Xem mẫu

  1. LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI NGUYỄN THỊ HƯƠNG Khoa Giáo dục Chính trị Tóm tắt: Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, đặc biệt giáo dục cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Thế hệ trẻ cần phát huy những giá trị truyền thống, tinh thần yêu nước dân tộc của ông cha ta ngày xưa để đưa đất nước Việt Nam ngày càng vững mạnh, phát triển. Từ khóa: Lễ khao Lề thế, lính Hoàng Sa, giáo dục, truyền thống yêu nước, học sinh, Lý Sơn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay đa số học sinh đều có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước, tích cực học tập, sáng tạo, có ý chí vươn lên,….Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số bộ phận lớp trẻ thờ ơ với thời cuộc, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; sống thực dụng, thiếu lý tưởng, non kém về nhận thức chính trị. Trước sự biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Công tác giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, việc giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với ngành giáo dục. Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong thời kì mới nhằm khơi dậy và phát huy tinh thần và nghị lực, trí tuệ và tài năng của thế hệ trẻ để tập trung phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh. Tăng cường tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ. Với mục đích xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng. Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức, lối sống được tổ chức thông qua lễ hội Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện Lý Sơn. Đoàn thanh niên và các trường phổ thông, các cấp lãnh đạo địa phương cần đẩy mạnh hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn cho học sinh Lý Sơn, Quảng Ngãi. 2. LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA Lễ khao lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Thời gian đầu khi mới thành lập Đội Hoàng Sa, cứ hàng năm người của đảo Lý Sơn lại được tuyển mộ vào đội này làm binh, phu đi khai thác và bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này gọi là "thế lính". Lễ khao lề thế lính là một lễ hội Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 225-230
  2. 226 NGUYỄN THỊ HƯƠNG độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió). 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi 3.1.1. Đội ngũ giáo viên Qua điều tra thực trạng của giáo viên phổ thông cấp Một, cấp Hai, cấp Ba tôi nhận thấy rằng phần lớn giáo viên đều nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước thông qua Lễ Khao lề thế cho Học sinh ở huyện Lý Sơn hiện nay. Qua điều tra 9 giáo viên thì có 6 giáo viên cho rằng việc giáo dục truyền thống yêu nước trong chương trình phổ thông, tích hợp giảng dạy trong các môn Lịch sử-GDCD và ngoại khóa là rất quan trọng; có 3 Giáo viên cho là quan trọng; không có giáo viên nào xem nhẹ vấn đề này cả. Tuy nhiên, giáo dục truyền thống yêu nước là một vấn đề khó trong việc giảng dạy cho học sinh, vì đây là vấn đề khô khan, có nhiều vấn đề phức tạp, hơi hướng chính trị. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức rộng, kiến thức lịch sử địa phương, kiến thức xã hội-lịch sử, nhân văn, kiến thức thực tế để tránh tình trạng giáo điều, khô khan, học sinh khó hiểu. Nhưng qua thực tế điều tra thì hiện nay vẫn tồn tại một số giáo viên có kiến thức về lịch sử địa phương, kiến thức văn hóa-lịch sử-xã hội còn hạn chế; ít tìm hiểu kiến thức xã hội, kiến thức về lễ hội, phong tục, tập quán địa phương một cách sâu sắc nhất; trong giảng dạy về giáo dục truyền thống yêu nước còn nhiều giáo điều khô khan, cứng nhắc, ít liên hệ thực tế, ít cho học sinh tham gia ngoại khóa tham quan các di tích, lễ hội văn hóa. Giáo viên chưa có tài liệu, tư liệu, dự án, chương trình về giáo dục truyền thống yêu nước một cách hệ thống, bài bản. Vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước thông qua Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cho học sinh là một vấn đề rộng cần phải kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, kết hợp tham quan di tích lịch sử, lễ hội truyền thống ở địa phương. Muốn giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phổ thông ở huyện Lý Sơn thì người Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp, phải cho học sinh đi tham quan thực tế, di tích lịch sử, lễ hội, đặc biệt là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Tuy nhiên phần lớn giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, nhiều giáo điều, lí thuyết. Vì vậy chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Qua câu hỏi: “Khi dạy về giáo dục truyền thống yêu nước, các thầy cô sử dụng phương pháp dạy học nào?” thì tôi thu được kết quả như sau:
