Xem mẫu

  1. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Văn Thắng Đại học Lâm Nghiệp Tóm tắt Trên cơ sở sử dụng và xử lý các số liệu thứ cấp, bài viết tập trung phân tích về thực trạng lao động và các vấn đề liên quan đến người lao động như số lượng, chất lượng, việc làm, tiền lương…, trong các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động và việc đảm bảo các chế độ đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI…, nhằm cung cấp cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối với các doanh nghiệp FDI, làm cho các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, lao động, việc làm. FDI (Foreign Direct Investment) có nghĩa là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh và cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Theo nghĩa đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay được thể hiện dưới hình thức các doanh nghiệp kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy trong bài viết này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp FDI” để nói về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Thực tiễn quá trình đổi mới đất nước không thể phủ nhận vai trò và những đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp FDI đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay đã tham gia vào vấn đề giải quyết việc làm như thế nào? Thực trạng lao động trong các doanh nghiệp FDI hiện nay ra sao? Cần có giải pháp gì để đảm bảo các chế độ theo quy định đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI?... Bài viết tập trung nghiên cứu theo các hướng sau: I. VIỆC THU HÖT LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Kể từ khi được thừa nhận và được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp FDI luôn thể hiện tính hấp dẫn, khả năng thu hút và sử dụng một bộ phận nhất định lực lượng lao động 121
  2. trong xã hội. Kết quả từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 của Tổng cục Thống kê đã khẳng định: “doanh nghiệp FDI thu hút nhiều nhất về lao động”7. Thực tế cho thấy, ở nước ta mỗi năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người được bổ sung vào lực lượng lao động. Nhưng khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của khu vực nhà nước lại rất hạn chế, thậm chí đã xuất hiện tình trạng dư thừa một lượng lớn lao động do quá trình tái cơ cấu kinh tế của nhà nước, tình trạng người có sức lao động và đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm đã xuất hiện phổ biến ở nước ta. Do vậy, với hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng trong nhiều ngành nghề, các doanh nghiệp FDI đang thể hiện tính tích cực trong việc sử dụng các nguồn lực lao động trong xã hội. Không thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp FDI cùng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) đang là lực lượng chủ đạo làm giảm “gánh nặng” cho nhà nước trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn bị mất ruộng đất do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá tạo ra, cũng như góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động thuộc các thành phần kinh tế khác sau quá trình tinh giản biên chế hoặc giải thể… Vấn đề giải quyết việc làm của các doanh nghiệp FDI không chỉ có tác động tích cực về kinh tế, mà còn đưa lại những hiệu quả tích cực về xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhìn xa hơn, với những đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm, có thể khẳng định các doanh nghiệp FDI đang là một trong những động lực tạo ra những thay đổi tích cực đến nguồn lao động của đất nước. Để minh chứng cho nhận định này, trong biểu đồ 1 chúng tôi sử dụng số liệu từ cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố để đối sánh về tỷ trọng việc làm mới tạo ra của các doanh nghiệp FDI trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012. 7 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội. tr. 23 122
