Xem mẫu

  1. KỸ NĂNG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA MỘT TRẺ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HUẾ LÊ THỊ KHÁNH LINH – TRẦN THỊ HỒNG Khoa Tâm lý – Giáo dục Tóm tắt: Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển được đặc trưng bởi sự suy yếu của quan hệ xã hội, giao tiếp, hành vi định hình và lặp đi lặp lại. Trong đó, khiếm khuyết về quan hệ xã hội là khiếm khuyết đặc trưng của hội chứng tự kỷ, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho trẻ trong hoà nhập cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Huế có rất ít đề tài nghiên cứu về trẻ tự kỷ, đặc biệt là nghiên cứu trên từng trường hợp. Bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về kỹ năng quan hệ của một trẻ tự kỷ ở thành phố Huế, từ đó đưa ra một số gợi ý để phát triển kỹ năng quan hệ xã hội cho trẻ. Từ khóa: Tự kỷ, trẻ tự kỷ, quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chứng tự kỷ có lẽ đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng nó chỉ mới được công nhận vào năm 1943, do bác sĩ tâm thần Leo Kanner, người Mỹ gốc Áo phát hiện và mô tả lần đầu tiên về hội chứng tự kỷ trong một bài báo cáo với nhan đề “Autism Disturbances Of Affective Contact” [5]. Kể từ đó, hội chứng tự kỷ đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về tự kỷ. Theo S tay Thống kê và Ch n đoán các ối loạn Sức khoẻ Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa K (DSM V), các tiêu chu n để ch n đoán tự kỷ như sau: Suy yếu kéo dài trong giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều hoàn cảnh; Các hành vi, sở thích hoặc hoạt động lặp lại và bị giới hạn; Các triệu chứng phải xuất hiện trong các giai đoạn phát triển sớm; Các triệu chứng gây suy yếu đáng kể về mặt lâm sàng trong các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp, hoặc các lĩnh vực quan trọng khác của chức năng hiện tại; Các rối loạn này không được giải thích rõ hơn bởi khuyết tật trí tuệ hay chậm phát triển toàn thể [1]. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tự kỷ và vẫn chưa có một loại thuốc hay một phương pháp đơn lẻ mà có thể chữa trị cho trẻ tự kỷ trở lại bình thường [4]. Tuy nhiên, việc được hỗ trợ ch n đoán và can thiệp sớm có thể giúp trẻ giảm thiểu được các triệu chứng của tự kỷ để có thể phát triển và hòa nhập vào cuộc sống xã hội. Khiếm khuyết về quan hệ xã hội là một trong ba khiếm khuyết đặc trưng của hội chứng tự kỷ. Khiếm khuyết về quan hệ xã hội được thể hiện ở các khía cạnh như: Suy yếu trao đ i mang tính cảm xúc-xã hội, từ mức độ nhẹ đến nặng; suy yếu trong các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng cho tương tác xã hội, từ mức độ nhẹ đến nặng; suy yếu trong việc phát triển (bắt đầu), duy trì, và sự hiểu biết các mối quan hệ, từ mức độ nhẹ đến nặng [1]. Một t chức chuyên nghiên cứu về biện pháp can thiệp giúp cải thiện khả năng nhận thức ở trẻ tự kỷ đã ghi nhận hiệu quả của các phương pháp can thiệp về quan hệ xã hội đối với các trẻ tự kỷ [7]. Đối với những trẻ mắc chứng tự kỷ thì sự can thiệp sớm của cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của não bộ và hành vi của trẻ [6]. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 170-175
  2. KỸ NĂNG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA MỘT TRẺ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 171 Trong những năm trở lại đây số lượng trẻ ở Việt Nam mắc chứng tự kỷ gia tăng đáng kể và trở thành một vấn đề rất đáng quan tâm của xã hội. Tuy nhiên, việc ch n đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc can thiệp và hỗ trợ cho trẻ gặp nhiều bất cập. Ngoài những đặc điểm, đặc trưng chung của hội chứng tự kỷ thì ở mỗi trẻ lại có những đặc điểm, biểu hiện khác nhau. Vì thế, việc tìm hiểu đặc điểm riêng cho từng trẻ nhằm đưa ra hướng hỗ trợ, can thiệp và điều trị phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết không chỉ đối với mỗi trẻ mà còn là cơ sở giúp cho các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ. Hiện nay số lượng trẻ tự kỷ được ghi nhận ở các cơ sở trên địa bàn thành phố Huế là khá nhiều. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hội chứng này ở các em ở nhiều góc độ khác nhau. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về kỹ năng quan hệ xã hội ở một trẻ tự kỷ cụ thể, là một phần của đề tài nghiên cứu về kỹ năng quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ ở các cơ sở giáo dục ở thành phố Huế. Đề tài mong muốn thông qua đó đưa ra những gợi ý về biện pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện hòa nhập với cuộc sống. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để tiến hành tìm hiểu về kỹ năng quan hệ xã hội của trường hợp nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: 2.1. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Chúng tôi đã tìm hiểu và lựa chọn một trường hợp trẻ tự kỷ ở một cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Huế làm đối tượng nghiên cứu cụ thể để đi sâu tìm hiểu và đưa ra những biện pháp phù hợp với trẻ. Đề tài chỉ chọn những học sinh được nhà trường xác nhận là tự kỷ ở trong độ tu i đi học. 2.2. Phương pháp trắc nghiệm Để tìm hiểu về kỹ năng quan hệ xã hội của trường hợp nghiên cứu, chúng tôi dùng thang đo Vineland 1. Thang đo hành vi thích ứng Vineland là thang đo dùng để đánh giá hành vi thích ứng của trẻ bình thường và trẻ khuyết tật, trong đó ph biến là trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ có rối loạn tự kỷ. Thang đo Vineland đánh giá hành vi ở bốn lĩnh vực bao gồm giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt hằng ngày, xã hội hóa và vận động. Mỗi items được đo bằng tần suất xuất hiện của kỹ năng: (0) không bao giờ, (1) thỉnh thoảng, (2) thường xuyên. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm và đánh giá ở lĩnh vực xã hội hóa. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng thang đo CA S để đánh giá mức độ tự kỷ và tìm hiểu kỹ hơn về kỹ năng này ở trẻ. CA S là công cụ được chu n hóa và được sử dụng nhiều nhất trong khuôn kh tiến trình lượng giác gắn liền với việc ch n đoán hội chứng tự kỷ. CA S không những cho phép xác định trẻ có tự kỷ hay không mà còn đánh giá sự trầm trọng của hội chứng này tùy theo “điểm” đạt được. Giáo viên trực tiếp dạy trẻ được hướng dẫn về cách sử dụng và trực tiếp điền vào phiếu. Chúng tôi tiếp tục phỏng vấn giáo viên kết hợp với quan sát trẻ để thu thêm thông tin cần thiết. Phiếu thu được được tính điểm theo yêu cầu của thang đo.
  3. 172 LÊ THỊ KHÁNH LINH – TRẦN THỊ HỒNG 2.3. Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng cách tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác có lien quan đến đối tượng[3]. Đề tài tiến hành quan sát trên một trẻ tự kỷ cụ thể trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập thêm thông tin để có thể tìm hiểu, ch n đoán và đánh giá kỹ năng quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ nói riêng và mức độ tự kỷ của trẻ được chính xác hơn. 2.4. Phương pháp phỏng vấn Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu những giáo viên trực tiếp dạy trẻ để có những ch n đoán và cách đánh giá kỹ năng quan hệ xã hội của trẻ tự kỷ được tốt hơn và chính xác hơn. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA MỘT T Ẻ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 3.1. Vài nét về tiểu sử của trẻ Nguyễn Văn P. Là một bé trai, sinh ngày 16/01/2007. Em sinh ra trong một gia đình trí thức ở Huế, bố là giảng viên đại học, mẹ là ca sĩ thuộc vào gia đình có điều kiện kinh tế cao. P. là con út trong gia đình có 2 con, trước P. là một chị gái hoàn toàn bình thường. P được bố mẹ quan tâm, chăm. Khi .P. được 3 tu i gia đình mới phát hiện là P. có những dấu hiệu bất thường: không biết gì, hoàn toàn vô cảm với thế giới xung quanh, không bập bẹ, không phản ứng khi có tiếng gọi, không nhìn vào mắt người đối diện, không có những hành vi như trẻ bình thường... Gia đình đã đưa P. đến trung tâm để được chu n đoán và can thiệp. P. bắt đầu học tại trung tâm can thiệp và hỗ trợ trẻ khuyết tật vào năm 2010. Đến nay đã được 6 năm, tình trạng của P. đã dần cải thiện và tiến bộ hơn. Tiền sử, P. đã từng bị động kinh nặng (ngày 4-5 lần) nhưng đã giảm bớt sau khi dùng thuốc. 3.2. Kỹ năng quan hệ xã hội của trường hợp nghiên cứu 3.2.1. Đánh giá chung Kết quả điều tra bằng phương pháp trắc nghiệm sử dụng thang đo hành vi thích ứng Vineland I cho thấy kỹ năng quan hệ xã hội của P. chỉ đạt 12 điểm thô tương ứng với điểm chu n là 22. Như vậy, kỹ năng quan hệ xã hội của P. ở mức độ thiếu hụt nặng - mức thấp thứ 2 trong thang đo Vineland I. Sử dụng thang đo CARS chúng tôi nhận thấy mức độ tự kỷ của P là 44,5 điểm tương ứng với mức độ tự kỷ nặng. Trong đó, có 6/15 mục P. có biểu hiện bất thường trung bình và 8/15 mục P có biểu hiện bất thường nặng. Do đó, đây là đối tượng mà giáo viên cũng như cha mẹ cần chú ý quan tâm để có thể giúp đỡ trẻ một cách tốt nhất. 3.2.2. Các tiểu lĩnh vực của kỹ năng quan hệ xã hội Căn cứ vào kết quả điều tra bằng thang đo hành vi thích ứng Vineland I, ở cả ba tiểu lĩnh vực tương tác xã hội, vui chơi, giải trí, P. đều ở mức độ thấp. Cụ thể như sau:
  4. KỸ NĂNG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA MỘT TRẺ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 173 3.2.2.1. Tương tác xã hội Trong 28 items P. chỉ đạt 8 điểm tương đương với mức độ thấp của xếp loại các tiểu lĩnh vực. Trong đó, chỉ có 2 items đạt 2 điểm (có, thường xuyên nhìn) là vào mặt người chăm sóc và thể hiện yêu mến với người thân. Có 4 items đạt 1 điểm (đôi khi hoặc làm được một phần) là phân biệt được người chăm sóc và những người khác; thể hiện nét mặt từ hai cảm xúc dễ nhận biết trở lên; thích thú khi được người chăm sóc bế lên; với theo người thân. Ví dụ như: khi cô giáo gọi “P” thì trẻ sẽ quay lại nhìn cô giáo nhưng khi một người lạ đến và cũng gọi “P” thì P. lại không có phản ứng gì hoặc nếu có thì cũng chỉ quay lại rồi sau đó lại tiếp tục các hoạt động của mình. P. rất hay có các biểu hiện như khi đang cười một mình thì chuyển sang khóc mà không có sự tác động từ bên ngoài, rồi cũng tự nín mà không cần ai dỗ dành. Thỉnh thoảng, trẻ cười rất sảng khoái hoặc khóc thét mà không rõ nguyên nhân. Ở hầu hết các items (22/28), P. đều đạt 0 điểm. Điều đó cho thấy, khả năng thực hiện các yếu tố trong tiểu lĩnh vực quan hệ xã hội của P rất kém hoặc không thể thực hiện. P. không thể đáp lại giọng nói của người chăm sóc hoặc người khác; không quan tâm đến giáo viên hay bạn bè cùng tu i mà chỉ thích 1 mình; không có khả năng bắt chước âm thanh hay cử chỉ ngay cả khi được người lớn thúc đ y hay được giúp đỡ. Chẳng hạn, giờ giải lao P. không chơi với các bạn trong lớp mà chỉ thích chơi một mình bằng trò chơi đi lùi vài bước rồi xoay vòng, vỗ tay, véo tai, cười và miệng phát ra những âm thanh như “ậm - ựm”. P. cũng thích nằm nghiêng một bên trên bàn ngay cả khi trên bàn cô giáo đang để đồ dùng học tập P. cũng nằm lên mà không cảm thấy vướng hay đau, chỉ khi bị cô giáo mắng P. mới ngồi dậy. Đến giờ vào tiết học mới, khi được giáo viên yêu cầu “P. con hãy ngồi vào chỗ của mình đi” thì P. không làm theo mà chỉ khi cô đến dắt tay P. lại vị trí và bảo P. ngồi xuống thì P. sẽ ngồi nhưng hoàn toàn không quan tâm đến cô giáo, các bạn trong lớp, các hoạt động đang diễn ra hay bất cứ đồ vật gì cô đặt trước mặt P. P. cũng không có khả năng diễn tả cảm xúc bằng lời nói, không vui khi được cô giáo khen thưởng, không buồn khi bị cô mắng hay không giận dữ khi bị bạn cấu vào mặt. Như vậy, ở lĩnh vực tương tác xã hội khả năng thực hiện của P. rất kém, khả năng thực hiện của trẻ chỉ ở mức độ thấp, tương đương với trẻ dưới 1 tu i trong khi đó tu i hiện tại của P. là 9 tu i. 3.2.2.2. Vui chơi, giải trí Tiểu lĩnh vực này bao gồm 20 items nhưng chỉ có 1 items trẻ làm được thường xuyên đó là chú ý với đồ vật mới và người lạ. P. thích cầm một đồ vật trong tay và bóp đồ vật đó đến khi cô giáo bảo P. bỏ nó xuống P. không làm theo lời cô giáo mà chỉ khi cô giáo lấy đi đồ vật P. mới dừng hoạt động đó lại và thực hiện một hoạt khác. Đôi lúc P. còn đưa những đồ vật trên tay bỏ vào miệng. Có 17/20 items P. không hoặc chưa bao giờ làm được. P. chỉ thích chơi một mình mà không quan tâm đến bạn cùng lớp, nhiều khi bạn đang chơi xếp hình P. có thể đi qua và làm đ nó mà không ý thức được, không nhìn lại và cũng không tỏ ra có lỗi hay xin lỗi bạn. P. không có ngôn ngữ, miệng thường phát ra những âm thanh vô nghĩa và kéo dài,
  5. 174 LÊ THỊ KHÁNH LINH – TRẦN THỊ HỒNG P. hầu như không thể tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí như: xem ti vi, nghe radio, chơi thể thao... hay chơi những trò chơi đòi hỏi kỹ năng ra quyết định. Khả năng vận động và xúc giác của P. còn kém vì thế nên giáo viên thường xuyên cho P. chơi những trò vận động tay như: lăp hộp, lăn bàn tay trên bàn mát xa, cầm nắm và cảm nhận đồ vật... Trong đó, P. chỉ chơi lâu được với trò chơi cầm nắm và cảm nhận đồ vật còn với những trò chơi khác P. chỉ chơi khi có giáo viên ngồi bên hướng dẫn và nhắc nhở. Như vậy ở lĩnh vực chơi, giải trí P. làm được rất ít các yếu tố và hầu như không làm được các yếu tố, mức độ thực hiện các yếu tố ở lĩnh vực này của P chỉ ở mức độ thấp. Vì vậy rất cần đến sự hỗ trợ và can thiệp của giáo viên và phụ huynh. 3.2.2.3. Xử trí P. hoàn toàn không và chưa bao giờ thực hiện được yếu tố nào của lĩnh vực này cả. P. không tuân theo nội quy của lớp học hay trường học mà chỉ làm theo mong muốn của bản thân. Trong giờ học P. thường xuyên đi lung tung mà không xin phép cô giáo, thường xuyên nằm trên bàn học của các bạn. P. hầu như không quan tâm đến tiếng động xung quanh, chỉ khi giáo viên gọi lớn P. và tác động trực tiếp và P. thì P. có quay lại nhìn nhưng chỉ trong chốc lát và quên đi sự có mặt của những người xung quanh. Không có khả năng xử trí trong bất cứ trường hợp nào. P. chưa bao giờ tham gia hay t chức một bữa tiệc nào. Không có sự tương tác với những người xung quanh (trừ bố mẹ, một số người thân và cô giáo). Vì những hạn chế trong giao tiếp, hoạt động, ứng xử nên bố mẹ P. chưa bao giờ cho P đi đâu một mình hay tham gia vào các hoạt động ngoài trời nào như: đi dã ngoại, đi dự tiệc... 3.2.3. Một số đặc điểm khác Chúng tôi sử dụng thang đo CA S để tìm hiểu tìm hiểu thêm về các kỹ năng của trẻ nói chung và kỹ năng quan hệ xã hội của trẻ nói riêng nhằm đưa ra những đánh giá đúng hơn về trẻ và có những gợi ý đưa ra biện pháp phù hợp với nhu cầu của trẻ. Khi thay đ i một công việc hay hoạt động P. đang làm P. có thể tiếp tục làm hoạt động đó hoặc chuyển sang một hoạt động khác với sự hướng dẫn của giáo viên mà không cảm thấy khó chịu, cáu gắt hay không phản ứng gì cả. Về đáp ứng nhu cầu thị giác, P. rất ít khi chú tâm nhìn vào một cái gì đó mà thường xuyên nhìn vào khoảng không vì thế để giúp P. phát triển thị giác giáo viên thường xuyên phải nhắc nhở P. nhìn vào những gì P. đang làm, nhưng cũng chỉ được một lúc rồi sau đó P. lại tiếp tục làm lơ và không quan tâm nữa. Khả năng cảm nhận một số âm thanh của P. khá tốt, với một số âm thanh nhỏ như tiếng kêu của đồng hồ hay tiếng gọi của giáo viên thì P. phản ứng khá nhanh nhưng với những âm thanh khác P. hoàn toàn không quan tâm, kể cả tiếng kêu gọi “P” nhưng của một người lạ. P.quan tâm đến việc ngửi đồ vật nhiều hơn là khám phá và sử dụng đồ vật, ví dụ như P. thích ngủi mùi của chai sữa tắm và thường lấy sữa tắm để vào miệng chứ không biết sữa tắm là dùng để tắm. Việc ăn uống của P. cũng rất thất thường, đôi lúc rất dễ ăn nhưng đôi khi cũng khó, không ghét hay thích đặc biệt một món ăn nào cụ thể nhưng thích ăn đồ ăn vặt như bánh, kẹo,.. hơn ăn cơm. P. hoàn
  6. KỸ NĂNG QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA MỘT TRẺ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HUẾ 175 toàn vô cảm với một sự thay đ i, không sợ sệt, không lo âu về bất cứ cái gì xung quanh, kể cả việc để cho trẻ đứng một mình trong phòng. 4. KẾT LUẬN Hội chứng tự kỷ đã và đang là thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu. Dù hiện nay đã có những tiến bộ đáng kể trong việc ch n đoán và can thiệp cho trẻ tự kỷ song còn nhiều điều cần được tìm hiểu và khám phá. Tự kỷ là một hội chứng không thể chữa được nhưng có thể làm giảm bớt các triệu chứng nơi trẻ. Từ đó, có thể tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được hòa nhập với xã hội. Đối với trường hợp trẻ đang được nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu để khẳng định rằng trẻ mắc chứng tự kỷ ở mức độ nặng. Kỹ năng quan hệ xã hội của trẻ ở mức độ thiếu hụt nặng. Ở tất cả các tiểu lĩnh vực P. đều được đánh giá ở mức độ thấp. P. bị thiếu hụt ở hầu hết tất cả các yếu tố ở tất cả các lĩnh vực trong quan hệ xã hội, vui chơi giải trí, xử trí. Đặc biệt, trong tiểu lĩnh vực xử trí trẻ không thực hiện được một yếu tố nào cả. Vì thế, các giáo viên và người hỗ trợ trẻ cần đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của trẻ từ đó giúp trẻ có những định hướng can thiệp và hướng phát triển tốt. Cần xây dựng cho trẻ một chương trình can thiệp phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống để hòa nhập với xã hội. Từ những kết quả thu được, chúng tôi xin đưa ra những gợi ý về biện pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ giúp trẻ có điều kiện hòa nhập với cuộc sống như: giáo viên, người chăm sóc trẻ thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với trẻ; hình thành kỹ năng bắt chước cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ làm theo giáo viên một số hoạt động như: giơ tay lên, bỏ tay xuống, vỗ tay theo nhịp; cho trẻ chơi cùng bạn với những đồ chơi trẻ thích; gia đình và người chăm sóc trẻ cần yêu thương, vuốt ve, âu yếm, thường xuyên trò chuyện với trẻ;… TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Văn Công (2012). Rối loạn phổ tự kỷ (dịch từ DSM-V), truy cập 10/2016 https://congvtran.wordpress.com/2014/03/17/roi-loan-pho-tu-ky-dich-tu-dsm-v/ [2] Trần Văn Công (2012). Tự kỷ/ rối loạn phổ tự kỷ, truy cập 10/2016 https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=sites&srcid=ZGVmYXVsdGRvbWFpbnx0 cmFudmFuY29uZ3xneDoyZjcyNGJlY2E4NWE4MTFl [3] Phạm Viết Lượng (1995). Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội 1995. [4] Lê khanh. Tự kỷ là hội chứng không phải là bệnh hay nghiệp, truy cập 10/2016 https://tamlytreem.com/q-bnh-t-kq-la-bnh-chng-hay-la-nghip/. [5] Nguyễn Văn Thành (2006). Trẻ em tự kỷ phương thức giáo dục, NXB Tôn Giáo, Hà Nội. [6] Phạm Toàn (chủ biên) (2014). Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ, NXB Trẻ. [7] Thi Trân (2016). Can thiệp xã hội sớm giúp trẻ tự kỷ cải thiện nhận thức, truy cập 10/2016, http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/can-thiep-xa-hoi-som-giup-tre-tu-ky. LÊ THỊ KHÁNH LINH - TRẦN THỊ HỒNG SV lớp TL-GD 3, khoa Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT: 0164 522 5493, Email: Linhqb1996@gmail.com
nguon tai.lieu . vn