Xem mẫu

  1. 215 PHẦN THỨ BA NH THƠ LỚN, VỊ THẾ, GIÁ TRỊ V VĂN BẢN TÁC PHẨM
  2. 216
  3. 217 GIẢI MÃ “TÂY MINH TRUYỆN” TRONG LỤC VÂN TIÊN CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, TỪ ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT CHƯƠNG HỒI TRUNG QUỐC PGS.TS. TRẦN LÊ BẢO* Tóm tắt: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Cùng với nhiều sáng tác khác, truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm lớn của ông được truyền tụng rộng rãi không chỉ ở Nam Bộ, Việt Nam mà cả trên thế giới. Từ “Tây minh truyện” trong phần mở đầu truyện Lục Vân Tiên đã đặt ra nhiều điều cần trao đổi đối với các nhà khoa học lâu nay. “Tây minh truyện” là bộ tiểu thuyết nào trong kho tàng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc? Thứ nữa là khái niệm “truyện” của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc vô cùng phức tạp. Nó có quá trình phát triển dài lâu để dần hình thành cái gọi là tiểu thuyết chương hồi, hay còn gọi là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Những yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi; đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết cổ điển này bao gồm tính truyền kỳ, nghệ thuật bạch miêu, truyền thần và ý cảnh... trở thành tiêu chí của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Từ những tiêu chí này, so sánh với truyện thơ Lục Vân Tiên để thấy những tiếp nhận và sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác, thể hiện tư tưởng nghệ _______________ * Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Liên hệ: tranlebaohn@gmail.com
  4. 218 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY thuật độc đáo của tác giả mang hơi thở thời đại và tâm hồn hào sảng của người dân Nam Bộ. Từ khóa: Tây minh truyện; Tiểu thuyết chương hồi; So sánh văn hóa. DECODING "TAY MINH TALE" IN LỤC VÂN TIÊN BY NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, FROM THE CHARACTERISTIC OF CHINESE CHAPTER NOVELS Abstract: Nguyễn Đình Chiểu was a famous patriotic poet in Southern Vietnam in the early 19th century. Like many others, Nôm-script poetic story Lục Vân Tiên is one of his famous works, widely circulated not only in southern Vietnam but all over the world. The term “Tây minh truyện (Ximing Zhuan/The Story of Ximing)” in Lục Vân Tiên's opening story has caused much discussion and debate among scholars. Tây Minh Truyện is which novel in the treasure house of Chinese novels? In addition, the concept of “Truyện (Zhuan/story)” in Chinese novels is extremely complex. After a long development process, “Truyện” gradually formed the so-called novels, also known as Chinese classical Chinese novels. The content and artistic requirements of Chinese novels, the aesthetic characteristics of legendary mentality, pure descriptiveness, expressiveness and artistic conception transmission have become the standards of Chinese classical novels. The author of this paper compares these standards with the Nôm-script poetic story Lục Vân Tiên, we can see Nguyễn Đình Chiểu's acceptance and creativity in the composition process, expressing the author's unique artistic concept with
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 219 the breath of the times and the single-mindedness of the South Vietnamese people. Keywords: Tây minh truyện; Chinese novels; Comparison on culture. Toàn văn N guyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước nổi tiếng đầu thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Cùng với nhiều sáng tác khác, truyện thơ Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được truyền tụng rộng rãi không chỉ ở Nam Bộ, Việt Nam và mà trên thế giới. Về khái niệm “Tây minh truyện” trong phần mở đầu truyện Lục Vân Tiên đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi đối với các nhà khoa học lâu nay. “Tây minh truyện” là bộ tiểu thuyết nào trong kho tàng tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc? Thứ nữa là khái niệm “truyện” của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc vô cùng phức tạp. Nó có quá trình phát triển dài lâu để dần hình thành cái gọi là tiểu thuyết chương hồi, hay còn gọi là tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Trong bài viết này, chúng tôi đi từ những yêu cầu về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết chương hồi; đặc trưng thẩm mỹ của tiểu thuyết cổ điển này bao gồm tính truyền kỳ, nghệ thuật bạch miêu, truyền thần và ý cảnh...; từ đó, so sánh với truyện thơ Lục Vân Tiên để thấy những tiếp nhận và sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong quá trình sáng tác, thể hiện tư tưởng nghệ thuật độc đáo của tác giả mang hơi thở thời đại và tâm hồn hào sảng của người dân Nam Bộ. 1. “Tây minh” và “Tây minh truyện” trong truyện Lục Vân Tiên a) Về khái niệm “Tây minh” * Một số học giả nước ngoài: Tiêu biểu có Abel des Michels cho rằng “Tây minh” ở đây không phải tên một quyển sách, mà là tên một triều đại do Nguyễn Đình Chiểu tưởng tượng ra. Và “Truyện Tây minh”, có nghĩa là một câu truyện xảy ra trong triều đại tương tự đó. Có lẽ Michels đã cho rằng “minh” là “sáng”, là
  6. 220 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY triều đại nhà “Minh”, khác với “minh” nghĩa là “khắc”. Đó cũng chỉ là phỏng đoán thiếu căn cứ. E. Bojot là người dịch Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp thì cho rằng có “một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc tên là truyện Tây minh. Vì thấy câu truyện ấy có nhiều đoạn giống với cuộc đời mình, nên Nguyễn Đình Chiểu đã mượn đề tài đó để sáng tác ra tập thơ nôm, lấy tên là Lục Vân Tiên”. Tuy nhiên không tìm thấy truyện Tây minh trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. * Ý kiến của người Trung Quốc: Chu Hy - học giả nổi danh thời nhà Tống, cho rằng bài “Tây minh” là đỉnh cao nhất trong tư tưởng triết học của Trương Tái. Khi chú giải bài “Tây minh”, Chu Hy viết: “Lại nói kỹ về bài này, hết sức đi sâu phát triển, đặt ngang với Luận ngữ, Mạnh Tử, Ngũ Kinh”. Trình Di, một học giả đương thời, cũng khen bài này là một trước tác quan trọng nhất của nhà nho sau sách Mạnh Tử. Trong từ điển Từ Hải, có nhắc đến một cuốn sách gọi là “thơ danh” với tên Tây minh do Trương Tái, đời Tống soạn cùng những sách: Chính mông, Đông minh, Lý quật, Dịch thuyết. Ông còn để lại bộ Trương Tử toàn thư gồm 15 quyển trong số Tứ bộ bị yếu. Như vậy, theo Từ Hải, “Tây minh” là sách chứ không phải truyện, là một bài văn giải thích kinh sách của nhà nho, nằm trong truyền thống bình chú văn sách của người Trung Quốc lâu nay. Bộ sách Tứ thư Ngũ kinh của Trung Quốc gồm chín cuốn sách cơ bản nhất của đạo Nho. Khi nói người đời sau viết sách giải thích bộ Tứ thư Ngũ kinh, sách giải thích đó gọi là truyện. Khi Kinh Xuân Thu ra đời, đã có ba học trò viết sách giải thích gọi là Tam truyện: Công Dương Cao có cuốn Công Dương truyện. Công Dương Xích có cuốn Cốc Dương truyện; Tả Khâu Minh có cuốn Tả truyện. Khi viết mười bài Thập dực giải thích bộ Kinh dịch của Phục Hy, Văn Vương, Khổng Tử cũng dùng từ truyện: Hệ từ (thượng, hạ) truyện, Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện... Khái niệm truyện ở đây chỉ một loại ghi chép, chưa hề có nhân vật và cốt truyện như thể loại truyền kỳ đời Đường.
