Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 KỸ NĂNG LẮNG NGHE THẤU CẢM CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ - GIÁO DỤC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ ĐINH THỊ PHƯƠNG LOAN Khoa Tâm lý - Giáo dục Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu kỹ năng lắng nghe thấu cảm, một trong những kỹ năng có vai trò quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Khách thể nghiên cứu là sinh viên Khoa Tâm lý -Giáo dục (TLGD), Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP), Đại học Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên Khoa TLGD, Trường ĐHSP, Đại học Huế là khá tốt. Trong đó, phần lớn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe thấu cảm, hiểu rõ bản chất của kỹ năng và có những biểu hiện của kỹ năng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên. Từ khóa: Kỹ năng, lắng nghe thấu cảm, sinh viên khoa TLGD. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, cuộc sống càng tấp nập thì con người lại càng có xu hướng mất dần sự quan tâm, lắng nghe lẫn nhau. Như Shakespeare đã từng nói rằng: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”. Lắng nghe là một khả năng kỳ diệu giúp con người tạo dựng được mối quan hệ bền lâu và hạnh phúc. Bởi lẽ, biết lắng nghe giúp chúng ta hiểu rõ sở thích, mong muốn, nhu cầu, cảm xúc của người khác. Đối với sinh viên chuyên ngành Tâm lý giáo dục, kỹ năng lắng nghe thấu cảm là một trong những kỹ năng quan trọng nhất liên quan đến hoạt động nghề nghiệp sau này của họ. Lắng nghe thấu cảm là một kỹ năng thành phần đặc biệt quan trọng trong hoạt động tham vấn và tâm lý trị liệu cho thân chủ của các nhà tâm lý. Lắng nghe thấu cảm là khả năng tập trung toàn tâm toàn ý vào người nói để nghe một cách không phán xét, đánh giá, từ đó, hiểu thấu đáo ý nghĩa của thông điệp được gửi đến. Bên cạnh đó, người nghe còn phải đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của người nói để hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của người nói. Như vậy, lắng nghe thấu cảm giúp người nghe không chỉ nhận thức đầy đủ, khách quan những gì được “nói ra” mà cả những gì ẩn chứa đằng sau lời nói. Lắng nghe thấu cảm khác với nghe phân tâm (không tập trung chú ý hoàn toàn vào người nói và thông điệp được gửi đến; vừa nghe vừa làm việc khác; hoặc vừa nghe vừa đánh giá, phán xét…) cũng như lắng nghe thực tế (chỉ bao gồm: tập trung toàn tâm, toàn ý vào người nói, không phán xét, đánh giá để hiểu đúng, hiểu rõ ý nghĩa của thông điệp). Cho đến nay, kỹ năng lắng nghe thường được giới thiệu và nghiên cứu với tư cách là một thành phần của kỹ năng giao tiếp trong giao tiếp sư phạm, giao tiếp trong kinh 87
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ doanh hoặc trong giao tiếp thông thường (Goulston, 2011). Trong khi đó, kỹ năng lắng nghe thấu cảm thường được trình bày và nghiên cứu như một kỹ năng tham vấn cơ bản (Hoàng Anh Phước, 2011; Đinh Thị Hồng Vân và Nguyễn Phước Cát Tường, 2018). Tuy nhiên, các nghiên cứu về kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên chuyên ngành TLGD, những người được đào tạo để hoạt động trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, vẫn còn rất hạn chế. Nhằm bổ sung những vấn đề lý luận và cung cấp thêm cơ sở thực tiễn về kỹ năng lắng nghe thấu cảm, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên chuyên ngành TLGD, Trường ĐHSP, Đại học Huế. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp sinh viên chuyên ngành TLGD phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm, nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động nghề nghiệp trong tương lai. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên 101 sinh viên 4 lớp TLGD1, TLGD2, TLGD3, TLGD4 Trường ĐHSP, Đại học Huế với phương pháp chủ đạo là điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi gồm 5 nội dung: (1) Nhận thức về khái niệm kỹ năng lắng nghe thấu cảm (gồm 4 phương án trả lời); (2) Nhận thức về vai trò của kỹ năng lắng nghe thấu cảm đối với mọi người và với sinh viên chuyên ngành TLGD ( gồm 3 items được xây dựng theo thang Likert 5 bậc: 1. Không quan trọng, 2. Ít quan trọng, 3. Bình thường, 4. Khá quan trọng, 5. Rất quan trọng); (3) Mức độ biểu hiện của kỹ năng lắng nghe thấu cảm (gồm 20 items với 5 bậc: 1. Không bao giờ, 2. Ít khi, 3. Thỉnh thoảng, 4. Khá thường xuyên, 5. Rất thường xuyên); (4) Con đường hình thành và phát triển của kỹ năng lắng nghe thấu cảm (gồm 7 items với 5 bậc: 1. Chưa bao giờ, 2. Ít khi, 3. Thỉnh thoảng, 4. Khá thường xuyên, 5. Rất thường xuyên); (5) Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm (gồm 12 items với 5 bậc: 1. Không ảnh hưởng, 2. Ít ảnh hưởng, 3. Khá ảnh hưởng, 4. Ảnh hưởng, 5. Ảnh hưởng rất nhiều). Kết quả khảo sát được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhận thức của sinh viên Khoa TLGD về khái niệm kỹ năng lắng nghe thấu cảm Kết quả điều tra cho thấy, một tỉ lệ khá đông sinh viên đã hiểu một cách chính xác và đầy đủ về kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Cụ thể, có 39,6% sinh viên được hỏi đã chọn phương án kỹ năng lắng nghe thấu cảm “Là khả năng toàn tâm toàn ý nghe mà không phán xét, đánh giá và không chỉ hiểu ý nghĩa của ngôn từ mà còn nhận biết cảm xúc, suy nghĩ của người nói”. Số sinh viên còn lại (chiếm 60,4%) đã nhận thức chưa chính xác nội hàm của khái niệm kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Đặc biệt, có đến 49,5% sinh viên lựa chọn phương án chưa đầy đủ: “Là khả năng tập trung tâm trí nghe và vừa hiểu sâu sắc ý nghĩa của lời nói vừa nhận biết cảm xúc của người nói và người nghe”. Đây là phương án bao gồm hầu hết các thành phần của kỹ năng lắng nghe thấu cảm nên nếu không hiểu rõ bản chất của kỹ năng lắng nghe thấu cảm thì sẽ dễ chọn nó. Như vậy, có thể thấy từ kết quả nghiên cứu rằng, đa phần sinh viên Khoa TLGD nhận thức được bản chất của kỹ năng lắng nghe thấu hiểu, dù rằng một số đông vẫn chưa nhận thức đầy đủ các thành tố của kỹ năng này. Như đã nói ở trên, kỹ năng lắng nghe 88
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 thấu cảm là một thành phần quan trọng trong hoạt động chuyên môn của các nhà tư vấn, tham vấn tâm lý, chính vì vậy, sinh viên chuyên ngành TLGD cần hiểu rõ và đầy đủ bản chất của kỹ năng lắng nghe thấu cảm, từ đó, rèn luyện để hình thành và phát triển kỹ năng này cho bản thân. Kết quả nghiên cứu này cho thấy cần có biện pháp giúp sinh viên xác định đầy đủ hơn các thành tố của kỹ năng lắng nghe thấu hiểu. 3.2. Biểu hiện kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên Bảng 1. Biểu hiện kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên Mức độ (%) Stt Biểu hiện ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 1. Nghĩ trong đầu rằng sẽ nói gì để 1,0 5,9 34,7 39,6 18,8 3,69 0,88 đáp lại 2. Giữ liên hệ bằng mắt với người nói 1,0 5,9 20,8 45,5 26,7 3,91 0,90 3. Hướng khuôn mặt của mình về 1,0 0 11,9 42,6 44,6 4,30 0,76 phía người nói 4. Nhận biết cảm xúc của người nói 1,0 4,0 29,7 45,5 19,8 3,79 0,84 ẩn đằng sau ngôn từ 5. Suy nghĩ về vấn đề không liên quan 7,9 31,7 41,6 11,9 6,9 2,78 1,00 đến chủ đề đang nghe 6. Giữ yên lặng, không ngắt lời hay 3,0 2,0 29,7 43,6 21,8 3,79 0,91 nói chen vào 7. Quan sát tín hiệu phi ngôn ngữ của 0 7,9 31,7 46,5 13,9 3,66 0,82 người nói (cử chỉ, điệu bộ…) 8. Kiểm soát sự bồn chồn hoặc những 2,0 7,9 51,5 34,7 4,0 3,31 0,76 thói quen phân tâm khác 9. Lắng nghe thông điệp mà không 4,0 10,9 27,7 36,6 20,8 3,59 1,06 đánh giá hoặc phán xét 10. Nêu câu hỏi để có thêm thông tin và