  3. Biểu đồ 1: Tỷ trọng về sự tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp và số lƣợng ngƣời lao động của các doanh nghiệp FDI trong mối tƣơng quan với các doanh nghiệp khác của năm 2017 so với năm 2012 (Đơn vị tính: phần trăm) 70 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Tổng điều tra kinh tế năm 2017 Qua biểu đồ 1 cho ta thấy, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước năm 2017 đã giảm 23,1% so với thời điểm 01/01/2012. (Bình quân giai đoạn 2012 - 2017 mỗi năm giảm 5,1%). Trong khi đó, số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI năm 2017 tăng tới 62,8% so với thời điểm 01/01/2012 (Bình quân giai đoạn 2012 - 2017 số lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI tăng 10,2%). Còn số lượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước tại thời điểm 01/01/2017 cũng tăng 27,9% (tỷ lệ này cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước nhưng thấp hơn khá nhiều so với doanh nghiệp FDI). Các số liệu trên cho thấy, doanh nghiệp FDI thu hút nhiều lao động nhất trong 5 năm qua. Điều đó không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn mang lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội của đất nước. II. VỀ CƠ CẤU DOANH NGHIỆP THEO QUY MÔ LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Thực tế cho thấy cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động của các doanh nghiệp FDI có sự khác biệt (chúng tôi nhấn mạnh) so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cụ thể là, ở các doanh nghiệp FDI: số doanh nghiệp lớn là 18,8 %, nhưng sử dụng đến 86,1% lực lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI, số doanh nghiệp vừa và nhỏ là 86,1 % và chỉ sử dụng 13,9% lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ có 1,2% doanh nghiệp lớn với 35,6% lực lượng lao động, còn lại có tới 98,8% doanh nghiệp vừa và nhỏ với 64,4% lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Như vậy, sự khác biệt về số lượng và tỷ trọng cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động giữa doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp ngoài nhà nước thể hiện ở chỗ: phần lớn lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI là lao động trong các doanh nghiệp lớn, 123
  4. với dây chuyền máy móc và công nghệ hiện đại, tính công nghiệp và phân công lao động cao… Điều đó chắc chắn đòi hỏi người lao động trong các doanh nghiệp này phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật lao động tốt. Thực trạng đó, góp phần không nhỏ vào việc làm thay đổi ý thức thói quen trong lao động của người Việt Nam hiện nay. Số lượng và tỷ trọng cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động (%) giữa khu vực FDI so với các khu vực kinh tế khác được thể hiện trong bảng 2. Bảng 2: Số lƣợng và tỷ trọng cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động giữa các doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp khác Đơn vị tính: phần trăm Số lượng doanh nghiệp Số lượng lao động Tổng số DN lớn DNVVN DN lớn DNVVN TỔNG SỐ 100,0 1,9 98,1 55,5 44,5 Doanh nghiệp nhà nước 100,0 41,5 58,5 89,7 10,3 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 100,0 1,2 98,8 35,6 64,4 Doanh nghiệp FDI 100,0 18,8 81,2 86,1 13,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Thống kê Lao động, việc làm năm 2016. III. VỀ CHẤT LƢỢNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp FDI đang có sức hút mạnh mẽ đối với một bộ phận lực lượng lao động chất lượng cao, có trình độ và năng lực thực tiễn, tham gia làm việc và đóng góp tri thức, kinh nghiệm, năng lực… cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” của các doanh nghiệp FDI đang là động lực quan trọng thúc đẩy người lao động tích cực học tập nâng cao năng lực lao động, đáp ứng tốt yêu cầu công việc được giao. Bên cạnh đó, để người lao động có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc được giao, nhiều hình thức tổ chức kinh tế trong các doanh nghiệp FDI đã tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động trước khi làm việc, trong quá trình làm việc nhiều người lao động tiếp tục được tham gia các lớp bổ túc, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề; thậm chí, có nhiều lao động tự nguyện đăng ký tham gia các lớp đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất… Thực trạng đó, không chỉ làm cho các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, mà còn từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức và quản lý sản xuất và đặc biệt là nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động Việt Nam đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI, góp phần tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Không những thế, ở nước ta hiện nay đã xuất hiện hiện tượng một số cán bộ viên chức trong bộ máy nhà nước, hoặc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước “tự nguyện rời bỏ” khu vực kinh tế nhà nước sang làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Đáng chú ý, phần lớn trong số đó là những người có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn, đã được đào tạo từ nguồn kinh phí không nhỏ của nhà nước. Hiện tượng này đang được ví là một sự “chảy máu chất xám” từ 124
