Xem mẫu

  1. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng 3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 MỘT NĂM NHÌN LẠI ĐỂ ĐỘT PHÁ TĂNG TRƯỞNG ThS. Nguyễn Công Đức* Tóm tắt Với phương châm hành động “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả”, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong năm 2018 nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả ấn tượng, tạo động lực để tiếp tục vươn lên trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Từ khóa: Kinh tế Việt Nam 2018; thành tựu; hạn chế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế Việt Nam trong một thập kỷ gần đây đã đạt được những tiến bộ mạnh mẽ cả về kết quả và chính sách phát triển, tuy nhiên mức độ tăng trưởng, sức cạnh tranh vẫn còn thấp. Bài viết đưa ra một “bức tranh” khái quát toàn cảnh của nền kinh tế thế giới trong năm 2018 và những thành tựu, hạn chế của kinh tế Việt Nam để từ đó đề ra định hướng, giải pháp phát triển kinh tế ổn định, bền vững trong năm 2019 và trong tương lai. * Trường Đại học Công đoàn 33
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 2. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG NĂM 2018 Trong năm 2018, kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động do tác động của tình hình chính trị, những cuộc chiến thương mại, nhiều sự hợp tác mới cùng những bất ổn, xung đột trên nhiều phương diện diễn ra. Tính đến năm 2018, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nền kinh tế trị giá 19,422 nghìn tỷ đô la Mỹ là 25% tổng sản phẩm thế giới. Quốc gia này cũng là siêu cường kinh tế tiên tiến về công nghệ với cơ sở hạ tầng và có nguồn tài nguyên phong phú. Tuy nhiên Mỹ sẽ mất vị trí nền kinh tế số một thế giới so với Trung Quốc về chỉ số GDP dựa trên PPP. Trường hợp xét dựa trên sức mua thì GDP Trung Quốc đạt 23,19 nghìn tỷ đô la và Mỹ là 19,422 nghìn tỷ đô la. Nhưng Mỹ đang đi trước Trung Quốc về GDP bình quân đầu người. Xét về tổng thể, kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng thiếu ổn định rõ rệt trong những tháng cuối năm 2018, các công ty Trung Quốc phải đối mặt với nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc bắt đầu chịu tác động. Doanh số bán lẻ chững lại, nhu cầu nội địa yếu đi, đầu tư sụt giảm, cùng với thị trường chứng khoán lao dốc, đồng Nhân dân tệ chưa có dấu hiệu phục hồi. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại trong khi thuế quan của Mỹ đánh vào hàng xuất khẩu Trung Quốc vẫn còn hiệu lực. Ngân hàng Thế giới (WTO) cho biết, trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc ước đạt 6,5%, con số này của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra là 6,6%. Dự kiến mức tăng trưởng về tiêu thụ và xuất khẩu sẽ giảm, chính quyền Trung Quốc sẽ phải lấy đầu tư vào hạ tầng cơ sở làm động lực phát triển. Trung Quốc sẽ phải giải quyết khó khăn trong nền kinh tế thông qua chính sách truyền thống là chi tiêu công. Tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), do những tác động của căng thẳng thương mại với Mỹ, cùng sự chia rẽ nội bộ ngày càng sâu sắc khiến châu Âu phải đối mặt với khá nhiều bề bộn và lo âu. Số liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 04/01/2019 cho thấy, lạm phát trong tháng 12/2018 tại Eurozone giảm xuống còn 1,6%, chủ yếu do giá các mặt hàng năng lượng suy giảm. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang điều hành các chính sách tiền tệ theo hướng duy trì lạm phát ở ngưỡng dưới 2%. Lạm phát giảm khiến ECB rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi cân nhắc về việc tăng lãi suất lần đầu tiên. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng tổng hợp (PMI) của Eurozone trong tháng 12/2018 giảm xuống 51,1 điểm, đánh dấu mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua. Bên cạnh đó, PMI lĩnh vực dịch vụ của khu vực đồng Euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm, 34
  3. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng ở mức 51,2 điểm từ mức 53,4 điểm, chịu ảnh hưởng do tăng trưởng kinh doanh mới chậm hơn... Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Eurozone ước đạt 2% trong năm 2018. Trong báo cáo tháng 12/2018, Văn phòng Nội các Nhật Bản giữ nguyên mức đánh giá nền kinh tế nước này vẫn duy trì đà phục hồi vừa phải, đồng thời không thay đổi một số dữ liệu chủ chốt như tiêu dùng cá nhân, đầu tư doanh nghiệp và xuất khẩu. Tiêu dùng tư nhân đang gia tăng, trong khi chi tiêu doanh nghiệp được duy trì nhờ lợi nhuận doanh nghiệp tăng mạnh. IMF dự báo kinh tế Nhật Bản năm 2018 tăng trưởng 1,1% và khuyến cáo, trong thời gian tới, vấn đề cải cách cơ cấu đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản nhằm cải thiện tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm hiện nay. Tăng trưởng kinh tế Nga thấp hơn mức tăng trưởng trung bình toàn cầu trong vài năm qua do bị cản trở bởi đồng Rúp yếu và không ổn định, giá dầu giảm, trong khi sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014, vẫn không hề suy giảm. Theo một cuộc thăm dò ý kiến gần đây do hãng tin Reuters tiến hành, kinh tế Nga dự kiến tăng trưởng 1,7% trong năm 2018. Con số thống kê của WB cho biết, tăng trưởng kinh tế Nga trong năm 2018 ước đạt 1,6%6. Trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN trong hơn 50 năm qua, không thể không nhắc đến một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN là sự hình thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31/12/2015 với 3 trụ cột gồm: Chính trị - An ninh (APSC), Kinh tế (AEC), và Văn hóa - Xã hội (ASCC). Sau 3 năm kể từ khi hình thành, các nước ASEAN đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng một cộng đồng hội nhập, gắn kết, sáng tạo và tự cường thông qua việc thực thi đầy đủ những sáng kiến lớn trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) năm 2025, Sáng kiến về việc hội nhập ASEAN năm 2025... Hướng tới tầm nhìn ASEAN 2025, ASEAN đã đặt ra ba kế hoạch tổng thể của ba trụ cột, làm kim chỉ nam cho hoạt động của các cơ quan chuyên ngành của từng trụ cột đến năm 2025. Việc các nước ASEAN thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cũng như 3 kế hoạch cộng đồng tương ứng là minh chứng rõ ràng cho cam kết quyết tâm xây dựng ASEAN thành một khối các quốc gia hợp tác và cố kết.  Qua 3 năm triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột, ASEAN đã đạt được nhiều kết quả. Với trụ cột APSC, các nước ASEAN đưa vào thực hiện được 239 dòng/290 dòng hành động trong Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Chính trị - An ninh (APSC) 2025 (đạt tỷ lệ 82%). Quan trọng hơn, hiệu quả và chất lượng hợp tác có những chuyển biến rõ rệt. Trong khuôn khổ xây dựng 35
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA APSC tới năm 2025, ASEAN tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định ở khu vực, thúc đẩy xây dựng lòng tin, xử lý hữu hiệu những thách thức nảy sinh cũng như góp phần giảm căng thẳng tại một số điểm nóng khu vực.  Với trụ cột AEC, các nước ASEAN thực hiện được 80/118 ưu tiên về hợp tác kinh tế (đạt 68%). Tăng trưởng kinh tế toàn khu vực dự kiến đạt 5,1% trong năm 2018 và 5,2% trong năm 2019. Đến nay, ASEAN đã ký kết 6 Hiệp định thương mại tự do với 7 đối tác thương mại hàng đầu trên thế giới.  Với hơn 630 triệu dân, AEC là một thị trường giàu tiềm năng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có tổng GDP đạt gần 3.000 tỷ USD (năm 2018). Từ chỗ là nền kinh tế đứng thứ 7 thế giới vào thời điểm thành lập (năm 2015), đến năm 2018, AEC vươn lên thứ 6 thế giới. Các chuyên gia kinh tế dự báo, GDP của ASEAN sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020 và có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030. 3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NĂM 2018 3.1. Thành tựu của Việt Nam trong năm 2018 Mặc dù chịu tác động của những nhân tố bất lợi, khó khăn của tình hình kinh tế khu vực và thế giới như: tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung (tạo ra thách thức và những cơ hội mới), công ty Samsung giảm sản lượng... tuy khởi đầu năm 2018 một cách thuận lợi, song theo các chuyên gia vẫn có những tín hiệu tích cực từ kinh tế vĩ mô, vẫn còn những điểm sáng được coi là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Đáng chú ý là sự phục hồi tăng trưởng của ngành công nghiệp, tính chung qua 11 tháng (năm 2018), công nghiệp tăng trưởng ở mức 10,1%, công nghiệp chế biến, chế tạo có bước chuyển dịch tích cực. Ngành dịch vụ trở thành bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế, trong đó có những điểm sáng như ngành dịch vụ bán buôn bán lẻ, du lịch với mức tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam 11 tháng năm 2018 ở mức 21,3%; ngành vận tải với tăng trưởng luân chuyển hành khách và hàng hóa ở mức 11% và 74%. Đặc biệt sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến mạnh mẽ với việc kim ngạch xuất khẩu nông sản 11 tháng (2018) đã bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2017; giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 36,3 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017, tính đến thời điểm hết tháng 11 năm 2018, nông nghiệp đã xuất siêu 7,5 tỷ USD. Trong năm 2018 nổi lên 4 thị trường xuất khẩu nông - lâm - thủy sản chính của Việt Nam là: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc; các mặt hàng nông sản dẫn đầu xuất khẩu là: rau, gạo, sau đó là nhóm cây công nghiệp (cà phê, cao su, hạt tiêu, điều), thủy sản và các mặt hàng đồ gỗ cũng tăng mạnh. 36