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 221 Nhưng “Tây minh” nội dung thế nào, hình thức thuộc thể loại nào, thì cũng chưa rõ? * Ý kiến các học giả Việt Nam: Có một số học giả Việt Nam đã quan tâm lý giải khái niệm “Tây minh” mà Nguyễn Đình Chiểu viết mở đầu ở truyện Lục Vân Tiên: Trước đèn xem truyện Tây minh Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le. Nhà nghiên cứu Trần Nghĩa, cũng như nhiều người khác, từng đặt vấn đề: Truyện Tây minh là gì? Ông còn dẫn: rằng “Tây minh” là tên một tủ sách của Tô Đông Pha đời Tống. Truyện tây Minh có nghĩa là một cuốn truyện lấy ra từ trong ấy (theo Trần Nguyên Hạnh). Ở chỗ khác, khi “Thử bàn về nguồn gốc Lục Vân Tiên”, Trần Nghĩa có nhắc: gần đây, khi bàn về nguồn gốc Lục Vân Tiên, Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn và Vũ Đình Liên có nói: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu, thì Lục Vân Tiên nguồn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc nhan đề là Truyện Tây minh... Nhưng Truyện Tây minh thì đến nay vẫn chưa biết là có hay không vì những bảng kê tác phẩm trong các sách văn học Trung Quốc không thấy đâu nói đến. Cũng có thể là chẳng có cuốn Tây minh nào cả và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào những trải nghiệm cuộc đời mình cùng những hiểu biết về truyện nôm Việt Nam và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng tạo ra”... Trong bộ Nho giáo, học giả Trần Trọng Kim viết rằng: Trương Hoàng Cừ viết hai bài minh ở hai bên tả hữu nhà học, gọi là Đông minh và Tây minh, có nhiều ý kiến rất sâu xa, cho nên Trình Tử (tức Trình Y Xuyên) mới chép mà truyền cho học giả. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Đình Chiểu “Học tập nhằm thi cử nên được nghe giảng nhiều về sách kinh sử. Ngoài sách học thi bấy giờ, còn thêm mấy bộ Tính lý tiết yếu do Bùi Huy Bích trích lục, giúp học trò chuẩn bị đi thi, và Tính lý đại toàn. Đọc Tính lý tiết yếu, Nguyễn Đình Chiểu chú ý đến hai thiên “Tây minh” và “Chính mông” của Trương Tái”1. Nhà thơ phát hiện và _______________ 1. Nguyễn Thạch Giang: Lời quê chắp nhặt, Nxb. Phương Đông, Thành phố Hồ Chí Minh, 2006, t.2, tr.43.
