Xem mẫu

  1. Làm báo điện tử: Cắt dán và... bóp méo Đọc qua cái tin kể trên trên VNExpress, tôi hơi áy náy về cái tít, còn nội dung thì không có ý kiến gì. Nhưng kiểm tra bản tin gốc trên Tuổi Trẻ, tôi thấy có một số cái “sự vênh.” Thứ nhất là bài lấy lại được biên tập đi chút ít (thôi thì để cho câu cú gọn gàng, tạm chấp nhận), thứ nhì là những cái tên viết tắt T., V., B. đã điềm nhiên biến thành Thu, Vân, Bích (tôi tặc lưỡi, ừ thì tên nào mà chẳng là tên giả, lại cho qua), nhưng cái tít gốc thì hoàn toàn
  2. chẳng có “nỗi nhục” nào cả. Cụ thể, nó là “Thâm nhập những đường dây môi giới lấy chồng ngoại - Bài 1: Đau đớn thay phận đàn bà.” Cũng tình trạng biên tập bạt mạng như thế, tôi thấy một bài khác trên VNExpress với cái mở ngoặc (theo Lao Động) bên dưới. Tra bản gốc thì chỉ thấy một cái tít trung tính: “Hưng Yên: Xét xử sơ thẩm gần 70 con bạc liên tỉnh” nhưng sau khi biên tập một chút thì nó biến thành “Đánh bạc có gái 'giải đen'.” Cần lưu ý rằng chi tiết bắt “8 trường hợp mua bán dâm” chỉ là một chi tiết trong bài và thực sự trọng tâm chính là con số 116 con bạc bị bắt và 69 kẻ bị ra tòa vì liên quan đến vụ đánh bạc, mua bán dâm. Một vụ không có “xáo trộn” nhiều về nội dung khi được đăng tải
  3. lại nhưng khá buồn cười là tin “Hai lần bị vợ cắt ‘của quí’” trên Tuổi Trẻ được VNExpress biên tập, sau đó VietNamNet... lấy lại một phần tin trên VNExpess nhưng đổi tít thành “Vẫn ổn định sau hai lần bị vợ cắt ’của quý’.” Trong tin này, trên Tuổi Trẻ viết là “18h ngày 9/6” nhưng sang hai báo kia trở thành “Tối 9/6.” Và chắc hai báo kia thấy chữ “của quý” chưa rõ ràng nên sửa luôn thành... “dương vật.” Trước đó không lâu, một bài viết khá dài trên Tiền Phong về chị Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Bắc Mê (Hà Giang) xin sinh con ngoài giá thú khi xuất hiện trên một tờ báo điện tử khác chỉ còn chừng hơn 1/3 nhưng không hề theo dạng bài trích dẫn mà vẫn là mở ngoặc (theo...) ở dưới. Đọc thêm:
  4. Ly kỳ nhất có lẽ là vụ bài viết trên báo Đẹp của TTXVN với tựa đề “’Con đường tình - Làm báo kiểu yêu’ của Ánh” khi lên một số trang web lại "Thịt luộc" biến thành “Nguyệt Ánh thất vọng vì đàn ông - Các báo điện tử Việt” và gây nên một cuộc tranh cãi nảy lửa VN có vi phạm bản trên nhiều diễn đàn. Thực ra trong bài viết, quyền? nhân vật chỉ kể về mấy cuộc tình của mình và nêu quan điểm riêng rằng “Đàn ông Việt nên thay đổi quan niệm, đừng nghĩ tất cả phụ nữ đều cần tiền và phải dựa vào họ.” Song một câu đúc kết thành tít đã thực sự gây nên chấn động. Người ta phê phán, thậm chí chửi rủa mà chẳng cần đọc kỹ bài, chỉ dựa vào cái tít. Ô hay, cô ta đâu hề nói thất vọng, đấy là mấy tờ báo khai thác lại đã tự nói đấy chứ! Sau vài ngày, cái tít tai hại này đã được dỡ bỏ để trở về với “bản gốc” nhưng mọi sự đã quá