  3. LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC... 227 STT Nội dung Triển khai Tỉ lệ % A Thuyết trình 4 44,5 B Nêu vấn đề 1 11,1 C Thảo luận 2 22,2 D Đàm thoại 0 0 E Trực quan 0 0 F Tất cả các phương án trên 2 22,2 * Tổng số phiếu 9 100 3.1.2. Thái độ học tập của học sinh Vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phổ thông đối với việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi được hỏi: “Theo em vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh có quan trọng trong với việc giữ gìn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không? Thì tôi thu được kết quả sau: TT Nội dung Trả lời Tỉ lệ % A Rất quan trọng 33 20,6 B Quan trọng 52 32,5 C Bình thường 65 40,6 D Không quan trọng 10 6,3 * Tổng số phiếu 160 100 Qua bản số liệu này ta thấy có 20,6% cho vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh rất quan trọng, 32,5% cho là quan trọng. Như vậy có 53,1% đã nhận thức đúng đắn vai trò của việc giáo dục truyền thống yêu nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng gần một nửa số học sinh (chiếm 46,9%) vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh. Đây là một thực trạng đáng lo ngại, vì các em chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ thì khó ý thức đầy đủ cũng như trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Về thái độ học tập: Do nhà trường chưa tạo điều kiện động cơ học tập, chưa khuyến khích các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu về lịch sử địa phương, tham quan các di tích, lễ hội, văn hóa. Cũng như chưa có tài liệu, tư liệu, tranh ảnh nhiều trong việc giáo dục truyền thống yêu nước trong nhà trường. Giáo viên dạy khô khan, cứng nhắc, không liên hệ thực tế. Vì vậy chưa gây hứng thú, tích cực trong học sinh. Qua điều tra về thái độ học tập ở lớp ở các em học sinh trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện Lý Sơn. Tôi thu được bản số liệu sau:
  4. 228 NGUYỄN THỊ HƯƠNG TT Nội dung Phiếu trả lời Tỉ lệ A Hứng thú 27 16,9 B Bình thường 100 62,5 C Không thích 21 13,1 D Chán nản 12 7,5 * Tổng số phiếu 160 100 Như vậy chỉ có 33 em (chiếm 20,6%) cho là vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước là bình thường, phù hợp với trình độ nhận thức của mình. Còn lại 127em chiếm tỷ lệ 79,4% đều cảm thấy đây là vấn đề khó và hơi hướng tư tưởng chính trị nhiều. Thực trạng này đặt ra cho Bộ giáo dục và Đào tạo là cần phải chỉnh sửa, bổ sung lại nội dung, tài liệu dạy vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước để phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinh. Bên cạnh đó đòi hỏi giáo viên phải sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học thích hợp để giúp các em tìm hiểu vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước một cách dễ dàng và đạt hiệu quả cao. 3.2. Nguyên nhân của thực trạng việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở huyện Lý Sơn hiện nay * Nguyên nhân khách quan Một là: Giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh phổ thông là một vấn đề rất quan trọng, để học sinh hiểu về cội nguồn, truyền thống yêu nước, truyền thống dựng nước; xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta ngày xưa. Giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn tinh thần yêu nước của dân tộc, để thế hệ trẻ phát huy được truyền thống tốt đẹp ấy, đất nước ngày càng vững mạnh hơn. Tuy nhiên trong chương trình dạy học, cũng như chương trình ngoại khóa, chương trình giáo dục địa phương mặc dù đã cải cách nhưng vẫn còn một số hạn chế chưa giải thích rõ vì sao quan trọng và cần thiết, chưa nêu rõ mục tiêu, quan điểm và giải pháp trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh ở các trường phổ thông ở huyện Lý Sơn. Hai là, do thời gian giảng dạy ở trường phổ thông trong các môn như lịch sử-GDCD, địa lí, giáo dục quốc phòng an ninh còn ít thời gian. Giáo viên chưa có nhiều thời gian để nói về giáo dục truyền thống yêu nước. Ba là, một trong những khó khăn rất lớn đối với giáo viên dạy GDCD, GDQP-AN, lịch sử hiện nay là thiếu tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học, và các tài liệu tham khảo liên quan. Nhiều trường thiếu cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, chưa đầu tư đúng mức. Đồng thời khi giáo dục truyền thống yêu nước cần thiết phải cho học sinh tham quan thực tế để học sinh dễ tiếp thu nhưng giáo viên lại không có điều kiện để đưa các em đi.