  5. khu vực kinh tế nhà nước sang các doanh nghiệp FDI, mà nhiều người quan ngại là một thực trạng báo động. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, thực trạng trên đang phản ánh tính hiệu quả và sức hút của các doanh nghiệp FDI so với các các doanh nghiệp khác, thực trạng đó có thể tạo ra một cuộc “chạy đua” mà nhiều người gọi là cuộc “săn đầu người” giữa các các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, đây là hiện tượng đáng mừng hơn là đáng lo và là điều tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nếu chúng ta muốn lực lượng lao động nước nhà phát triển bền vững. IV. VỀ MỨC TIỀN LƢƠNG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI Thực tế cho thấy, ở nước ta hiện nay đang có sự khác nhau trong thu nhập từ việc làm bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương theo loại hình kinh tế và theo giới tính. Cụ thể là, trong 3 loại hình kinh tế ở nước ta hiện nay, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước có thu nhập từ việc làm bình quân/tháng thấp nhất (chỉ khoảng 4,6 triệu đồng/người/tháng). Trong khi đó, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp FDI có thu nhập từ việc làm bình quân/tháng gần ngang nhau (đạt khoảng 5,9 - 6,0 triệu đồng/người/tháng), mức tiền lương này cao hơn nhiều so với mức thu nhập của lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Điều đó cho thấy rõ ưu thế của các doanh nghiệp FDI trong việc đảm bảo mức thu nhập cho người lao động (gần bằng mức thu nhập bình quân hàng tháng của các doanh nghiệp nhà nước). Bởi xét cho cùng, số lượng tiền lương mà người lao động được hưởng là động lực quan trọng, trực tiếp giúp người lao động yên tâm lao động, đồng thời là tiêu chí đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của mỗi doanh nghiệp thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là, mức chênh lệch về thu nhập từ việc làm bình quân/tháng giữa nam và nữ khá rõ rệt. Cụ thể là, thu nhập bình quân/tháng của nam cao hơn nữ ở tất cả các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI. Xem hình 3. 125
  6. Hình 3: Thu nhập từ việc làm bình quân/tháng (nghìn đồng) của lao động làm công ăn lƣơng chia theo loại hình kinh tế, năm 2016 6500 6000 5500 5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 Cả nước Nhà nước Ngoài nhà nước FDI Chung Nam Nữ Nguồn: Tổng cục Thống kê: Báo cáo Lao động, việc làm năm 2016. Hình 3 cho thấy, thu nhập bình quân/tháng của lao động nam luôn cao hơn so với lao động nữ ở tất cả các loại hình kinh tế. Tuy nhiên, xét ở góc độ lao động nữ, thì thu nhập bình quân/tháng của lao động nữ ở các doanh nghiệp FDI luôn cao hơn so với thu nhập bình quân/tháng của nữ ở các doanh nghiệp khác, Cụ thể là, thu nhập bình quân của lao động nữ cả nước là 4.739 nghìn đồng/người/tháng, thì thu nhập bình quân/tháng của lao động nữ ở các doanh nghiệp FDI là 5.579 nghìn đồng. Mức thu nhập này cao hơn cả thu nhập bình quân/tháng của lao động nữ ở các doanh nghiệp nhà nước (5.507 nghìn đồng) và cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân/tháng của lao động nữ ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước (4.115 nghìn đồng). Trong khi đó, xét về cơ cấu lao động có việc làm theo giới tính của các loại hình kinh tế cho thấy, tất cả các loại hình kinh tế đều sử dụng lao động nam nhiều hơn lao động nữ, nhưng riêng các doanh nghiệp FDI thì ngược lại, số lao động nữ lại chiếm tới 67,3% tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh tế này. Cơ cấu lao động chia theo giới tính của các doanh nghiệp FDI trong mối tương quan với các các doanh nghiệp khác được thể hiện trong bảng 4. 126
  7. Bảng 4: Cơ cấu lao động chia theo giới tính của các doanh nghiệp FDI trong mối tƣơng quan với các doanh nghiệp khác (năm 2016) Đơn vị tính: Phần trăm Loại hình kinh tế Tổng số Nam Nữ % Nữ Tổng số 100,0 100,0 100,0 48,5 Cá nhân/Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 73,7 74,3 73,1 48,1 Tập thể 0,2 0,3 0,1 21,7 Tư nhân 11,9 12,8 11,0 44,8 Nhà nước 9,8 9,9 9,7 48,1 FDI 4,4 2,8 6,1 67,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê: Báo cáo Lao động, việc làm năm 2016. Điều đó cho thấy, sức thu hút về tiền công từ các doanh nghiệp FDI đối với lao động Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với lao động nữ. V. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI Do tính chất tự chủ, tự quyết, tự hạch toán và tự chịu trách nhiệm trong quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất của các doanh nghiệp FDI, cộng với sự lỏng lẻo trong quy định của pháp luật và sự yếu kém trong công tác quản lý của nhà nước đối với lao động làm thuê và việc sử dụng lao động làm thuê, nên phần lớn các doanh nghiệp FDI (trừ một số doanh nghiệp và tập đoàn lớn) thường bỏ qua khâu đảm bảo an toàn và bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, cũng như việc thực hiện các loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với việc sử dụng lao động làm thuê. Bên cạnh đó, người lao động trong các doanh nghiệp FDI thường rất ít được ký hợp đồng lao động lâu dài. Theo số liệu Thống kê Lao động việc làm năm 2016, chỉ có 58,8% lao động làm công ăn lương có hợp đồng lao động, số người làm việc theo thoả thuận miệng là 33,5% và số người đang làm việc nhưng không có hợp đồng lao động là 7,8%8. Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động về tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ xã hội khác, ảnh hưởng đến tính ổn định về lao động trong các doanh nghiệp FDI. Không những thế, theo số liệu do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố hàng năm cho thấy, hiện chỉ có 21% số doanh nghiệp FDI tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động và trích nộp kinh phí công đoàn với số lượng 517.000 người. Đây là một tỷ lệ quá nhỏ so với số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay. Thực 8 Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Thống kê Lao động việc làm năm 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.38. 127
  8. trạng này đã gây ra những thiệt thòi nhất định đối với người lao động trong các doanh nghiệp FDI. Dù rằng, bên cạnh bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn có hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người lao động, nhưng những bất cập trong một số quy định của hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện, đã làm giảm đi sức hút và sự quan tâm của người lao động đối với hình thức bảo hiểm này. Điều này đã dẫn đến thực trạng nhiều lao động trong các doanh nghiệp FDI có nguyện vọng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa được tham gia, tạo ra những tác động tiêu cực đến tâm lý, ý thức và thái độ lao động của một bộ phận người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp FDI đang có nhiều bất cập trong chính sách tiền lương, khi không ít doanh nghiệp FDI chưa thực hiện tốt chính sách tiền lương như chậm nâng mức lương tối thiểu, không nâng lương niên hạn cho công nhân, thực hiện chính sách phạt trừ tiền lương người lao động, tăng ca nhiều, không đóng hoặc nợ tiền bảo hiểm xã hội… Do đó, tồn tại một thực trạng là các đơn vị này luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động, lao động đình công, bỏ việc..., làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và an ninh trật tự xã hội. Qua điều tra, có 28 doanh nghiệp đánh giá không hài lòng về nguồn nhân lực, chủ yếu đưa ra lý do là lao động không ổn định, khó tuyển dụng, lao động hay nhảy việc, năng suất lao động thấp. Người lao động tại các doanh nghiệp này hầu hết có mức lương thấp, bình quân dưới 2 lần lương cơ bản, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiều doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động9. Bên cạnh đó, có thực trạng là hiện có nhiều doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ, phá sản rồi trốn về nước, gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Thực trạng trên không chỉ làm cho cơ quan thuế mất đi hàng chục tỷ đồng, bảo hiểm xã hội thất thu, mà còn làm cho người lao động trong các doanh nghiệp này rơi vào cảnh bơ vơ, lương và các quyền lợi khác không được đảm bảo. VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều kết quả tích cực, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước, đặc biệt là trong về vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm. Tuy nhiên, thực trạng lao động và việc làm trong các doanh nghiệp FDI vẫn có những hạn chế, yếu kém nhất định. Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu cần tiếp tục phải có các giải pháp và chính sách phù hợp để phát huy những tác động tích cực và khắc phục những hạn chế, yếu kém. Để các doanh nghiệp FDI thực sự trở thành một động lực trong việc thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị mang tính giải pháp như sau: Thứ nhất, cần xác định rõ vị trí, vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế quốc dân Một khi chúng ta đã thừa nhận, cho phép và khuyến khích các doanh nghiệp FDI phát triển thì cần xác định rõ vị trí, vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế quốc dân. Chúng tôi đề xuất điều này bởi lẽ hiện nay chưa có sự xác định rõ ràng, cụ thể về vị trí, vai trò của các doanh 9 Xem: http://www.bvsc.com.vn/News/2011119/194384/doanh-nghiep-fdi-nhung-van-de-noi-com.aspx 128
