Xem mẫu

  1. Chương III CÁC HOẠT • ĐỘNG • CỦA LẺ h ộ• i VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 1. NHỮNG NGHI THỨC CỦA PHẨN LỄ 1.1. Các đôi tượng thờ cúng tí. Nìùen thán Đây lả tín ngưỡng sùng bái tự nhiên , một trong những tín ngưỡng phô biên ờ nhiều dân tộc. Với quan niệm: "Đất có Thổ cùng, sông có Hà Bá", các dân tộc Việt Nam cho rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng xung quanh con người đều có sức sông. Trông coi các sức song (ló là các vị than. Theo Hán văn, chữ thần ( ) gồm một bên chủ "kỳ" là thẩn Đất, một bên chữ "viết" là núi ràng, phán bảo, sỏ dọc qua chừ M viêt" có nghía là xuyên suỏt mọi nơi. moi lúc. Thẩn có nghĩa là tài giỏi, phán bảo được mọi diêu, mọi lẽ. ('ho nôn, khi nói thẩn kỳ là ý chỉ sự tài giỏi, ký lạ của một vị nào dỏ. Khi vị nào được gọi là Thẩn đều có ý chỉ các lực lượng Nhiên thẩn. Còn các lực lưựng Nhân thần người ta đều gọi là các vị thánh, đó là các nhân vật hoặc huyền thoại hoặc có thật, khi còn sông có công trạng vùi non lấp biển, cứu dán, cứu nưỏc, khi chét được hiển thánh. Khi được coi là thánh cùng có ý chí vị dó có tài nghe, nói trên cả tài của vua. Cho nên vua chỉ phong th;in, tôn t hánh chứ không bao giờ phong thánh.
  2. Đạo thờ thần ở Việt Nam rất sâu đậm, ảnh hưởng lớn đến đời sông văn hoá của các dân tộc ở nước ta. Đạo ấy được thể hiện ở nhiều cấp độ và khá sinh động trong đời sống các dân tộc. - T h ầ n cây: Người miền xuôi có câu: 'Thần cây àa, ma cây gạo”, coi các loại cây đó đều có thần trú ngụ thì ở miền núi các dân tộc anh em cũng có chung quan niệm như vậy. Đó là cây si ở người Mường, cây gạo ở ngươi Thái, cây bô (chapô), cây mẹ (chamê) của người Nùng hay cây cau, cây dừa ở ngươi Chăm... Đôi với người miền núi, không chỉ có từng loại cây có Thần mà các khu rừng ở đầu bản, trên ngọn suôi cũng đều có các vị thần trông coi, trú ngụ. Có một điểm chung là tất cả những vị thần đó đều thuộc loại thần có khả năng bảo vệ, che chở cho xóm làng, làm cho người yên, vật thịnh. Vì thế, hàng năm nhân dân thường tổ chức thờ cúng cho các vị thần đó. Người Thái có lễ "Xên Đông sựa” ở các bản, ”Xên Tu Mưõng" ở các mường; người La Chí cũng có lễ cúng rừng cấm vào Tết tháng Bảy Am lịch, người Hà Nhì ăn tết tại rừng cấm đầu bản vào dịp Tết năm mới tháng Sáu, người IT mông làm lễ Nào xồng (lễ àn thề) tại khư rừng cấm cạnh bản... Trong lễ mỏ cửa rừng của người Kinh ở xã Yến Vĩ (Hà Tây) không chỉ thờ sơn thần mà còn thờ cả cây côi. Tục hái lộc đêm Giao Thừa cũng là một biểu hiện của nghi thức, nghi lễ thờ Thần Cây. Hội Vũ Lao (Thanh Hòa - Phú Thọ) có tục thờ cả Thần Nông, Thần Núi và Thần Nước. Hội Bắc Lệ (Hữu Lũng - Lạng Sơn) thờ thần Bà Chúa Thượng Ngàn (nữ thần núi) .v.v... Có thể nói Thần Cây, Thần Rừng là các thần khá thân thiêt, gần gũi với con người. Vì thế, bất cứ dân tộc nào cũng có tục thò các thần này. 66
  3. - T h ầ n Đ á: cũng được nhiều dân tộc coi là vị thần dem lại phúc lộc và che chở cho xóm làng. Người Thái, người Mưòng, người Kinh ... thờ Thần Đá để cầu tự, thậm chí người Thái đặt tên con là đá "Đán" để mong sự mạnh khoẻ. Trong Động Hương Tích (Chùa Hương - Hà Tây) còn có Hòn Núi Cô, Hòn Núi Cậu để ai hiếm hoi con cái đến thắp hương cầu tự. Người Hà Nhì coi bên nước là nơi linh thiêng, nhưng lại do Thần Đá trỏng coi, nên hàng năm trước khi ăn tết, đồng bào có tục dọn sạch cỏ xung quanh tảng đá thò dựng bên bến nước. Người Mường coi Thần Đá là thần bảo vệ mồ mả tô tiên. Tại khu mả ỏ Chiêng Động (Kim Bôi - Hoà Bình) có khu mộ dựng cả một bãi dá để thờ. Hội chùa Kè (Mường Bi - Hoà Bình) thờ hòn đá "Bụt Mọc". Hội Thiết Đinh, xã Định Tường (Thiệu Yên - Thanh Hoá) thờ thần "Cao Sơn Lập Thạch" (hòn đá tròn). Trong chùa Dâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) thờ hòn Đá Sáng (Thạch Quang) - tinh linh con gái của Phật Mẫu Man Nương. Lễ tê Phong Sơn (Phong Điền - Huế) cũng thò đá. Đặc biệt là ở Việt Nam khá phổ biến tục thò các hòn đá "vọng phu" - biểu tượng của những người phụ nữ kiên trinh với chồng con, xóm làng. Tục thò Thần Đá ở Phong Sơn - Thừa Thiên Huế... - T hần h a n g d ô n g : Người ta thờ thần hang động cũng chính là thò thần che chỏ, bảo vệ bản mường. Bởi vì từ thời nguyên thuỷ con người cư trú ở các hang động là chính. Đó là cái nhà của họ, nơi diễn ra mọi sinh hoạt của người nguyên thủy. Có thể, tục thờ thần hang động xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Điển hình cho tục thờ này được thể hiện ở các hang động sau: Đó là động Hương Tích (Chùa Hương - Hà Tây), tuy trong dộng có thờ Phật, nhưng đó chỉ là yếu tô mói. Nội dung chính của lễ hội Chùa Hương là thờ các thần tự nhiên: Núi 67
