Xem mẫu

  1. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT SẢN PHẨM Văn Thị Hồng Vân, Trần Thảo Duy, Nguyễn Thùy Trang, Dương Thị Trang, Nguyễn Thị Quế Phương, Võ Ngọc Minh Châu Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT Trong một nhà máy may, kế hoạch sản xuất của nhà máy luôn luôn được xây dựng theo hàng quý, tháng hay kể cả từng tuần. Khi đó, bộ phận kế hoạch của nhà máy sẽ lên kế hoạch sản xuất tổng cho nhà máy. Dựa vào bảng kế hoạch đó, mỗi một bộ phận sẽ xây dựng nên kế hoạch riêng của mình. Khu vực hoàn thành là một trong những bộ phận quan trọng, khu vực này chuyên làm các công việc sau may như: cắt chỉ, ủi, vệ sinh sản phẩm, thu hóa gấp xếp và đóng gói hoàn thiện sản phẩm. Trong sản xuất may mặc thì không thể thiếu bước kiểm tra chất lượng thành phẩm tổng thể, đây là công đoạn quan trọng cần những người công nhân có tính cẩn trọng, có tinh thần trách nhiệm cao kiểm tra lại hết tất cả các sản phẩm xem đã đạt chất lượng theo như yêu cầu từ khách hàng hay chưa, nó sẽ quyết định việc chấp nhận hay bác bỏ đơn hàng. Với khu vực hoàn thành, sản lượng chuyền may bao nhiêu thì sản lượng hoàn thành bấy nhiêu. Vì vậy. có thể nói việc lập kế hoạch hoàn thành sao cho khoa học sẽ góp phần vào thành công chung của đơn hàng, vì mình làm tốt thì sản xuất mới tốt được. Bài báo này sẽ trình bày về việc lập kế hoạch sản xuất cho khu vực hoàn thành trong nhà máy may. Từ khóa: công đoạn hoàn tất, chất lượng sản phẩm, kế hoạch sản xuất, khu vực hoàn thành đơn hàng. 1 TỔNG QUAN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Kế hoạch sản xuất giữ vai trò rất quan trọng vì cả nhà máy, công ty sẽ phải vận hành theo kế hoạch sản xuất được lập. Hiểu được ý nghĩa của kế hoạch sản xuất, phương pháp lập và quản lý kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất của mình từ đó tăng cao doanh thu và lợi nhuận. Vậy, kế hoạch sản xuất là gì? Kế hoạch sản xuất là một phần của kế hoạch kinh doanh, trong đó nhà máy hay bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất. Bản kế hoạch này sẽ cho thấy được số lượng sản phẩm cần sản xuất và chi phí tương ứng với số lượng sản phẩm được sản xuất trong mỗi chu kỳ thông thường là quý, tháng một lần. 2 LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CHUYỀN MAY 2.1 Vai trò của lập kế hoạch sản xuất Giúp tối ưu hóa: chi phí sản xuất; nguồn nhân lực; công suất máy móc; dịch vụ; thời gian 946
  2. Hoạt động kinh doanh, nhu cầu khách hàng và kế hoạch sản xuất cần phải được ràng buộc chặt chẽ với nhau, phải luôn được xem xét và cập nhật để tối ưu hóa hiệu quả tài chính của toàn bộ công ty. Lập kế hoạch và điều độ sản xuất là một trong những chức năng quan trọng trong bất cứ công ty sản xuất nào. Quá trình lập kế hoạch dựa trên nguồn lực giới hạn hiện có, theo các hoạt động sản xuất để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai. Yêu cầu quan trọng của bộ phận lập kế hoạch sản xuất là phải biết được các thông tin cần phải có liên quan tới tình hình của doanh nghiệp ở hầu hết các phòng ban liên quan tới sản xuất. Bằng phương pháp truyền thống, người lập kế hoạch sẽ tổng hợp các báo cáo từ các phòng ban khác trong doanh nghiệp và tiến hành phân tích để lên kế hoạch sản xuất phù hợp theo tiến độ kế hoạch. 