Xem mẫu

  1. ĐƯỜNG KÁCH MỆNH ‐ TÁC PHẨM MANG SỨ MỆNH QUAN TRỌNG SAU HÀNH TRÌNH 15 NĂM TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN TẤT THÀNH TS. BÙI THỊ NGỌC TRANG Phó Giám đốc Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 5/6/1911, từ Cảng Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ­ khi ấy với tên gọi Nguyễn Tất Thành bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. 15 năm sau, Nguyễn Tất Thành­ Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức 3 lớp huấn luyện chính trị cho 75 thanh niên ưu tú của Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông đã tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc thành cuốn sách với tên gọi Đường Kách mệnh và bí mật chuyển về trong nước. Tác phẩm Đường Kách mệnh đánh dấu một bước ngoặt trong hành trình tư tưởng của Nguyễn Tất Thành ­Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác­Lênin là minh chứng của sự giác ngộ lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc. Đường Kách mệnh được xem là tác phẩm đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác­Lênin vào Việt Nam và mãi là “cuốn sách giáo khoa về chủ nghĩa cộng sản đối với những người cách mạng Việt Nam” từ đầu thế kỷ XX cho đến mai sau. Ngày 1/10/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1426/QĐ­TTg phê duyệt công nhận 5 tác phẩm của Hồ Chí Minh nằm trong danh mục 30 Bảo vật quốc gia1, trong đó có Đường Kách mệnh. Về hình thức, tác phẩm được kết cấu khác biệt: Không đánh số trang từ đầu cho đến hết tác phẩm mà đánh số trang theo từng phần; tác phẩm được phân theo vấn đề, có tất cả 15 vấn đề: (1) Tư cách một người cách mệnh; (2) Vì sao phải viết sách này?; (3) Cách mệnh; (4) Lịch sử cách mệnh Mỹ; (5) Cách mệnh Pháp; (6) Lịch sử cách mệnh Nga; (7) Quốc tế; (8) Phụ nữ quốc tế; (9) Công __________ 1. 05 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là Bảo vật quốc gia: Đường Kách mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Di chúc. 444
  2. nhân quốc tế; (10) Cộng sản thanh niên quốc tế; (11) Quốc tế giúp đỡ; (12) Quốc tế cứu tế đỏ; (13) Cách tổ chức công hội; (14) Tổ chức dân cày; (15) Hợp tác xã. Nội dung tác phẩm bao hàm ba vấn đề cơ bản: Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội; Các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới với những kết quả và bài học rút ra cho cách mạng Việt Nam; Phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng. 1. Đường Kách mệnh là một đáp án vĩ đại cho đề bài mà vận mệnh dân tộc đã đặt ra cho Nguyễn Ái Quốc khi Người khởi hành ra nước ngoài: “Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”1. Những “ẩn số” quan trọng đã được Người “giải mã”. Tác phẩm Đường Kách mệnh đã được Người nghiên cứu, đúc kết từ lịch sử và tình hình thực tiễn xã hội của các nước đế quốc và thuộc địa của các nước đế quốc mà Người đã có dịp đi qua trong hành trình 15 năm, từ năm1911 đến năm 1925. Nguyễn Ái Quốc đã dày công nghiên cứu và giới thiệu để người đọc trong nước biết trên thế giới lúc bấy giờ có nhiều điều mà “An Nam chưa có”, cụ thể: “Ngày nay nước nào cũng có thanh niên cộng sản. Chỉ An Nam là chưa”2. Người chỉ ra những việc cần thiết nhiều nước đã làm và những việc cách mạng Việt Nam nên làm: “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công, mà nữ giới An Nam muốn cách mệnh thì phải theo Phụ nữ Quốc tế chỉ bảo”3; “nếu thợ thuyền An Nam biết tổ chức thì chắc Quốc tế đỏ sẽ hết lòng giúp cho mà làm cách mệnh. Nhưng muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”4. Cùng với đó, Người cũng chỉ ra nguyên nhân vì sao nhân dân Việt Nam vẫn chưa biết đến những điều bổ ích trên thế giới lúc bấy giờ. Bằng những từ ngữ mộc mạc, chân phương nhưng đanh thép và đầy động lực, Người đã thức tỉnh nhân dân: “Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm. Pháp nó sợ, nên cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem”.”Pháp sợ Quốc tế làm cho dân ta biết cách thân ái và liên hợp của vô sản giai cấp trong thế giới; Nó sợ tuyên truyền cách mệnh cho nên nó hết sức giấu dân ta không cho biết rằng trong thế giới có một hội như thế và ngăn trở Quốc tế ấy lọt vào đến An Nam. Cái gì Pháp ghét, tất là có ích cho An Nam”5. Với tư duy khoa học, sự cẩn trọng đối với một việc “to tát”, Nguyễn Ái Quốc đã khảo sát thực tiễn, so sánh, đánh giá để đưa ra kết luận cho mục đích __________ 1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 28. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr. 64. 3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 55. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 320. 5. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 68. 445
  3. nghiên cứu của mình ­ tìm hướng đi đúng cho dân tộc. Người viết: “Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi”1. “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy”2. “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới”3. Với tinh thần nghiêm túc, Nguyễn Ái Quốc xem xét sự việc một cách biện chứng khách quan và thực hành lời dạy của ông cha: “Thất bại là mẹ thành công”, từ thất bại của các cuộc cách mạng trên thế giới, Người đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm quí báu cho cách mạng Việt Nam: “Cách mệnh Pháp dạy cho chúng ta: 1. Dân chúng công nông là gốc cách mệnh. 2. Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công. 3. Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều. 4. Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại. 5. Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh”4. “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”. “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)5. 2. Đường Kách mệnh là cẩm nang soi đường dẫn lối cho con thuyền cách mạng của dân tộc Việt Nam thoát khỏi “đêm trường đen tối”; Là ánh sáng giác ngộ, thức tỉnh nhân dân Việt Nam thoát khỏi u mê; Là sự chuẩn bị về tư tưởng cho sự ra đời của một Đảng cách mệnh ở Việt Nam sau này vào mùa xuân năm 1930. __________ 1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 23. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 30. 3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 40. 4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 30. 5. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 41. 446