  4. Cô, Núi Cậu, Núi Tiền, Núi của... các vị Thần có từ thuở xa xưa. Hội Nha Môn (Phong Châu - Phú Thọ) thò Đá lớn. Hang Thẩm Lé (Hang Nhìn) ở Văn Chấn (Yên Bái) mở hội từ mồng 7 đến 15 tháng Giêng, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, Hang Tiên (thị xã Lạng Sơn), Động Tiên (thị xã Hoà Bình) ... đều nhằm thờ các vị thần trông coi những nơi đó, nơi cư trú thờ xa xưa của con người. - T h ầ n nước: Nhân dân ta có câu: "Đất có Thô Công, sông có Hà Bá", Hà Bá ở đây thường được coi là vua Nước hay chính là Thần Nưóc. Nước không chỉ phục .vụ đời sống hàng ngày mà còn là một trong những miền tạo nên vũ trụ mà nước cũng là lực lượng tự nhiên tác động đến sự an khang, thịnh vượng của con người. Thần Nước thường được cụ thể hoá thành hình tượng con thuồng luồng (sau này cả con rồng, con giải)... Mỗi một vực nước sâu, một khúc sông, đoạn suối... đêu có vua thuồng luồng, tiếng Thái gọi là "tô ngược" trú ngụ tại các hồ, ao, cái giếng... cũng thường có các vị thần đó cai quản. Trong đó, cái giếng nước của người Kinh đặc biệt quan trọng với quan niệm Thần Giêng là vị thần trực tiếp ảnh hưởng đến đời sông xóm làng nên thường được thờ cúng quanh năm hay các dịp lễ tết. Tại Chùa Đậu (Thành Đạo tự) làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín (Hà Tây) thờ Nữ thần Pháp Vũ và Thần Giếng tại giếng làng. Tục gợi là giếng Bà Giao, quanh năm đầy nước trong vắt (thờ vào 26 - 27 tháng chạp). Hội Khám ở làng Ngọc Khám, xã Gia Đồng, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) thờ Tri Thuỷ (Thuỷ thần) tại đình làng. Vì thế có câu "Lâm râm hội Khám, u ám hội Dâu". Chùa Dâu (Diên ứng tự) ỏ xã Thanh Khương, Thuận Thành (Bắc Ninh) tuy là nơi thờ Phật Mâu Man Nương, nhưng thực chất là thờ các lực lượng Nhiên 68
  5. thần tạo ra mưa như Pháp Vân (mây), Pháp Vũ (mưa), Pháp Ix)i( sấm chớp) và Pháp Điện (sét). Chùa Tứ Pháp ở xã Di Sử, Liên Xá, Lạc Đạo, Đình I)ù... huyện Mỹ Văn (Hưng Yên) cũng có tục thờ các lực lượng làm ra mưa như Chùa Dâu. Nhiều nơi cỏ tục thờ Thẩn Nước như hội Đình Làng cả (Vũ Lao, Thanh Hoà, Phú Thọ), hội An Cố ( xã Thuỵ An, Thái Thụy, Thái Bình), hội chùa Thám, xã Vũ Lao, Thanh Hoà, Phú Thọ) hay hội đình Đình Bảng (Tiên Sơn, Bắc Ninh), hội Làng Đăm (Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội)... tuy các vị thần nước được gọi khác đi, trang trọng hơn như "Thuỷ Bá Đại Vương” hay "Bạch Hạc Tam Giang"... vẫn đểu là Thần Nước. Một sô nơi Thần Nước được cụ thể hoá bằng hình tương Cá Ông (cá voi) như tục thò Cá Ông ở hội Bảo Ninh (Quảng Bình), hội Văn Láng (Tiền Giang)... hội đền Tả Phù (phô Kỳ Lừa, Lạng Sơn) thờ thần sông Kỳ Cùng, hội đền Đìa (Hưng Hà, Thái Bình) rước nước bắt cá giông... đêu liên quan đến Thần Nước. Tục thờ Thần Nước dặc biệt được chú trọng ở nhiêu dân tộc thiểu sỏ như ngưòi Thái, người Tày, người Nung hay ngưòi Ẻ Đê, người Gia Rai, người Lào, ngưòi Lự, người Hà Nhì, người Lô Lô... Bên cạnh bản của các dân tộc Tày, Thái, Lào, Lự... bao giò cùng phải có một vực nước sâu dành làm nơi ở của vua thuồng luồng (to ngược), thực ra là Thần Nước hay Vua Nước. Đây không chỉ là vị thẩn trông coi sông nuớe mà còn là vị thần bảo vệ sự sông và sự sung túc, an toàn của cộng đồng bản mường. Cho nên, nếu bản nào không có vực nước tự nhiên thì họ phải đào thêm vực nưốc ngay cạnh bản làm nơi trú ngụ của vua nước. Hàng năm, vào dịp đầu xuân người Thái có tục thờ vực nước ở đầu ngọn suối. Người Thái gọi là 'Vãng căm” (vực cấm) 'và lễ vật thò ỏ đây là con trâu trắng. Tục này còn thấy ở nhóm 69
