Xem mẫu

  1. Làm báo kiểu Ăng-lê Như lời nói đùa của một người dân địa phương, "mỗi mét vuông thị xã có... 12 nhà báo", những ngày phiên tòa diễn ra, đi đâu bạn cũng có thể gặp máy ảnh, máy quay phim, micro và những ánh flash lóe lên liên tục. Dân địa phương cũng hăng hái rủ nhau đi xem các phiên xét xử nhưng không phải để nhìn mặt tay ca sĩ tai tiếng mà chỉ để "coi mấy ông Tây quay phim, chụp ảnh, thế nào mình cũng được "dính" hình ở trỏng à!". Luật sư bào chữa cho Gary, ông Lê Thành Kính, sau những ngày bị "quay mòng mòng" bởi các nhà báo quốc tế, đã vui vẻ... than: "Trong cuộc đời tôi chưa bao giờ gặp gỡ nhiều phóng viên báo chí đến vậy!".
  2. Xem các phóng viên Anh tác nghiệp mới cảm nhận rõ ngành công nghệ truyền thông xứ sở sương mù phát triển đến mức nào. Chưa bàn đến hàng tấn dụng cụ, thiết bị kèm theo từng bước chân tác nghiệp, chỉ bàn đến phong cách hành nghề và những "mánh khóe" cực kỳ hữu hiệu để khai thác thông tin cũng đủ thấy sự chuyên nghiệp và tính hiệu quả trong công việc của họ. Những phút hiếm hoi Glitter "lộ diện" trước và sau các phiên xét xử chính là những khoảnh khắc vàng cho các phóng viên chộp ảnh, ghi hình. Trong khi phóng viên ảnh nhà ta vất vả len giữa đám đông dày đặc, cố rướn người cho hình ảnh đủ lọt vào khung ngắm thì các nhà báo Ăng-lê vừa thoăn thoắt sải những bước dài bám theo tay ca sĩ nọ, miệng tíu tít bắt chuyện, hỏi thăm Gary để thu hút ánh nhìn của nhân vật chính và tay không ngừng bấm
  3. máy. Một phóng viên của Daily Mirror đã "vô tư" bước theo Gary lên... xe cảnh sát, đến khi bị ngăn lại, anh này mới gãi đầu cười, miệng xin lỗi mà vẫn không quên bấm nốt loạt ảnh cuối cùng ghi lại những hình ảnh nhập nhoạng của tay ca sĩ tai tiếng trong buồng xe chật chội. Suốt hai buổi xử kín, dù không được đến gần phòng xét xử, hơn năm chục phóng viên Tây vẫn kiên trì bài binh bố trận khắp sân tòa án và loay hoay truyền những nguồn tin... phỏng đoán về đài. Nổi bật nhất là đám phóng viên Sky News TV, cứ mỗi hai mươi phút, cả tiểu đội lại lủ khủ tiến về đại sảnh, dàn thành một trường quay mini, anh chàng phóng viên tường thuật bình thản cầm mic, say sưa thông tin bằng một chất giọng cực kỳ nóng bỏng. Có hẳn hai nhân viên làm nhiệm vụ giữ trật tự, ngăn cản mọi người đến
  4. gần máy quay và các phóng viên đang ghi hình. Tranh thủ 20 phút giải lao giữa "chu kỳ" đều đặn của anh, tôi thật thà hỏi thăm: "Làm sao anh biết diễn biến bên trong thế nào mà tường thuật thường xuyên thế? Anh "cài" được người trong ấy à?". Anh chàng cười tỉnh rụi: "Đâu có, bọn này chỉ bình luận... không khí bên ngoài và dự đoán sơ bộ ấy mà. Dù thế nào cũng phải luôn có thông tin thỏa mãn sự quan tâm của bạn xem đài chứ!". Bên cạnh những phóng viên chuyên dự họp báo, dỏng tai nghe những nguồn tin chính thống về vụ án, các hãng thông tấn nước ngoài còn dành hẳn một bộ phận phóng viên chuyên khai thác những góc độ, hình ảnh giật gân và ngộ nghĩnh nhất để gửi về tòa soạn. Một phóng viên ảnh của tờ Daily Express đã hí hửng khoe với tôi "phát hiện vĩ đại" của anh sau những pô ảnh đầu tiên
  5. chụp Gary: "Tay ca sĩ này đang... xăm chân mày màu hạt dẻ. Không hợp tông với màu râu, tóc tí nào!". Sau khi zoom to bức ảnh, ngắm nghía một lúc, anh còn quay sang hỏi tôi: "Có vẻ như ổng hơi gầy đi so với những bức ảnh trước khi bị bắt nhỉ? Không biết có phải vì lo lắng quá hay là tại... ăn kiêng đấy?". Tiêu chí hàng đầu của các phóng viên "Tây" là những bức ảnh đẹp, góc độ chuẩn, bố cục hài hòa. Chính vì vậy, trong ngày tuyên án, ngay khi phòng xét xử vừa mở cửa, các hãng thông tấn đã tràn vào, nhanh chóng "chiếm cứ" các góc "ngon" nhất trong phòng xử. Vị trí hai bên cánh gà của HĐXX được đánh giá là "xịn" nhất, vì vậy hàng chục giá máy đã đường hoàng "xí chỗ" không biết tự lúc nào. Đến giờ tuyên án, chánh án yêu cầu các phóng viên còn lô nhô khắp nơi ngồi vào vị trí, mãi không xong,