  4. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc đã vẽ ra đường đi đúng đắn và dẫn dắt cả dân tộc cùng đi từng bước, từng bước một, thật cẩn thận, tỉ mỉ. Người chỉ ra nguyên nhân cho biết rõ vì sao dân tộc Việt Nam chìm trong “đêm trường nô lệ”: “Tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân ngu, lấy phép luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình. Dân khổ quá hay làm bạo động, … không có chủ nghĩa, không có kế hoạch, đến nỗi thất bại mãi. Dân vì không hiểu tình thế trong thế giới, không biết so sánh, không có mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm. Dân thường chia rẽ phái này bọn kia… nên nỗi yếu sức đi, như đũa mỗi chiếc mỗi nơi”1. Từ đó, Người vạch ra đường đi, nước bước cho cách mạng Việt Nam: “cách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ… phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu… phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân… sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”2. Các cụm từ “Đảng cách mệnh”, “theo chủ nghĩa chân chính” được Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh vì đó chính là “cẩm nang” là “trí khôn” mà người cách mệnh cần phải có để cùng nhau đứng vững trên con thuyền cách mệnh: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”3. Thêm vào đó, Nguyễn Ái Quốc ví sự nghiệp cách mạng Việt Nam như con thuyền lớn đang đi giữa sóng to gió cả mà Đảng cách mạng được giao trách nhiệm là người cầm lái. Do đó, muốn đưa con thuyền cách mạng của dân tộc đi đến bến bờ độc lập, tự do thì Đảng cách mạng cần có “chủ nghĩa chân chính” làm “la bàn” định hướng và tất cả mọi người trên con thuyền đó phải tin và đi theo hướng kim chỉ nam đã định hình trên la bàn: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”4. Trong hành trình gần 15 năm tìm kiếm học hỏi, Nguyễn Ái Quốc đã tận mắt chứng kiến thực tiễn đời sống khổ cực, bần cùng của những người nô lệ ở các thuộc địa và những người dân lao động ở các nước tư bản như: nước Pháp, Mỹ… Do đó, khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, sau quá trình khảo sát, tìm tòi Nguyễn Ái Quốc đã quyết định lựa chọn học thuyết của chủ nghĩa Mác­Lênin cho cách mạng Việt Nam: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ __________ 1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19­20. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19­20. 3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 40. 4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 20. 447
  5. nghĩa Lênin”1 . Để rồi hơn 100 năm qua, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh sự lựa chọn của Người là hoàn toàn đúng đắn. 3. Đường Kách mệnh là pho sách quí về đạo đức cách mạng, khẳng định vai trò nền tảng của đạo đức cách mạng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; sức mạnh của đạo đức cách mạng đối với người cách mạng, là nội lực quan trọng cho mỗi cán bộ, đảng viên. Nguyễn Ái Quốc xác định: “Cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”2. Mặc dù, đơn giản, ngắn gọn chỉ bằng một câu nhưng hàm ý lại rất sâu sắc, đó là: chỉ có người thật sự đức hạnh mới có đủ năng lực phá bỏ cái cũ xấu xa, mới có đủ khả năng để làm cho cái mới tốt đẹp nảy sinh, tồn tại, phát triển. Do vậy, mở đầu cuốn sách bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên cho cách mạng Việt Nam theo học thuyết Mác­Lênin, Nguyễn Ái Quốc xác định chuẩn mực đạo đức của những người tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc, về “Tư cách một người cách mệnh”: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”3. 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong ba mối quan hệ cơ bản của mỗi cá nhân được Nguyễn Ái Quốc xác định là “tư cách một người cách mệnh” đã tạo thành giá trị về nhân cách của một người làm cách mạng chân chính ­ một hình mẫu người cách mạng cao quý hiện diện trong phong trào cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và ngày càng cần xuất hiện nhiều hơn thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây được xem là căn cốt quan trọng để người cách mệnh hoàn thành mục tiêu. Hay nói cách khác, với Nguyễn Ái Quốc, người cán bộ cách mạng trước hết phải có cái đức mới làm được việc, nhất là làm việc đại sự như là làm cách mạng thì trước hết càng phải rèn cái đức. Vì vậy, Người cho rằng giáo dục đạo đức là một trong những vấn đề sống còn của cách mạng; không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đạo đức cách mạng là việc Người làm đầu tiên, làm thường xuyên và trước lúc đi xa, Người cũng không quên nhắn nhủ trong bản Di chúc của mình. Những giá trị đạo đức của người cách mạng ­ “Tư cách một người cách __________ 1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 20. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 13. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 280­281. 448
