Xem mẫu

  1. Làm báo Việt trên đất Đức “Tờ báo của cộng đồng” Tại khu trung tâm thương mại châu Á - Thái Bình Dương của người Việt ở Berlin, tôi phát hiện một tờ báo rất lạ mang tên Tuần Tin Tức, nằm riêng một cách đặc biệt bên cạnh những tờ báo mang từ quê nhà sang. Anh Toàn, người bán hàng, giải thích: “Đó là báo của cộng đồng. Bán chạy nhất tại đây!”. Tuần Tin Tức không hẳn là một tờ báo - nói theo một cách nghĩ quen thuộc ở quê nhà, vì nó được in bằng giấy trắng tinh, trình bày gọn gàng và có phần hơi đơn giản. Trang bìa in màu với những hình ảnh và tin tức sinh hoạt cộng đồng.
  2. Những trang trong gồm một phần tin về nước Đức, tin từ VN và tiếp tục những bài viết về cộng đồng. Phần chính giữa đăng một thông báo cảnh giác của ban quản lý khu chợ người Việt về một đối tượng lừa đảo. Có cả một bài tạp bút về chuyện xứ ta - xứ người. Và nó là tờ báo độc lập đầu tiên - tự thu, tự chi và đóng thuế đàng hoàng cho chính quyền sở tại. Thật tình sau đó tôi quên bẵng tờ báo kỳ lạ này. Cho đến khi gặp một người đồng hương làm nghề giao hàng ở thành phố Hamburg, anh bảo: “Bên này khổ nhất là cái khoản văn hóa. Toàn dân lao động ngày xưa, nói thì tạm ổn nhưng đọc báo Đức thì không xong. Lại còn những chuyện chính sách, chế độ cực kỳ rắc rối, nhức hết cả đầu. Đâu phải ai cũng có Internet mà xem tin
  3. nhà. Nhiều lúc cứ như người mộng du, không biết đến cuộc sống quanh mình ra sao nữa”. Tôi mới chợt nhớ ra tờ Tuần Tin Tức có hẳn một phần đất rất to để giải thích cặn kẽ những chuyện ăn ở, đi lại và thay đổi ngày nghỉ lễ, tiền tàu xe ở Đức... Tôi gửi email về tòa soạn tờ báo này, tổng biên tập trả lời ngay: “Cứ xuống đây rồi mình bàn!”. Tôi đáp vội chuyến tàu xuống Chemnitz, một thành phố cách Berlin non 300km, để xem thực hư thế nào. Tòa soạn của Tuần Tin Tức là một gian phòng nhỏ trong ngôi nhà to của tổng biên tập Nguyễn Minh Bình. Và anh cũng là thành viên duy nhất của tòa soạn báo này!
  4. Tôi theo anh ra chợ mua dăm mớ rau, vài bìa đậu phụ. Người quen í ới hỏi chừng nào có báo mới... Anh cười, nheo đôi mắt hiền lành và xoa hai bàn tay vào nhau: “Đó là điều hạnh phúc nhất của tôi đấy. Ai cũng biết thứ tư có báo mới nhưng từ chủ nhật đã giục rồi...”. Và anh bắt đầu câu chuyện chữ nghĩa. Câu chuyện thật mà tưởng như đùa khi có thể bắt đầu một tờ báo chỉ với một người và có thể chinh phục cả một cộng đồng. Không có khoảng cách với người đọc Anh kể ban đầu chỉ nghĩ đơn giản là sẽ làm một tờ báo đăng hết những gì bản thân mình thấy cần thiết. Anh có lợi thế về tiếng
  5. Đức, có thời gian và phương tiện tìm kiếm thông tin nên có thể biết được nhiều hơn và cần phải chia sẻ những thông tin này cho cộng đồng. “Đang học đại học thì đi bộ đội, vào Nam chiến đấu. Sau ngày giải phóng miền Nam, tôi trở lại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội học tiếp khoa vật lý. Tốt nghiệp thì về công
  6. tác tại Viện Khoa học VN (nay là Trung tâm Khoa học và công nghệ quốc gia). Năm 1988 sang Đức làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Tổng hợp Halle. Bảo vệ xong bằng tiến sĩ thì tôi bắt đầu làm việc từ năm 1996-2001 ở