2.2 Các công đoạn hoàn tất sản phẩm Để chuẩn bị cho khâu hoàn tất sản phẩm từ công đoạn may thì cần phải chuẩn bị thành phẩm và phụ liệu hoàn tất. Chúng ta có 4 công đoạn chính trong khu vực hoàn thành: 1. Vệ sinh sản phẩm - Vệ sinh sản phẩm là một công đoạn có một vai trò quan trọng trong việc đem lại chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm may. Sản phẩm sau khi may hoàn tất cần được kiếm tra kỹ về vệ sinh công nghiệp. Một sản phẩm xem như đạt yêu cầu về vệ sinh công nghiệp cần đáp ứng đủ các yêu cầu sau:  Sản phẩm phải sạch hoặc được tẩy bỏ tất cả các vết bẩn tiến hành kiểm tra kỹ sản phẩm, phát hiện các vết bẩn rồi tìm biện pháp khắc phục.  Sản phẩm phải được ủi phẳng, đảm bảo tính thẩm mỹ của sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.  Sản phẩm phải được cắt sạch chỉ thừa.  Sản phẩm phải không được sót đầu kim: tránh để đầu kim sót lại trên sản phẩm, không đảm bảo an toàn cho người mặc. - Các dạng lỗi thường gặp trong quá trình kiểm tra vệ sinh sản phẩm:  Các dạng lỗi may: xúc chỉ, chỉ thừa, thông số, nút, dây kéo, nhãn, ngoại quan sản phẩm,…  Các dạng lỗi khác: mồ hôi trên quần áo, cổ áo bị ố vàng, quần áo tơ lụa bị ngả màu, vết bẩn do mực, vết bẩn do dầu máy, vết bẩn café, vết rỉ sét, vết máu,… 2. Ủi sản phẩm - Ủi là quá trình tạo hình dạng cho một chi tiết hay tòan bộ sản phẩm quần áo ở trong trạng thái nhiệt ẩm dưới tác dụng của một trạng thái bề mặt. Ủi là một khâu quan trọng trong sản xuất công nghệ may mặc. Sản phẩm may đẹp cũng có thể do ủi không tốt mà làm giảm giá trị hay một sản phẩm có khuyết tật nhỏ trong khi may cũng có thể dùng phương pháp ủi sữa chữa được, làm đẹp thêm lên. - Các phương pháp ủi: ủi lật, ủi rẽ đường may, ủi định hình sản phẩm, ủi tạo hình, ủi hoàn chỉnh sản phẩm. 947
  3. 3. Thu hóa, gấp xếp và đóng thùng - Thu hóa, gấp xếp sản phẩm là khâu cuối cùng trong giai đoạn hoàn tất sản phẩm. Tùy theo sản phẩm trưng bày ở dạng nào mà người ta sẽ quy định cách thu hóa, gấp xếp cho phù hợp: có thể gấp xếp sản phẩm cho vào bao PE, gấp vào móc treo hoặc mặc vào manerquin… - Tất cả sản phẩm may mặc được xuất khẩu thông qua đường biển, nên sản phẩm thường được đóng thùng dưới dạng kiện carton, tùy theo yêu cầu của khách hàng cho từng mã hàng khác nhau nên quy cách đóng thùng carton cho từng mã hàng cũng khác nhau. 4. Kiểm tra chất ượng sản phẩm ước khi xuất hàng (Final) - Công đoạn này do QC khách hàng kiểm tra đánh giá theo bộ tiêu chuẩn chung (AQL) hoặc đơn vị