Xem mẫu

  1. LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CHUYỀN MAY Phạm Vũ Hạ Quỳnh, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Mỹ Duyên, Trần Thị Huyền, Trần Thị Phương Anh, Vũ Thị Thảo Trang Khoa Kiến trúc - Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Thị Hồng Mỹ, ThS. Thi Minh Tuấn TÓM TẮT May mặc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống con người. Các công ty, xí nghiệp đều trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại nhất để tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí. Cùng với đó là họ có thể đáp ứng mọi yêu cầu, mọi đơn hàng lớn nhỏ của khách hàng. Cho nên, để triển khai tốt về việc thực hiện tốt các công việc công tác lập KHSX và điều độ quá trình sản xuất được giao cho bộ phận chuyên trách đảm nhận. Lập kế hoạch sản xuất đưa ra giải quyết những phương pháp xác định trước. dự kiến một cách có hệ thống tất cả công tác cần và cố gắng làm được, nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của công tác triển khai sản xuất. Điều này ảnh hưởng đến các mục tiêu: Năng suất, chất lượng của sản phẩm, thời gian giao hàng, lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp. Việc lập ra kế hoạch sản xuất để xây dựng nên cụ thể và vạch ra tiến trình thực hiện phù hợp với các điều kiện đã có sẵn để có thể đặt ra những mục tiêu ban đầu của nhà sản xuất. Từ khóa: bán thành phẩm, lập kế hoạch sản xuất, khu vực may, năng suất, nguyên phụ liệu. 1 KHÁI NIỆM LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 1.1 Khái niệm Lập kế hoạch sản xuất là vấn đề cơ bản nhất trong chức năng quản lý, bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn hành động cho tương lai. Lập kế hoạch sản xuất là chức năng quản lý cơ bản của các quản lý ở mỗi cấp trong một tổ chức, mà các chức năng còn lại của nhà quản lý cũng phải dựa vào trên nó để tiến hành cho tốt. Để phân biệt các loại kế hoạch để lập kế hoạch cho có hiệu quả. Nên đã phân chia các loại kế hoạch như sau: - Kế hoạch về thực hiện các chiến lược. - Kế hoạch về việc thực hiện một tiêu. - Kế hoạch về việc thực hiện các mục tiêu bộ phận. Vai trò việc lập kế hoạch: Ứng phó với sự bất định và thay đổi, tập trung khả năng chú ý vào mục tiêu đã định, tạo khả năng tác nghiệp về kinh tế (giảm chi phí về sản xuất, giảm thời gian làm việc, giảm công sức,...). 1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch Khả năng tài chính; nhu cầu khách hàng; công suất thiết kế; điều kiện về công nghệ; sự biến động về nguồn cung ứng vật tư đầu vào; nguồn nhân lực; quản trị thu hồi vốn đầu tư. 941
  2. 1.3 Hạn chế hường gặp khi lập kế hoạch sản xuất Việc lập kế hoạch sản xuất có thể xảy ra các sự cố ngoài ý muốn dẫn đến những sai sót nhất định. Hiện nay, các vấn đề này có thể thu hẹp được khi có sự tiến bộ của kỹ thuật dự báo và khi các nhà quản lý doanh nghiệp chú ý hơn về tất cả các mục tiêu của kế hoạch. Có một cách giảm sự may rủi của các yếu tố bất định ngoài ý muốn thì kế hoạch luôn có nhiều giải pháp. Tức là phải có sự nghiên cứu, phân tích tình huống để lập ra các kế hoạch giải pháp, khi có những trở ngại hay phát sinh trong sản xuất chúng ta có thể luôn ứng phó với những hoàn cảnh bất ngờ. 1.4 Chuyền may Trong một nhà máy sản xuất chủ lực ngành may mặc, bao gồm cả người lao động và các trang thiết bị máy may, máy móc phụ trợ để thực hiện nhiệm vụ may và lắp ráp các chi tiết bán thành phẩm riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh theo đ ng quy trình, quy định được giao. Ngoài ra, chuyền may sẽ gồm số lượng công nhân trên một chuyền sản phẩm. Dòng hàng kết cấu khó (SAM cao) thì cần số lượng công nhân nhiều từ 45 công nhân, thậm chí 60 công nhân trên chuyền thì mới có thể bố trí lao động phù hợp. Dòng hàng kết cấu dễ (SAM thấp) thì cần số lượng công nhân ít từ 25 - 30 công nhân. Dựa vào hoạch định dòng hàng và sản lượng đơn hàng trong thời điểm khác nhau (có thể năm, quý, tháng) của nhà máy thì chuyền may cũng sẽ được xây dựng và bố trí theo để phù hợp với từng chủng loại sản phẩm đã được hoạch định và công tác quản lý, điều hành chuyền may được bố trí theo cấp Tổ trưởng chuyền may. 2 VIỆC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CỦA KHU VỰC CHUYỀN MAY Để xây dựng được một kế hoạch sản xuất cho một nhà máy được chuẩn xác thì bộ phận kế hoạch của nhà máy cần nghiên cứu một số yêu cầu cơ bản sau: 2.1 Lên kế hoạch sản xuất may Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của nhà máy trong từng thời điểm, dựa vào sản lượng đơn hàng đã được xác định và căn cứ vào hoạch định chuyền may, năng lực từng chuyền trong nhà máy, khi đó bộ phận kế hoạch sẽ lên kế hoạch sản xuất cho đơn vị mình trong một thời điểm nhất định, thông thường là theo từng tháng. Việc này, giúp cho nhà máy nắm được toàn bộ kế hoạch sản xuất của mình để điều hành và chủ động hơn trong việc triển khai với các bộ phận liên quan, từ đó giúp cho hoạt động của nhà máy diễn ra một cách hệ thống và hiệu quả hơn. 2.2 Chuẩn bị thiết bị, vật ư, tài liệu kỹ thuật Để thực thi được kế hoạch sản xuất đề ra, thì công tác nghiên cứu cũng đóng vai trò quan trọng, giúp cho việc triển khai hiệu quả hơn. Trong đó, nghiên cứu về mẫu và tài liệu kỹ thuật giúp cho chúng ta hiểu được đặc tính của đơn hàng để từ đó có sự chuẩn bị về máy móc thiết bị phù hợp, thiết kế chuyền hiệu quả, hướng dẫn chi tiết, chính xác, rõ ràng kỹ thuật may đến từng công nhân may với từng công đoạn, kể cả công đoạn khó. Với các mã hàng có kết cấu phức tạp, thì công tác kiểm soát bán thành phẩm đưa vào chuyền cũng thực hiện nghiêm ngặt, để khi đến công đoạn đó, công nhân được thực hiện đ ng yêu cầu, không bị hư hỏng hay phải mất thời gian sửa chữa mà làm ảnh hưởng đến nhịp độ sản xuất trên 942
  3. chuyền hay năng suất của chuyền may. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kiểm soát tiến độ theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất, đảm bảo việc sản xuất được thông suốt và hiệu suất cao. 2.3 Kết cấu dòng hàng đưa ra Để góp phần vào hiệu quả cho chuyền may, thì người làm kế hoạch cũng cần tuân thủ phân bổ đơn hàng theo đúng hoạch định của từng chuyền, tránh việc phân bổ sai hoạch định. Khi chuyền may đã xây dựng để sản xuất chủng loại hàng đó, thì từ việc bố trí thiết bị chuyên dùng hay phân công lao động đã được xác định, giúp cho người lao động quen dòng hàng, điều này làm cho hiệu suất tại chuyền đó cao và mang tính ổn định. Nhưng nếu thay đồi liên tục dòng hàng giữa các chuyền thì kết quả ngược lại, làm cho năng suất và hiệu suất giảm rõ rệt vì mất thiều thời gia cho việc chuyển đổi mã hàng, chuyển đổi kết cấu dòng hàng. Góp phần làm tăng các lãng phí trong sản xuất cho nhà máy. 2.4 Thời gian chế tạo sản phẩm. Để công tác xây dựng và sắp xếp bố trí sản xuất cho chuyền may phù hợp và mang lại hiệu quả cao thì công tác tính toán thời gian