  8. 222 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY ghi nhận mặt tích cực trong tác phẩm “Tây minh” phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Như vậy, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã cố gắng tìm hiểu về khái niệm “Tây minh”. Một hướng tìm hiểu “Tây minh” từ cội nguồn tài liệu của Trương Tái ở Trung Hoa; một hướng tìm thấy tài liệu của Trương Tái trong trích lục của Bùi Huy Bích soạn cho các sĩ tử Việt Nam học tập để thi cử. Mặc dù theo hai hướng tìm hiểu về “Tây minh”, song cả hai đều thống nhất “Tây minh” không phải là truyện mà là bài văn bình chú về đạo lý của Nho gia có giá trị khái quát cao. Ở đây cần làm rõ cái gọi là “bài văn” thuộc vào thể loại nào mới có thể làm rõ mục đích chức năng của nó. b) Về văn bản bài “Tây minh” Bài Tây minh có trong bộ Trương Tử Toàn thư thuộc Tứ bộ bị yếu, của Trương Tái, gồm có 252 chữ. Phiên âm: Càn xưng phụ, Khôn xưng mẫu; dư tư miểu yên, nãi hỗn nhiên trung xử. Cố thiên địa chi tắc, ngô kỳ thể; thiên địa chi soái, ngô kỳ tính; dân ngô đồng bào; vật ngô dữ dã. Đại quân giả, ngô phụ mẫu tông tử; kỳ đại thần, tông tử chi gia tướng dã. Tôn cao niên sở dĩ trưởng kỳ trưởng, từ cô nhược sở dĩ ấu kỳ ấu, thánh kỳ hợp đức, hiền kỳ tú dã. Phàm thiên hạ bì lung tàn tật, quỳnh độc quan quả, giai ngô huynh đệ chi điên liên nhi vô cáo giả dã. Ư thời bảo chi, tử chi dực dã, lạc thả bất ưu, thuần hồ hiếu giả dã. Vi viết bội đức, hại nhân viết tặc, tế ác giả bất tài, kỳ tiễn hình, duy tiếu giả dã. Tri hóa tắc thiện thuật kỳ sự, cùng thần tắc thiện kế kỳ chí. Bất quý ốc lậu vi vô thiểm, tồn tâm dưỡng tính vi phỉ giải. Ố chỉ tửu, Sùng Bá tử chi cố dưỡng; dục anh tài, Dĩnh Phong Nhân chi tích loại. Bất thỉ lao nhi để dự, Thuấn kỳ công dã. Vô sở đào nhi đãi phanh, Thân Sinh kỳ cung dã. Thể kỳ thụ nhi quy toàn giả, Sâm hồ; dũng ư tòng nhi thuận lệnh giả, Bá Kỳ dã. Phú quý phúc trạch, tương hậu ngô chi sinh dã; bần tiện ưu thích, dung ngọc nhữ ư thành dã. Tồn ngô thuận sự, một ngô ninh dã. Bản dịch: Càn (trời) là cha, Khôn (đất) là mẹ; tấm thân nhỏ nhoi của ta tương hợp với trời đất mà đứng ở giữa. Cho nên cái khí lấp đầy trời đất là thân
  9. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 223 thể của ta; cái thống lĩnh trời đất là bản tính của ta; người dân là đồng bào của ta; vạn vật là bè bạn của ta. Nhà vua là con cả của cha mẹ ta (tức trời đất); quan đại thần là người quản lý việc nhà của con cả. Hãy tôn trọng bậc trưởng thượng, vì họ là bậc trưởng thượng (của trời đất) đáng cho mình tôn trọng; hãy thương xót trẻ mồ côi yếu đuối, vì chúng là trẻ thơ ấu (của trời đất) đáng cho mình thương; thánh nhân hợp nhất với đức (của trời đất); hiền nhân là bậc ưu tú (của trời đất). Trong thiên hạ những kẻ già yếu, tàn tật, không anh em, già không con, già không vợ, già không chồng, đều là anh em của ta; họ chật vật khốn khổ mà không biết than thở cùng ai. (Kẻ khá giả) tuỳ thời mà bảo bọc những kẻ đáng thương ấy, đó là thể hiện lòng tôn kính (cha trời mẹ đất); (kẻ khốn đốn) vui với mệnh trời, không lo buồn tủi phận, đó là thể hiện lòng chí hiếu với (cha trời mẹ đất). Làm trái lệnh cha mẹ là phẩm hạnh của đứa con ngỗ nghịch; kẻ làm hại điều nhân gọi là tặc; kẻ gây ác là hạng bất tài; ai giữ được nguyên hình sắc như thuở ban đầu mới là giống hệt cha trời mẹ đất. Ai hiểu được sự biến hóa của sự vật tức là nối được sự nghiệp của cha trời; ai nghiên cứu đến tận cùng cái thần diệu của sự vật, là nối được chí lớn của cha trời. Cẩn thận khi ở một mình, dù ở chỗ khuất vắng mà không làm điều hổ thẹn với lương tâm, đó là một hiếu tử không làm nhục cha trời. Luôn gìn giữ tâm và nuôi dưỡng tính, đó là hiếu tử không biếng lười của cha trời. Ghét rượu (vì rượu làm loạn tâm tính), đó là sự quan tâm ông Vũ đến công lao dưỡng dục của cha trời mẹ đất; nuôi dưỡng anh tài là ban ân đức cho đồng loại (thể hiện đạo hiếu) của Dĩnh Khảo Thúc (đối với cha trời mẹ đất). Tận tâm chí hiếu để cha mẹ vui lòng, đó là công của vua Thuấn. Không chạy trốn (số mệnh) mà chỉ đợi bị giết, đó là Thân Sinh cung kính thiên mệnh vậy. Giữ gìn toàn vẹn thân thể do cha mẹ sinh ra cho đến lúc chết, đó là Tăng Sâm, một mực vâng lời cha, đó là Bá Kỳ. (Cha trời mẹ đất cho ta) phú quý hạnh phúc, là làm dầy dặn cuộc sống của ta; cho ta nghèo hèn lo buồn, tức là cho ngọc quý để ta mài giũa vậy. Khi còn sống, ta cứ thuận theo Trời mà hành sự; khi ta chết, ta cảm thấy thanh thản an bình. (Chuyển dẫn Lê Anh Minh trích dịch)
  10. 224 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY Qua văn bản bài “Tây minh”, ta có thể thấy Trương Tái đã có những đúc kết sâu sắc về quan hệ giữa triết lý Kinh dịch và triết lý đạo Khổng nhằm răn dạy người đời. Vì vậy mới có câu chuyện về hành trạng của Trương Tái: “Mùa thu năm Hy Ninh thứ 9 (tức năm 1076), Hoành Cừ tiên sinh nằm ngủ thấy một giấc mộng kỳ lạ, bèn vội vàng viết thư cho đệ tử nói về việc ấy. Sau đó, ông tập hợp những lời đã giảng, viết thành sách gọi là Chính mông. Đưa sách cho các đệ tử xem, ông nói: “Sách này là sở đắc của ta sau bao năm suy tư rốt ráo; lời lẽ của nó đương nhiên phù hợp với thánh nhân thuở trước”” (dẫn theo Lã Đại Lâm). c) Về loại thể * Muốn hiểu rõ khái niệm “Tây minh”, trước hết cần làm rõ thể loại “minh”: “Minh” là một thể loại văn học của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông thời cổ, nội dung bao gồm hàm ý cả khuyên răn lẫn tán thưởng ngợi ca, thường khắc vào đá hoặc đồng đặt nơi núi cao sông rộng, hoặc khắc vào đồ vật để trong nhà. Ở Việt Nam thời Lý - Trần, phần lớn văn bia đều có khắc bài minh ở cuối, như “Bài minh bia Ngưỡng Sơn” chùa Linh Xứng, nói về công tích Lý Thường Kiệt. Cũng có bài minh được chủ nhân đặt bên phải toà nhà của mình để tự răn, như bài “Toà hữu minh” của Thôi Viện trong sách Văn tuyển của Lương Chiêu Minh. Phần lớn thể loại minh dùng văn bốn chữ, lời văn giản ước, giàu tính triết lý, khiến người đọc phải suy nghĩ sâu sắc. Như vậy việc lý giải cội nguồn, không gian thời gian, mục đích sáng tác, nội dung và thể loại của hai bài minh do Trương Tái viết, ở hai bên tả hữu nhà học, gọi là Đông minh và Tây minh, đã làm rõ đây là bài minh nhằm giải thích kinh sách của Nho giáo chứ không phải là “truyện” - một loại tự sự có cốt truyện, nhân vật, tình tiết... Vì vậy ở đây còn cần làm rõ khái niệm “truyện” trong “truyện Tây minh” mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sử dụng: Trước đèn xem truyện Tây minh, Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le.
  11. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 225 * Về khái niệm “truyện” trong cụm từ “truyện Tây minh”: Truyện là thể loại tự sự, vốn có nguồn gốc từ thuật ngữ cổ của hệ thống thể loại trong văn học Trung Quốc. Nhưng ở Trung Quốc khái niệm “truyện” sớm bị khái niệm “tiểu thuyết” thay thế, còn ở Việt Nam khái niệm “truyện” vẫn tồn tại dai dẳng từ thời cổ đại cho tới nay. Tuy vậy, hàm nghĩa của thuật ngữ này có khác nhau trong văn học Việt Nam ở hai thời kỳ trung đại và hiện đại. Trong văn học trung đại Việt Nam, truyện có thể viết bằng thơ lục bát (như thơ Nôm), có thể là truyện thơ kết nối những bài Đường luật (Truyện Vương Tường, Tô Công phụng sứ), có thể được viết bằng văn xuôi, nhưng không nhất thiết nhan đề phải gắn với chữ “truyện” (như Thánh Tông di thảo - truyện truyền kỳ, Hoàng Lê nhất thống chí - tiểu thuyết chương hồi chữ Hán). Trong văn học hiện đại Việt Nam, “truyện” là khái niệm không thật xác định. Một mặt, truyện vẫn dùng để chỉ một loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung (bao gồm truyện ký và tiểu thuyết), mặt khác lại được dùng như thuật ngữ chỉ dung lượng tác phẩm tự sự (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn). Từ khi khái niệm “tiểu thuyết” du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, trong đời sống văn chương, truyện dần có sự lẫn lộn phức tạp với tiểu thuyết, nhất là khi nhà văn dùng thuật ngữ “truyện” hay “tiểu thuyết” để gọi tên thể loại tác phẩm của mình. Có thể nói phạm vi truyện rộng hơn phạm vi tiểu thuyết. Ở truyện, bản thân việc mở rộng cái thế giới mà nhân vật đi vào, hoặc thay đổi các ấn tượng về cảnh và người mà nhân vật tiếp xúc, đã là mục đích của trần thuật, của sự thể hiện nghệ thuật. Ở truyện, “giọng điệu” của tác giả (hoặc nhân vật người kể chuyện) có vai trò to lớn. * Tác phẩm Lục Vân Tiên thuộc thể loại truyện Nôm bác học đang phát triển mạnh mẽ vào nửa đầu thế kỷ XX: Hầu hết truyện Nôm bác học dựa theo những tác phẩm cổ của Trung Quốc, nhưng được sáng tạo lại một cách độc đáo, trên cơ sở thể nghiệm cuộc sống của tác giả. Nội dung của truyện Nôm bác học phong phú và đa dạng.
  12. 226 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY Đó có thể là truyện tài tử giai nhân, với tình yêu muốn vượt lên lễ giáo phong kiến. Đó cũng có thể là truyện đề cập nhiều vấn đề khác, có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và xã hội rộng lớn, mà Truyện Kiều là một ví dụ điển hình. Nghệ thuật của truyện Nôm bác học đã rất điêu luyện. Ngôn ngữ tuy có sử dụng nhiều từ Hán - Việt, nhiều điển cố, nhưng đặt trong văn cảnh chúng vẫn lưu loát; mặt khác, truyện Nôm bác học cũng có những tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu đậm của ca dao dân ca. Tác giả truyện Nôm bác học không chỉ kể lại câu truyện mà còn quan tâm miêu tả những tình huống, cảnh ngộ, tâm trạng nhân vật, vì vậy câu truyện rất sinh động và hấp dẫn. Từ phạm vi khái niệm, cội nguồn, nội dung, hình thức thể loại văn bản, cho đến mục đích sáng tác của “truyện Tây minh”, có thể kết luận “truyện Tây minh” là câu truyện về triết lý của bài minh ở tường phía Tây do Trương Tái soạn ra. Nội dung triết lý ngợi ca về chữ “Hiếu” và chữ “Nhân” của Nho giáo. Câu truyện Lục Vân Tiên được triển khai và diễn hóa theo triết lý này. “Truyện Tây minh” chính là “tuyên ngôn nghệ thuật” của nhà thơ, phản ánh mâu thuẫn giữa một bên là lý tưởng về đạo lý làm người và một bên là hiện thực “nhân tình éo le”. Điều này thường thấy ở những nhà viết truyện khác thời trung đại. Nguyễn Du từng đưa ra tuyên ngôn nghệ thuật: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ Tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau” (thuyết Tài mệnh tương đố), để rồi diễn hóa câu chuyện “Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Xa hơn, trong bộ tiểu thuyết Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa, La Quán Trung (Trung Quốc) đã mở đầu bằng tuyên ngôn đầy tính triết lý: “Thế lớn trong thiên hạ hợp lâu rồi lại phân, phân lâu rồi lại hợp” (thuyết Hợp phân), rồi diễn hóa câu chuyện một nước Hán thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô tranh hùng, kéo dài gần trăm năm. Cuối cùng cha con họ Tư Mã kết thúc cuộc “tam phân” bằng triều đại nhà Tấn. Triều đại này lại tiềm ẩn sự phân rã mới... 2. “Truyện Tây minh” từ góc độ tiếp nhận văn hóa Trong quá trình phát triển, các cộng đồng dân tộc luôn có cuộc giao lưu và tiếp biến văn hoá. Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của văn hóa Hán,
  13. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 227 muốn hay không cũng có những giao lưu và tiếp biến những tinh hoa văn hóa Hán. Nguyễn Đình Chiểu là người đi học để đi thi, ông cũng đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa Hán và truyện Tây minh là một ví dụ. a) Hoàn cảnh tiếp nhận Nguyễn Đình Chiểu sinh năm Nhâm Ngọ (1822) tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định, mất năm Mậu Tý (1888) ở làng An Đức, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong gia đình nhà nho chẳng giàu có gì, lại sống trong cảnh quốc biến và gia biến bất ngờ, khiến cho cuộc đời ông phải trải qua nhiều thăng trầm, khổ đau của bản thân và dân tộc. Thuở thiếu thời, nhà thơ được sống và học tập có nền nếp bên cạnh người mẹ hiền, am hiểu nhiều văn hóa dân gian và ông thầy Nghè Chiêu - môn sinh của Võ Trường Toản. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng của ông sau này. Nhưng đường đời của ông đầy trắc trở, thác ghềnh. Vụ án Lê Văn Duyệt và cuộc khởi nghĩa Lê Văn Khôi đã làm bùng nổ mâu thuẫn sâu sắc vốn tiềm ẩn trong nội bộ tập đoàn phong kiến thống trị; cùng những điều mắt thấy tai nghe, trong suốt tám năm học tại Huế và chế độ quan trường hủ bại, đã gợi lên trong lòng ông những suy nghĩ về thời thế, công danh, về đạo lý làm người và nhất là về đất nước dân tộc. Trải nghiệm trên con đường công danh của Nguyễn Đình Chiểu cũng đầy chông gai. Đỗ tú tài năm 21 tuổi (1843), ông trở lại Huế năm 1847, chuẩn bị cho kỳ thi năm 1949 với hoài bão “lập thân giương danh”. Là người đi học để đi thi, Nguyễn Đình Chiểu được học nhiều về văn sách Trung Hoa và Việt Nam. Ông đã tâm đắc với bài “Tây minh” của Trương Tái, cơ sở của nó là đạo hiếu, và là kim chỉ nam cho hoạt động sống cũng như trong sáng tác văn chương của bản thân. Cùng năm 1847, tiếng súng của tàu hải quân Pháp nổ vào chiến thuyền của hải quân nhà Nguyễn ở Cửa Hàn, mở đầu cuộc xâm lăng của người Pháp. Đang miệt mài ôn thi, ông lại được tin sét đánh, thân mẫu - bà Trương Thị Thiệt vì bệnh nặng đã qua đời tại Sài Gòn, nhằm ngày rằm tháng Một năm Mậu Thân (10/12/1848), thọ 48 tuổi.
  14. 228 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY Ông đành từ bỏ lý tưởng công danh, cùng em trở về Nam chịu tang mẹ. Do quá thương khóc mẹ, ông đã bị mắc bệnh đau mắt nặng, phải xin trọ tại nhà thầy thuốc ngự y ở Quảng Nam. Dù được chữa trị tích cực, nhưng đôi mắt của ông vĩnh viễn không còn thấy ánh sáng mặt trời. Ông phải chịu cảnh tăm tối trong suốt bốn mươi năm còn lại của cuộc đời. Cũng chính trong thời gian nằm điều trị ở đây, ông luôn trăn trở về cuộc đời và con người. Mặc dù bị mù, ông vẫn học được nghề thuốc nhằm cứu đời. Trở về chịu tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu lại gặp cảnh vị hôn thê bội ước, cảnh nhà sa sút... Ông đóng cửa cư tang đến năm 1851. Mãn tang mẹ ông mới mở trường dạy học và làm nghề thuốc. Có thể nói cho đến lúc này, Nguyễn Đình Chiểu đã trưởng thành cả về tuổi đời lẫn tư tưởng tình cảm. “Lòng đạo”, tức tư tưởng nhân nghĩa từ đây thôi thúc ông thực hiện cứu người về thể chất, dạy người về tinh thần. Công việc “hành đạo” cũng được diễn ra dưới các phương thức khác nhau: dạy học, làm thuốc và sáng tác văn chương. b) Nội dung tiếp nhận văn hóa Trung Hoa Văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa có những nét tương đồng vì điều kiện địa lý gần gũi, điều kiện lịch sử chi phối lẫn nhau, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa lâu đời. Đặc biệt, người Việt Nam đã chủ động tiếp nhận những tinh hoa văn hóa Trung Hoa, từ tư tưởng triết học, nhân sinh quan, vũ trụ quan và nhận thức luận đến những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa vật chất... Là người đi học và đi thi nhằm “lập thân giương danh” như bao sĩ tử khác, Nguyễn Đình Chiểu được nghe giảng nhiều về sách kinh sử có nguồn gốc từ Trung Hoa, trong đó có Tam giáo (Nho - Đạo - Phật). Ngoài sách học thi lúc bấy giờ, ông còn đọc thêm mấy bộ Tính lý tiết yếu do Bùi Huy Bích trích lục, giúp học trò chuẩn bị đi thi và Tính lý đại toàn. Đọc Tính lý tiết yếu, Nguyễn Đình Chiểu chú ý đến hai thiên “Tây minh” và “Chính mông” của Trương Tái. Ông phát hiện và ghi nhận mặt tích cực trong tác phẩm “Tây minh” phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Vì vậy khi sáng tác truyện Lục Vân Tiên, ông đã coi “truyện Tây minh” là tuyên ngôn nghệ thuật của tác phẩm.
  15. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 229 Thêm nữa, ngoài tiếp nhận Nho giáo, Nguyễn Đình Chiểu còn tiếp nhận cả tư tưởng Đạo giáo và Phật giáo trong triết lý “Tam giáo đồng nguyên” của Trung Hoa qua việc đọc sách vở Trung Hoa. Triết học phương Đông quan tâm tới nhân sinh quan, vũ trụ quan thay vì bản thể luận, nhận thức luận như triết học phương Tây. Cả ba nhà Nho, Đạo, Phật đều chú trọng yếu tố hoàn thiện nhân cách cá nhân. Khổng giáo đề cao tu thân. Tu thân ở đây là trau dồi tâm đức. Giữ tâm trong sáng, tâm yêu thương, tâm ưu thời mẫn thế, tâm truy cầu hạnh phúc “nhân sinh lạc Đạo”... Đạo giáo đề cao coi trọng thân thể sinh mệnh con người; làm sao giữ cho thân thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ trong cuộc sống trần thế. Đạo giáo cổ vũ con người giữ tròn mạng sống, làm cho sinh mệnh phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội, hành xử tùy thời lúc nhập thế lúc xuất thế. Phật giáo khuyên con người hãy trở về với chân như bản thể, luôn giữ cho tâm hư rỗng, thanh tịnh... Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp nhận và thực hành tư tưởng Tam giáo. Trong đó, tư tưởng “Tây minh” luôn được lựa chọn làm chuẩn mực triết lý - đạo đức. Ông đã thể hiện những đạo lý này trong việc bốc thuốc chữa bệnh, dạy học và sáng tác văn chương để cứu đời. Đạo mà Nguyễn Đình Chiểu lựa chọn là đạo nhân nghĩa. Hạt nhân của Đạo nhân nghĩa là chữ hiếu đối với trời đất và con người. Nhưng ở ông đạo nhân nghĩa đã được trải nghiệm và đúc kết từ thực tiễn Việt Nam. Đó là lòng yêu nước thương dân, có sự phân biệt giữa trung quân và ái quốc. Nhà thơ tâm đắc với hai tiếng “đồng bào” trong “Tây minh” của Trương Tái. “Đồng bào” - những người cùng một bọc sinh ra, và nghĩa vụ của đồng bào là phải thương yêu đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, ốm đau, bệnh tật. “Đồng bào” cũng có nhiều hạng. Người thuần chính thì vui với đạo lý, làm con thảo với cha mẹ, thuận với anh em, bà con lối xóm. Trái lại cũng có người bất chính, hại điều nhân, phạm đạo lý, đó là kẻ bội ước, là giặc của dân, của đồng bào, dù là vua quan cũng phải trừng trị. Tư tưởng về “đồng bào” của Trương Tái rất phù hợp với tư tưởng nhân nghĩa truyền thống của nhân dân ta, gắn với đức tính truyền thống đất Gia Định mà Nguyễn Đình Chiểu đã hấp thu được. Cho nên khi sáng
  16. 230 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY tác Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã thấm thía về tình nghĩa đối với dân, đối với đồng bào tật nguyền, thấm thía đến mức chế nhạo, khinh miệt “nhân tình éo le”, căm ghét bọn phản đạo lý làm người, gây tội ác với dân, với đồng bào. Vậy nên tác giả Lục Vân Tiên, khi mở đầu tập thơ của mình, đã lấy “Tây minh” làm chuẩn mực triết lý - đạo đức. 3. Tiếp nhận yếu tố “truyện” (trong “truyện Tây minh”) thể hiện ở Lục Vân Tiên Khái niệm truyện và tiểu thuyết trong văn học Trung Quốc, có quá trình biến đổi, phát triển dài lâu, cả về quan niệm, chức năng lẫn tiêu chuẩn thẩm mỹ. a) Đặc trưng truyện - tiểu thuyết của Trung Hoa Ở Trung Quốc, thơ ca được đề cao, tiểu thuyết bị hạ thấp. Lỗ Tấn cho rằng “tiểu thuyết cũng như thơ, đến đời Đường mới biến đổi mạnh, vẫn chuộng kỳ quái. Song tự thuật uyển chuyển, văn từ đẹp đẽ, so với Lục triều đỡ sơ sài, thô thiển hơn, tích truyện diễn tiến rõ ràng, đây là lúc các tác gia bắt đầu có ý thức sáng tác về tiểu thuyết” (Trung Quốc tiểu thuyết sử lược, thiên 8). Nghệ thuật tiểu thuyết bắt đầu bước vào giai đoạn sáng tác tự giác mới. Các tác gia truyền kỳ đời Đường sáng tác có cốt truyện, có nhân vật, coi trọng tính truyền kỳ cả về nội dung và hình thức. Các tác gia sáng tác hướng tới đối tượng thị dân và đưa nhân vật thị dân vào nội dung câu chuyện. Họ cũng coi trọng cái đẹp nghệ thuật. Bản thân những hiện tượng cuộc sống chưa đủ hấp dẫn, mà cần gia công về nghệ thuật, tăng cường nhào nặn, chắt lọc, tập trung, cường hóa, mới có thể thành hình tượng nghệ thuật. Khái niệm tiểu thuyết đến thoại bản Tống - Nguyên đã có bước đột phá mới. Kế thừa nội dung và nghệ thuật truyền kỳ thời Đường, thoại bản coi trọng cái đẹp tự nhiên, nâng cao sức biểu hiện và sức thuyết phục của mẫu gốc, bằng khả năng hư cấu, khiến cho người nghe và công chúng tin rằng câu chuyện nói về người thật, việc thật. Về nghệ thuật, thoại bản bắt đầu coi trọng các các nhân tố điển hình hóa về xung đột, nhân vật, tình tiết.
  17. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 231 Đến đời Minh, tiểu thuyết Trung Quốc đã chín muồi với sắc thái của thời đại anh hùng. Những bộ sử thi như Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử đã khắc họa và ca tụng hình tượng anh hùng trong một giai đoạn lịch sử. Nó thể hiện hùng tâm tráng chí, tinh thần hào sảng mang phong cách thời đại, và tính truyền kỳ có sức hấp dẫn là giá trị đặc biệt của những bộ sử thi này. Tính truyền kỳ chi phối việc lựa chọn đề tài và bản thân nhân vật được chọn để xây dựng vốn đã mang đầy màu sắc truyền kỳ. Sang thời Thanh, tiểu thuyết Trung Quốc không còn sắc thái anh hùng lãng mạn, mà mang đậm sắc thái thế sự đời thường như Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng. Tiểu thuyết thời Thanh coi trọng tính hiện thực, đi sâu và cường điệu các sắc thái tình cảm của nhân vật, tình tiết câu chuyện; từ góc độ triết học, thâm nhập sâu vào cảnh giới nghệ thuật mang hàm nghĩa bi kịch. Trong truyền thống trước đây, chỉ có loại nhân vật anh hùng mới có thể trở thành nhân vật bi kịch, nhưng về sau, tất cả nhân vật đều có khả năng trở thành nhân vật bi kịch đúng với nghĩa của nó. b) Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc Trên cơ sở nhu cầu của hiện thực xã hội, của mỹ học truyền thống Trung Quốc, có thể khái quát đặc trưng truyền thống nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc ở mấy tiêu chí: tính truyền kỳ, nghệ thuật bạch miêu, truyền thần, và ý cảnh. - Tính truyền kỳ là đặc trưng đầu tiên trong nghệ thuật tiểu thuyết Trung Quốc. Nó đòi hỏi tác giả phải nắm vững hiện thực, từ đó thể hiện khéo léo, hài hoà giữa tính ngẫu nhiên và tính tất yếu. Diện mạo phong phú của cuộc sống xã hội và tính cách nhân vật, được phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua sự phức tạp và khúc chiết của tình tiết câu chuyện, mà không phải là sự mô phỏng cuộc sống như thực. “Kỳ” trong tính truyền kỳ bao giờ cũng gắn liền với “xảo”. Nó là sự khéo léo, tinh tế trong việc miêu tả, dùng cái ngẫu nhiên để ám thị cái tất nhiên. Các nhà viết tiểu thuyết cho rằng “vô xảo bất thành thư” (không có “xảo” không thành sách). Vì vậy họ coi trọng biện pháp hư cấu tình tiết câu chuyện. “Kỳ” và “xảo” cũng có sự thống nhất biện chứng.
  18. 232 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY Vì vậy khái niệm “kỳ” cũng được cọi trọng. Sức mạnh của “kỳ” là sự hấp dẫn, lan toả nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết. Vì vậy mới có câu: “Phi kỳ bất truyền” (không có yếu tố “kỳ” thì câu chuyện không truyền tụng đi xa được). - Bạch miêu là loại thủ pháp tả ý. Nó hướng về nghệ thuật truyền thần hơn tả thực. Bạch miêu thống nhất với truyền thần trong thủ pháp miêu tả nhân vật và sự kiện để đạt tới mục tiêu thẩm mỹ. Nó kết nối giữa hư và thực, tạo thành một loại “nghệ thuật không bạch”, tăng cường sức tưởng tượng, tạo ra dư địa liên tưởng của thính giả và độc giả, bổ sung toàn diện hình tượng nhân vật. - Ý cảnh vốn là phạm trù thẩm mỹ cơ bản của nghệ thuật thơ ca Trung Quốc. Đối với nghệ thuật tiểu thuyết, nó hoàn chỉnh hóa nghệ thuật bạch miêu và truyền thần. Nó là sự kết hợp hài hoà giữa chủ quan và khách quan, là sự thẩm thấu mạnh mẽ lẫn nhau của thơ ca và tiểu thuyết. Thời đại nhà Đường là thời đại hoàng kim của thơ ca, và tiểu thuyết truyền kỳ đời Đường cũng mang đậm ý cảnh của thi ca. Những tác phẩm tiểu thuyết ưu tú đều kế thừa và phát huy đặc sắc này, người ta thường gọi là chất thơ trong tiểu thuyết. Tiểu thuyết sử thi anh hùng tưởng chỉ có chiến tranh, nhưng cũng có nhiều đoạn mang đậm chất thơ. Chẳng hạn, trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung miêu tả cảnh đêm trăng Xích Bích, trong tiếng quạ kêu sương, Tào Tháo đọc thơ, trước trận chiến quyết tử với Ngô - Thục vào ngày hôm sau; cảnh Lý Quỳ xuống núi mong đón mẹ lên Lương Sơn hưởng phú quý trong Thủy hử của Thi Nại Am cũng đầy chất thơ; càng không nói tới Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần miêu tả cuộc sống xa hoa như mộng ảo, trong hai phủ Vinh, Ninh lại càng nhiều chất thơ. Thật ra việc phân chia bạch miêu, truyền thần và ý cảnh là để nghiên cứu cho sâu hơn, kỳ thực với những tác phẩm tiểu thuyết ưu tú, các yếu tố này có mối quan hệ, gắn bó chặt chẽ trong cơ chế thống nhất của nghệ thuật tự sự tiểu thuyết. Trong đó tập trung cao độ vẫn là đặc trưng tính truyền kỳ của tiểu thuyết. Nó đòi hỏi tiểu thuyết phải thể hiện
  19. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ 233 được “kỳ nhân, kỳ sự, kỳ văn” (nhân vật kỳ lạ, sự kiện kỳ lạ và văn chương kỳ lạ). c) Sự thể hiện tính truyền kỳ trong truyện Lục Vân Tiên Lục Vân Tiên là tác phẩm thơ Nôm đầu tiên của Nguyễn Đình Chiểu, ra đời vào thập niên 50 thế kỷ XIX. Thời gian này cũng là lúc nghệ thuật tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã đạt tới đỉnh cao và được truyền bá vào các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Cùng với việc tiếp nhận văn hóa Trung Quốc, Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp nhận nghệ thuật sáng tác của tiểu thuyết Trung Quốc, trong đó có tính truyền kỳ. Sự tiếp nhận này, được thể hiện ở ba góc độ kỳ nhân, kỳ sự, kỳ văn trong truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên. - Kỳ nhân là những nhân vật kỳ lạ Nhân vật trong Lục Vân Tiên từ hình thức bên ngoài cho đến nội dung bên trong đều mang sắc thái kỳ nhân. Các nhân vật đều được xây dựng theo mã “kỳ hình dị tướng”, theo quan niệm mỹ học Trung Hoa họ đều là những người có tài. Những nhân vật tích cực như bộ ba Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh được khắc họa diện mạo tuấn tú, khác người, lầu thông văn võ; Nguyệt Nga đoan trang, đức độ kiên trinh... cho đến cả những ông Ngư, ông Tiều đều có nét kỳ lạ. Trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, không có khái niệm nhân vật xấu về hình thức. Xấu và đẹp là hai cực của kỳ hình dị tướng, đều là những người tiềm ẩn nhiều tài năng. Từ những hình thức kỳ lạ mà tài năng của những nhân vật tích cực được bộc lộ ra: Vân Tiên giỏi cả văn lẫn võ, Tử Trực giỏi văn chương, Hớn Minh giỏi võ; nhân vật Kiều Nguyệt Nga đẹp cả người và nết; rất chung tình, kiên trinh muốn báo ơn cứu tử của Lục Vân Tiên... Những ông Ngư, ông Tiều, chú tiểu đồng, lão bà... đều có lòng thương người, một tình thương hết sức mộc mạc, chân thành mà cảm động và vững bền, giữa những người dân sống trong một xã hội bất công nhưng bằng những tinh thần tốt đẹp đã vượt lên thời cuộc và luôn sống tốt như những đạo lý của ông cha. Nó nằm trong khuynh hướng đề cao phẩm chất tốt đẹp của quần chúng lao động. Bên cạnh những nhân vật tích cực là con người, trong truyện Lục Vân Tiên còn có một hệ thống nhân vật siêu nhiên với năng lực thần kỳ
  20. 234 DANH NHÂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU TRONG THỜI ĐẠI NG Y NAY ra tay cứu giúp những con người tích cực bị hoạn nạn. Trợ giúp Lục Vân Tiên bị nạn có “sơn quân”, “giao long”, “du thần”. Kiều Nguyệt Nga được Phật Quan Âm cứu... Đặc trưng tính cách nhân vật trong Lục Vân Tiên là những nhân vật một tính cách, “nhân vật nguyên phiến nguyên khối”, như nhân vật trong thời kỳ đầu của tiểu thuyết cổ điển đời Minh. Trong Tam Quốc diễn nghĩa có “Khổng Minh tuyệt trí, Quan Công tuyệt nghĩa, Lưu Bị tuyệt nhân, Tào Tháo tuyệt gian”. Tính cách của các nhân vật chưa được quan tâm miêu tả đa chiều, cả mặt tốt và xấu như nhân vật trong tiểu thuyết đời Thanh sau này. Tính cách nhân vật của Lục Vân Tiên gần với kiểu nhân vật một tính cách của truyện cổ tích dân gian. Những nhân vật chính diện ai cũng thật tốt, và những nhân vật phản diện như cha con nhà Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm ai cũng cực xấu, bất nhân bất nghĩa. Trong Lục Vân Tiên còn có những vật dụng kỳ lạ có thể cải tử hoàn sinh, có thuốc tiên làm cho mắt mù có thể sáng lại... Thủ pháp biểu hiện tính cách các nhân vật kỳ lạ thường là dùng những hành động kỳ lạ, hay ngôn ngữ kỳ lạ, gắn liền với kỳ sự - sự kiện kỳ lạ. - Kỳ sự là những sự kiện kỳ lạ Mỗi nhân vật trong Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng ngôn ngữ và hành động kỳ lạ, được khắc họa và tô đậm nét tính cách đạt tới đỉnh như các nhân vật như trong sử thi hay trong truyện cổ tích thần kỳ. Vân Tiên có sức mạnh phi thường đánh tan lũ cướp Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga. Kiều Nguyệt Nga bằng mọi hành động, kiên quyết giữ trọn lời nguyền thủy chung với ơn cứu tử của Vân Tiên, cho dù lâm vào mọi hiểm nguy. Vương Tử Trực giỏi văn chương, cũng giữ nghĩa khí với lời thề kết nghĩa, đã từ chối và mắng Võ Công hổ thẹn mà chết, khi ông ta lật lọng, định gả con gái cho Tử Trực... Chưa kể các nhân vật thần kỳ có những hành động thần kỳ phù trợ cho các nhân vật chính diện luôn vượt qua những thử thách khắc nghiệt như chết đi sống lại, mắt đang mù sáng lại, nhảy sông tự trầm mà không chết. Theo thống kê của Nguyễn Quang Vinh trong bài viết đăng trên tạp chí Văn học, số 4/1972 thì truyện Lục Vân Tiên có đến 12 lần xuất hiện các yếu tố thần kỳ để phù trợ cho Vân Tiên,
nguon tai.lieu . vn