  6. Thái Yên Châu (Sơn La), vối lễ tế "Chom nong" (lễ cúng các ao tự nhiên trên núi ở đầu mường). Trong lễ "Lẩu Then" (lễ tạ ơn của các Bà Then) của người Tày có tục hát "khao thuông" thực chất là rắc hoa trắng xuống nước để tạ ơn vua thuồng luồng đã chăm lo nước cho bản mưòng để sản xuất và sinh hoạt. Vào cuối năm người Ê Đê và nhiều dân tộc ở Tây Nguyên có tực thờ Thần Máng nước, mong có nước chảy quanh năm. Những năm hạn, họ tìm cách chọc tức Thần Nước bằng những hành động trái tự nhiên để thần sấm sét giận dữ mà làm ra mưa. Người Ba Na cho rằng, Thần Sấm sét là tình thân của Thần nưốc. Người Xơ Đăng có tục bện dây đay thành hình con rắn treo giữa làng để Thần Sấm sét tưởng đó là vợ mình (tức là thần Nưốc đã hiện hình thành con thuồng luồng) đang đẻ mà làm mưa xuống tưới cho nàng. Người Khơ Mú cũng coi con thuồng luồng là Vua nưóc (Thần Nước) có thể làm ra mưa nên hàng năm có lễ cầu mưa, gọi là lễ "kéo đuôi con thuồng luồng" (ru hờn ta prưdồng). Người Mường (Mường Bi - Hoà Bình hàng năm có lễ cúng mương "Ai Li, Ải Lo", con mương chính dẫn nước tưối cả cánh đồng Mường Bi. Thực ra, đây cũng chính là lễ cúng Thần Nước của người Mường. Thần nước ỏ các dân tộc thiểu số được quan niệm bằng những hình tượng sinh động, cụ thể. Đặc biệt là hình tượng con thuồng luồng. Tục thờ Thần Nước ở người Kinh cũng khá phong phú. Thực ra, việc thò Lạc Long Quân (ông tổ của các dân tộc Việt Nam) cũng là một nghi lễ thờ Thần Nước (Rồng). Hội Đình Bảng (Tiên Sơn - Bắc Ninh) vừa thờ Thần núi (Cao Sơn Đại Vương), Thần Trồng trọt (Bạch Lệ Đại Vương) vừa thờ Thần Nước (Thủy Bá Đại Vương). Cư dân đánh cá thờ cúng Thủy Thần quanh năm nhất là mùa mưa lũ cũng là thờ Thần Nước. 70
  7. Tục thờ Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện), bôn lực lượng tự nhiên làm ra mưa được thờ ở chùa Dâu (còn gọi là chùa Thạch Quang), Thuận Thành (Bắc Ninh) và các xã Di Sử, Liên Xá, Lạc Đạo, Đình Dù huyện Mỹ Văn (Hải Dương) và những nơi khác ở Hà Tây, Hà Nội, xét đến cùng cũng là thờ Thần Nước. Hội Đồ Sơn (Thành phô Hải Phòng) có thờ cả Thủy Thần hay hội Thị cầu (Bắc Ninh) thò thánh Tam Giang ở đền Kim, thực ra cũng là thờ Thần Nước để cầu mưa. Hội chùa Đậu (Thành Đạo Tự) ở Thường Tín (Hà Tây) có tục thờ Thần Pháp Vũ, Thần giếng và lễ rước nước từ giếng Bà Giao vê chùa cũng là tục thò Thần Nước. Hội An Đạo (Phong Châu - Phú Thọ) thờ Long Xà Đại Vướng (Thủy Thần) và ú t Soi Đại Vương (Thần Bãi sông). Đặc biệt là tục lấy nước giếng Giải oan (Chùa Hương) rửa mặt, súc miệng cũng là một cách thờ Thần Nưóc, mong Thần Nước phù hộ độ trì. - T h ầ n N ú i: Đây là vị thần được nhiều dân tộc thờ vào các dịp khác nhau nhất là các dân tộc ỏ miền núi. Thông thường ỏ mỗi vùng có một ngọn núi được tôn thò. Núi Hy Cương (Phú Thọ) liên quan đến các thời đại vua Hùng, cũng được nhân dân coi là Núi Thần của cả nước. Iiễ hội xã Tử Đà và xã Phù Ninh (Phong Châu - Phú Thọ) có tục thờ Cao Sơn hay Ất Sơn, Viễn Sơn và cả Tản Viên Sơn Thánh ... đều là Thần Núi, xã Tử Du (Lập Thạch - Vĩnh Phúc) củng thờ núi Nái (Nái Sơn), Núi Cờ (Cờ Sơn) và Núi Ô (Ô Sơn). Những vị thần này có vai trò lớn trong việc bảo vệ xóm làng của nhân dân trong vùng. Trong các vị Thần Núi được thờ cúng ở các dân tộc Việt Nam có lẽ Thần núi Tản Viên (Tản Viên Sơn Thánh) là vị thần núi được coi là linh thiêng nhất, có vai trò quan trọng nhất. Vị Thần đó tuy đã được nhân hoá thành Đức Thánh Tản - Sơn 71
  8. Tinh, nhưng dù sao vẫn là một vị Nhiên thần, một trong "tứ bất tử" của các bậc thần thánh Việt Nam. Ngoài ra, hai vị Thần Núi bậc em của Sơn Tinh là Cao Sơn và Quý Minh cũng là hai vị thần được thờ cùng ỏ nhiều nơi (hội làng Dị Nậu - Phú Thọ, hội làng Măng Sơn - Hà Tây, hội làng Cót - Hà Nội...)- Thần Núi Tam Đảo với các danh hiệu "Thanh Sơn Đại Vương", "Mầu Dao Trì" hay "Cửu Thiên Hiển Nữ" và chùa Đồng chót vót trên đỉnh Tam Đảo cũng được thờ cúng quanh năm. Tỉnh Bắc Ninh có các núi Thiên Thai, núi Lạn Kha... đều là những nơi có Thần Núi trông coi và hàng năm được nhân dân trong vùng thờ cúng. Đối với các dân tộc thiểu số, Thần Núi tuy không có hình tượng cụ thể, nhưng các vị đó cũng chiếm một vị trí quan trọng trong đội ngũ Nhiên thần ở miên núi. Ví dụ, ngọn "Khau Huôt" (Chóp nhọn) ở Yên Châu, các đỉnh "Khau Dưa", "Khau cồông". "Khảu Ký" ở Phù Yên (Sơn La), núi "Khau Cát" (đường dây lên trời) ở Văn Chấn (Yên Bái), núi "Khạu Chí" (cơm nướng), núi Lạng Chương... ở Điện Biên (Lai Châu)... Nhân dân trong vùng đều coi những ngọn núi đó có thần trông coi, trú ngụ. Vì thế, trong các dịp lễ tết nhân dân thường cúng tê các vị thần đó, tuy mỗi nơi, mỗi vùng có thể tổ chức với những hình thức cúng tê khác nhau. Song, mục đích cúng tê đều giống nhau là đêu cầu sự phù hộ, độ trì của các vị Thần Núi đó cho người an, vật thịnh. Tóm lại, các dân tộc anh em sinh sông trên dải đất Việt Nam đêu sống bằng nghề trồng trọt là chính, nên việc gắn V'ji tự nhiên là quan hệ cần thiết lâu dài, bền chặt cho sự sinh ten của mình. Trong mối quan hệ đó sự phụ thuộc vào nhiều yếu ô khác nhau của tự nhiên đã dẫn đến sự tôn thờ các lực lượng (tó cũng là điểu hiển nhiên. 72