thứ ba kiểm hàng. Bảng 1. Cỡ mẫu kiểm tra chất lượng thành phẩm may theo tiêu chuẩn AQL 2.5 Chấ nhận lô Tổng sản lư ng lô (chiếc/bộ) Cỡ mẫu kiểm tra Lỗi nặng ối đa Lỗi nhẹ ối đa Từ 2 – 15 2 0 0 Từ 26 – 90 5 0 0 Từ 91 – 280 13 0 1 Từ 281 – 500 20 1 2 Từ 501 – 1.200 32 2 3 Từ 1.201 – 3.200 50 3 5 Từ 3.201 – 10.000 80 5 7 Từ 10.001 – 35.000 125 7 10 Trên 35.000 200 10 14 Sau khi nhà máy đóng thùng hoàn chỉnh đơn hàng, thì khách hàng sẽ kiểm tra đánh giá xem chất lượng có đảm bảo hay không, quá trình kiểm dựa theo bộ tiêu chuẩn chung AQL. Nếu kết quả kiểm final đạt yêu cầu thì hàng được xuất, còn kết quả kiểm final không đạt thì nhà máy sẽ cho tái chế lại toàn bộ đơn hàng và sẽ được kiểm final lại. 2.3 Lập kế hoạch sản xuất cho nhà máy tại khu vực hoàn thành Để xây dựng được kế hoạch sản xuất cho khâu hoàn thành, chúng ta cần phải dựa vào các yếu tố: - Sản lượng đơn hàng, ngày giao hàng từ đó cân đối số lượng từng ngày cho bộ phận hoàn thành của mình. Số lao động hiện có của khu vực hoàn tất. Thiết bị chuyên dụng cần thiết cho đơn hàng. - Người lập kế hoạch cần nắm rõ điều kiện thực tế của nhà máy mình, phân tích một cách khoa học, hợp lý để đưa lên kế hoạch của mình. 948
  4. - Trong sản xuất thì sản lượng đơn hàng luôn thay đổi, không cố định, có lúc sản lượng nhiều nhưng có lúc lại ít, nhưng công nhân là số cố định, chúng ta không thể tuyển nhiều công nhân trong lúc chúng ta cần gấp làm đơn hàng lớn, lúc đơn hàng ít thì để công nhân thất nghiệp hay cắt giảm nhân công được. Vì vậy, cần phải có biện pháp để cân đối giữa sản lượng hoàn tất của đơn hàng sao cho phù hợp với cơ số lao động của nhà máy, từ đó sẽ có một kế hoạch hoàn tất tốt nhất. - Trong suốt quá trình sản xuất, chúng ta phải bám sát vảo tiến độ sản xuất thực tế, theo dõi sản lượng sản phẩm làm ra mỗi ngày, nếu sản phẩm thực tế với trên kế hoạch sai sót nhỏ thì không sao, còn nếu chênh lệch quá nhiều và tình trạng đó cứ kéo dài trong một khoảng thời gian, thì chúng ta cần phải điều chỉnh lại kế hoạch và có biện pháp xử lý kịp thời để đẩy nhanh tiến độ sản xuất lên sao cho kịp ngày giao hàng. Bên dưới là bảng kế hoạch hoàn tất tại Công ty Phong phú cho tháng 04 năm 2021. Bảng 2. Bảng kế hoạch hoàn tất tháng 04/2021 Ngày Ngày Năng Số Ngày bắ kế Ngày Khách suấ Ngày Ghi STT Mã hàng Màu lư ng xuấ đầu thúc đ ng hàng BQ / Final chú (pcs) hàng hoàn hoàn conts ngày ấ ấ 1 DARIA #07788 NAVY 9.800 05/04 01/04 03/04 3.267 05/04 06/04 2 JACK #07789 BLACK 7.900 06/04 05/04 06/04 3.950 07/04 08/04 3 TOM #07790 WHITE 6.890 10/04 07/04 08/04 3.445 09/04 10/04 Tuần (ừ 01/04 - 10/04) 24.590 4 ALIDA #07714 NAVY 7.850 14/04 09/04 10/04 3.925 12/04 13/04 5 TOM #07715 WHITE 7.800 15/04 12/04 13/04 3.900 14/04 15/04 6 DARIA #07716 GRAY 7.500 16/04 14/04 15/04 3.750 16/04 17/04 Tuần ( ừ 12/04 - 17/04) 23.150 7 JACK #07711 WHITE 7.000 21/04 16/04 17/04 3.500 