  6. mệnh” là sự đúc kết từ giá trị của đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam với những đức tính cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tôi luyện trên hành trình đi tìm đường cứu nước. “Cần kiệm, Nhẫn nại (chịu khó)” là các phẩm chất cao đẹp của nhân cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, cũng là tiêu chuẩn hàng đầu mà Người yêu cầu “người cách mệnh” nhất quyết phải có. Cùng với lòng yêu nước, những phẩm chất ấy cũng là hành trang quý giá mà Người đã mang theo khi rời bến cảng Sài Gòn. Hành trang Người mang theo chỉ là hai bàn tay trắng và khối óc cùng trái tim tràn đầy nhiệt huyết. Đến đâu, Người cũng làm việc để kiếm sống và hoạt động cách mạng, không nề hà bất cứ việc gì: phụ bếp, đốt lò, cào tuyết, làm bánh,… “Hòa mà không tư”là chuẩn mực đạo đức được Nguyễn Ái Quốc xếp ở vị trí thứ hai trong 14 chuẩn mực của mỗi người cách mạng. Người đã sớm nhìn ra sự nguy hại của câu chuyện vì lợi ích riêng tư không trong sáng mà người ta có thể kết lại với nhau mà dẫn đến vướng mắc lợi ích vào nhau; khi không còn tỉnh táo để phân định “riêng ­ chung” thì con người ta sẽ sa vào “lợi ích nhóm” ­ “hòa để tư”. “Hay hỏi”, “Hay nghiên cứu, xem xét”, đây là sự thể hiện tính cách khiêm tốn của Nguyễn Ái Quốc theo truyền thống cha ông “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Trên hành trình tìm kiếm con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, Người luôn miệt mài nghiên cứu, xem xét, khiêm tốn học hỏi: “Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ”1. Theo quan điểm của Người, người cách mạng không nên giấu dốt, một dân tộc không chịu học hỏi, không chịu tiến bộ sẽ mãi là dân tộc không có đủ sức mạnh: “Tây nó áp bức ta vì ta không thương yêu nhau, vì ta ngu dốt”2. “Dũng cảm”,đây là đức tính của người Việt Nam đã được hun đúc từ hàng ngàn năm bằng lòng yêu nước nồng nàn, sự gan dạ. Nguyễn Ái Quốc khẳng định tinh thần dũng cảm có sức mạnh vô địch: “một người cách mệnh có gan, hơn một ngàn người vô chí”3. “Hy sinh”, Nguyễn Ái Quốc dạy phải vì chính nghĩa mà hy sinh, chấp nhận hy sinh, không hy sinh uổng phí:”Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh”4; “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới __________ 1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 11. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 89. 3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 27. 4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 30. 449
  7. được hạnh phúc”1, “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công… phải bền gan, phải hy sinh,…”2. Càng đọc càng thấm thía giá trị “Tư cách một người cách mệnh” mà Nguyễn Ái Quốc­Hồ Chí Minh đã xác định. “Tư cách một người cách mệnh” với 23 tiêu chuẩn được Người nêu ra cách đây gần 100 năm đã thể hiện một quan niệm trở thành triết lý nhân sinh về lý luận cách mạng, hàm chứa các giá trị nhân văn cao cả của lý luận cách mạng. Đây là một thành tố của văn hóa Đảng. Người cách mạng, theo Đảng cách mạng cần phải có nhân cách, đạo đức thì mới tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới vượt qua được gian truân để gánh vác sự nghiệp cách mạng hào hùng, oanh liệt, vẻ vang của dân tộc. 4. Tác phẩm Đường Kách mệnh từ đầu cho đến cuối đã thể hiện rõ quan điểm của Nguyễn Ái Quốc­Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của liên minh công ­ nông, của đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đây là vấn đề mang tính chiến lược để tập hợp lực lượng cách mạng và là một trong các nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng. Ngay từ đầu, nêu mục đích viết Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã xác định việc cách mạng cần phảichung lòng, chung sức, phải làm cho đồng bào biết “Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”3. Cùng với đó, Người nêu bài học kinh nghiệm của cách mạng các nước: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc,… phải thống nhất”4. Người cũng phân tích và chỉ ra vai trò to lớn của đoàn kết: “Tây nó áp bức ta vì ta không thương yêu nhau”; “làm việc to tát như việc giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, nếu không hết sức thì làm sao được”… Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi”5. Bên cạnh đó, Người thẳng thắn trình bày: “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó”6. Đặc biệt, Người dành một nửa nội dung của tác phẩm để chỉ ra thực lực của cách mạng đang tiềm tàng trong các giai cấp, tầng lớp trong nước và thế giới; Người chỉ ra cho nhân dân thấy lợi ích của việc hợp lực bằng các hình thức tổ chức: “công hội”, “dân cày”, “hợp tác”; lợi ích của vấn đề liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới: “Cách mệnh An Nam cũng __________ 1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 24. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 41. 3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 11. 4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 41. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 282. 6. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19. 450