  9. Vi vậy, một trong những đỏi tượng được nhản dân các dân tộc thờ cúng quanh năm hay trong các dịp lễ hội là các vị Nhiên thán. Các vị đó được quan niệm và thò cúng ở các dân tộc bằng nhửng hình thức phong phủ, đa dạng khác nhau. Trong thực tế, nhieu vị Nhiên thần cỉă dược Nhản thần hoá, có thần tích, công trạng một cách cụ the, rỏ ràng. Cho nén, tuy các VỊ này đả được thò cúng như một Nhân thẩn, nhưng thực chất vẫn là thờ cúng các lực lượng Nhiôn thần. Tiêu biểu cho các vị Nhiên thần này là các vị Thánh Mẩu ở nước ta. Cả bôn vị Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Thiên, Mẩu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy - Thoải và Mẫu Địa) đều là bôn miên tạo nên vũ trụ. Mọi sự sinh sôi phát triển cũng đêu từ bôn miền - bôn Mẫu đó mà ra. Ỏ đây, thê giới tự nhiên đã được gắn với nguyên lý Mẹ - Mẹ sinh ra tất cả và Mẹ cũng che chở, bao ciung tất cả. Thờ Mẹ là thờ sự sinh sôi, thò sự che chở đó. Các dân tộc ở nước đều mang đậm tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Tín ngưởng đó được thể hiện rõ ràng và sinh động trong các lễ hội ở nước ta. 1.2. Các vị Nhân thẩn Các đôi tượng được cúng trong dịp lễ hội không chỉ Nhiên thần mà còn cả các vị Nhản thần. Dầy là tín ngưỡng súng bái con người. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ quan niệm con người bao gồm cả phần vật chất (thế xác) và phần tinh thần (thường clươc gọi là phần linh hồn). Do không hiểu được "sức sông” của các linh ỷiồn đó mà con người nguyên thủy đã thần thánh hoá nó bằng những khái niệm trìu tượng. Từ đó sinh ra tục lệ thờ cúng chính bản thân con người khi đà được trừu tượng hoá. thần thánh hoá.
  10. Quá trình trừu tượng hoá đó theo trình tự từ xác đến vía, từ vía đến tinh, từ tinh đến khí và từ khí đến thần. Vì thế, không ai thờ những người đang sống mà chỉ thờ những ngưòi đã chết: thờ cái tinh linh và cái thần của con người. Thực ra, các Nhân thần được thờ cúng không chỉ dành riêng cho các vị anh hùng có công với dân với nước mà kể cả các anh hùng văn hoá và các vị Thành Hoàng. Trong sô các vị Nhân thần có cả những người bình thường. Đó là các bậc tổ tiên của các gia đình, dòng họ có công sinh thành, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình họ. Trong phạm vi gia đình, họ là những người đáng tôn kính và luôn dược nhớ ơn. Đây là lý do cơ bản để thờ cúng tô tiên. Trong gia dinh có việc gì lớn như dựng vợ gả chồng, làm nhà mới, dỗ đạt... đều phải báo trình tổ tiên biết cùng mừng và chứng giám. Sau đó, việc cúng tổ tiên để nhằm cầu mong sự phù hộ của tổ tiên là lý do thứ hai trong các dịp này. Cũng như vậy, việc thờ cúng các vị Nhãn thần chủ yếu là vì tấm lòng biết ờn - lâu nay ít người nghĩ đến lý do cơ bản này, mà chỉ chú ý tới việc thờ cúng đế mong sự phù hộ độ trì của các vị Nhân thần dã được tôn vinh thành "Thánh" này. Cái dạo lý "uông nước nhớ nguồn" đã ăn sâu vào tâm trí của các dân tộc và trỏ thành những yếu tô văn hoá tâm linh của mọi người, mọi nhà mà dân gian gọi là "Đạo ông Bà" hay "Đạo Nhà" (Nguyễn Đình Chiểu). Đạo nhà ở dây không hẩn chỉ là thò cúng tổ tiên mà là sự biết ơn nói chung đôi với các bậc tiên bôi đã có công với mọi người, mọi nhà. Với quan niệm như vậy, lực lượng Nhân thần được thờ cúng trong các dịp lỗ tết là vô cùng phong phú, đa dạng. Có những vị nôi tiêng mang tầm cỡ quốc gia như Đức Thánh Trần, Hai Bà Trưng... Nhưng, cũng có những vị chỉ dân một, hai làng biêt họ