  5. muộn. Các cuộc tranh luận trên các diễn đàn vẫn đang tiếp tục. Có một trang web khá phổ biến từng bị phê phán trên các báo khác vì “biến hóa” bài sao chép thành bài của mình bằng cách cho cái cụm từ “theo...” vào một vị trí rất khiêm tốn trong nội dung bài. Hậu quả, người đọc có thể hiểu theo logic thông thường là chỉ có cái câu đó là lấy theo báo kia, còn toàn bộ nội dung là sản phẩm của tôi. May thay, tình trạng này lâu nay không còn thấy xuất hiện (hoặc chưa bị phát hiện thêm). Tôi cố gắng tự bào chữa cho hành động kể trên là chỉ nhằm gây hấp dẫn cho độc giả và nhiều khi là vô ý thức. Nhưng rõ ràng trong không ít trường hợp, việc giật tít cho thật sốc, thật choáng rõ ràng là có chủ ý. Và không ít trường hợp, nội dung thậm chí
  6. còn bị bóp méo như những ví dụ kể trên. Quan điểm của tôi về báo chí rất đơn giản: Không được sao chép của nhau để sử dụng vào mục đích thương mại (bán báo hoặc bán quảng cáo). Về nguyên tắc, muốn sử dụng bài của người khác thì phải xin phép, dù là dùng cho mục đích phi lợi nhuận. Tất nhiên, trong bối cảnh sử dụng thông tin từ Internet một cách tự do và tràn lan hiện nay, việc xin phép sử dụng cho mục đích cá nhân không phải thường xuyên được tuân thủ, song nếu một tờ báo lấy làm “hàng hóa” của mình để đưa lên trang web nhằm lôi kéo độc giả và bán quảng cáo thì không có lý gì lại được dùng “chùa.” Và dù là dùng “chùa” hay thậm chí là có thỏa thuận, tôi cũng có
  7. quan điểm rất rõ ràng về việc dùng lại tin của cơ quan báo chí khác như sau: 1. Nếu có dòng chữ “Theo...” ở đầu hoặc cuối bài thì nhất thiết phải đăng nguyên văn. 2. Nếu không thể đăng đầy đủ do diện tích/khoảng trống hạn chế thì có thể biên tập nhưng chỉ là cắt giảm chữ chứ không được can thiệp vào từng câu và không được làm thay đổi ý nghĩa của từng câu, và đương nhiên là cả toàn bộ bài (nói nôm na là không được cắt gọt tùy tiện). Ngay cả tiêu đề (tít) của bài cũng phải tôn trọng tiêu chí này và nếu cần thay đổi thì cũng không phải là một câu... bịa.
  8. 3. Nếu sử dụng theo kiểu trích dẫn từ một tờ báo, hãng tin thì có thể chỉ cần nêu nguồn tin và dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp những đoạn cần lấy, và nếu lấy một phần của câu thì không được làm người đọc hiểu sai nghĩa của câu đó. 4. Việc sửa chữa chính tả và ngữ pháp là được phép nhưng không được làm sai nghĩa của câu đó. Đầu năm 2005, tôi đã có bài viết khuyến cáo về tình trạng “xào xáo” trên báo chí, kể cả báo điện tử. Đến nay, tuy một số tờ báo mạng đã tăng thêm số bài tự viết, nhưng kiểu sao chép của nhau vẫn rất phổ biến. Khó mà chỉ ra được một tờ báo điện tử nào của Việt Nam không thực hiện chiêu “cắt dán” này, kể cả website của những tờ báo tiếng tăm. Hãy tưởng tượng độc giả đọc mấy trang
  9. web và thấy một câu chuyện được đăng y chang trên 3-4 tờ liền thì còn gì là hứng thú. Cách làm này rõ ràng trước hết là không tôn trọng độc giả, và kế đó là hành động sao chép có thể bị quy thành “ngang nhiên cướp công lao động của người khác.” Đấy là chưa nói đến tình trạng bóp méo cả bản gốc. Cắt dán bài của báo khác đã là việc không nên, cắt dán và làm cho sai lệch nội dung (hoặc cách hiểu của độc giả về nội dung) thì lại càng là điều cấm kị trong báo chí. Nhưng điều đó vẫn đang tồn tại và chắc là sẽ vẫn tiếp tục tồn tại nếu bản thân các tờ báo điện tử không tôn trọng những nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí, vì lợi ích của độc giả, của các tờ báo khác và của chính mình./.
nguon tai.lieu . vn