  8. là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau. Huống gì, dân An Nam là đương lúc tranh đấu với đế quốc chủ nghĩa Pháp, chắc là về sau sẽ có nhiều người cách mệnh phải hy sinh, phải khốn khổ, phải cần anh em trong thế giới giúp giùm”1. 5. Đường Kách mệnh là biểu hiện sinh động của phong cách Hồ Chí Minh về tư duy khoa học, tự chủ; diễn đạt bình dân, gần gũi để dễ hiểu, dễ nhớ. Đường Kách mệnh là tác phẩm bàn về một vấn đề to tát nhưng lại được viết bởi từ những ngôn từ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, không hàn lâm, bác học. Bởi theo Nguyễn Ái Quốc, mục đích chủ yếu của tác phẩm là: “Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”; “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ... Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả”2. Chính sự chân thật, dung dị trong tâm tư của Nguyễn Ái Quốc: “Thì giờ đâu rảnh mà vẽ vời trau chuốt” càng làm cho tác phẩm lôi cuốn người đọc. Trong bối cảnh đồng bào ta lúc bấy giờ “đối với hai chữ cách mệnh còn lờ mờ” nhưng để hiểu “Cách mệnh là gì?”,Người diễn giải bằng một câu ngắn gọn: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”3. Ngoài ra, Người cũng giải thích cho đồng bào lúc ấy biết “Cách mệnh khó hay là dễ?”bằng cách dẫn dắt từng vấn đề: “Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó. Khó dễ cũng tại mình, mình quyết chí làm thì làm được”4. Lời giải thích của Người cũng chính là lời thuyết phục, động viên đồng bào tin tưởng và sẵn lòng tham gia cách mạng. Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ cho người làm cách mạng phương pháp tuyên truyền, vận động và thuyết phục nhân dân bằng cách, nói và viết phải tạo được cảm giác gần gũi với dân, cuốn hút dân, khiến nhân dân đã đọc thì không muốn dừng, càng đọc càng suy ngẫm mà thấm thía: “Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan thì trước hết ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng;chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng”5. Năm tháng đã trôi qua, nhưng tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn __________ 1. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 72. 2. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 11 3. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 13. 4. Nguyễn Ái Quốc, Đường Cách mệnh, Sđd, tr. 19. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 282. 451
  9. Ái Quốc­Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và thời đại; mãi là nền tảng lý luận cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc tiếp tục giới thiệu và tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân tác phẩm Đường Kách mệnh của Người chính là góp phần gìn giữ và phát huy giá trị to lớn của tác phẩm ­ Bảo vật quốc gia; Đồng thời, góp phần thiết thực đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh./. 452
  10. NGUYỄN TẤT THÀNH ‐ NGUYỄN ÁI QUỐC HÀNH TRÌNH 30 NĂM TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (1911‐1941) ThS. LƯU THỊ TUYẾT TRINH Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh 110 năm ­ Một chặng đường lịch sử đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam nhưng biết bao khó khăn thử thách, luôn gắn liền với tên tuổi Hồ Chí Minh ­ Người đã hy sinh cả cuộc đời để lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh thắng hai cường quốc thực dân đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Trong 110 năm ấy, có hơn 30 năm Người phải bôn ba khắp các châu lục, làm đủ mọi nghề để kiếm sống và tìm con đường cứu nước cứu dân. Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 ­ 5/6/2021), chúng ta cùng tìm hiểu và làm sáng tỏ thêm ý chí quyết tâm cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sinh động qua việc ra đi tìm đường cứu nước của Người. 1. Chí lớn ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân của chàng trai xứ Nghệ - Nguyễn Tất Thành Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho yêu nước, trên vùng đất “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống cách mạng đã hun đúc nên nhân cách một con người vĩ đại ­ Hồ Chí Minh. Với trí thông minh và trí tuệ thiên tài, ngay từ nhỏ Nguyễn Tất Thành ­ Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra cảnh đất nước lầm than, các nhà cách mạng tiền bối chưa tìm ra được hướng đi đúng đắn để đưa đất nước thoát khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Không như những người bạn cùng lứa tuổi thiếu niên “ăn không no, lo chưa tới”, khi được bê trà hầu cha và các bạn của đàm đạo việc nước, Nguyễn Tất Thành đã có những suy nghĩ khác biệt với bậc cha chú đương thời về con đường cứu nước. Người sớm nhận ra những hạn chế trong con đường của các vị ấy… xác định mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ cách mạng; về phương thức, phương pháp đấu tranh; về nhận thức “bạn ­ thù” của cuộc cách mạng dân tộc, 453
