệu quả hơn cả là những khảo sát đã tập trung vào một chủ đề, như cuốn Civilisation18 của Kemmeth Clark, nhìn vào quá khứ của châu Âu qua lăng kính của nghệ thuật và hội hoạ, hoặc cuốn The Ascent of Man ( 1973)19 của Joseph Bronowski, chọn một lối tiếp cận qua lịch sử khoa học và kỹ thuật. Một tiểu luận gần đây hơn thì đã tiếp cận đề tài từ một quan
  15. điểm có tính duy vật dựa trên địa chất học và những tài nguyên kinh tế.20 Giá trị của những pho khảo sát lịch sử nhiều tập không phải là vấn đề được nêu ra ở đây; nhưng chúng bị lên án vì vẫn giữ lại những tác phẩm tham chiếu, và chúng được dùng để tham khảo chứ không phải để đọc. Trong những năm gần đây, càng lúc càng có sự thúc bách hơn nhằm xem xét lại cái khung sườn của lịch sử châu Âu và sự thúc bách đó tương ứng với sự gia tăng của những cuộc nghiên cứu có tính chuyên môn cao và có mức độ biểu kiến cao. Chỉ có một ít ngoại lệ nổi bật có thể được dùng để chứng minh cho qui luật này, trong số đó có tác phẩm của Fernand Braudel21. Nhưng các sử gia và sinh viên bị lôi cuốn vào việc ‘am hiểu nhiều hơn, nhiều hơn nữa vào cái vi mô’ để đến chỗ những quan điểm rộng hơn đôi khi đã bị đã bị bỏ quên. Tuy vậy, khoa học nhân văn cần có mọi mức độ biểu kiến. Một điều mà ai ai cũng phải công nhận là trong những năm gần đây, việc nghiên cứu lịch sử đã trù phú hơn bởi những phương pháp, những môn học, và những lãnh vực mới. Sự xuất hiện của máy tính mở ra một phạm vi điều tra nghiên cứu mang tính định lượng mà trước kia vốn ở ngoài tầm với của các sử gia. Nghiên cứu lịch sử đã đạt được lợi ích lớn lao từ sử dụng những kỹ thuật và khái niệm xuất phát từ khoa học xã hội và nhân văn. Ngày nay, hầu hết mọi nơi đều ca ngợi một khuynh hướng viết sử do trường phái biên niên sử Pháp tiên phong từ năm 1929. Những lãnh vực mới mang tính kinh viện như lịch sử truyền khẩu, lịch sử tâm thần, hoặc lịch sử dòng họ, hay lịch sử của các lề thói, đã được thiết lập một cách tốt đẹp. Đồng thời, một số đề tài phản ảnh những quan tâm đương đại cũng được trao cho một chiều kích mới mẻ. Phong trào bài trừ tệ phân biệt chủng tộc, môi trường, giới tính, đặc tính và ảnh hưởng Do Thái, tính dục, giai cấp, và hoà bình là những chủ đề chiếm một phần lớn trong những bài
  16. viết và tranh luận đang diễn ra. Ngoài ra, sự gia tăng của các lãnh vực nghiên cứu đi kèm với sự gia tăng tương ứng các tác phẩm có tính học thuật được công bố, đương nhiên tạo ra những căng thẳng nghiêm trọng. Các sử gia chuyên nghiệp thất vọng vì ‘có quan hệ với văn học’. Họ bị quyến rũ bởi việc tiến sâu hơn nữa vào những lối hẹp của chuyên môn sâu và đánh mất khả năng truyền đạt với quần chúng. Phần lớn sự chuyên môn hoá đã được tiến hành bất chấp việc gây hại cho lịch sử được kể lại. Một số chuyên gia đã làm việc với giả định rằng những nét đại cương thì không cần phải xét lại; rằng con đường duy nhất tiến đến những khám phá mới nằm trong việc đào sâu vào một khu vực hẹp. Số khác, do chủ trương thăm dò ‘những cấu trúc sâu’ nên đã hoàn toàn quay lưng với ‘bề mặt’ của lịch sử. Họ tập trung vào việc phân tích ‘những chiều hướng trường hạn, nằm bên dưới bề mặt’. Tựa như một số đồng nghiệp của họ làm việc trong lĩnh vực phê bình văn học chủ trương rằng ý nghĩa có tính văn học của một văn bản là không có giá trị lịch sử, một số sử gia muốn từ bỏ việc nghiên cứu các ‘sự việc' có tính qui ước. Họ đào tạo những sinh viên không có ý định học hỏi về cái gì đã xảy ra, bằng cách nào, ở đâu, và khi nào. Sự suy tàn của lịch sử dựa trên các sự việc được kèm theo - đặc biệt là trong lớp học - với trào lưu của ‘sự đồng cảm’ nghĩa là, của những bài tập có mục tiêu là kích thích trí tưởng tượng có tính lịch sử. Khả năng tưởng tượng là thành tố quan trọng của nghiên cứu lịch sử. Nhưng những bài tập đồng cảm là điều chỉ có thể được biện minh nếu chúng đi kèm với một lượng kiến thúc nhỏ hoặc vừa phải. Trong một thế giới mà ở đó văn học hư cấu cũng chịu sự đe doạ tựa như một nguồn thông tin lịch sử đáng trân trọng, thì các sinh viên đôi khi có nguy cơ là chẳng có gì để xây dựng một nhận thức về quá khứ.22