khuyến khích người nói tiếp tục 1,0 5,9 36,6 42,6 13,9 3,62 0,84 nói 11. Nhắc lại điều đã nghe bằng ngôn từ 0 11,9 31,7 38,6 17,8 3,62 0,92 của mình để đảm bảo mình đã hiểu 12. Mơ màng 10,9 36,6 35,6 10,9 5,9 2,64 1,02 13. Làm ra vẻ đang lắng nghe dù thực 20,8 33,7 33,7 7,9 4,0 2,41 1,03 tế mình đang không lắng nghe 14. Nghe và trả lời mà không thực sự 14,9 33,7 38,6 10,9 2,0 2,51 0,95 hiểu được điều người khác nói 15. Thiếu kiên nhẫn khi nghe, chỉ chờ 24,8 43,6 15,8 11,9 4,0 2,27 1,09 đến lượt để nói 16. Dự đoán xem người nghe sẽ nói gì 6,9 23,8 40,6 22,8 5,9 2,97 1,00 tiếp theo 17. Tập trung chú ý và cố gắng hiểu ý 2.0 5,9 54,5 18,8 1,0 3,83 0,88 nghĩa của thông điệp đối với mình 18. Tiếp tục lắng nghe cho dù mình 3,0 13,9 30,7 44,6 7,9 3,41 0,93 không đồng ý với người nói 89
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 19. Gật đầu, mỉm cười và thể hiện một 1,0 5,0 22,8 39,6 31,7 3,96 0,92 số tín hiệu phi ngôn ngữ khác 20. Bị phân tâm bởi những âm thanh 6,9 25,7 41,6 18,8 6,9 2,93 1,00 từ môi trường xung quanh Ghi chú: 1= Không bao giờ; 2= Ít khi; 3= Thỉnh thoảng; 4= Khá thường xuyên; 5= Rất thường xuyên; ĐTB = Điểm trung bình; ĐLC= Độ lệch chuẩn; 1 ≤ ĐTB ≤ 5 Lưu ý rằng, trong 20 biểu hiện được sử dụng để khảo sát mức độ, có 8 biểu hiện (được in nghiêng) cần được đánh giá ngược lại, tức là, mức độ thường xuyên càng cao thì kỹ năng lắng nghe thấu cảm càng kém phát triển. Kết quả điều tra ở Bảng 1 cho thấy các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe thấu cảm (được in đứng) đều thể hiện ở mức từ Thỉnh thoảng đến Khá thường xuyên (với ĐTB từ 3,31 đến 4,30). Trong đó, biểu hiện “Hướng khuôn mặt của mình về phía người nói” có mức điểm trung bình cao nhất, với ĐTB= 4,30, có 44,6% sinh viên lựa chọn mức độ Rất thường xuyên. Đây là kết quả đáng khích lệ, bởi việc hướng về phía người nói, vừa thể hiện sự tôn trọng người nói, vừa giúp người nghe quan sát được thái độ, biểu cảm trên trên cơ thể người nói, qua đó nhận thức rõ hơn về họ. Đây là một kỹ năng cơ bản trong việc lắng nghe người khác nói. Tiếp theo đó, biểu hiện “Giữ liên hệ bằng mắt với người nói” và “Gật đầu, mỉm cười và thể hiện một số tín hiệu phi ngôn ngữ khác” được sinh viên đánh giá mức độ thường xuyên khá cao với điểm trung bình lần lượt là 3,91 và 3,96. Chỉ có một số ít sinh viên Không bao giờ hoặc Ít khi thực hiện hai hành động này (6,9 % và 6% theo thứ tự tương ứng). Qua số liệu cho thấy đa phần sinh viên đã biết được tầm quan trọng của hai biểu hiện này và áp dụng nó. Đây cũng là một biểu hiện rất cần thiết đảm bảo các yêu cầu trong tham vấn và tư vấn tâm lý cũng như trong việc giao tiếp lắng nghe hàng ngày. Trong các biểu hiện của kỹ năng lắng nghe thấu cảm, việc “Kiểm soát sự bồn chồn hoặc những thói quen phân tâm khác” được đánh giá ở mức thường xuyên thấp nhất, với ĐTB = 3,31. Trong cuộc sống nhiều biến động, lo toan, với những thói quen phân tâm đã trở thành cố hữu, đây có thể là một thành phần khó thể hiện đối với sinh viên. Chính vì vậy, cần có nhiều hoạt động thực hành hơn để hình thành và áp dụng việc kiểm soát cảm xúc và hành vi chưa phù hợp với kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Ngoài ra, các biểu hiện còn lại của kỹ năng lắng nghe thấu cảm đều được đánh giá với ĐTB từ 3,41 đến 3,83. Trong các biểu hiện không phản ánh kỹ năng lắng nghe thấu cảm, “Nghĩ trong đầu rằng sẽ nói gì để đáp lại” được đánh giá ở mức thường xuyên cao nhất, với ĐTB = 3,69, trong đó có gần 60% thực hiện ở mức Khá thường xuyên và Rất thường xuyên. Có thể lý giải kết quả này như sau: Kỹ năng lắng nghe thấu cảm thường được xem là một phần của hoạt động tham vấn tâm lý, mà thực chất đó là hoạt động giao tiếp đặc thù giữa nhà tham vấn và thân chủ. Chính vì vậy, sinh viên có thể quan tâm đến việc cần phải đáp lại, phản hồi với thân chủ như thế nào mà không ý thức rằng việc làm này sẽ phân tán sự tập trung chú ý của mình, khiến mình không hiểu thấu đáo thông điệp mà thân chủ muốn chia sẻ. Biểu hiện “Dự đoán xem người nghe sẽ nói gì tiếp theo” cũng được đánh giá ở 90
