Xem mẫu

  1. Kỹ năng viết tin - Kết cấu tin Đa phần các tin viết ra, có được cái lead tử tế là may, phần còn lại thì cứ gọi là lung tung xòe, và chúng ta cứ tự nhủ với nhau rằng mình đang “chơi” tam giác ngược. Chúng ta đang làm tin rất chuyên nghiệp. Chúng ta đã học hỏi bài bản ra phết. Chúng ta đã nhầm! Ai cũng biết cấu trúc tam giác (hoặc kim tự tháp) ngược song cũng chỉ biết là mức quan trọng giảm dần, chứ bảo phân tích ý nghĩa từng đoạn thì... “con lạy bố.” Thày giáo tớ cũng ứ biết, xếp tớ cũng đại khái, nên tớ mù tịt thì chẳng có gì là lạ.
  2. Mục đích của kết cấu tam giác ngược là giúp độc giả nhanh chóng nắm bắt được tin và có thể chuyển sang tin khác bất cứ khi nào họ muốn. Đối với người biên tập thì cấu trúc này giúp chúng ta có thể cắt các đoạn cuối bài trong trường hợp thiếu chỗ trên trang báo. Tuy nhiên viết như thế nào thì lại không có ai bảo ban chúng ta kỹ lưỡng. Và chúng ta cứ vô tư viết theo bản năng cũng như cảm nhận riêng về cái gọi là tam giác ngược. Dưới đây là một số gạch đầu dòng mà tớ cóp nhặt được qua khóa học gần đây, đọc lên nghe có vẻ tiêu chuẩn và dễ học theo hơn - Trong kết cấu kim tự tháp ngược, ý đầu tiên bao giờ cũng quan trọng nhất và tầm quan trọng của thông tin giảm dần.  Một lead hay sẽ tóm tắt toàn bộ tin  Đoạn văn thứ 2 nên bổ trợ cho lead, cung cấp thêm chi tiết. HOẶC, một lời trích dẫn ý nghĩa hỗ trợ cho lead sẽ có tác dụng rất nhiều. (Các phát biểu quan trọng cần phải đưa lên trên. Nhiều phóng viên không để ý lắm nên có khi có được mỗi một câu phát biểu hay thì nhét vào giữa hoặc thậm chí cuối bài. Và chớ có mở-đóng ngoặc kép cho cả câu nói dài.)  Đoạn văn thứ 3 nên hỗ trợ cho 2 đoạn đầu, bổ sung thêm thông tin, và cứ như vậy đến cuối câu chuyện. - Đảm bảo dẫn nguồn tin ngay trong lead hoặc đoạn văn thứ 2. - Cú pháp câu đơn giản: chủ ngữ-động từ-tân ngữ. - Dùng các câu ngắn. - Mỗi đoạn văn chỉ mang một ý, và mỗi đoạn văn chỉ gồm 1 đến 2 câu.
  3. - Cố gắng dùng nhiều câu chủ động. - Sử dụng thời quá khứ./. Những chức năng của tít và cách viết tít hay Những chức năng của tít và cách viết tít hay Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Hãy tưởng tượng trong một buổi sáng bận rộn, độc giả chỉ có thời gian cho những gì họ coi là quan trọng nhất. Tít là yếu tố chính yếu ở mức độ đọc đầu tiên, và nó quyết định số phận của bài báo. Vì vậy, đừng bỏ qua! Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên sáu chức năng chủ yếu của tít: - Thu hút sự chú ý vào trang giấy; - Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt; - Giúp độc giả lựa chọn bài; - Khiến độc giả muốn đọc; - Tổ chức trang; - Sắp xếp thông tin. Các loại tít:
  4. - Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ. - Tít: trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa. - Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao). - Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc trong chùm bài. Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau: - Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt. - Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động, khẳng định. Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được những từ mạnh. - Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm. - Không dùng câu hỏi. - Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói quá. - Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt. - Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận. Tít có tính thông tin:
  5. - Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì). - Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung. - Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn. - Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa. Tít gợi:Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định, chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn. Có vô số cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin, vừa dùng tít có tính gợi. Làm thế nào để thành công? Chọn ra vấn đề chính trong thông điệp cốt lõi: một tít hay là phần cốt yếu trong thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi: mình cần nói điều gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm ra ngay được tít trước khi viết bài. Nhưng thông thường phải viết xong bài mới đến công đoạn tìm tít.