  17. Sự phân ly giữa lịch sử và văn học là điều đáng tiếc. Khi những người theo ‘thuyết cấu trúc’ trong khoa học nhân văn bị bắt kịp và vượt qua bởi những người theo thuyết ‘deconstruction’ (của triết gia Jacques Derrida, một trong ba triết gia quan trọng nhất của thế kỷ 20, qua đời năm 2004). Đừng lầm deconstruction là tiến trình triệt phá tan tành hoặc tước hết các sự vật. Thật ra deconstruction là trong tiến trình tạo ra một điều gì đó thì có một điều gì khác dứt khoát phải bị loại đi. Những cơ cấu loại trừ đó có xu hướng trấn áp và kéo theo những hệ quả, thì cả những sử gia lẫn những nhà phê bình văn học không những tìm cách loại trừ mọi kiến thúc qui ước mà còn loại trừ lẫn nhau. May thay, vì những khía cạnh cực đoan của deconstructionism đã bị loại trừ, nên những rạn nút có thể được hàn gắn.23 Hoàn toàn không có lý do để cho một sử gia sáng suốt không sử dụng những văn bản văn học đã được thẩm định một cách có phê phán, hoặc chẳng có lý do gì để cho những nhà phê bình văn học không sử dụng kiến thúc có tính lịch sử. Vì vậy, giờ đây, có vẻ như các nhà chuyên môn đã vung tay quá trán. Từ trước đến nay luôn có sự phân công minh bạch giữa những chú ong thợ chuyên cần của sử học với những con ong chúa - những grands simplificateurs (những người đơn giản hóa) - mang lại trật tự cho các công việc của tổ ong. Sẽ không có mật nếu các ong thợ hoàn toàn thao túng tổ ong. Hoặc không ai có thể chấp nhận những đuờng nét lớn của ‘lịch sử tổng quát’ cứ bị cố định mãi. Cũng vậy, chúng phải chuyển dịch phù hợp với thời buổi: và những gì đã được cố định cách nay năm mươi hoặc một trăm năm trước thì giờ đây đã chín mùi để được xét lại. Tương tự như vậy, việc nghiên cứu những địa tầng của lịch sử không thể bị tách rời khỏi những việc đang làm. Trong khi tìm kiếm ‘những chiều hướng’, ‘những xã hội’, ‘những nền kinh tế’, hoặc ‘những văn hóa’, ta không nên bỏ qua những con người cụ thể.
  18. Vì không ai được xem là có khả năng để nêu ra một quan điểm ở ngoài lãnh vực chuyên môn của mình, nên những con thú dữ vẫn nhởn nhơ trên những cánh đồng cỏ. Sự kết hợp việc nghiên cứu tư liệu kèm với những chủ đề được chọn lựa một cách rõ ràng, nhưng loại trừ việc xem lại toàn bộ mọi yếu tố có liên quan, là điều đặc biệt tệ hại. Với một công trình như thế, A. J. P. Taylor đã để lại cho chúng ta câu nói đáng nhớ, ‘Nó là chín mươi phần trăm sự thật và một phần trăm vô dụng’.24 Một đáp ứng thận trọng cho những phát triển vừa kể là ủng hộ hệ đa nguyên trong những diễn giải và ủng hộ ‘sự an toàn của số đông’ nghĩa là; khuyến khích sự da dạng của các quan điểm nhằm chống lại sự giới hạn của từng quan điểm. Chỉ với một quan điểm thôi thì sẽ có nhiều bất trắc. Nhưng năm mươi hoặc sáu mươi quan điểm - hoặc ba trăm quan điểm - có thể cùng được kể đến để xây dựng một phức hợp sử dụng được, ‘Không chỉ có một sự thật mà là nhiều sự thật khi chúng mang tính nhạy cảm’.25 Đến một điểm nào đó, công việc khó khăn của sử gia cũng tựa như công việc của nhà nhiếp ảnh, mà hình ảnh tĩnh, hai chiều chẳng bao giờ có thể trình bày một cách chính xác thế giới động, ba chiều. ‘Sử gia, tựa như cái máy ảnh, luôn thiếu trung thực.’26 Nếu sự so sánh đó được triển khai, thì ta có thể nói rằng các nhà nhiếp ảnh có thể làm gia tăng sự gần giống như thật trong tác phẩm của họ - và đó cũng là mục tiêu của tác phẩm - bằng cách gia tăng số ảnh chụp về một đề tài. Nhiều bức ảnh được chụp từ nhiều góc độ khác nhau, với những loại phim, ống kính và kính lọc khác nhau có thể cũng làm giảm sự chọn lọc thô thiển của một lần chụp duy nhất. Cũng vậy, ‘lịch sử trung thực’ là điều chỉ có thể tái dựng lại nếu sử gia biết kiểm tra và so sánh kết quả đạt được từ rất nhiều nguồn khả dĩ. Hiệu quả sẽ chẳng bao giờ là toàn hảo; nhưng mỗi góc độ và mỗi kỹ thuật khác nhau đóng góp vào việc soi sáng những phần mà kết hợp lại sẽ thành
nguon tai.lieu . vn