chế tạo sản phẩm của một mã hàng sao cho chính xác cũng là một việc làm hết sức quan trọng. Giúp phản ánh đ ng thời gian thực để may hoàn chỉnh một sản phẩm, qua đó đánh giá được thời gian sản xuất cho từng công đoạn, để người quản lý dễ cân bằng chuyền và đảm bảo nhịp độ sản xuất trong chuyền, không ùn ứ hàng và dẫn đến mất cân bằng chuyền may. Với các nhà máy có bộ phận IE, thì nhiệm vụ của IE là kiểm tra thời gian thực tế của lao động qua từng công đoạn, loại bỏ các thao tác thừa, để có được bảng SAM tiên tiến nhất cho từng mã hàng. Đây cũng là cơ sở để xác định năng lực cho chuyền may được chính xác và công bằng nhất. 2.5 Kiểm tra chất lư ng sản phẩm. Thường xuyên giám sát, kiểm tra kỹ quá trình làm việc của công nhân để đảm bảo sản phẩm hoàn thành theo đ ng quy định. Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng thành phẩm, đảm bảo đáp ứng đ ng theo yêu cầu của đơn hàng. Kịp thời phát hiện và thực hiện sửa chữa nếu phát hiện lỗi. Phối hợp cùng nhân viên quản lý chất lượng trong khâu kiểm tra để phát hiện ra lỗi, tiến hành khắc phục, tránh tình trạng đơn hàng bị sót lỗi. Theo dõi năng suất của cả truyền thông qua bảng tổng hợp năng suất trạm. 2.6 Xây dựng định mức sản lư ng hàng ngày cho thời gian chuyền may Nhân viên IE thực hiện bấm giờ để cho ra định mức sản xuất cho chuyền. Chuyền trưởng dựa vào thời gian cấp bán thành phẩm cho chuyền để điều phối thời gian làm việc, đảm bảo công việc được hoàn thành đ ng kế hoạch được giao, đồng thời đảm bảo điều kiện sức khỏe và tiến độ làm việc hợp lý cho công nhân. Năng suất chuyền may: Trong đó: NS: tăng suất; SAM: thời gian chế tạo 1 sản phẩm (giây hoặc phút). 943
  4. Hiệu suất chuyền may: Trong đó: E: Hiệu suất (%); NS: Năng suất. Trong công tác làm kế hoạch sản xuất cho chuyền, thì yêu cầu phải nắm được công thức tính năng suất và hiệu suất chuyền may sẽ giúp cho việc lập kế hoạch đạt được độ chính xác cao. Với việc tính được năng suất chuyền may: thì dựa vào cơ số lao động của chuyền may và thời gian làm việc của nhà máy trong ngày mà thông thường là 8 giờ làm việc, còn SAM là thời gian chế tạo ra một sản phẩm, việc này phụ thuộc rất lớn vào nhân viên IE của nhà máy là phải tính đ ng, nếu tính SAM sai thì năng suất sẽ bị ảnh hưởng theo. Với việc tính hiệu suất: thì theo công thức trên sẽ giúp cho chúng ta đánh giá được hiệu suất làm việc của từng chuyền, từng nhà máy đạt được như thế nào, từ đó giúp cho người điều hành dẽ dàng kiểm soát và đánh giá hiệu quả của đơn vị mình. Để tính được hiệu suất thì chúng ta cần nắm được năng suất ra chuyền của chuyền đó và thời gian chế tạo sản phẩm của đơn hàng, cũng như về thời gian làm việc và số lao động tham gia trên chuyền. Với hiệu suất lý tưởng là phải đạt từ 80% trở lên, còn lại mức độ khá là từ 60% - dưới 80%, mức độ trung bình là từ 50% - dưới 60% và dưới 50% là yếu. Việc đánh giá hiệu suất này là tùy thuộc vào từng đơn vị để có thể đặt mực tiêu cho đơn vị mình sao cho phù hợp với năng lực thực tế. Hiện nay, các công ty may thường xuyên xem năng suất và hiệu suất sản xuất là một trong những KPI quan trọng để đánh giá năng lực của đơn vị, giúp cho người quản trị điều hành tốt thông qua các chỉ số thể hiện kết quả đạt được. Vì vậy, việc kiểm soát năng suất và hiệu suất là một công việc hết sức quan trong trong công tác làm kế hoạch cho chuyền may. Bảng 1. Kế hoạch chuyền may - tháng 04/2021 Ngày Năng Ngày Ngày