19/04 20/04 8 ALDEN #07712 BLACK 6.400 24/04 19/04 20/04 3.200 21/04 22/04 9 OSCAR #07713 MIN 8.000 24/04 21/04 22/04 4.000 23/04 24/04 Tuần ( ừ 19/4 - 24/4) 21.400 10 JESSE #0337711 GRAY 9.900 30/04 23/04 26/04 3.300 27/04 28/04 11 NEIL #0337713 WHITE 6.900 30/04 270/4 28/04 3.450 29/04 30/04 Tuần 4 ( ừ 26/04 - 29/04) 16.800 TỔNG NHÀ MÁY THÁNG 04: 85.940 Với bảng kế hoạch hoàn tất này, thì nhà máy xây dựng dựa theo cơ số lao động của nhà máy là 45 người. Và kế hoạch được chia ra từng tuần và gồm có 04 tuần trong một tháng và căn cứ vào số lượng chuyền may ra, quy trình hoàn tất của từng đơn hàng và thứ tự ngày giao hàng để xây dựng bảng kế hoạch hoàn tất: - Tuần 1 (từ ngày 01/04/2021 đến 10/04/2021): nhà máy thực hiện được 24.590 sản phẩm với năng suất bình quân đạt từ 3.267 sản phẩm đến 3.950 sản phẩm. 949
  5. - Tuần 2 (từ ngày 12/04/2021 đến 17/04/2021): nhà máy thực hiện được 23.150 sản phẩm với năng suất bình quân đạt từ 3.750 sản phẩm đến 3.925 sản phẩm. - Tuần 3 (từ ngày 19/04/2021 đến 24/04/2021): nhà máy thực hiện được 21.400 sản phẩm với năng suất bình quân đạt từ 3.200 sản phẩm đến 4,000 sản phẩm. - Tuần 4 (từ ngày 26/04/2021 đến 29/04/2021): nhà máy thực hiện được 16.800 sản phẩm với năng suất bình quân đạt từ 3.300 sản phẩm đến 3.450 sản phẩm. Với tổng sản lượng được xây dựng cho tháng 04/2021 là 85.940 sản phẩm. Như vậy, phân ưởng hoàn thành dựa vào bảng kế hoạch này sẽ điều tiết các bộ phận của mình như: cắt chỉ, đóng nút, ủi, gấp xếp, đóng thùng,... phải thực hiện được hàng ngày đạt đính mức đã xây dựng. 3 KẾT LUẬN Công đoạn hoàn tất sản phẩm đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất hàng may công nghiệp vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc chấp nhận hoặc bác bỏ lô hàng. Công tác hoàn tất sản phẩm không đảm bảo, sẽ không có lô hàng đạt chất lượng như mong muốn. Công đoạn hoàn tất sản phẩm bao gồm nhiều công việc như làm sạch, làm đẹp, bao gói và chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để phân phối sản phẩm tới khách hàng. Trong một quy trình sản xuất chặt chẽ, việc hoàn tất sản phẩm lại đòi hỏi những yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Do đó, lập kế hoạch hoàn thành là vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với mỗi công ty dù lớn hay nhỏ. Việc lập kế hoạch hoàn thành sẽ giúp chúng ta kiểm soát được số lượng đóng gói hàng ngày theo kế hoạch, đảm bảo được tiến độ xuất hàng và góp phần vào thành công chung của nhà máy. Vì vậy cần phải xây dựng được kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện của nhà máy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015). Quản lý chất lượng ngành may, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. [2] ThS. Thi Minh Tuấn (2021). Chuyên đề lập kế hoạch sản xuất, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 950
nguon tai.lieu . vn