  11. như các vị Thành Hoàng hay chỉ trong phạm vi gia dinh, dòng họ như tô tiên. Tuy nhiẻn, tất cả các vị dó đểu dược thờ cúng một cách trang trọng thành kính nhất. Có thể phân loại các lực lượng Nhản thần như sau: - Các vị tô tiên: Đây là các vị Nhân thẩn dầu tiên được gia đình hay dòng họ thờ củng, họ đã có công sinh thành, lập nên các gia đình, dòng họ, thậm chí nhiều nơi, nhiêu vị lập nên các bản làng, thôn xóm. Trong xã hội một sô dân tộc thiểu sô như người Hmông, người Dao, người Thái, người La Chí, người Hà Nhì... các bậc tổ tiên đã trỏ thành biểu tượng cô kết cộng đồng và thường là niêm tự hào của các gia đình, dòng họ. Người H’ mông dù ở xa nhau hàng tháng trời đi đường, hễ gặp nhau, nhận ra nhau là cùng họ lập tức được coi là anh em, sông chết có nhau. Ngươi Dao có chung ỏng tổ Bàn Hồ (tuy không hẳn là Nhân thần) nhưng hình tượng Bàn Vương vẫn luôn được tất cả các nhóm, các ngành Dao tôn thờ. Tất cả các nhóm Hà Nhì đều coi ông Ly Ngô là ông tổ đầu tiên của họ, nên mỗi khi thờ cúng tổ tiên, tất cả các gia dinh đều chỉ bày một đôi đũa, một cái bát và một cái chén. Người Thái chia đội ngủ các vị tổ tiên ra nhiều lớp. Lớp cổ xưa nhất là "đảm", từ một "dam” sẽ thành các "vả", từ các "vả" mới có các bậc ông bà, cha mẹ mà người Thái gộp chung thành "phi hướn" (ma nhà). Vì thế, việc thờ cúng các lớp đó cũng do từng vị trí trong họ được thò hay không. Ví dụ, lớp "đảm" phải do ông trưởng họ "cốc họMchịu trách nhiệm thò cúng, lớp "vả” lại được thò cúng ở các gia đình ngành trưởng và các gia đình anh em chỉ thờ tới "pạu pú" hay "po me" (cụ, kỵ và ông bà) trực tiếp của gia đình. 75
  12. Có thể nói, trong xã hội nhiều dân tộc thiểu sô ở nước ta, các vị tổ tiên là các bậc Nhân thần được thò cúng nhiều nhất, có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của họ. Đối với người Kinh, các bậc tổ tiên cũng là các vị Nhân thần có vị trí quan trọng trong các gia đình, dòng họ. Đặc biệt là từ ngày Đôi mới, việc thờ cúng tổ tiên đã được chú trọng hdn cùng với việc củng cô, phát triển các nhà thò tô của nhiều dòng họ. Tuy việc thờ cúng tổ tiên chủ yếu là phần lễ, nhưng vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thông lễ hội và đời sông tâm linh của các dân tộc Việt Nam. VỊ trí, vai trò quan trọng của việc thò cùng tổ tiên đã trở thành "Đạo" (Đạo thờ cúng tô tiên) một tín ngưỡng quan trọng, phổ biến nhất là sức mạnh tâm linh của các dân tộc nước ta. Trong x ã4 iộ i các dân tộc thiểu số có thể không có những tôn -giáo khác,,nhưng không có dân tộc nào lại không có tục thờ cúng tổ tiên. Đây là chỗ dựa tinh thần quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của các dân tộc thiểu số. Tuy sự thờ cúng tỏ tiên ở vùng các dân tộc thiểu sô có thể có những nghi thức, nghi lễ khác nhau, nhưng nội dung và vai trò của nó đều giống nhau. Cho nên, có thể nói rằng, tổ tiên là các vị Nhân thần quan trọng nhất được thờ cúng ở các dân tộc thiểu số. - Các vị thần Thành Hoàng: Bên cạnh các vị Nhân thần được các gia đình, dòng họ thò cúng trên đây, trong xã hội các dân tộc, đặc biệt là người Kinh còn có các vị thần Thành Hoàng. Cho đến nay, không có làng nào (nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ) lại không có thần Thành Hoàng riêng của mình. Đây là các vị Nhân thần được vua sắc phong vì đã có công khai thiên lập địa, xáy dựng, phát triển hay truyền dạy những phong tục tập quán tốt đẹp cho dân làng. VỊ 76
  13. Thành Hoàng xuất hiện ở nước ta dầu tiên vào thời Nhà Đường (Trung Quốc) (lo Cao Biển và Lý Nguyên Hỷ tôn vinh, hiộu là "Đô phủ Thành hoàng quân". Đó là Thành Hoàng Đại La, có tên gọi la Tô Lịch. Vài trăm năm sau, vua Lý phong làm "Quốc đô Thăng Long Thành Hoàng dại vương"; đến thời Trần được gọi là "Báo quốc trấn linh đinh hay Quốc đô thành hoàng đại vương" và đời Le Nhân Tông (1442) cho lập đàn thò thần "Đô Đại Thành Hoàng" (30-6). Như vậy, lúc đẩu các vị Thành Hoàng mới chỉ xuất hiện ở các đô thị, có thổ phải đến từ thê kỷ X III - XV mới thâm nhập vào xã hội nông thôn và có vị trí tại các làng (trước đó, các làng chủ yêu là thờ các vị Nhiên thần được gọi là Thần làng). Thuật ngữ "Thành Hoảng" đầu tiên trong văn bản thư tịch ở nước ta là tấm bia xả Thường Sơn (Thủy Nguyên - Hải Phòng) thờ tù trưởng Lại Bốn (đòi Trần). Có thể, phải đến cuối thê kỷ XV, thò phụng Thành Hoàng mới có vị trí quan trọng ở các làng Việt Nam (30-7). Vối sự phát triển của chế độ quân chủ chuyên chê Việt Nam, từ thòi Trần vua tảng cường và mở quyển lực xuông tận làng xã. hòng nám được các làng xã bằng nhiều biện pháp, trong dó có việc phong sác tôn vinh các vị Thành Hoàng làng. Đây là biện pháp quản lý làng xã thông qua thần quyển. Bởi vì, trong thực tế xã hội Việt Nam thời dó tuy các làng đều dưới quyền của vua, nhưng các làng xã vẫn có sự độc lập nhất định của mình. Với cách tự quản truyền thông, làng xã vần có một thê giỏi riêng. Thế giới đó nhiều khi mạnh đến mức "phép vua thua lệ làng”. Vì vậy, vuả phải nhờ đến thế lực các vị Thành Hoàng để duy trì quyền lực của mình ở các làng xã. Cho nên, các vị Thành Hoàng sớm có vị trí quan trọng trong đời sông tâm 77