Mã Số Ngày vào Ngày ra kế suấ Hiệu Chuyền LĐ K.hàng Màu SAM ĐB giao hàng lư ng chuyền chuyền thúc BQ/ suấ % NPL hàng may ngày Viettien #01 Navy 10.900 1.020 29/03 28/04 31/03 02/04 13/04 988 78 Viettien #02 Red 9.900 1.080 07/04 07/05 13/04 14/04 27/04 1.067 89 Viettien #03 Red 11.000 900 20/04 20/05 26/04 27/04 10/05 1.120 77 1 45 Tổng chuyền : 31,800 Nhà Bè #B12 Yello 8.800 900 29/03 28/04 31/03 02/04 12/04 1.280 80 Nhà Bè #B15 Navy 9.900 1.080 07/04 07/05 12/04 13/04 26/04 1.067 80 Nhà Bè #B18 Pink 8.000 800 20/04 20/05 26/04 27/04 06/05 1.028 57 2 50 Tổng chuyền : 26,700 Blue #A7 Pink 8.800 900 29/30 28/04 30/03 02/04 12/04 1.344 83 Blue #A8 Red 10.900 1.020 07/04 07/05 12/04 13/04 27/04 1.186 84 Blue #A9 Red 9.900 900 20/04 20/05 26/04 27/04 08/05 1.260 78 3 50 Tổng chuyền : 29.600 Tổng nh máy: 88.100 944
  5. Trong bảng kế hoạch sản xuất tháng 04/2021 như trên được xác định thì chúng ta thấy rõ các tiêu chí cần phải có trong bảng kế hoạch, đó là: Từng chuyền may và cơ số lao động trong từng chuyền: tùy theo mỗi chuyền khác nhau nên việc phân bổ đơn hàng cùng chủng loại là khác nhau và năng suất mỗi ngày của từng chuyền cũng khác nhau. Thông tin đơn hàng: khách hàng, mã hàng, số lượng đơn hàng. Ngày đồng bộ nguyên phụ liệu và ngày giao hàng: đây là 2 thông tin cơ bản và rất quan trọng để bố trí kế hoạch sản xuất, căn cứ vào 2 tiêu chí này để xác định khoảng thời gian mà chuyền may sản xuất, làm sao để đảm bảo không bị trể hàng, mà trong ngành may mặc thì việc trễ ngày xuất hàng là nhiệm vụ tối kỵ nhất nên người làm kế hoạch tuyệt đối làm sao để đơn hàng được xuất đ ng thời gian xác nhận với khách hàng. SAM: là thời gian chế tạo sản phẩm, giúp cho chúng ta xây dựng được định mức hàng ngày chính xác cho chuyền may. Hiệu suất: dựa theo công thức trên, chúng ta tính ra được hiệu suất cho từng chuyền may cụ thể. Qua đó, giúp chúng ta kiểm soát được hiệu quả sản xuất kinh doanh của chuyền may qua từng ngày. Từ đó, có các giải pháp cụ thể cho các phát sinh xảy ra (nếu có) cho chuyền may. Như vậy, với tháng 04 nhà máy xây dựng kế hoạch sản xuất với sản lượng là 88,100 sản phẩm cho 03 chuyền may và sản lượng từng chuyền cụ thể như Bảng 1. 3 KẾT LUẬN Có thể nói, công tác lập kế hoạch sản xuất cho chuyền may tại các đơn vị may mặc là hết sức quan trọng, là kim chỉ nam để các bộ phận khác trong đơn vị vận hành theo. Để có được một kế hoạch sản xuất có độ chính xác cao thì người làm kế hoạch phải nắm được các yêu cầu cơ bản trong nhà máy như: năng lực từng chuyền, kết cấu sản phẩm của từng dòng hàng, thông tin về đơn hàng,… Để từ đó, các dữ liệu trong bảng kế hoạch được xây dựng mang tính thực thi cao và khoa học. Và trong sản xuất thì không tránh khỏi các phát sinh ngoài mong muốn, có thể chủ quan từ nhà máy và khác quan từ khách hàng nên trong công tác xây dựng kế hoạch luôn có phương án dự phòng, nhằm đảm bảo rằng kế hoạch sản xuất luôn mang tính chủ động, không bị động trước mọi phát sinh. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể sản xuất ổn định và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Ngọc Quyên (2015), Công nghệ may thời trang, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. [2] Trần Thị Thanh ương, Lập kế hoạch sản xuất may (2007), Đại học SPKT TP. Hồ Chí Minh. [3] Thi Minh Tuấn (2021), Bài giảng chuyên đề lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 945
nguon tai.lieu . vn