  11. dân chủ ở Việt Nam. Người nhận định “Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”1. Ngay từ lúc này, ý chí quyết định đi ra nước ngoài tự mình tìm con đường cứu nước, cứu dân đã hình thành trong tư tưởng người thiếu niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Có thể nói là rất sớm đối với một thiếu niên đang tuổi trưởng thành. Đi đâu? Đến nước nào để tìm con đường cứu nước, cứu dân? Đây có thể là câu hỏi lúc nào cũng đau đáu trong suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành. Và Người đã tìm được câu trả lời từ chính trong cuộc sống xã hội mà Người đã trải qua. Năm 1905, Nguyễn Tất Thành được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) tại Trường Tiểu học Pháp ­ bản xứ ở thành phố Vinh. Tại trường này, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với khẩu hiệu TỰ DO ­ BÌNH ĐẲNG ­ BÁC ÁI, được tiếp xúc văn hóa Pháp, Người nhận thấy sức hấp dẫn của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái… mà người Pháp đã tuyên truyền, Người muốn tìm hiểu xem cái gì ẩn giấu đằng sau những từ ngữ mỹ miều ấy… Nguyễn Tất Thành thấy, cần phải ra nước ngoài xem cho rõ. Người đã nung nấu ý chí ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác làm ăn ra sao, nhất là xem họ tổ chức và cai trị như thế nào rồi sẽ về giúp dân, giúp nước. Độc lập cho Tổ quốc, tự do, dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân, đó là mục đích, “ham muốn tột bậc” của Người. Với mục đích và ý chí đó, Người đã rời Sài Gòn đi ra nước ngoài vào ngày 5/6/1911. 2. Hành trình Nguyễn Tất Thành tìm kiếm con đường đi tới “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành lên tàu Amiral Latouche Trévillerời Việt Nam thực hiện ý chí ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác làm ăn ra sao, rồi trở về giúp dân, giúp nước. Người đã đi nhiều nước, đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền văn hóa, chính trị và đã dần hiểu rõ thực chất của nền văn minh tư sản, nền dân chủ tư sản dưới các hình thức khác nhau của nó. Đi đến đâu, Người cũng hòa mình vào với phong trào của quần chúng lao động, luôn tìm hiểu đời sống kinh tế, chính trị, xã hội những nơi mình đã đi qua. Người đã chứng kiến cảnh những người nô lệ bị bóc lột, bị hành hình. Thực tế qua những chuyến đi vòng quanh thế giới, Người đã hiểu rõ hơn về bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân. Từ đó, Người đã nhận thức được đâu là bạn, đâu là thù. Và Người đã trở lại Pháp, chọn Paris làm nơi hoạt động vào cuối năm 1917. Câu hỏi được đặt ra: Tại sao Nguyễn Tất Thành lại chọn nước Pháp để bắt __________ 1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 20. 454
  12. đầu cuộc đấu tranh trực diện chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp? Với trí thông minh thiên tài, Người nhận thức rõ nước Pháp chính là nơi sản sinh ra chủ nghĩa thực dân Pháp, sẽ không có nơi nào tốt hơn cho việc tìm hiểu cặn kẽ kẻ thù của dân tộc bằng ngay tại nơi sản sinh ra chúng. Lúc bấy giờ, Paris là trung tâm quan trọng nhất của các sự kiện chính trị thế giới, nơi diễn ra hội nghị của các nước đế quốc thắng trận. Đây là điều kiện, là cơ hội tốt cho ý định đấu tranh của Người. Nước Pháp cũng là nơi có phong trào công nhân phát triển mạnh, có khá đông đồng bào Việt Nam đang sinh sống, họ có mối liên hệ thường xuyên với Tổ quốc, sẽ có sự đồng cảm lớn với Người. Tại Paris, Nguyễn Tất Thành gia nhập “Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp”, tích cực tham gia các hoạt động trong các chức tổ chức, hòa mình vào phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động Pháp, tích cực đọc và học ở các thư viện, tham gia thường xuyên vào các buổi diễn thuyết của Đảng Xã hội Pháp và câu lạc bộ Faubourg. Qua đó giúp Nguyễn Tất Thành trưởng thành dần về nhận thức và đã gặp, làm bạn với những người bạn Pháp như Marcel Cachin, Paul Vaillant Couturier, Jacques Duclos… Người thường tranh luận về vấn đề dân tộc, dân chủ, tự do… Khi ở với Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành thường tranh luận (có lúc gay gắt) với hai người về con đường cứu nước. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp. Khi được hỏi vì sao vào Đảng, Anh trả lời: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái”1. Vào tháng 6/1919, Người đã thay mặt cho nhóm người Việt Nam yêu nước cùng thảo ra bản Yêu sách gồm tám điểm gửi đến Hội nghị Versailles và ký tên bên dưới là Nguyễn Ái Quốc đề nghị Chính phủ Pháp và các nước đồng minh thừa nhận nguyên tắc của quyền dân tộc tự quyết. Tuy không được các nước thừa nhận, bản Yêu sách như “một quả bom, chúng tôi gọi đó là tiếng sấm, tiếng sét. Tiếng sấm mùa xuân đã xua tan màn sương mù... Bây giờ, ở ngay tại thủ đô nước Pháp, ở ngay giữa các hội nghị “cường quốc”, có một người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi cho cả dân tộc mình, dư luận thế giới xôn xao lên bàn tán rầm rầm. Ai mà không kính, không phục. Độ ấy, người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc bản thân nó có sức hút rất lạ”2. Sự thờ ơ của các nước tham dự hội nghị và việc thực dân Pháp không chấp nhận bản Yêu sách, dù là những đòi hỏi “rất ôn hòa cả về nội dung và hình thức” khiến Nguyễn Ái Quốc càng nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế __________ 1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 47. 2. Épghênhi Cabêlép, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1985, t. 1, tr. 74­75. 455
  13. quốc. Sau này, Người viết: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”1 và “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”2. Phân tích cách mạng tư sản Mỹ (1776) và cách mạng tư sản Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: Không thể đi theo con đường cách mạng tư sản vì con đường đó không giải phóng dân tộc thuộc địa, không giải phóng nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột; những cuộc cách mạng kiểu đó, sớm muộn thì nhân dân phải làm cách mạng một lần nữa mới xong. Tháng 7/1920, đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc lập tức bị cuốn hút vì tính chất cách mạng triệt để của Luận cương, vì Luận cương đã giải đáp thỏa đáng những điều mà bấy lâu nay Người hằng mong ước, đợi chờ. Người đã đọc đi, đọc lại nhiều lần. Qua lăng kính chủ nghĩa yêu nước chân chính, Người tìm thấy ở đó con đường đúng đắn giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân. Sau này khi nhớ lại thời điểm đọc Luận cương Lênin, Nguyễn Ái Quốc có viết: “… Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”3. Tin theo Lênin, từ lập trường của một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc chuyển sang lập trường của một người cộng sản. Sau này, Người kể lại rằng: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác­Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”4. Đây là sự kiện mang tính chất bước ngoặt đối với Nguyễn Ái Quốc, là mốc Người tìm được con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Nhu cầu đang đặt ra của lịch sử lúc bấy giờ là xác định một con đường đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Nguyễn Ái Quốc chính là người đảm nhận nhiệm vụ lịch sử đó. Đây __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật , Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 441. 2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 33. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 562. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 563. 456
  14. cũng chính là cơ sở để Người truyền bá chủ nghĩa Mác­Lênin vào Việt Nam, gieo hạt giống cộng sản và trực tiếp chuẩn bị những điều kiện cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin, cùng với những hoạt động sát cánh với các tầng lớp công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa là tiền đề có tính quyết định việc Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sau khi bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, Rose (đồng chí ghi biên bản tốc ký Đại hội) đã hỏi Nguyễn Ái Quốc tại sao lại ủng hộ cho Quốc tế III? Người trả lời: “Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa... Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1. Qua đây chúng ta thấy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rõ ràng con đường mà Người đã lựa chọn và sẽ dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi theo con đường ấy. Đó là con đường cách mạng vô sản và chỉ có con đường ấy mới mang lại”tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử, đã vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu và các nhà hoạt động cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Người đã đến với chủ nghĩa Mác­ Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản… Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”2. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang nước Nga, trực tiếp nhìn thấy những thành quả to lớn của Cách mạng Tháng Mười đem lại cho giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác, Người càng quyết tâm theo con đường đã chọn. Tại đây, Người hoạt động trong Quốc tế Cộng sản và trực tiếp quan sát, nghiên cứu việc xây dựng nền dân chủ mới ­ dân chủ vô sản. Nguyễn Ái Quốc không chỉ nghiên cứu lịch sử cách mạng, con đường, phương pháp và những kinh nghiệm cách mạng trong giai đoạn “giành chính quyền” mà Người còn rất chú ý tìm hiểu cách thức, kinh nghiệm tổ chức xây dựng chế độ dân chủ mới dưới ánh sáng khoa học của học thuyết dân chủ cách mạng Mác­Lênin. Những thành công “đến nơi” của cách mạng Nga, những ưu việt thực chất của nền dân chủ mới ở Nga đã trở thành mẫu hình quan trọng đầy tính gợi mở để Nguyễn Ái Quốc từng bước xây dựng mô hình dân chủ cho cách mạng Việt Nam. Hơn một năm sống và làm việc trên đất nước Xôviết, Người đã thực sự trở thành một chiến sĩ kiên cường, một lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế, __________ 1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 86. 2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 33. 457
  15. hoạch định một đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu tổ chức lớp huấn luyện chính trị cho những thanh niên Việt Nam yêu nước, nhằm xây dựng lực lượng hạt nhân nòng cốt cho cách mạng Việt Nam và sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tiến tới thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ­ Đảng Cộng sản Việt Nam (1930). Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời có Cương lĩnh chính trị, Điều lệ đã đáp ứng kịp thời bức thiết nhất của phong trào cách mạng Việt Nam. Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và cách mạng Việt Nam, chứng tỏ rằng giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Từ nước ngoài, Người thường xuyên theo dõi rất sát tình hình trong nước, thường xuyên viết báo cáo, thư ca ngợi tinh thần quật cường của quần chúng cách mạng Việt Nam, kịp thời gửi cho Trung ương Đảng những ý kiến chỉ đạo đúng đắn về đường lối, chiến lược, về vai trò lãnh đạo của Đảng trong các thời kì cách mạng; kêu gọi Quốc tế Cộng sản và các tổ chức Đảng Cộng sản quốc tế ủng hộ, giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nhận thấy nguy cơ cuộc chiến tranh đế quốc trên quy mô toàn thế giới đã đến gần, đe dọa các dân tộc cả châu Âu và châu Á, trong đó có Đông Dương, vận mệnh của Tổ quốc đang lâm nguy, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở về và triệu tập cuộc họp với tất cả các đảng viên cộng sản tại Côn Minh (Trung Quốc). Người nhận định: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam, ta phải tìm mọi cách để trở về nước ngay, tranh thủ mọi thời cơ, chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng”1. Với kinh nghiệm hoạt động quốc tế phong phú, trên cơ sở phân tích, đánh giá chính xác tình