  5. LỄ KHAO LỀ THẾ LÍNH HOÀNG SA VỚI VIỆC GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC... 229 * Nguyên nhân chủ quan Một là: Hiện nay yêu cầu của ngành giáo dục là phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Vì vậy đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tích cực học tập, tìm tòi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên trên thực tế một số giáo viên vẫn xem đây là việc ít quan trọng nên không tâm huyết với nghề nghiệp. Các giáo viên chỉ lên lớp truyền đạt cho học sinh những kiến thức trong sách giáo khoa một cách sáo rỗng, không hề tìm tòi, sáng tạo hay bổ sung những vấn đề cập nhật của thực tiễn đất nước. Nhiều giáo viên vẫn còn áp dụng phương pháp dạy học cũ, truyền thụ một chiều, vì vậy mà chưa phát huy được tính năng động của học sinh. Tình trạng đó dẫn đến hậu quả là lý luận xa rời thực tiễn. Hai là: Hiện nay học sinh cũng như phụ huynh đều xem việc giáo dục truyền thống yêu nước là vấn đề phụ, quan trọng hơn là học tập. Vì vậy mà các em không chú tâm học tập, không tích cực tìm tòi, không thực sự đầu tư kiến thức về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương. 3.3. Những vấn đề đặt ra nhằm phát huy giá trị của Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa với việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi hiện nay * Đối với giáo viên Các cấp lãnh đạo cũng như nhà trường chưa thực sự chú ý đến xây dựng nội dung chương trình giáo dục truyền thống yêu nước, chưa tổ chức nhiều buổi ngoại khóa, sinh hoạt, tham quan các di tích lễ hội ở địa phương. Đội ngũ giáo viên nhìn chung chưa được chuẩn hóa cụ thể, chưa được bồi dưỡng thường xuyên và sử dụng đúng. Một số giáo viên chưa tâm huyết với nghề, trình độ tay nghề còn mỏng. Phần lớn giáo viên khi dạy vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước vẫn đang sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy mà chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo cho học sinh . * Đối với học sinh Do nhà trường chưa tạo được động cơ học tập, chưa khuyến khích các em chú tâm vào vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước. Vì vậy mà hầu hết các em có thái độ học tập chưa nghiêm túc, chưa thực sự đầu tư , trang bị kiến thức, kĩ năng. Đồng thời nội dung về vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước trong sách giáo khoa, chương trình giáo dục địa phương còn khó, chưa phù hợp với trình độ nhận thức của các em, thiếu tài liệu tham khảo, phương tiện học tập. Cho nên dẫn đến tình trạng là nhận thức của học sinh về vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước còn mơ hồ, chưa đúng đắn. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện Lý Sơn là rất quan trọng. Vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh được nhiều giáo viên vẫn nhận thức tốt về cần phải phát huy các giá trị truyền thống cho học sinh, giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh
  6. 230 NGUYỄN THỊ HƯƠNG theo phương pháp mới, phương pháp tham quan thực tế, giúp học sinh tìm hiểu yêu thích lịch sử, văn hóa địa phương, phát huy tinh thần yêu nước. Nhưng trong giảng dạy trên lớp các giáo viên vẫn chưa dạy theo phương pháp mới để giúp học sinh dễ hiểu hơn; đa số giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thống đọc-chép. Còn đối với học sinh vẫn còn thụ động trong học tập, chưa xem trọng vấn đề giáo dục truyền thống yêu nước là cần thiết và hữu ích. Vì vậy, các giáo viên huyện Lý Sơn cần phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh; các giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức về giáo dục truyền thống yêu nước và thay đổi phương pháp dạy học mới, tích cực, sinh động, thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Giáo dục công dân 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2] Lê Quý Đôn (1997). Phủ biên tạp lục, NXB Sử học, Hà Nội. [3] Phan Huy Chú (1997). Hoàng Việt địa dư chí, NXB Thuận Hóa, Huế. [4] Vũ Đình Bảy (chủ biên), Đặng Xuân Điều, Hoàng Thanh Hiền, Nguyễn Thị Mai (2014). Thiết kế bài dạy học Giáo dục Công dân theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, NXB Đại học Huế. NGUYỄN THỊ HƯƠNG SV lớp GDCT 4, khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn