Xem mẫu

  1. Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH TS. VŨ THỊ HƯƠNG TS. NGUYỄN DIỆU LINH NGUYỄN MAI ANH ThS. NGUYỄN THANH HƯƠNG Trình bày bìa: ĐƯỜNG HỒNG MAI Chế bản vi tính: NGUYỄN THỊ HẰNG Sửa bản in: TẠ THU THỦY Đọc sách mẫu: MAI ANH - THANH HƯƠNG
  2. 4 TIỂU BAN NỘI DUNG CỦA BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO Căn cứ Kế hoạch số 260/KH-UBND, ngày 13/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; Căn cứ Quyết định số 98/QĐ-UBND, ngày 17/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc thành lập Ban Tổ chức, các Tiểu ban Hội thảo khoa học quốc tế về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; Căn cứ cuộc họp ngày 16/02/2022, thống nhất phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên (tổ chức, cá nhân), Ban Tổ chức Hội thảo phân công nhiệm vụ Tiểu ban Nội dung như sau: BAN TỔ CHỨC Ông TRẦN NGỌC TAM Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, Trưởng ban GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch PGS.TS. PHẠM LAN OANH Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch PGS.TS. NGUYỄN THẾ DŨNG Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông CAO VĂN DŨNG Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bến Tre Ông NGUYỄN TRÚC SƠN Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Ông NGUYỄN VĂN B N Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre Ông NGUYỄN VĂN VƯNG Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre Ông VÕ VĂN BÉ HAI Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre Ông NGÔ VĂN TÁN Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bến Tre Ông HUỲNH TRUNG TÍNH Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bến Tre Ông HỒ VĂN CAM Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu Bà TRẦN THỊ BÍCH VÂN Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Bến Tre (phụ trách công tác đối ngoại) TỔ GIÚP VIỆC TS. PHẠM VĂN LUÂN Trường Cao đẳng Bến Tre ThS. LÊ THỊ KIM NGỌC Chuyên viên Phòng Quản lý Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre TS. NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  3. 5 LỜI NH XUẤT BẢN N guyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đã rời bỏ quê mẹ Gia Định để về sống ở quê vợ Cần Giuộc (tỉnh Long An ngày nay), sau đó về Ba Tri (tỉnh Bến Tre) sống 26 năm cho đến khi an nghỉ tại đây. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học bất hủ, tiêu biểu như Lục Vân Tiên; Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Dương Từ - Hà Mậu... Tại Kỳ họp lần thứ 41 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) (tháng 11/2021) đã ra Nghị quyết 41C/15 vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu và năm 2022, tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Cụ Đồ Chiểu. Việc ra Nghị quyết UNESCO cùng tổ chức vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định tầm quan trọng và sự công nhận trên bình diện thế giới đối với Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, người đã đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hóa và tăng cường hiểu biết quốc tế, tạo nên sự gần gũi giữa các dân tộc và đóng góp cho hòa bình thế giới. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Đình Chiểu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay với mong muốn là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, nhà khoa học trao đổi, thảo luận, tiếp tục làm sáng rõ nhiều vấn đề xung quanh thời đại, quê hương và gia đình của Nguyễn Đình Chiểu; vị thế của nhà văn hóa được UNESCO vinh danh và giá trị các tác phẩm,... từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục bảo vệ và phát huy di sản của Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.
  4. 6 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY Hội thảo thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học ở trong và ngoài nước, thể hiện ở số lượng lớn các tham luận gửi về Ban Tổ chức Hội thảo. Để thuận tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tôi trình bày toàn văn Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế thành 2 quyển với số lượng trang phù hợp, được sắp xếp theo các chủ đề mà Ban Tổ chức Hội thảo đã xây dựng. Phần cuối của quyển II, chúng tôi trình bày danh sách tên và tác giả một số tham luận, vì những lý do khách quan và chủ quan, không trình bày toàn văn trong Kỷ yếu. Văn bản tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có khác nhau. Ban Tổ chức Hội thảo và Nhà xuất bản tôn trọng văn bản các tác giả tham luận sử dụng. Các tham luận gửi đến Hội thảo thể hiện quan điểm riêng của các tác giả với nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh chủ đề Hội thảo. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trân trọng giới thiệu toàn văn các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế quan trọng này. Tháng 6 năm 2022 NH XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  5. 7 PHẦN THỨ TƯ NH VĂN HÓA ĐƯỢC UNESCO GHI DANH
  6. 8
  7. 9 QUAN ĐIỂM THIỆN - ÁC TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - NHÌN TỪ THUYẾT LỰA CHỌN DUY LÝ TS. LÊ THUÝ AN* Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Những tác phẩm của ông được nhân dân yêu thích bởi quan điểm tư tưởng rõ ràng, gần gũi, như quan điểm nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, v.v.. Trong đó, có một quan điểm được nhân dân Nam Bộ yêu thích là quan điểm thiện - ác, cái thiện luôn chiến thắng cái ác mang đến các kết thúc có hậu. Bài viết này mong muốn góp thêm một nghiên cứu về quan điểm thiện - ác trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu từ thuyết lựa chọn duy lý để làm rõ hơn vì sao các tác phẩm của tác gia Nguyễn Đình Chiểu đi vào lòng nhân dân Nam Bộ. Từ khóa: Lựa chọn duy lý; Lục Vân Tiên; Nguyễn Đình Chiểu; Quan điểm thiện - ác. GOOD AND EVIL VIEWPOINT IN WORK LỤC VÂN TIÊN OF NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - LOOK FROM THEORY OF RATIONAL SELECTION Abstract: Nguyễn Đình Chiểu is an eminent poet and thinker of Vietnam. His works are loved by the people for clear and close ideological viewpoint such as humanity, patriotism, _______________ * Trường Đại học Trà Vinh. Liên hệ: thuyan@tvu.edu.vn
  8. 10 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY tolerance, etc. In particular, the viewpoint of tolerance and intolerance is the most loved by the people of Southern Vietnam in which tolerance always wins and brings about happy endings. This paper provides a further study on the viewpoint of tolerance and intolerance in the works by Nguyễn Đình Chiểu from rational choice theory to better clarify why his works entered the hearts of the people of Southern Vietnam. Keywords: Rational choice; Lục Vân Tiên; Nguyễn Đình Chiểu; Viewpoint of tolerance and intolerance. Toàn văn 1. Đặt vấn đề Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ văn yêu nước thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu được yêu mến không chỉ bởi giọng thơ khảng khái, hào hùng ý chí chống giặc, kiên cường, bất khuất trước mọi thế lực mà còn được yêu mến bởi đạo lý làm người, tinh thần nhân nghĩa và hơn hết là bày tỏ thái độ rạch ròi, thiện ác phân minh. Sự yêu ghét rõ ràng này khắc họa tính cách văn hóa, bản chất chân thật, khảng khái của người dân Nam Bộ. Người dân Nam Bộ yêu mến những tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu bởi nó phản ánh đúng tư tưởng, tinh thần và niềm mơ ước của người dân, đó là tư tưởng nhân đạo, yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ kẻ yếu thế khi cần thiết mà không cần đền đáp, tinh thần “trọng nghĩa khinh tài” và đặc biệt là cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Lục Vân Tiên là một truyện thơ phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa hai loại người chính nghĩa và phi nghĩa. Hai loại người này trong tác phẩm được khắc họa thành hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện. “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 11 2. Nội dung a) Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) xưa nay được nghiên cứu, tiếp cận bởi các nhà kinh tế học, tâm lý học và nhân học. Thuyết lựa chọn duy lý cho rằng con người thực hiện một hành động nào đó thường có chủ đích, có suy nghĩ lựa chọn, sử dụng các nguồn lực duy lý nhằm đạt được một kết quả, một mong muốn nào đó. Khi quyết định thực hiện, lựa chọn một hành động, con người xã hội sẽ có sự cân nhắc giữa cái mình bỏ ra và kết quả thu lại. Nếu cái bỏ ra lớn hơn kết quả thu lại thì con người sẽ không thực hiện và ngược lại. Thuyết lựa chọn duy lý chỉ ra rằng, các cá nhân dựa trên sự cân nhắc lý trí để đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những quyết định này cung cấp cho mọi người lợi ích hoặc sự hài lòng lớn nhất dựa trên những lựa chọn có sẵn - và cũng vì lợi ích cá nhân cao nhất cho họ. Thuyết lựa chọn duy lý cũng cho rằng tất cả các hiện tượng xã hội phức tạp đều được điều khiển bởi các hành động của con người. Một số quan điểm sai lầm đồng nhất thuyết lựa chọn duy lý, sự lựa chọn của con người gần giống với tính ích kỷ hay vị kỷ cá nhân. Điều đó không đúng với quan điểm của thuyết lựa chọn duy lý. Tính lựa chọn duy lý cũng có thể được mang đến từ lòng vị tha và không vụ lợi. Kết quả thu được không chỉ là những dạng vật chất, tiền bạc mà thuyết lựa chọn duy lý còn chỉ ra những cái lợi đến từ mặt nhân văn, xã hội. Kết quả đạt được sau khi cân nhắc, lựa chọn và hành xử, con người có thể đạt được những giá trị về lòng tin, sự thỏa mãn nhu cầu thể hiện cái tôn vinh trong xã hội, sự sĩ diện hay bất kỳ một giá trị về tính nhân văn nào khác. Hướng sử dụng thuyết lựa chọn duy lý để nghiên cứu trường hợp văn học, mà cụ thể là qua tác phẩm của tác gia lớn Nguyễn Đình Chiểu, theo chúng tôi là hoàn toàn mới. Hướng tiếp cận này mong muốn chỉ ra rằng, sự lựa chọn thiện - ác trong quan điểm tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu là sự lựa chọn duy lý, nó có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa Nam Bộ lúc bấy giờ. Sự lựa chọn hành xử nhân văn, lối sống
  10. 12 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY hướng thiện, cái thiện luôn chiến thắng cái ác không chỉ là sự lựa chọn của riêng tuyến nhân vật chính diện trong tác phẩm Lục Vân Tiên, sự lựa chọn của tác gia Nguyễn Đình Chiểu mà nó còn là sự lựa chọn chung, tâm lý hướng đến của cư dân Nam Bộ thời bấy giờ. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong bài viết này là phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu cùng với hướng tiếp cận liên ngành văn hóa - văn học. Kết quả nghiên cứu nhằm giải mã tính cách văn hóa, lựa chọn, thói quen văn hóa của con người Nam Bộ thông qua tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, mà cụ thể ở đây là quan điểm thiện - ác. b) Tuyến nhân vật đại diện cho cái thiện Lục Vân Tiên là nhân vật tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân lúc bấy giờ. Chàng học rộng, tài cao, văn võ song toàn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khi gặp hoạn nạn. Lục Vân Tiên thuộc về phe chính diện, là hình tượng kiểu mẫu dùng để giáo dục đạo đức, lý tưởng sống cho nhân dân với lý tưởng: “Trai thời trung hiếu làm đầu”. Vân Tiên là kiểu người bộc trực, thẳng thắn, thấy chuyện bất bình không thể nào làm ngơ: “Vân Tiên ghé lại bên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”. Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa thật đẹp, thật anh dũng. Hành động của chàng dứt khoát, nhanh chóng, không chút do dự, đắn đo cho thấy tính hào hiệp, trượng nghĩa của Vân Tiên là bản chất thực trong chính con người chàng. Nó bộc lộ tức thì khi gặp phải cảnh bất bình chứ không hề có sự suy tính hay vụ lợi gì ở đây. Vân Tiên không chỉ chính trực, ra tay nghĩa hiệp để cứu người cô thế, mà còn là người có tính hào hiệp, trượng nghĩa, làm ơn không mong đền đáp: “Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Tính cách “thi ơn bất cầu báo” này của Lục Vân Tiên cũng là tính cách mà người dân Nam Bộ ước mong, mong muốn đạt đến và như một
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 13 tượng đài mang tính giáo dục, răn đe. Khi được Nguyệt Nga có ý tặng trâm bày tỏ lòng biết ơn, Vân Tiên đã thể hiện quan điểm chính trực của mình: “Nhớ câu trọng nghĩa khinh tài Nào ai chịu lấy của ai làm gì”. Khi cứu giúp Nguyệt Nga, Vân Tiên đã không màng nguy hiểm tính mạng thì đâu cần chi đến vật chất mà cần nàng phải báo đáp. Trong hoàn cảnh Nguyệt Nga cứ khăng khăng nhiều lần ngỏ ý mời Vân Tiên về nhà chơi, hay tặng trâm báo đáp thì Vân Tiên vẫn một mực quyết tâm chối từ. Chàng hoàn toàn có thể nhận báo đáp vì chàng xứng đáng với điều đó nhưng Vân Tiên trước sau như một, kiên quyết với cách sống thanh cao, trượng nghĩa của mình. Trước một cô gái đẹp sẵn sàng dùng mọi cách để trả ơn cho mình thì Vân Tiên chỉ nhận một bài thơ mang giá trị tinh thần nhân văn sâu sắc: “Đưa trâm chàng đã làm ngơ, Thiếp xin đưa một bài thơ giã từ Vân Tiên ngó lại rằng: “Ừ”, Làm thơ cho kịp bây chừ chớ lâu”. Cách lựa chọn của Vân Tiên càng làm hởi lòng hởi dạ của người dân Nam Bộ vốn trọng lối sống “trọng nghĩa khinh tài”, trọng nghĩa tình, coi khinh tiền tài vật chất. Cùng tuyến nhân vật chính diện với Vân Tiên còn có Hớn Minh. Vốn xuất thân là tầng lớp trên trong xã hội, có lý tưởng, học hành và hơn hết là tính nhân nghĩa và đạo đức, Hớn Minh được miêu tả là một người cương trực, mạnh mẽ, quen dùng hành động để giải quyết vấn đề và có phần nóng tính: “Tôi bèn nổi giận một khi Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò”. Hớn Minh không chút mảy may do dự đã thẳng tay dạy cho Đặng Sinh bài học vì thói ỷ thế ức hiếp người. Cùng tuyến nhân vật chính diện, đại diện cho cái thiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên còn phải kể đến Tử Trực là một nhân vật điển hình
  12. 14 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY cho người quân tử, trọng nghĩa tình. Khi đã kết nghĩa với Vân Tiên, Tử Trực giữ lời hứa và xem trọng tình bạn, chàng thẳng thừng từ chối cha con Võ công, Võ Thể Loan: “Vợ Tiên là Trực chị dâu, Chị dâu em bạn dám đâu lỗi nghì Chẳng hay người học sách chi Nói sao những tiếng dị kỳ khó nghe?”. Không tiếc lời sỉ vả Thể Loan: “Hổ hang vậy cũng người ta So loài cầm thú vậy mà khác chi”. Để dệt nên cái đẹp cho tác phẩm Lục Vân Tiên, để Lục Vân Tiên xứng đáng là một tấm gương về bài học mang tính giáo dục thì không thể thiếu nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Nàng là một người tài sắc vẹn toàn, người con gái có hiếu với cha, trung trinh với người quân tử đã từng cứu giúp mình. “Làm con đâu dám cãi cha Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành”. Chịu ơn phải trả ơn: “Hà Khê qua đó cũng gần Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng Gặp đây đương lúc giữa đàng Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không”. Điều làm nên nét đặc trưng của tác phẩm Lục Vân Tiên là không chỉ những nhân vật chính, nhân vật khôi ngô, xuất thân gia đình có học vấn hay địa vị được khắc họa là nhân vật mang tính cách thiện mà cả những nhân vật rất đỗi bình dân như ông Ngư, ông Tiều cũng được miêu tả là những con người nhân nghĩa, luôn sẵn sàng chìa tay ra cứu người mà không cần đền đáp. Đầu tiên phải kể đến hành động khẩn trương cứu người của ông Ngư (vớt ngay lên bờ), không vụ lợi, không mảy may tính toán thiệt hơn, còn hối thúc người nhà cùng ra tay giúp người: “Ông chài xem thấy vớt ngay lên bờ Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”.
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 15 Ông Ngư còn giữ Vân Tiên ở lại để chăm sóc, sẵn sàng giúp đỡ, làm việc nghĩa không cần trả ơn: “Ngư rằng: Lòng lão chẳng mơ, Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn”. Và ông Tiều cũng vậy, cũng không màng ơn nghĩa khi cứu giúp Vân Tiên: “Lão Tiều mới nói: “Thôi thôi, Làm ơn mà lại trông người hay sao”. Nhân vật ông Ngư, ông Tiều là đại diện cho nhân cách cao thượng, sống trong sạch, không màng danh lợi, tiền tài, cuộc sống giản đơn đạm bạc, hòa mình, bầu bạn với thiên nhiên. Ông Ngư là một người lao động chất phác, trọng nghĩa kinh tài, giàu lòng thương người: “Một mình thong thả làm ăn, Khỏe quơ chài kéo, mệt quăng câu dầm”. Ông Tiều cũng chọn cách sống hòa mình với thiên nhiên: “Trăng thanh gió mát bạn cùng hươu nai. Và “Công hầu phú quý mặc ai”. Cách chọn cuộc sống thanh bần, hòa mình với thiên nhiên, trọng nhân nghĩa, khinh tiền tài của ông Ngư cũng là cách sống của đại bộ phận dân chúng Nam Bộ. Họ sẵn sàng từ bỏ lợi danh để chọn cuộc sống giản dị mà nhân nghĩa. Họ hoàn toàn có thể mong được trả ơn, được đền đáp nhưng họ không làm vậy. Người Nam Bộ sẵn sàng cứu vớt khi bắt gặp ai đó gặp nạn tai hay chỉ đơn giản cho ở nhờ, cho đi quá giang là điều dễ bắt gặp. Tất cả những điều đó phản ánh khí chất, tính ngay thẳng, trung chính và thật thà của những nhân vật thiện trong tác phẩm Lục Vân Tiên nói riêng và của cư dân Nam Bộ nói chung. c) Tuyến nhân vật đại diện cho cái ác Truyện thơ Lục Vân Tiên là tác phẩm ngợi ca lòng chung thủy, tính chính nghĩa, hào hiệp, ca ngợi lòng hiếu thảo, tiết hạnh và nổi bật hơn hết là ca ngợi cái đẹp, cái thiện và đạo đức. Để xây dựng và làm nổi bật những nhân vật, những hình tượng cao đẹp đó, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau về tính cách, cách
  14. 16 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY hành xử. Đó là nhân vật Trịnh Hâm - một người thuộc tuyến nhân vật đại diện cho sự bất tài, láo xược, cho cái ác, sự xấu xa, tàn nhẫn. Trịnh Hâm được Nguyễn Đình Chiểu xây dựng là một nhân vật không tài cán gì: “Một người ở quận Phan Dương, Tên Hâm họ Trịnh tầm thường nghề văn”. Hắn còn cho thấy là một kẻ cực kỳ láo xược, khinh người khi lên tiếng với ông Quán: “Hâm rằng: “Lão Quán nói nhăng, Dẫu cho trải việc cũng thằng bán cơm... Gối rơm theo phận gối rơm Có đâu ở thấp mà trèo lên cao”. Trịnh Hâm không chỉ bất tài, láo xược mà còn là một nhân vật mang tính xảo huyệt, đố kỵ với tài năng của người khác: “Kiệm Hâm là đứa so đo, Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng. Khoa này Tiên ắt đầu công, Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi”. Nhận thấy Vân Tiên có tài, Trịnh Hâm đã bộc lộ sự lo lắng nhưng hắn vẫn một mặt thân thiện, ngọt nhạt an ủi Vân Tiên, rồi mặt khác rắp tâm ra tay hãm hại bất ngờ. Ngoài mặt thì hắn: “Hâm rằng: “Anh chớ ưu phiền, Khoa này chẳng gặp, ta nguyền khoa sau”. Nhưng cuối cùng thì chờ khi có dịp, Trịnh Hâm đã nhanh chóng ra tay hãm hại Vân Tiên ngay tức khắc. Trịnh Hâm đã có hành động xấu xa, độc ác là giữa lúc đêm tối, Trịnh Hâm xô Lục Vân Tiên xuống vực. “Trịnh Hâm khi ấy ra tay, Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời”. Hành động này diễn ra nhanh, gọn, tàn nhẫn, không chút đắn đo, lưỡng lự cho thấy cái ác trong Trịnh Hâm rất lớn. Có thể thấy việc hãm hại
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 17 người khác được thực hiện thường xuyên nên rất thuần thục, nhanh, gọn, dứt khoát. Chưa dừng lại ở đó, sau hành động tàn nhẫn, hắn còn kêu trời. Hành động vừa ăn cắp vừa la làng để muốn che đậy tội ác cho thấy sự gian xảo, giả nhân giả nghĩa đến tột cùng: “Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời, Cho người thức dậy lấy lời phôi pha”. Trịnh Hâm là hình tượng nhân nhật được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa tiêu biểu cho những người thuộc nhân cách xấu xa, ghen ghét, đố kỵ với bạn bè, bản chất độc ác, con người tráo trở, lừa lọc, phản bội, bất nhân bất nghĩa. Cùng tuyến nhân vật phản diện đại diện cho cái ác còn có cha con Võ công, Võ Thể Loan. Ban đầu, Võ công cho rằng, Vân Tiên là trạng nguyên tương lai nên đón tiếp ân cần, xem như con rể và dặn con gái ứng xử lễ phép để lấy lòng: “Công rằng: “Ngãi tế mới sang, Muốn lo việc nước, hãy toan việc nhà”. Võ Thể Loan vội vàng hẹn thề, giữ đạo tào khương đợi chờ Vân Tiên trở về: “Chàng dầu cung quế xuyên dương, Thiếp xin hai chữ Tào khương cho bằng”. Lời hứa ngọt ngào chẳng mấy chốc đã thay đổi khi thấy Vân Tiên lâm vào cảnh nạn: bỏ lỡ khoa thi, mắt bị mù thì cả cha lẫn con đều trở mặt, muốn kết sui gia với họ Vương. Người cha còn tìm cách giết Vân Tiên: “Ta dầu muốn kết sui gia/Họ Vương họ Võ một nhà mới xinh”; con thì thẳng thừng chê Vân Tiên là thất phu: “Nỡ đem mình ngọc dựa kề thất phu”. Lợi dụng lúc Vân Tiên mù lòa, họ lừa bỏ chàng vào hang sâu: “Ra đi đương lúc tam canh, Dắt vào hang tối bỏ đành Vân Tiên”. Thông qua tác phẩm Lục Vân Tiên, người đọc dễ dàng nhận thấy, Nguyễn Đình Chiểu đã phân định một cách rạch ròi ranh giới giữa thiện và ác. Trịnh Hâm, Võ công là tiêu biểu cho cái ác, xấu xa, thấp hèn;
  16. 18 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY ông Ngư, ông Tiều là đại diện cho cái thiện, cái đẹp, sự cao thượng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đối lập, tương phản nhằm tô đậm hành động bất nhân, bất nghĩa của Trịnh Hâm và ca ngợi, khẳng định hành động cứu người cao đẹp của ông Ngư, ông Tiều. Quan điểm thiện - ác của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ quan điểm nhân nghĩa xuyên suốt trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Ông Ngư, ông Tiều là hiện thân cho vẻ đẹp của quần chúng nhân dân lao động, hiện thân cho vẻ đẹp của chính nghĩa. Hình tượng ông Ngư, ông Tiều chính là kết tinh của lý tưởng nhân nghĩa trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Cái thiện là những việc làm đẹp đẽ, trong sáng, ngay thẳng, minh bạch; còn cái ác là những việc làm phi nghĩa, đen tối. Người sống thiện là người luôn hướng đến những điều tốt đẹp, không trái với đạo đức, giúp đỡ người khác mà không cần đền đáp. Nhưng người sống theo cái ác là người hướng đến những việc làm gian xảo, xấu xa, luôn tìm cách hãm hại người khác để đạt được cái lợi cho bản thân. Người sống ác thường luôn tìm mọi cách che đậy bằng lớp vỏ bề ngoài giả nhân, giả nghĩa. Chúng luôn dùng mọi thủ đoạn độc ác, mọi mưu ma chước quỷ nhằm tấn công cái thiện để tồn tại. Nhưng dường như có một quy luật cuộc sống, qua bao sóng gió gian truân, bị đày đọa, vùi dập, thậm chí phải hy sinh thì cái thiện cuối cùng vẫn chiến thắng cái ác, cái ác luôn phải trả giá bằng chính những hành động của mình. Tác phẩm Lục Vân Tiên của tác gia Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng cho quy luật ấy. Cái ác phải bị trả giá, bị trừng trị, cái thiện luôn chiến thắng vinh quang rạng rỡ và cuối cùng người tốt sẽ có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc. Kết thúc tác phẩm, tuyến nhân vật thiện được sống hạnh phúc, được hưởng thành quả họ đáng nhận. Nguyệt Nga được giải oan, được sắc phong làm Quận chúa kết duyên cùng Vân Tiên với cái kết viên mãn, hạnh phúc. Kiều công đươc phục chức làm quan Đông Thành. Trong khi đó, tuyến nhân vật ác, nhóm người đại diện cho cái ác trong xã hội phải đền tội. Võ công vì bị Tử Trực sỉ vả đến cảm thấy xấu hổ, nhục nhã mà lâm bệnh chết. Mẹ con Võ Thể Loan bị quả báo nhãn tiền,
nguon tai.lieu . vn