  14. linh của dân làng và thường xuyên được thờ cúng, nhất là trong các dịp lễ hội. Trong thực tế, đội ngũ Thành Hoàng xuất hiện và có vị trí quan trọng từ lâu trong đòi sông tâm linh của làng xã. Đội ngũ Thành Hoàng có nhiều nguồn gốc. Có vị là Thiên thần, có vị là Nhiên thần và đặc biệt phẩn lớn là lực lượng Nhân Thần (chù yếu là các vị anh hùng lịch sử văn hoá, lịch sử dân tộc (33-65). Các vị đó đểu có những sự tích, truyền thuyết, thậm chí có cả thần thoại kể về gốc tích của họ. Tuy nhiên vị Thành Hoàng chỉ có vị trí trong một làng với sự xuất thân khác khiêm tôn, có khi thấp hèn như người gắp phân, người ăn mày, thậm chí là kẻ trộm cắp... Nhưng, tất cả các vị đó ít nhiều đểu có công với lànp. với xã và được làng xã kính trọng, biết ơn. Trong tâm thức dân gian, Thành Hoàng là biểu tượng quyển lực tinh thần tối cao của một làng, chi phối cả đời sông vật chất và tinh thần, thậm chí trong cả lĩnh vực tình cảm của dân làng. Vì thế, mới có câu biện bạch hóm hỉnh của cô gái làng kia: "toét mắt là tại hướng đình, cả làng toét mắt phải mình em đâu". Đổ tội cho hướng dinh cũng là đổ tội cho vị Thành Hoàng trông coi cái đình đó. Vì vậy, tôn thò Thành Hoàng là một nhu cầu tâm linh quan trọng của dân làng. Thành Hoàng làng có nhiệm vụ trông coi. giám sát mọi việc làm, mọi hành vi, thậm chí mọi suy nghĩ của người dân, lưu ý và khuyên khích dân làng hướng thiện mang ý nghĩa giáo dục. Sự trách phạt của Thành Hoàng cũng chính là sự tự trừng phạt đôi với bản thân từng thành viên trong làng. Các vị Thành Hoàng không chỉ có nhiệm vụ giám sát nội bộ dán làng mà còn như một bức tường thành (ý nghĩa ban đầu của Thành Hoàng) bảo vệ, không chế tất cả các tác động từ bôn 78
  15. ngoài gảy thiệt hại cho dân làng như giặc dã, ma quỷ, dịch bệnh, cộ khi đỏi với ca những thói hư, tật xấu ở bôn ngoài... (V) thổ nói. Thành Hoàng là biêu tượng của cả dãn làng, n^ười ta tự hào vê các vị dó. Thành Hoàng là một vị Phúc Thần, nhưng lại không giông các vị Thánh, Thần. Tiên, Phạt, Chúa Troi ... xa xôi mà các vị Thành Hoàng là vị thần gần gũi, thân thiẹn và rùng chia sẻ với đàn làng mọi niềm vui, nỗi buồn như một người bạn dáng tin cậy. Mọi thànlì viên trong làng đều đặt niểm tin, hy vọng vào các Ngài. Cho dù, vị Thành Hoàng làng mình xuất thân từ dâu, thán phận như thô nào, nhưng một Uhi (là (tược phong là Thành Hoàng thì các vị đó vẩn được dân mg kính trọng trong niềm tin tưởng linh thiêng. Sự kính trọ; u dó (ià khiến mọi người dân trong làng tự răn mình phải luôn 1 iÔI’ xúng dáng với vị Thành Hoàng của mình, giữ gìn truyền thõng của làng mình. Tuy cả năm lao động vất cả có thể sao nhàng đôi chut tước vị Thành Hoàng, nhưng cộng đồng làng dã khéo léo nhác nhố bởi chính những sinh hoạt, tẻ lê ở đình làng, khiên mọi người luôn nhớ đến trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Điểu dó đà trở thành súc mạnh cô kết khôi đoàn kêt, thông nhất của dân làng. Tuy khái niệm Thành Hoàng ở miền núi không được rõ ràng lắm như ở miên xuôi, nhưng tuỳ điểu kiện và hoàn cảnh của từng nơi, từng dân tộc, việc thò cúng các vị Thần Thành Hoàng vần được duy trì thường xuyên. Mặc dù, hầu hết các vị Thành Hoàng này ỏ miền núi chưa hê được vua biết đến hay được vua phong sắc, nhưng, các vị đó vẫn được dân các bản mườngkính trọng, chăm lo thờ cúng. Thực ra, nhiêu dân tộc ỏ miền núi chưa biết đến khái niệm Thành Hoàng mà mói chỉ Ịpiêt (lén các vị Thần Thổ Công, Thố Địa. Các vị đó không cần đến sự 79
