Xem mẫu

  1. Làm báo, cần đam mê và đôi khi cũng phải liều "Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất của người làm báo là sự đam mê, bên cạnh năng khiếu thiên bẩm. Nghề báo không đam mê sẽ không dám dấn thân..."- Nhà báo Nguyễn Như Phong chia sẻ.
  2. Cảnh sát Myanmar kiểm tra hộ chiếu của nhà báo Nguyễn Như Phong khi tới khu Tam Giác Vàng. Ngoài yếu tố dấn thân vào những nơi nguy hiểm, Nhà văn, nhà báo Nguyễn Như Phong cho rằng muốn viết được phóng sự hay, quan trọng nhất là phải chọn được đề tài, đặc biệt là phải khai thác được nhiều chi tiết, nếu không thì dù vấn đề rất hay, cũng sẽ viết khô khan. Nhà văn, nhà báo Nguyễn Như Phong, Phó TBT Báo CAND- chuyên đề ANTG, đã từng nhiều lần đứng trên bục vinh quang trong các lễ trao giải thưởng báo chí. Với phóng sự dài kỳ “Cận cảnh Tam Giác Vàng” được hoàn thành sau chuyến đi xuyên quốc gia năm 2009, nhà văn Nguyễn Như Phong lại tiếp tục
  3. khẳng định thương hiệu của mình bằng giải B Giải báo chí Quốc gia 2009. Trước lễ trao giải, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng anh: PV: Không ít đồng nghiệp phải “ghen tỵ” khi thấy anh dẫu không còn trẻ nữa, vẫn cặm cụi đi, cặm cụi viết và thành công, như mới đây là chuyến đi tới vùng Tam Giác Vàng nổi tiếng thế giới. Anh có thể kể đôi chút về chuyến đi đặc biệt này với bạn đọc? Nhà báo Nguyễn Như Phong: Năm ngoái, tôi đến vùng Tam Giác Vàng với nhờ sự giúp đỡ của Bộ An ninh quốc gia Lào và cơ quan đại diện của Bộ Công an Việt Nam tại Lào. Đây là chuyến đi khá phức tạp, vì vùng đất đó tôi không biết gì, lại có nhiều nguy hiểm rình rập không lường trước được. Nhưng đã làm báo thì
  4. phải đi, phải đến những nơi như thế, chứ nếu sợ nguy hiểm thì chẳng bao giờ có mặt được ở những nơi cần đến ấy. Tôi là người có máu phiêu lưu nên cũng thích lọ mọ đến các vùng khó khăn như thế. Từ trước đến nay tôi đã đi nhiều nơi chứ không chỉ vùng Tam Giác Vàng. PV: Có nhiều phát sinh bất ngờ đến với anh không? Nhà báo Nguyễn Như Phong: Có chứ. Bộ An ninh Quốc gia Lào cử 2 cán bộ Công an tỉnh Bò Kẹo hiểu biết về vùng Tam Giác Vàng đưa tôi sang. Nhưng khi chuẩn bị đi thì phía Miến Điện và Myanmar đều truy quét bọn buôn bán ma túy, khiến chúng dạt hết ra khu vực này nên tình hình rất phức tạp. Vì thế, Bộ An ninh Quốc gia Lào không đồng ý cho đi, vì lo mất an toàn. Nhưng đã
  5. đến đây rồi mà không đến tận nơi thì phí, vì quay về thì biết bao giờ mới sang được. Thế là tôi quyết định đi một mình và thuê một người phiên dịch. May là tìm được là người phiên dịch tốt và chuyến đi mấy ngày nhưng cuối cùng cũng suôn sẻ. Làm báo nhiều lúc cũng phải liều mới được việc. PV: Anh còn phải đối mặt với cả sự nguy hiểm trong chuyến đi này? Nhà báo Nguyễn Như Phong: Đó là khi vào dinh của Khun sa. Vì dòng họ Khun sa và đệ tử của hắn ở thành làng ở khu vực đó, nên bất cứ ai đến quay phim chụp ảnh là họ rất khó chịu. Đây cũng là nơi thâm sơn cùng cốc nên đã có nhiều người bị lột máy ảnh, bị hành hung. Có trường hợp còn bị phục kích. Nhưng hôm
  6. đó, rất may là khi họ phát hiện ra chúng tôi vào quay phim chụp ảnh thì tôi đã xong việc rồi, nếu chỉ chậm 15 phút thì chắc … có chuyện! PV: Ngoài ngoại ngữ, kinh nghiệm của anh là cần phải chuẩn bị những gì cho hoạt động tác nghiệp tại nước ngoài? Nhà báo Nguyễn Như Phong: Điều đầu tiên cần khi đi tác nghiệp ở nước ngoài là phải biết ngoại ngữ, nếu không sẽ khỏi bàn chuyện đi. Tôi chỉ biết tiếng Pháp, nên phải thuê người phiên dịch từ tiếng Thái Lan, tiếng Lào sang tiếng Pháp. Điều cần quan tâm nữa là trước khi đi phải chuẩn bị tư liệu kỹ càng, vì thời gian không nhiều, cơ hội tiếp xúc các nguồn tài liệu không có. Tôi đã phải chuẩn bị tài liệu trước, từ nguồn của văn phòng Interpol, từ
  7. những người am hiểu về chống ma túy, sản xuất, buôn bán ma túy ở Tam Giác Vàng, làm việc với Cục Điều tra TPMT của Bộ An ninh quốc gia Lào, Công an tỉnh Bò Kẹo vv… Sau khi có tài liệu đầy đủ, mới vào nơi đó được. Mà vào tận nơi cũng chỉ có ý nghĩa chứng kiến, cảm nhận, chứ không có tài liệu gì, có chăng cũng chủ yếu tài liệu “khô”. PV: Là người rất thành công ở mảng phóng sự, anh có thể chia sẻ với các đồng nghiệp trẻ về kinh nghiệm để có được những phóng sự sinh động và hấp dẫn? Nhà báo Nguyễn Như Phong: Phải đến được những vùng đất điển hình, đang xảy ra những sự kiện điển hình và tìm được những chi tiết điển hình. Năm 1998 tôi sang Pháp viết về World
  8. Cup, sang Paskitan 2001 sau sự kiện 11-9, hay chuyến đi Nam Mỹ vv… đều là cố gắng đến được những nơi mà mình thấy có sự kiện để viết, chứ đi theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa, loanh quanh các khu du lịch, thì chả có được bài hay. Theo tôi, muốn viết được phóng sự hay, quan trọng nhất là phải chọn được đề tài, đặc biệt là phải khai thác được nhiều chi tiết, nếu không thì dù vấn đề rất hay, cũng sẽ viết khô khan. Phóng sự tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc chính là chi tiết. Các chi tiết mà anh nhà văn nhìn thấy trong phóng sự là điều mà anh làm báo không thấy và nó làm nên chất văn cho trang viết. Những phóng sự đọc cuốn hút, ngoài vấn đề hay, sự kiện đang được bạn đọc quan tâm, thì thường là đậm chất văn. Có lẽ vì thế mà những người viết phóng sự có tiếng ở Việt Nam từ trước đến nay đa phần là nhà văn.
  9. Tôi cho rằng, điều quan trọng nhất của người làm báo là sự đam mê, bên cạnh năng khiếu thiên bẩm. Nghề báo không đam mê sẽ không dám dấn thân, vì đến những vùng đất đặc biệt đòi hỏi phải chịu đựng gian khổ, hiểm nguy, vất vả mà chỉ niềm đam mê mới giúp người ta vượt qua
nguon tai.lieu . vn