  6. lực lượng cảnh sát phải vào cuộc. Ngặt một nỗi, các anh cảnh sát chỉ có thể dùng tay ra dấu và nói bằng tiếng Việt, cánh phóng viên "Tây" dù hiểu ý vẫn... làm lơ, nhe răng cười và tỉnh bơ ghi nốt những hình ảnh xung quanh bị cáo. Để cạnh tranh với chiều cao "khủng bố" của phóng viên ngoại, các phóng viên nhà ta đã nhanh trí sử dụng một thiết bị cực kỳ hiệu quả là... thang sắt, nhưng chỉ được một lúc, ngay lập tức, các chàng Tây đã vác hẳn những chiếc thang mới còn chưa kịp xé mạc và tạo nên một "tầm cao"... đụng nóc, miễn cạnh tranh! Lúc làm việc thì "dã man" thế, nhưng ngay sau khi rời buổi họp báo, câu đầu tiên Andrew (The Times) hỏi tôi lại không hề dính dáng gì đến nhân vật Gary: "Ở đây có quán bar nào nhộn nhịp không?". Tôi tròn mắt: "Không gửi bài về tòa soạn à?". Anh chàng
  7. phóng viên mới nãy còn gào thét, lăn xả để sống chết với từng tấm ảnh, thì giờ lại mang một vẻ mặt cực kỳ "phi báo chí": "Viết từ nãy rồi, giờ thì thư giãn chứ. Tìm góc nào uống bia là nhất!". Sau mười phút "truy cập" nóng và đưa ra kết luận là "tại Bà Rịa không có cái bar nào cả", nhóm phóng viên Anh đi cùng quyết định trả phòng, kéo về Vũng Tàu để "hoành tráng" một bữa cho thỏa thích. Thấy tôi cương quyết ở lại thị xã, Andrew "bụng bia" còn cố "gạ gẫm": "Trời ạ, mấy ông xuống đây mà không đi chơi à? Có biết Vũng Tàu là khu nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam không đấy?". * Mất ăn mất ngủ vì báo chí quốc tế. Luật sư Lê Thành Kính, người bào chữa cho G.Glitter cho biết, khi tiếp nhận vụ việc, vấn đề khó khăn đối với ông không phải ở chỗ Gary mà chính là báo
  8. chí nước ngoài. Họ "săn" ông mọi lúc mọi nơi, ngay cả giữa đêm để có được những thông tin mới nhất về Gary. Sau khi Gary bị bắt, ông "phát sốt" lên khi các tờ báo nước ngoài thêu dệt về Gary: nào là Gary đã... đào tẩu với một kế hoạch chi tiết; rồi Gary đã treo cổ tự tử trong trại giam... Có khi, đã 20h đêm nhưng ông lại phải liên lạc với các cơ quan chức năng để xác minh tìm hiểu sự thật. Chưa hết, khi ông quyết định gặp các nạn nhân và đề nghị thương lượng bồi thường thì báo chí nước ngoài lại tìm ông đặt ra các câu hỏi theo kiểu "dồn vào chân tường": "Tại sao Gary kêu oan mà lại đi bồi thường cho các nạn nhân? Có phải Gary đã thừa nhận hành vi phạm tội rồi không?". Thậm chí các câu hỏi ác ý hơn: "Có phải luật sư bỏ tiền ra để mua mức án nhẹ cho Gary?".
  9. * 70.000 USD/PV cho một chuyến "đổ bộ" vào Việt Nam. Các nhà báo quốc tế xài tiền như nước và sẵn sàng chi đẹp cho những ai có thông tin về G.Glitter, về phiên xử của TAND tỉnh BR-VT. Một trong số họ thú thực: "Chuyến công tác này chúng tôi được tạm ứng mỗi người... 70.000 USD". Với số tiền khổng lồ trên, anh chàng này xài sang đến độ trả tiền dịch vụ internet đến 500.000 đồng cho hơn 1 giờ sử dụng mặc dù giá thực tế của nó chỉ có... 5.000 đồng. Một đồng nghiệp của chúng tôi tại BR-VT còn cho biết, khi Gary bị bắt, thông qua người phiên dịch, một tờ báo quốc tế đã đặt vấn đề với anh về việc "mua" ảnh Gary trong tù với giá 5.000 USD. Trước khi diễn ra phiên tòa 2 ngày, cái giá này được "đội" lên thành 15.000 USD và trước khi diễn ra đúng 1
  10. ngày, giá tấm ảnh này được nâng lên đến cái giá khủng khiếp: 40.000 USD/tấm ảnh. * Có đến 14 hãng thông tấn của Anh như BBC, Sky News TV, The Mirro, The Times, The Sun, News of The World... có mặt để đưa tin, săn ảnh về phiên tòa. Ngoài ra, các hãng truyền thông lớn như AP, AFP, Reuters, Thông tấn xã Đức... cũng luôn túc trực để tác nghiệp. Khi chưa vào cuộc, các phóng viên Tây tỏ ra khá lịch sự. Song vẻ lịch sự này biến mất ngay khi chiếc xe chở Gary Glitter vừa xuất hiện. Cả đám đông ùa lên, tranh nhau gí ống kính vào sát mặt cựu ca sĩ này để "bấm cò". Người lấn, kẻ đẩy, thậm chí có người còn văng tục khi bị hất văng ra.
nguon tai.lieu . vn