  7. khoa vật lý Trường đại học Tổng hợp Chemnitz với chuyên môn chính và nhiều công trình khoa học nghiên cứu các tính chất quang học của bề mặt bán dẫn. Hết thời gian làm việc năm năm, theo qui định của nước Đức, tôi phải
  8. Vậy là một công ty ra đời mang tên Win-for- chuyển sang phía tây làm việc. Nhưng text. Anh thuê một văn phòng bé tẹo, dùng gia đình và mọi thứ luôn bàn ghế cũ mà người chủ trước bỏ lại. Mang chiếc máy tính cũ của cậu con trai đều đã ổn định rồi, đến. Thuê một chiếc máy in loại vừa. Đó là nên tôi quyết định theo đuổi một niềm điểm khởi đầu của tờ báo năm 2002... đam mê từ thuở ấu thơ: viết lách” - ông Độc giả của anh là những người bán hàng ngoài chợ cứ quần quật từ sáng sớm đến tối Nguyễn Minh Bình mịt với những hàng hóa, kệ tủ, dù bạt... kể. Những người làm thuê không nhìn thấy nổi mặt trời. Những người mở nhà hàng cũng chỉ biết mắm muối gạo tiền...
  9. Cuối tuần, họ ngấu nghiến lấy tờ báo, dò từng hàng tin trong tờ báo và kêu lên thảng thốt khi có một tin tức gì đó liên quan đến cuộc sống của họ. “Không thể thay thế báo trong nước” và “không ai làm báo cho người Việt ở nước ngoài bằng chính những người Việt ở nước ngoài” là hai tôn chỉ mà anh định ra cho mình. Và cứ thế, anh viết những câu chuyện về cuộc sống quanh mình, anh dịch và nhờ bạn bè tư vấn thêm những vấn đề pháp lý, thủ tục, thói quen và văn hóa Đức. Hình như với anh Bình, không có khoảng cách giữa người đọc và người làm báo vì hai đối tượng này gặp nhau ở cùng một nhu cầu thông tin về cuộc sống...
  10. Cứ như thế, hiện giờ mỗi số anh phát hành được 3.000 tờ báo. Và con số cứ tăng lên đều đặn. Anh Bình sống trong một tòa nhà lộng lẫy không khác gì một lâu đài cổ. Ngôi nhà 100 tuổi nằm trên triền đồi, thanh thoát và ấm cúng. Anh cười: “Tôi không giàu đâu. Và làm báo thì gần như chẳng có đồng lời nào...”. Tòa lâu đài này là kết quả của mấy mươi năm hai vợ chồng anh làm lụng. Chị Lý, người bác sĩ nổi tiếng của vùng với mũi kim châm cứu, vừa giở những bức ảnh ngày xưa và kể: “Đây, những ngày đầu trên đất khách. Chồng học, vợ cũng học. Thế là phải sống trong một căn phòng nhỏ hơn nhà bếp bình thường.
  11. Vật dụng thì toàn chờ đến đợt người ta mang vứt vào dịp cuối năm thì nhặt nhạnh về, vá víu lại mà dùng. Nghĩ cũng vui, thoáng chốc mà đã hơn 20 năm”. Đến đây thì tôi hiểu họ là những người thành đạt. Xã hội Đức trọng người học cao và trọng bác sĩ. “Làm báo cực lắm, nhiều khi mệt mỏi quá muốn thôi. Nhưng những cú điện thoại đặt báo, những lời hỏi thăm của mọi người làm tôi không dừng được. May nhờ có các bạn bên Thông tấn xã Việt Nam hỗ trợ bài vở, có lúc anh em trong cộng đồng cũng viết vài dòng nên cũng phong phú nội dung. Giờ thì tôi chỉ mong mình ra được mỗi tuần một số cho đúng với tên gọi tờ báo, chứ hai tuần một lần như hiện giờ thì thông tin bị chậm quá” - tổng biên tập Nguyễn Minh Bình nói.
nguon tai.lieu . vn