  5. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng nhanh trong thời gian qua, tính đến ngày 20/09/2018, cả nước có 26.646 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 185,62 tỷ USD, bằng 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Thực tế quá trình đổi mới vừa qua cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng còn nhiều mặt hạn chế như mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ thông qua thu hút FDI chưa đạt được như kỳ vọng; hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI đối với khu vực trong nước còn hạn chế; một số dự án được cấp phép nhưng chưa đảm bảo tính bền vững, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như dự án Formusa trong thời gian qua. Tính chung 8 tháng, cả nước có 87.448 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 878,6 nghìn tỷ đồng. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 4,3%. Nếu tính cả 1.679 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2018 là 2.558 nghìn tỷ đồng. Hình 1: Tình hình doanh nghiệp 8 tháng đầu năm 2018 Nguồn: Tổng cục Thống kê 37
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Trong 8 tháng, doanh nghiệp ngừng hoạt động là 63.235 doanh nghiệp. Như vậy trong tháng 8 chỉ có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động.      Là nền kinh tế có độ mở cao thể hiện qua tỷ trọng của xuất nhập khẩu/GDP đạt mức gần 200%, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ còn hạn chế, Việt Nam chịu sự tác động mạnh của những biến động bên ngoài. Theo đánh giá tại Báo cáo điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 11/12/2018, dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 sẽ ở mức 6,8%, tuy nhiên sau đó sẽ giảm dần xuống 6,6% và 6,5% vào các năm 2019 và 2020 vì rủi ro tiềm ẩn vẫn đang tích tụ theo hướng xấu đi. Chỉ số lạm phát (CPI) năm 2018 dự báo 4,0%, các năm sau 2019 - 2020 cũng duy trì ở mức 4%. Bảng 1: Các chỉ số của kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn theo WB   2015 2016 2017 Dự báo Dự báo Dự báo 2018 2019 2020 Tăng trưởng GDP (%) 6,7 6,2 6,8 6,8 6,6 6,5 Chỉ số lạm phát (CPI) % 0,6 2,7 3,5 4,0 4,0 4,0 Cân đối tài khoản vãng lai (% GDP) 0,1 2,9 2,2 2,2 2,1 1, 9 Nợ công (% GDP) 61,8 63,7 61,4 61,5 61,5 61,4 Nguồn: Báo cáo Điểm lại tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới. Thời báo Kinh tế Việt Nam số 297 ngày 12/12/2018 3.2. Một số hạn chế Nền kinh tế Việt Nam năm 2018 khép lại với những con số ấn tượng và khẳng định là một năm thành công trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, chúng ta không thể “ngủ quên” trước chiến thắng, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm, kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn thấp so với các nước trong khu vực. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia; 56,7% của Philippines và bằng 87,4% năng suất lao động của Lào”, Tổng cục Thống kê cho hay. Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh thế còn chậm, những ngành công nghiệp dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp, 38
  7. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng nhất là ngành mũi nhọn như tài chính, tín dụng, du lịch. Ngoài ra, một số yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua như: Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô kinh tế còn nhỏ... Hình 2: Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam trong từng năm   Nguồn: Tổng cục Thống kê Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Về tổng thể, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng tỷ trọng lao động ở nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản giảm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng; ngành dịch vụ tăng. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động chung của cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng còn rất thấp, năng suất lao động cũng thấp nhất. Lao động nông nghiệp chủ yếu vẫn còn “lấy công làm lãi”; lao động công nghiệp phần lớn còn là gia công lắp ráp; lao động dịch vụ còn kiêm nhiệm nhiều. Nguyên nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hấp dẫn của nghề nghiệp, điều kiện làm việc, hưởng thụ của ngành nghề mới sẽ chuyển dịch sang làm việc; sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể... Tuy nhiên, khi cơ cấu lao động được chuyển dịch thuận lợi, lại tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thuận lợi và đòi hỏi phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. 39