hình thế giới, mưu đồ của chủ nghĩa phát xít, Người quyết định thành lập Việt Nam đồng minh hội ngay trên đất Trung Quốc, để hợp pháp hóa về mặt tổ chức, có điều kiện về nước một cách công khai; còn về lâu dài, để có tổ chức liên lạc với quốc tế. Những quyết định trên thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, sự mẫn cảm chính trị đầy trách nhiệm của Nguyễn Ái Quốc trước vận mệnh của dân tộc, định hướng cho thành công của Cách mạng Tháng Tám. Người tích cực triển khai các hoạt động quốc tế dồn dập: trực tiếp gặp đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc, gửi thư cho Quốc tế Cộng sản yêu cầu giúp đỡ… Người quyết định mở lớp huấn luyện chính trị và quân sự cấp tốc đưa về nước tuyên truyền, tổ chức các đoàn thể cứu quốc, chọn Cao Bằng làm căn cứ địa cách mạng… Những quyết định sáng suốt và kịp thời của Người trong việc __________ 1. Vũ Anh, Những ngày gần Bác (in trong cuốn Đầu nguồn), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1975, tr. 234. 458
  16. tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, chuẩn bị thực lực bên trong là bước chuẩn bị cần thiết cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám. Giữa lúc bão táp cách mạng đang nổ ra dồn dập, mùa xuân năm 1941, Người đã chỉ thị: “Trung ương Đảng phải chuyển về trong nước để trực tiếp lãnh đạo phong trào”1. Sau 30 năm bôn ba, ngày 28/01/1941, Người về đến Cao Bằng, trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Về nước được hơn 3 tháng, với danh nghĩa là đại biểu Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ tám từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Hội nghị quyết định giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, xác định rõ: “Cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”2. Đó chính là sự phát triển hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng do Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939) và lần thứ 7 (tháng 11/1940) của Đảng đề ra. Chủ trương đó đã thể hiện tư duy chiến lược, nhãn quan chính trị nhạy bén của Nguyễn Ái Quốc, đồng thời phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân là thoát khỏi ách áp bức “một cổ hai tròng” của đế quốc và phong kiến tay sai. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ động xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu đủ sức tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Người vạch ra đường lối cách mạng trước thời cơ mới: “Sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lấy lá cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ Tổ quốc” (Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Đông Dương, tháng 5­1941). Hội nghị đã mở ra một trang sử mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam. Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám, Nguyễn Ái Quốc­Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh cách mạng Việt Nam thực hiện Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay nhân dân lao động, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) ­ Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; Huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân giành thắng lợi to lớn trong hai cuộc kháng chiến chống sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc nền độc lập cho nước nhà. Với ý chí kiên cường, nghị lực phi thường, sau hơn ba mươi năm bôn ba vất vả, Nguyễn Ái Quốc­Hồ Chí Minh đã tìm được con đường cứu nước, cứu dân. Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam liên __________ 1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 2, tr. 65. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t. 7, tr. 119. 459
  17. tiếp đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ một nước thuộc địa, nửa thuộc địa không có tên trên bản đồ thế giới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã đánh thắng hai cường quốc thực dân đế quốc, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, độc lập và tự chủ, nhân dân Việt Nam thật sự làm chủ đất nước. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã chứng tỏ con đường cách mạng vô sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn và dẫn dắt dân tộc Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, đó là kim chỉ nam soi sáng dẫn dắt cho mọi hoạt động của cách mạng Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta nguyện sẽ mãi mãi đi theo con đường Người đã chọn và quyết tâm học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người./. 460
  18. GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG TÁC PHẨM ĐƯỜNG KÁCH MỆNH ‐ KIM CHỈ NAM CHO THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRẦN HOÀI VŨ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đường Kách mệnh là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã giảng tại lớp Huấn luyện chính trị trong những năm 1925­1927. Trong bối cảnh Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng về đường lối cách mạng, về phương pháp cách mạng và đặc biệt hơn là sự khủng hoảng về tổ chức cách mạng thì những nội dung quan trọng của Đường Kách mệnh đã góp phần trang bị cho nhân dân tư tưởng mới của thời đại, đưa cách mạng Việt Nam hòa nhập cùng dòng chảy chung của cách mạng thế giới. Ở giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu và vận dụng những giá trị của tác phẩm Đường Kách mệnh vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước vẫn còn nguyên giá trị và có ý nghĩa hết sức quan trọng. 