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 mức độ thường xuyên cao hơn những biểu hiện khác, với ĐTB = 2,97. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể được hiểu theo cách lý giải vừa rồi. Bên cạnh đó, các biểu hiện không phản ánh kỹ năng lắng nghe thấu cảm “Bị phân tâm bởi những âm thanh từ môi trường xung quanh” và “Suy nghĩ về vấn đề không liên quan đến chủ đề đang nghe” cũng có nhiều sinh viên mắc phải ở mức từ Thỉnh thoảng đến Rất thường xuyên, với ĐTB lần lượt là 2,93 và 2,78. Trong quá trình lắng nghe, thường có nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong gây phân tâm. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực hành lắng nghe thấu cảm, chưa có đủ thời gian để rèn luyện kỹ năng nên sinh viên đang còn gặp khó khăn trong việc vượt qua những yếu tố gây phân tâm đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy Khoa TLGD và các giảng viên phụ trách các học phần chuyên ngành liên quan cần quan tâm hơn nữa đến việc tổ chức cho sinh viên thực hành, rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Từ Bảng 1 cho thấy kỹ năng lắng nghe thấu cảm có nhiều biểu hiện khác nhau và nhìn chung đa số sinh viên đã thực hiện chúng ở mức độ Thỉnh thoảng đến Khá thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn một tỉ lệ khá đông sinh viên chưa có biểu hiện phù hợp với kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa hiểu rõ lắm về khái niệm kỹ năng lắng nghe thấu cảm và chưa được thực hành nhiều để có thể hình thành và phát triển kỹ năng này cho bản thân. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên Khoa TLGD, Trường ĐHSP, Đại học Huế Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên. Đó có thể là những yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân sinh viên hay các yếu tố bên ngoài như môi trường hay các yếu tố ngoại cảnh tác động vào. Qua kết quả thăm dò với khách thể nghiên cứu, chúng tôi xác định được 12 yếu tố cơ bản có tác động trực tiếp và ảnh hưởng nhiều nhất tới việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên. Kết quả được trình bày trong Bảng 2 sau đây. Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên Mức độ (%) STT Các yếu tố ĐTB ĐLC 1 2 3 4 5 NHÓM CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN 1 Nhận thức của bản thân về vai trò, ý 2,0 3 8,9 47,5 38,6 4,18 0,87 nghĩa của lắng nghe thấu cảm 2 Hiểu biết về cách thức thực hiện lắng 2,0 5 14,9 54,5 23,8 3,93 0,88 nghe thấu cảm 3 Mức độ thực hành lắng nghe thấu cảm 2,0 5 13,9 50,5 28,7 3,99 0,90 của bản thân 4 Khả năng tập trung chú ý của bản thân 0 5,9 16,8 48,5 28,7 4,00 0,84 5 Sự chuẩn bị tâm thế để sẵn sàng lắng nghe 1,0 6,9 24,8 51,5 15,8 3,74 0,84 6 Hứng thú của bản thân với chủ đề đang 2,0 6,9 14,9 40,6 35,6 4,01 0,99 nghe 91
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 7 Định kiến của cá nhân đối với người nói 1,0 13,9 27,7 35,6 21,8 3,63 1,01 hoặc với chủ đề đang nghe 8 Thói quen giao tiếp của bản thân (thích nói hơn nghe, vừa nghe vừa làm việc 3,0 9,9 25,7 39,6 21,8 3,67 1,02 khác, hay ngắt lời người khác…) NHÓM CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN 9 Thiếu các chương trình đào tạo, tập huấn 1,0 6,9 22,8 48,5 20,8 3,81 0,88 về kỹ năng lắng nghe thấu cảm 10 Thiếu môi trường phù hợp để rèn luyện 1,0 6,9 23,8 49,5 28,8 3,78 0,87 kỹ năng lắng nghe thấu cảm 11 Môi trường khi nghe có nhiều tác nhân 0 5,0 33,7 42,6 18,8 3,75 0,82 gây xao lãng, khó tập trung chú ý 12 Nhà trường, khoa