Xem mẫu

Trung tâm Nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn Xã hội & sở ở TP.HCM” Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên CTXHCơ PTCĐ Dự án “Nâng cao năng lực cho Nhân viên Xã hội Cơ sở ở TP.HCM”

BÁO NĂNG THAM VẤN NĂNG ĐỘNG NHÓM KỸ CÁO TRƯỜNG HỢP
(ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ XÃ HỘI) TRONG CÔNG TÁC

XÃ HỘI

Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.

Kỹ năng tham vấn trong CTXH

SDRC - CFSI

MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................... 1 Bài 1: TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN .......................................................... 2 I. II. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM .......................................................... 2 MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG THAM VẤN 4 III. THÂN CHỦ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐẾN THAM VẤN ........... 5

IV. TIẾN TRÌNH THAM VẤN ................................................................. 7 Bài 2: KỸ NĂNG LẮNG NGHE .................................................................. 13 I. II. III. KHÁC NHAU GIỮA NGHE VÀ LẮNG NGHE .............................. 13 CÁC CẤP ĐỘ CỦA LẮNG NGHE ................................................. 13 MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ CÓ THỂ LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG 16 Bài 3: KỸ NĂNG QUAN SÁT ...................................................................... 18 I. .... KHÁI NIỆM: ...................................................................................... 18 II. ... LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUAN SÁT ...................................................... 18 III. .. NHỮNG ĐIỂM CẦN QUAN SÁT ..................................................... 19 Bài 4: KỸ NĂNG PHẢN HỒI ....................................................................... 21 I. II. III. VAI TRÒ CỦA PHẢN HỒI .............................................................. 21 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHẢN HỒI ............................................ 21 NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM KHI PHẢN HỒI...... 23

Bài 5: KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI ................................................................ 26 I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẶT CÂU HỎI TRONG THAM VẤN .......................................................................................................... 26 II. III. CÁC DẠNG CÂU HỎI SỬ DỤNG TRONG THAM VẤN ............... 26 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ THỂ NẢY SINH KHI ĐẶT CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG CÁCH KIỂM SOÁT ........................................................ 28 BÀI TẬP TÌNH HUỐNG .............................................................................. 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 40

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 1

Kỹ năng tham vấn trong CTXH

SDRC - CFSI

Bài 1: TỔNG QUAN VỀ THAM VẤN I. PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM 1. Tư vấn (consultation) Tư vấn là sự tham khảo và cung cấp ý kiến giữa một bên A (có thể là một cá nhân, một tổ chức) cần tìm câu trả lời cho một thắc mắc hoặc tìm giải pháp với bên B là một cá nhân, một tổ chức khác có chuyên môn, kinh nghiệm và giúp họ giải đáp những thắc mắc hay vấn đề của họ. Như vậy, người tư vấn có thể đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra những giải pháp (R. Schein, 1969), hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp (D.J. Kurpius & J.C. Brukbaker 1976). 2. Tham vấn Tham vấn là một quá trình thiết lập tương quan trợ giúp chuyên nghiệp, sử dụng những kỹ năng và kiến thức chuyên biệt để hiểu vấn đề của một người theo quan điểm của họ, làm cho họ có thể thực hiện những hành động cần thiết để giải quyết vấn đề của mình (Vellerman, 2010). 3. Cố vấn Còn cố vấn là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia về một lĩnh vực nhất định với một hoặc nhiều người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về lĩnh vực đó. Qua hai định nghĩa trên, ta thấy được sự khác biệt giữa cố vấn và tham vấn như sau: THAM VẤN - Giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề - Giúp thân chủ tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình, để chủ động tìm kiếm giải - Đưa ra những lời khuyên “mang tính chuyên môn” để giúp thân chủ ra quyết định
Trang 2

CỐ VẤN - Giải quyết vấn đề hiện tại

Mục tiêu

Vai trò của người hỗ trợ

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Kỹ năng tham vấn trong CTXH

SDRC - CFSI

THAM VẤN pháp phù hợp và thực hiện nó - Bình đẳng, tương tác chặt chẽ và Mối quan hệ giữa hai bên hợp tác tích cực

CỐ VẤN

- Trên - dưới, người “uyên bác” - người “thiếu hiểu biết” - Không đòi hỏi sự tương tác thật tích cực

Chiều dài thời gian thực hiện

- Nhiều cuộc nói chuyện hoặc gặp gỡ liên tục kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm - Kiến thức về tâm lý, hành vi và sự

- Một hoặc vài lần gặp gỡ

- Có kiến thức về những lĩnh vực cụ thể và có khả năng truyền đạt những kiến thức đó đến người cần hỗ trợ hay hướng dẫn trong lĩnh vực đó.

Kiến thức và kỹ năng cần có của người hỗ trợ

phát triển của con người - Kỹ năng lắng nghe và giao tiếp, khai thác những vấn đề và cảm xúc của thân chủ, “tăng quyền” cho thân chủ.

4. Trị liệu tâm lý Trị liệu tâm lý là làm việc với các vấn đề mang tính chất nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tâm thần, tâm bệnh lý được thực hiện bởi những nhà tâm lý lâm sàng trong các bệnh viện tâm thần hoặc các cơ sở sức khỏe tâm thần. 5. So sánh giữa tham vấn và công tác xã hội Tham vấn - Là nghề nghiệp nhằm giúp đỡ Giống thân chủ cải thiện cuộc sống và tình huống của họ - Phạm vi cụ thể hơn: chủ yếu tập trung vào các vấn đề tâm lý, tình Công tác xã hội (CTXH) - Là nghề nghiệp nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống và tình huống của họ - Phạm vi rộng hơn tham vấn - CTXH đưa ra sự can thiệp ở các
Trang 3

Khác

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Kỹ năng tham vấn trong CTXH

SDRC - CFSI

cảm của cá nhân, nhóm và gia đình - Là một phần của CTXH, giúp mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống.

lĩnh vực khác nhau nhằm giúp đỡ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng. - CTXH giúp thân chủ tiếp cận nguồn lực, biện hộ cho các quyền của thân chủ, góp phần cải thiện luật pháp, chính sách liên quan đến các dịch vụ xã hội, làm việc để cải thiện tình hình cá nhân, gia đình và cộng đồng.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC TRONG THAM VẤN 1. Mục tiêu Theo Carl Rogers, mục đích cuối cùng của tham vấn là giúp đối tượng phát huy tiềm năng giải quyết vấn đề, qua đó giúp họ phát triển nhân cách. Theo tiến sĩ Trần Thị Giồng, tham vấn có những mục tiêu cụ thể sau: - Giúp thân chủ giải quyết vấn đề hữu hiệu. - Ngăn ngừa để tránh tình trạng bất ổn, để vấn đề đừng xảy ra hoặc đừng thêm trầm trọng. - Giúp củng cố các mối quan hệ, những thói quen tốt và giữ gìn các giá trị hiện có (mà thời gian đã làm hao mòn). - Cải thiện, phục hồi. - Thay đổi, khai mở nhận thức, thái độ, hành vi hướng đến phát triển nhân cách. 2. Nguyên tắc đạo đức Tham vấn viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau: - Công bằng: tham vấn viên tôn trọng quyền và nhân phẩm của mọi người, không thành kiến với một ai vì bất cứ lý do nào, đối xử bình đẳng và khách quan trong tiếp cận và cung ứng dịch vụ.

Dự án “Nâng cao năng lực cho NVCTXH cơ sở ở Tp.HCM” - tháng 7/2012

Trang 4

nguon tai.lieu . vn