  16. phong sắc của vua, nhưng các vị đó vẫn được toàn dân kính trọng. Hầu hết các vị Thần này ỏ miên núi chưa có thần tích, thần phả, cho nôn hình ảnh của các vị này thường là hình tượng khá chung chung như thê giới tự nhiên xung quanh họ. Chỉ nơi nào sớm được tiếp xúc với người Kinh như ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Giang... may ra mới ít nhiều hiểu biêt cụ thể về các vị Thành Hoàng của họ. Có thê nói, các vị Thành Hoàng ở miền núi chủ yêu vẫn là các vị Nhiên Thần. Tuy nhiên, ở một sô dân tộc thiểu sô như người Thái vùng Tây Bắc cũng đã có khái niệm cụ thể về vị thần Thành Hoàng của họ, mặc dù chưa được vua phong sắc. Đó là khái niệm: "chạu sựa" (chạu = chủ, sựa = áo) được dịch là "chủ hồn áo". Từ "chủ" ở đây có ý chỉ rõ ngưòi đã có công phát hiện và khai phá đầu tiên cùng đất này. Theo phong tục Thái, người ta không thờ cúng bản thân người dó mà lại thò cái áo hay là hồn ở cái áo đó. Đồng bào quan niệm, sức sông của con người là tập trung ở cái áo anh ta đang mặc. Vì thế, mỗi khi ôm đau, bệnh tật, người ta không chữa bệnh trực tiếp trên thân thể người đó mà chữa bệnh thông qua cái áo của họ. Vị "chạu sựa" {chủ hồn áo) ở đây chính là người đã có công cắm cái cọc mổc: đầu tiên lên miếng đất mà sau này lập thành bản mường. Sau khi cắm cái cọc mốc đánh dấu quyền sở hữu của mình xuống đất, người đó khoác cái áo của mình lên cái cọc đó và cho rằng chính cái cọc có cái áo đó là chủ "chạu" của miếng đất này. Vì thế, "chạu sựa" còn được người Thái gọi là "Tạo pắc lắc" (tạo cắm cọc) được nhắc nhiều lần trong bài mo cùng Đông sựa (khu rừng câm ở đầu bản. đầu mường) noi chuyên để tổ chức các buổi cúng chung oho cả bản, mường mà ngưòi Thái gọi là "xên bản" hay "xên Đông sựa", "xên Tu inưỡng" (cửa mường). 80
  17. Theo quan niệm dân gian Thái "chạu sựa” chỉ là Thần Thành Hoàng ở cấp bản, còn đôi với cấp mường (bao gồm nhiều bản) thì vị này lại dược gọi là "lắc mưởng” (cột trụ mường) mà ở bên Xíp Xong Păn Na (Trung Quốc) và Chiêng Mai (Thái Lan), Chiếng Tung (Myanmar) lại gọi là "chay mương” (tim mường), ở Việt Nam, "lắc mưỡng" là nơi thần mường cư ngụ với nhiệm vụ trông coi, bảo vệ toàn mường. Trong thực tế, "lắc mường” đúng với nghĩa đen của nó là cột gỗ lim đóng ở một nơi nào dó trong mường do an nha chọn để thần mường trú ngụ nhằm để khang định vị trí của chạu mương. Nhưng, vê hình thức thì "lắc mường” lại chính là nơi hồn áo của vị an nha đầu tiên đến thông trị toàn mường. Hồn áo của vị an nha đó chính là hồn mường, thần của mường. Thực ra, đây là một biện pháp khẳng định quyền sở hữu của vị an nha đó và tự coi mình là linh hồn, là trụ cột của cả mường. Đôi với các dân tộc thiểu sô, hầu hết các vị thần trông coi bản mường đều là lực lượng Nhiên thần, ít có các vị là Nhân thần. Nếu có, thì các vị Nhân thần đó cũng chưa đạt đến độ điển hình như ở dưới xuôi: có thần tích và được vua phong sắc rõ ràng. Nhưng, dù sao, các vị thần trông coi bản mường cũng đang và đã được nhiều dân tộc thiểu sô" kính trọng, chăm lo thờ cúng trong các dịp lễ hội hàng năm. Tóm lại, trong lực lượng thần Thành Hoàng không chỉ là các vị Nhân thần mà bao gồm cả các vị Nhiên thần. Nhưng, các vị Thành Hoàng là Nhân thần phổ biến hơn (315/24) kể cả các vị Nhân thần của các tôn giáo khác và có nguồn gốc Trung Quốc (30-608). Vì vậy, có thể nói, đôi tượng được thờ cúng chủ yếu trong các lễ hội ở Việt Nam là các vị thần Thành Hoàng. 81
  18. - Thờ nữ thần, thờ Mẩu (35-10) Thờ nữ thần và thờ Mâu là một hiện tượng tín ngưỡng phổ biến trên thê giới, có cội nguồn lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy thờ Nữ Thần và thờ Mẫu đều xuất phát từ thờ nữ tính, nhưng giữa hai khái niệm này có những khác biệt, nhất là trong các nghi thức, nghi lễ thờ cúng ở Việt Nam. Theo thông kê của Viện Hán Nôm, trong sô 1000 di tích văn hoá thì đã có tới 250 di tích thờ cúng các vị thần và danh nhân là phụ nữ, nhất là các tổ sư ngành nghê ở Việt Nam. Người xưa cũng đã từng thông kê được các vị Tiên thuần Việt có tới 14/27 vị tiên nữ (35-10). Tuy thờ nữ thần hay thò Mẫu cũng đều phản ánh chung một điều hiển nhiên, đó là vai trò và vị trí hết sức to lớn của người phụ nữ Việt Nam từ thời tiên sử cho đến nay, trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng, Bà Nữ Oa đội đá vá trời, Bà Đà vợ ông Đùng (Mường), vợ Ải Lậc Cậc, Quả bầu mẹ (Thái), Mẹ Pô Nagar (Chăm), cho đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Dương Vân Nga (Đinh- Lê), Ỷ Lan (đời Lý), Bùi Thị Xuân (thời Tây Sơn), Bà Chúa Kho (thời Lý) và đặc biệt là Mẫu Liễu Hạnh (Phủ Giầy - Vụ Bản)... đểu là những phụ nữ có công sáng tạo, xây dựng và bảo vệ dất nước. Trong sô các nhân vật lịch sử đó, tuy có một sô hiện tượng, nhân vật đã được huyền thoại hoá, nhưng vẫn là cơ sở cội nguồn có thật. Cùng với quan niệm vũ trự luận Phương Đông cô đại là Ảm Dương tương khắc tương sinh, các nhân vật, hiện tượng trên đã mang đậm tính nử mà thuộc tính của nó là bảo trữ, sinh sôi, nảy nở và sáng tạo, tất cả các lực lượng đó đểu dồng nhất vói Âm, nhân hoá thành nữ tính là Mẹ (Mẫu). 82
  19. Các dân cCe Vlột Nam đểu là cư dân nông nghiộp, quá trình ,ản xuất nông nghiệp nói chung, canh tác lúa nước nói riêng từ lúc làm đất, gieo cấy, chăm sóc, bảo quản, chế biến... đểu có sự đóng góp của phụ nừ. Hơn nữa, với nguyên lý Mẹ - cội nguồn của sự sinh tồn, nảy nở và phát triển, vai trò của phụ nữ - vai trò người Mẹ càng có vị trí quan trọng hơn trong đời sông tâm linh các cư dân nông nghiệp. Cho đến nay, vai trò đó vẩn còn khá phô biến ở các dân tộc thiểu sô nước ta, đặc biệt là các dân tộc sinh sông ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Đôi với người Kinh, vai trò của người phụ nữ là vai trò của người quản lý, "bà nội tướng”, "tay hòm chìa khoá”. Hơn thế, trong sinh hoạt hàng ngày, phụ nữ đảm dương "đàn ông tậu nhà, đàn bà bán lợn" và "Quanh năm buôn bán ở mom sông, nuôi đủ năm con với một chồng”... Cũng như thế, phụ nữ là người gần gũi, chăm nom, dạy dỗ con cái thiết thực nhất và là người chịu trách nhiệm lớn nhất: "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Họ vừa là lực lượng lao dộng kiêm ăn để nuôi gia đình, họ lại vừa là người quản lý tài sản, chăm lo con cái... Cho nên, họ có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sông hàng ngày và tâm linh của cộng đồng. Với vị trí, vai trò trên đây đã đủ nâng người phụ nữ, người Mẹ lên thành các bậc Thần: Nữ Thần và tôn họ lên thành các Thánh Mẫu, Đạo Mầu. Các Mẫu đó đă từ lâu trở thành đổi tượng được nhân dân các dân tộc thò cúng, nhất là trong các dịp lễ hội của cộng đồng làng, bản... Ngoài các Mẫu mang tính chất tự nhiên như Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vủ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là bốn lực lượng làm ra hạt mưa và Tứ phủ (Mẩu Thượng Thiên, Mẩu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải (Thủy) và Mẫu Địa) là bốn miền tạo dựng nên vũ trụ, còn các vị Nhân Mẫu. Trong đó điển hình là Mẩu Liễu Hạnh, một trong "tứ bất tử" của các vị thánh ở Việt Nam. 83
  20. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Tiên, tục gọi Tiên chúa Quỳnh Hương họ Lê tên Giáng Tiên (Thiên Thần), vừa là cô gái trần tục (Nhân tl]ần). Trước khi được tôn vinh thành Thánh, Mẫu Liễu Hạnh đã từng là người phụ nữ sống cuộc đời thường giữa trần gian, có cha mẹ, có chồng con, tình cảm yêu ghét rõ ràng. Bà thích đi chu du khắp thiên hạ để trừ ác, làm việc thiện giúp đỡ người cơ nhỡ, cứu vớt những người bị áp bức, ban phúc lộc cho mọi người... Vì thế, Mẫu Liễu Hạnh vừa được người đòi yêu quý kính trọng, vừa nể sợ. Sự kết hợp giữa Thiên Thần và Nhân Thần đã khiến hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh vừa linh thiêng cao quý, vừa gần gũi thân thương. Cho nên, sau khi hoá, Mẫu Liễu Hạnh vừa là Nhân Mẫu, vừa là hoá thân eủa Mẫu Thượng Thiên, luôn được ở vị trí trung tâm trong điện thờ Tam toà Thánh Mẫu, thuộc vê các phủ tạo dựng nên vũ trụ. Vì vậy, Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở rất nhiều nơi, đặc biệt là tại các phủ như Phủ Giầy (Vụ Bản - Nam Định) ở phô Cát (Thanh Hoá), được sắc phong Mã Hoàng Công Chúa Phủ Tây Hồ (Hà Nội)... Riêng xung quanh vùng Phủ Giầy (Nam Định) đã có tới hàng chục địa điểm liên quan đến Mẫu Liễu Hạnh. Trong hai ngày mồng 5 và mồng 6 tháng Ba (Giỗ Mẹ) ở Phủ Giầy đã diễn ra lễ rưốc từ phủ Tiên Hương, Vân Cát lên Chùa Gôi và Chùa Dần: "Bôn phương thu lạ i một nhà Mồng năm rước M ẫu thật là vui thay Kiệu hoa võng giá đầy đầy Cờ đầu thoắt đã đến ngày chừa Dần" (dân ca) Xem xét hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh đã tập hợp sức mạnh oai hùng 84
nguon tai.lieu . vn