chưa quan tâm tới việc rèn luyện kỹ năng thấu cảm cho sinh 3,0 6,9 35,6 41,6 12,9 3,54 0,91 viên Ghi chú: 1= Không ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng ; 3= Khá ảnh hưởng; 4= Ảnh hưởng; 5= Ảnh hưởng rất nhiều a) Các yếu tố chủ quan Kết quả trong Bảng 2 cho thấy “Nhận thức của bản thân về vai trò, ý nghĩa của lắng nghe thấu cảm” là yếu tố chủ quan có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến sự phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của sinh viên, với ĐTB = 4,18, trong đó có hơn 80% sinh viên đánh giá là có Ảnh hưởng hoặc Ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, yếu tố “Hiểu biết về cách thức thực hiện lắng nghe thấu cảm”, “Mức độ thực hành lắng nghe thấu cảm của bản thân”, “Khả năng tập trung chú ý của bản thân” và “Hứng thú của bản thân với chủ đề đang nghe” cũng được đánh giá có ảnh hưởng ở mức khá cao, với ĐTB từ 3,93 đến 4,01. Kết quả này cho thấy, để phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm cho sinh viên Khoa TLGD, cần quan tâm đến các yếu tố này, làm cho sinh viên nhận thức được vai trò của kỹ năng, hình thành tri thức về cách thức thực hiện kỹ năng, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành kỹ năng, rèn luyện khả năng tập trung chú ý… Ngược lại, “Định kiến của cá nhân đối với người nói hoặc với chủ đề đang nghe” là yếu tố chủ quan ít ảnh hưởng nhất đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm. Đây là một tín hiệu tích cực bởi để trở thành một nhà tham vấn hay tư vấn tâm lý thì yêu cầu cần đáp ứng là không để định kiến cá nhân chi phối đến hoạt động chuyên môn. b) Các yếu tố khách quan Trong các yếu tố khách quan, “Thiếu các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng lắng nghe thấu cảm” (ĐTB=3,81) và “Thiếu môi trường phù hợp để rèn luyện kỹ năng lắng nghe thấu cảm” (ĐTB=3,78)” là hai yếu tố có mức ảnh hưởng lớn nhất. Qua đây cho thấy nhu cầu về chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ năng lắng nghe thấu cảm cũng như môi trường để rèn luyện kỹ năng này. Vậy qua kết quả phân tích cho thấy, đa phần sinh viên đã nhận thức được các yếu tố ảnh 92
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 hưởng đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm của bản thân để từ đó có hướng khắc phục cũng như rèn luyện kỹ năng cho bản thân mình tốt hơn. 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy phần đông sinh viên Khoa TLGD, Trường ĐHSP, Đại học Huế đã có kỹ năng lắng nghe thấu cảm, thể hiện ở nhận thức khá đầy đủ bản chất của kỹ năng, có những biểu hiện phù hợp với kỹ năng. Bên cạnh đó, các sinh viên cũng nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng lắng nghe thấu cảm cho bản thân, từ đó có thể định hướng việc rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy rằng Trường ĐHSP, Khoa TLGD và các giảng viên của Khoa cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp cận những kiến thức đầy đủ, chính xác về kỹ năng lắng nghe thấu cảm và cách thức thực hiện kỹ năng và có môi trường thực hành kỹ năng này một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, bản thân mỗi sinh viên Khoa TLGD cũng cần tìm hiểu thêm, cố gắng dành thời gian thực hành, rèn luyện để phát triển kỹ năng này, như là một phần quan trọng trong các kỹ năng mang tính đặc thù của nghề nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Goulston, M. (2011). Kẻ thành công phải biết lắng nghe. (Bản dịch tiếng Việt của Công ty Sách Alpha), NXB Lao động - Xã hội. [2] Hoàng Anh Phước (2011). Thực trạng một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ tham vấn học đường. Tạp chí Giáo dục, số 267 (13-15). [3] Đinh Thị Hồng Vân, Nguyễn Phước Cát Tường (2018). Giáo trình Tham vấn tâm lý, NXB Đại học Huế. 93
nguon tai.lieu . vn