Xem mẫu

  1. Làm thế nào để viết được bài tóm tắt hoàn hảo? Viết tóm tắt - Tại sao và bằng cách nào? Tóm tắt là cách hiểu được điều cốt yếu nhất của bài khoá, những ý, những thông tin quan trọng nhất để hiểu toàn bộ bài khoá. Tóm tắt là một chiến lược học tập hiệu quả. Khả năng nhận biết những ý trọng tâm của bài khoá rất cần thiết cho việc học tập và nó sẽ giúp bạn nhớ được nội dung của bài. Tóm tắt là một cách trao đổi thông tin hiệu quả. Mục đích của tóm tắt là báo cáo lại một cách ngắn gọn những ý tác giả đề cập trong bài. Đó là tập hợp các ý chính của bài khoá, một dạng trần thuật rút gọn và bằng cách diễn đạt của riêng mình. Các bước viết tóm tắt: Đọc lướt toàn bộ bài khoá để nắm được ý chính. 1. Đọc lại bài khoá một cách cẩn thận, để hiểu mục đích và cấu trúc câu. 2. Gạch dưới những ý chính mà bổ sung cho ý trọng tâm (các câu chủ đề) và khoanh tròn những câu (những ý liên kết) chỉ ra sự chuyển tiếp từ ý nọ sang ý kia. 3. Quyết định xem ý nào bạn sẽ đề cập trong phần tóm tắt và ý nào sẽ bị loại bỏ.
  2. 4. Viết đề cương. Nhóm các thông tin và ý kiến bổ sung –ý chính và ý phụ- để cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý trong bài. Bạn không cần phải giữ nguyên trật tự của các ý như ở trong bài khoá mà có thể thay đổi sao cho phù hợp. 5. Cố gắng giữ nguyên sự nhấn mạnh như trong đoạn văn ban đầu. 6. Sử dụng từ ngữ của chính bạn, nhưng đừng phát biểu các nhận xét của riêng mình (trừ khi được yêu cầu). 7. Hãy nhớ rằng bản tóm tắt bao giờ cũng ngắn hơn bài khoá (chỉ bằng 1/3). Không nên sử dụng các ví dụ. 8. Kiểm tra lại và “chau chuốt” bản tóm tắt, đồng thời kiểm tra xem bạn đã bao quát tất cả các ý của bài khoá chưa. Hãy thống nhất trong việc sử dụng thì – các thì hiện tại hay được sử dụng nhiều nhất. 9. Xác định rõ tác giả và tựa đề. Bạn nên chú ý các từ hữu ích sau đây: Đề cập đến những gì tác giả nói, như: says, states, discusses, - suggests, argues, believes, asserts Thể hiện sự phát triển ý của tác giả, như: begins, continues, goes - on to, concludes Hai loại tóm tắt Bạn càng học lên cao thì càng cần phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo. Do đó khi viết tóm tắt, bạn có thể bắt đầu thử nghiệm với kỹ năng này bằng các tóm tắt phản biện hơn các tóm tắt chỉ đơn thuần cung cấp thông tin. Tức là ở
  3. đó, bạn có thể đưa ra những nhận xét của riêng mình. Như vậy tóm tắt có hai loại: 1. Tóm tắt thông tin diễn đạt ý chính bằng ngôn ngữ của riêng bạn  trả lời câu hỏi “điều mà tác giả thực sự đề cập là gì?”  là kết quả của việc đọc kỹ bài khoá  cần giữ nguyên ý nhấn mạnh hay diễn giải của tác giả  không thể hiện sự đồng ý/ hay bất đồng hoặc phê phán ý kiến của tác  giả. 2. Tóm tắt phản biện giải thích và đánh giá nguồn tài liệu  thể hiện kỹ năng đọc và nghe phản biện  phân biệt rõ ràng giữa ý kiến của bạn và của tác giả  Khi viết một tóm tắt phản biện, bạn không nên dùng những cách diễn đạt như, "I think that" hay"in my opinion". Thay vào đó, hãy sử dụng những cụm từ như: It seems that...  It is true/obvious/clear that... 
  4. The writer emphasises (that)... /stresses... /criticises... /is worried  about... The author argues that... /agrees with... /points out that...  Kỹ năng viết tóm tắt rất quan trọng và cần phải luyện tập thường xuyên. Vậy thì ngay từ bây giờ bạn hãy từng bước áp dụng phương pháp này và sẽ thấy được sự thay đổi. Rất nhiều sự thay đổi nhỏ sẽ dẫn đến thành công lớn trong việc học tập đó bạn
nguon tai.lieu . vn