  9. nghiệp FDI ở nước ta. Cụ thể là, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2013) chỉ khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển” (tr.7). Đến Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng thì xác định rõ hơn: “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (tr.25). Như vậy, chúng ta mới chỉ “khuyến khích” các doanh nghiệp FDI phát triển, mà chưa có sự xác định rõ ràng về vị trí, vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế đất nước. Do vậy, để các doanh nghiệp FDI tiếp tục phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của đất nước, nhất là trong vấn đề thu hút lao động và giải quyết việc làm. Chúng tôi đề nghị, đã đến lúc cần phải xác định thêm một động lực nữa của nền kinh tế, đó là các doanh nghiệp FDI. Thậm chí, có thể coi các doanh nghiệp FDI cùng với khu vực kinh tế tư nhân là những động lực quan trọng của nền kinh tế. Thứ hai, Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, phải tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát việc sử dụng lao động và chi trả các chế độ xã hội đối với lao động của các doanh nghiệp FDI, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong nước và giữ vững mối quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm bảo việc quản lý có hiệu quả việc sử dụng và đảm bảo các chế độ đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI nói riêng và đối với mọi thành phần doanh nghiệp nói chung. Thứ ba, Hoàn thiện chính sách về lao động và tiền lương đối với các doanh nghiệp FDI Thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp FDI đã được các ngành, các cấp nghiên cứu ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp FDI phát triển. Nhưng vấn đề quan trọng là cần phải nhanh chóng hoàn thiện (chúng tôi nhấn mạnh) các chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp đối với các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt là chính sách về đào tạo nghề đối với người lao động một cách thiết thực, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần có cơ chế hợp lý để hỗ trợ, khuyến khích các các doanh nghiệp FDI hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực vào việc giải quyết việc làm và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động. Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp FDI hoạt động không hiệu quả, chây ỳ, chốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động nhất là việc trang bị an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, tiền lương tối thiểu vùng, việc tăng lương thường xuyên, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Không những thế, để giảm thiểu tình trạng các doanh nghiệp FDI bất ngờ bỏ trốn gây ra những hậu quả đối với người lao động mà nhà nước phải giải quyết, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến việc làm và quyền lợi của người lao động… Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để sớm ban hành các chính sách và chế tài cụ thể để kiểm soát các doanh nghiệp FDI, nhất là năng 129
  10. lực tài chính của nhà đầu tư. Đồng thời, cần thay đổi chiến lược thu hút FDI, theo hướng chú trọng vào chất lượng hơn số lượng. Đặc biệt, trước khi cấp phép cho các doanh nghiệp FDI, các cơ quan chức năng cần kiểm tra kỹ về công nghệ, quy mô và nhu cầu sử dụng lao động…, không nên cấp phép ồ ạt để tránh phải xử lý hậu quả, nhất là các chế độ, chính sách đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Thiết nghĩ, nếu chúng ta thực hiện tốt các kiến nghị mang tính giải pháp trên, sẽ góp phần làm cho các doanh nghiệp FDI ngày càng phát huy được vai trò tích cực trong việc giải quyết việc làm và sử dụng lao động xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước theo hướng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Việt Dũng (2011), Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hiện nay, http://www.tapchicongsan.org.vn. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2013), Nxb CTQG, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016): Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb CTQG, Hà Nội. 5. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2011): Niên giám thống kê 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 6. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2017): Thống kê Lao động việc làm năm 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 7. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018): Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 8. http://www.bvsc.com.vn/News/2011119/194384/doanh-nghiep-fdi-nhung-van-de-noi-com.aspx 130
nguon tai.lieu . vn