  6. Các dạng kết cấu của bài báo Thử lật giở dăm ba tờ báo ngày hay tạp chí một buổi sáng sẽ thấy đập ngay vào mắt những cái tiêu đề thật kêu, nhưng chỉ vì cái tiếng kêu đó mà ta bị lôi cuốn vào nội dung của bài thì nhiều khi... vỡ mộng. Những bài không đáng gọi là báo chí thì chẳng nói, tức một nỗi là nhiều bài có ý tứ, có thông tin hẳn hoi, vậy mà nội dung cứ rối tinh hết cả lên. Kết cấu kim tự tháp ngược được coi là kết cấu hiện đại và phù hợp với tin, điều đó khỏi phải bàn. Nhưng với các bài viết chuyên sâu - tạm gọi chung như thế cho các loại "feature" thay vì phải phân loại quá chi tiết như cách gọi trong báo chí Việt Nam - thì có nhiều cách để giải quyết vấn đề cho đúng cách nhằm đảm bảo sự hấp dẫn đối với độc giả trong khi vẫn tuân thủ những quy định cơ bản của báo chí. Với các bài viết chuyên sâu, kể cả phóng sự, chuyện tả tình tả cảnh là thường tình. Nhưng cái dở của nhiều người viết là nhiều khi cứ như thể họ đang... viết văn. Tôi đã đọc không ít bài mà lối kể "con tằm nhả tơ" làm người ta đọc đến tận quá nửa vẫn không hiểu thông điệp chính là gì (xin được không nêu dẫn chứng cụ thể vì... nhiều quá). Một khi đã xác định được góc độ bài báo, đã chọn lựa thông tin, đã tìm ra thông điệp cốt lõi, thì trước khi viết phải làm dàn ý. Trước một trang giấy dày đặc chữ, với những ý tưởng rối rắm, độc giả sẽ không biết sẽ đi đến đâu và sẽ nản. Vì vậy, lý lẽ của phóng viên phải được sắp xếp sao cho dễ đọc, để độc giả hiểu ngay phóng viên muốn nói gì. Giảng viên Fabienne Gérault thuộc trường Đại học Báo chí Lille của Pháp nêu lên những cách kết cấu cho bài viết như sau:
  7. Kết cấu kim tự tháp ngược Việc đầu tiên là tập hợp thông tin. Sau đó, sắp xếp chúng. Cách đơn giản nhất là theo thứ tự quan trọng giảm dần. Thông điệp cốt lõi phải được nói ngay ở đoạn đầu. Các đoạn sau phát triển các thông tin bổ sung. Những độc giả không có nhiều thời gian có thể ngừng đọc sau khi đã nắm những thông tin chính. Nhưng cấu trúc này thường khiến kết luận của bài không được hay, vì phần này gồm những thông tin ít giá trị nhất. Ba quy tắc: * Quên đi bài nghị luận: không làm dàn ý theo kiểu bao gồm mở đầu, thân bài, kết luận, mà bài báo phải đi ngay vào trọng tâm thông tin, cùng với thông điệp chính. Sau đó sẽ đến "như thế nào" và "tại sao". * Mỗi đoạn một ý: không gì gây bực tức cho độc giả hơn là tìm thấy ở dòng thứ 15 một thông tin bổ sung cho dòng thứ 3. Gần như có thể nói rằng mỗi đoạn phải phát triển một ý. * Liên kết giữa các đoạn: luôn thu hút độc giả từ đầu đến cuối. Tránh viết "dây cà ra dây muống", chuyển đoạn một cách chặt chẽ. Điều này giúp tránh đi lan man. Kết cấu thời gian Sắp xếp bài viết theo trật tự thời gian là điều bình thường, nhưng nó làm cho những gì mới diễn ra trở nên xa xôi. Kết cấu này phản lại luật xa gần. Vì vậy, chúng ta có thể bắt đầu bằng tương lai, trong trường hợp này ta sẽ có kết cấu thời gian đảo ngược. Nhưng cách này khó đọc. Cách tốt nhất là trộn hai cách: bắt đầu bằng một dự án quan trọng trong tương lai, hiện tại hoặc quá khứ vừa diễn ra, sau đó quay trở lại kết cấu thời gian.
  8. Kết cấu tổng hợp Kết cấu này tương tự kết cấu một bài phát biểu về lịch sử. Chúng ta bắt đầu bằng sự việc hoặc tình trạng, sau đó nói đến nguyên nhân hoặc kết quả. Kết cấu này đơn giản và logic, cho phép đề cập kỹ một vấn đề mà không làm độc giả chán. Nhưng khó tìm được trình tự thông tin và kết nối các đoạn. Kết cấu dạng chứng minh Phù hợp với loại bài phân tích, điều tra, bình luận. Phải đề cập đến thông tin chính, sau đó chứng minh bằng một loạt lý lẽ dựa trên các sự việc. Điều quan trọng tìm ra được cấu trúc bài. Cần rút ra những khái niệm của mỗi một loại cấu trúc để tìm ra cấu trúc thích hợp cho bài báo. Cần nhớ là phải tìm ra một trật tự và logic khi kết nối các đoạn. Mỗi loại kết cấu có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, người viết có thể lựa chọn cho phù hợp với thông tin mà mình muốn truyền tải. Không thể nói kiểu kết cấu nào hay hơn nhưng tất cả đều có điểm chung là theo một logic nhất định để nêu bật chủ đề. Mà ít nhất, nó cũng giúp cho bài viết mạch lạc và độc giả biết điều gì đang chờ họ ở phía trước./.
nguon tai.lieu . vn