Xem mẫu

  1. Làm "nguội" thị trường chứng khoán : Không dễ TS Phan Minh Ngọc Bất kể xét trên mặt nào đi nữa thì thị trường chứng khoán Việt Nam rõ ràng đang trong giai đoạn phát triển bong bóng. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng của chỉ số chứng khoán thì sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam (VNI) đã vượt xa tất cả các nước đã và đang phát triển khác ở châu Á trong năm qua (và có xu hướng tiếp tục như vậy trong quý I năm nay), như minh họa ở bảng dưới đây. Cuối năm % thay đổi % thay đổi Nước/Chỉ số 2006 năm 2006 năm 2005 Việt Nam - VNI 751,8 144,5 28,5 Trung Quốc - Thượng Hải 2.675,5 130,4 -8,3 Indonesia – JKSE 1.805,5 55,3 16,2 Ấn Độ - Sensex 13.786,9 46,7 42,3 Phillippines – PSI 2.982,5 42,3 15,0 Sri Lanka – CSE 2.722,4 41,6 27,6 Hong Kong – HSI 19.964,7 34,2 4,5 Singapore – STI 2.985,8 27,2 13,6 Malaysia – KLSE 1.096,2 21,8 -0,8 Đài Loan – Taiex 7.823,7 18,5 6,7
  2. Japan – Nikkei 225 17.225,8 6,9 40,2 Pakistan – KSE 100 10.040,5 5,1 53,7 Hàn Quốc – Kospi 1.434,5 4,0 54,0 Bangladesh – DSE Gen. 1.609,5 -3,6 -14,9 Thái Lan– SETI 679,8 -4,8 -6,8 Bảng này cho thấy tốc độ tăng trưởng của chỉ số chứng khoán của VN còn cao hơn cả của Trung Quốc, nơi mà thị trường chứng khoán (TTCK) được coi là quá nóng và chính phủ nước này đang ra sức tìm cách làm nguội nó trong trật tự. Tốc độ tăng trưởng của VNI còn ngoạn mục hơn nữa trong quý I năm nay, khi đang ở mức trên 1.100 điểm trong tuần này. Nếu xét trên cơ sở tỷ suất giá/thu nhập (P/E) thì con số này của VN ở vào khoảng 30-40 (theo các con số công bố chính thức của Việt Nam). Trong khi đó, con số này của phần lớn các thị trường chứng khoán ở châu Á, theo ước tính của tạp chí Emerging Market Monitor, là từ 18-20. Ngay ở thị trường đang sốt như Thượng Hải, mức P/E trung bình cho cổ phiếu (CP) loại "A" (loại CP dành cho các nhà đầu tư nội địa trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến) cũng chỉ đạt đến 34. Xét cá biệt thì một số loại CP của VN có mức P/E bỏ xa mức 70, là mức của Google vốn đang phát triển rất nhanh (Time South Pacific, 12.2). Với sự tăng trưởng theo đường dốc đứng như vậy, đặc biệt kể từ đầu năm nay, và với thực tế là chứng khoán VN đã thuộc vào loại đắt nhất ở châu Á (xét trên tỷ suất P/E), hầu như không còn ai nghi ngờ về khả năng xảy ra điều chỉnh mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự điều chỉnh này có diễn ra trong trật tự hay không và có dễ dàng không? Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào việc các nhà đầu tư Việt Nam có tỉnh ngộ kịp thời trong cơn say đầu cơ không và có phản ứng tích cực trước những cảnh báo của giới chức chính phủ hay không. Xét trên khía cạnh này, sự hạ cánh an toàn của thị trường chứng khoán Việt Nam xem ra là điều khó xảy ra. Các cơ quan chức năng gần đây đã liên tục đưa ra những cảnh báo ở nhiều cấp độ, kể cả ở mức cao nhất, về thực tế là thị trường chứng khoán Việt Nam rõ ràng đang ở trong trạng thái "trên mây" như trong truyện thần thoại
  3. "Alice ở xứ sở thần tiên", xét về định giá và tính bền vững. Không thể phủ nhận rằng những cảnh báo này, đặc biệt thời kỳ đầu, có hiệu lực nhất định trong việc làm nguội thị trường, nhưng chỉ là trong những khoảnh khắc ngắn ngủi, để rồi sau đó thị trường lại nhanh chóng bốc hỏa trở lại, nhất là sau khi giới đầu tư thấy mọi việc "đâu lại vào đó", chẳng có gì ghê gớm xảy ra. Có thể nhìn nhận tình trạng này như một cuộc đấu chọi giữa giới chức Chính phủ với các nhà đầu tư nội địa, đặc biệt những nhà đầu tư tầng lớp trung lưu. Chính phủ muốn làm giảm giá chứng khoán xuống một mức hợp lý hơn mà không phải dùng đến những biện pháp hà khắc, trong khi giới đầu tư vẫn không ngừng kỳ vọng mức tăng P/E sẽ ít nhất vào khoảng 20 - 30% trong năm nay, và trong khi họ hầu như không có một lựa chọn đầu tư nào khác có khả năng sinh lợi ở mức này. Đối với giới đầu tư, quả thật khó cưỡng lại sức cám dỗ từ những con số ngoạn mục của thị trường trong năm trước và kỳ vọng như vậy trong năm nay. Hiện tại, lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát) trả cho các khoản gửi tiết kiệm có kỳ hạn chỉ là một vài phần trăm/năm. Việc vay vốn ngân hàng cũng không bị ràng buộc quá chặt chẽ. Kết quả là một lượng vốn lớn từ trong dân chúng và từ hệ thống ngân hàng đang hằng ngày hằng giờ đổ vào thị trường chứng khoán . Ngoài ra, không một ai có thể phủ nhận rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế sáng sủa của VN trong những năm tới (được dự đoán ở mức khoảng 8,2%/năm trong vòng 5 năm nữa) là một nhân tố cực kỳ tích cực trong việc thuyết phục nhà đầu tư khù khờ nhất rằng đã đến lúc vét hết những đồng bạc lẻ cất giữ dưới chiếu ném vào thị trường chứng khoán . Những báo cáo và nhận định lạc quan của giới chuyên gia hay từ các tổ chức quốc tế càng làm tăng thêm phấn khích cho giới đầu tư. Như vậy, làm nguội thị trường một cách có trật tự bằng biện pháp tuyên truyền và cảnh báo xem ra đã hết hiệu lực trong bối cảnh như hiện nay. Tất nhiên, Chính phủ có trong tay những công cụ kinh tế và hành chính hữu hiệu hơn để đưa thị trường chứng khoán về thế phát triển ổn định và lành mạnh hơn, trong đó có việc thắt chặt nguồn vốn rót vào thị trường từ các ngân hàng (thông qua nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc), nâng lãi suất, hoặc thậm
  4. chí kiểm soát và hạn chế dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tuy nhiên hậu quả mang tính đổ vỡ của những biện pháp này sẽ buộc người ta phải suy nghĩ hai lần trước khi quyết định áp dụng. TS Phan Minh Ngọc Đại học Kyushu, Nhật Bản
nguon tai.lieu . vn