1. Những giá trị lí luận của tác phẩm Đường Kách mệnh Đường Kách mệnh là sự kết tinh có chọn lọc của Nguyễn Ái Quốc đối với những gì tiếp thu được trong quá trình tìm đường cứu nước. Người đã tìm hiểu và nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, đặc biệt Người đã tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác­Lênin một cách sáng tạo vào tình hình cách mạng Việt Nam để tạo ra những giá trị lí luận sâu sắc cho tác phẩm. 1.1. Vấn đề tư cách người cách mạng Với một quan niệm mới, Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao vai trò, vị trí của đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ, là yếu tố quyết định thành bại của cách mạng. Nội dung đạo đức cách mạng không chỉ bao hàm những phẩm chất cá nhân mà cả những vấn đề cơ bản về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân. Người đã coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm 461
  19. xây dựng những con người cách mạng chân chính, để tiến tới xây dựng một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam. Đây cũng là một bài học quan trọng hàng đầu đối với tổ chức tiền thân của Đảng ­ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Có thể nói, việc lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một trong hai tiêu chuẩn (đức và tài) của người cán bộ cách mạng, người đảng viên cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh. Ngày nay, tiêu chuẩn này vẫn còn nguyên giá trị trong việc lựa chọn cán bộ cho công cuộc đổi mới đất nước. 1.2. Xác định con đường cách mạng Việt Nam Trong Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã giới thiệu, phân tích những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: Từ cách mạng tư sản Mỹ 1776; cách mạng tư sản Pháp 1789; đến Cách mạng Tháng Mười Nga 1917. Sau khi so sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”1. Người chỉ ra: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”2. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc khẳng định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”3. Theo Người, cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng vô sản, chỉ có cách mạng vô sản mới là cách mạng triệt để nhất và cũng chỉ có nó mới vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Đây là điểm xuất phát, đồng thời là điểm khác nhau cơ bản giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các con đường cứu nước trước đó. 1.3. Tính chất và mục tiêu của cách mạng Việt Nam Đường Kách mệnh đưa ra một cách khái quát những quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác­Lênin vận dụng vào cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và chia thành hai giai đoạn trên một nền tảng chung, đó là “dân tộc cách mệnh” và “thế giới cách mệnh”. “Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc cách mạng dân tộc đánh đổ đế quốc giành độc lập tự do”. Muốn __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 2, tr. 296. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 304. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 30. 462
  20. xóa bỏ chế độ bóc lột, muốn có tự do, hạnh phúc, bình đẳng thật sự thì phải đánh đuổi đế quốc giành được độc lập. Tư tưởng về đường lối chiến lược cách mạng ở thuộc địa là tiến hành giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song, trước hết phải giải phóng dân tộc, đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy độc lập tự do, Nguyễn Ái Quốc đã sớm xác định một cách đúng đắn tính chất của cách mạng ở các nước thuộc địa là “dân tộc cách mạng”: Nước đã mất thì dân cũng mất cả quyền lợi về kinh tế ­ chính trị, mất cả tự do độc lập, “bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ... đến khi dân nô lệ ấy không chịu nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc cách mệnh”1. Người cho rằng cần phải nhận thức và xác định đúng các vấn đề về kẻ thù, về nhiệm vụ cách mạng... Ở các nước thuộc địa, bọn đế quốc và phong kiến phản động thường cấu kết với nhau, áp bức bóc lột nhân dân lao động và dân bản xứ, vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng ở thuộc địa là phải tập trung lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược và thống trị, giương cao ngọn cờ chống đế quốc, giành độc lập tự do và sau khi thắng lợi sẽ phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. 1.4. Xác định lực lượng cách mạng Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, nên Nguyễn Ái Quốc đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, chủ trương tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, Người nhấn mạnh: “Công nông là người chủ cách mệnh, là gốc cách mệnh”; “còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”2. Rõ ràng đó là một nhận thức sáng suốt, một chủ trương đúng đắn, không phải người mácxít nào thời đó cũng có quan điểm rõ ràng như vậy. Theo Mác và Ăngghen: Trong thời đại hiện nay, giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất ở thuộc địa, bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, phải đi với giai cấp công nhân, thì mới có thể giải phóng được. Ngược lại, giai cấp công nhân muốn giành được quyền lãnh đạo thì phải liên minh với nông dân. 1.5. Xác định phương pháp cách mạng Xuất phát từ nhận thức việc giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là công việc “to tát”, cho nên phải “dùng hết sức”, phải “quyết tâm __________ 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 286. 2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 288. 463
nguon tai.lieu . vn