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp còn chưa cao; Lợi thế về lao động giá rẻ đang mất đi nhanh chóng do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0; Chuyển biến cơ cấu nội bộ ngành, lĩnh vực chưa rõ nét và bền vững;... tất cả những hạn chế đó sẽ là rào cản để kinh tế Việt Nam phát triển, khó hội nhập kinh tế thế giới và phát triển bền vững trong năm 2019 và trong tương lai. 4. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NĂM 2019 Dự báo năm 2019 thế giới sẽ có nhiều biến động, xung đột cả về kinh tế và chính trị. Kinh tế thế giới đang tiếp tục xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Điều đó cũng có tác động đến quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó Chính phủ đã đặt ra mục tiêu quyết tâm phát triển kinh tế hơn nữa so với những gì năm 2018 chúng ta đạt được. Ngay ngày đầu tiên của năm mới (01/01/2019), Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kinh tế - xã hội. Mục tiêu tổng quát kế hoạch năm 2019 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong điều kiện tự do hóa thương mại và cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo dựng cơ hội phát triển cho kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng đưa đến những thách thức gây nguy cơ Việt Nam bị bỏ lại xa hơn các quốc gia trên thế giới, bên cạnh đó quy mô kinh tế Việt Nam hiện còn nhỏ, dư địa tài chính, tiền tệ hạn hẹp, để phát huy hiệu quả của các động lực tăng trưởng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, năm 2019 cần tập trung vào một số giải pháp sau: Một là, cần tập trung rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh... đang là rào cản đối với hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi hiệu quả thủ tục một cửa tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thành lập và phát triển, đồng thời rà soát các thủ tục liên quan tới giải thể, phá sản doanh nghiệp bảo đảm nhanh và hiệu quả. 40
  9. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2019 Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng Hai là, tiến hành xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật để thực hiện có hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, đồng thời tích cực vận động sớm phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU. Nâng cao kết quả hoạt động mở rộng thương mại quốc tế, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho sản phẩm nông sản. Ba là, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ khởi nghiệp; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bốn là, phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Năm là, ban hành và thực thi các giải pháp mang tính đột phá, tạo áp lực để các tổ chức kinh tế tiếp cận, ứng dụng công nghệ, từng bước nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức đúng và thực thi phương châm: “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, chủ động kết nối, phát triển các kênh phân phối sản phẩm hàng hóa của Việt Nam. Sáu là, để nền kinh tế có thể hòa nhập, không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ cần đổi mới phương thức thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung thu hút các nhà đầu tư hàng đầu thế giới, đang nắm giữ công nghệ nguồn có năng lực quản trị hiện đại, năng lực cạnh tranh cao đầu tư vào Việt Nam, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, ngăn ngừa việc chuyển dịch các dòng vốn gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu vào Việt Nam. Bảy là, nền kinh tế đứng vững, phát triển thành công trong xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0 phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ lao động có trình độ, biết đổi mới sáng tạo, biết đưa ra ý tưởng mới. Vì vậy, Chính phủ phải đổi mới phương thức, chương trình đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó tập trung đào tạo đội ngũ thực hành giỏi để đáp ứng nhu cầu lao động trong xu thế vận hành của cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là nhiệm vụ để thực hiện ba khâu then chốt của nền kinh tế: Hoàn thiện thể chế; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. 41
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Tám là, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ. 5. KẾT LUẬN Phát triển kinh tế nhanh và bền vững là xu thế chung mà các quốc gia đang hướng tới. Với quyết tâm ổn định và phát triển kinh tế, Việt Nam xác định đây là thời cơ để chúng ta bứt phá trên cơ sở nền tảng của năm 2018, cần phải vượt qua rào cản khoảng cách giữa các nước, những khó khăn còn tồn tại để đưa Việt Nam phát triển kinh tế. Có như vậy mới đảm bảo đúng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Bank Projects Chinese GDP Growth at 6.5% in 2018, 6.2% in 2019, http://www. laht.com/article.asp?ArticleId=2471891&CategoryId=12396. 2. Asia to grow as expected in 2018 and 2019, trade war poses downside risks: ADB, https:// www.reuters.com/article/us-asia-economy-adb/asia-to-grow-as-expected-in-2018-and- 2019-trade-war-poses-downside-risks-adb-idUSKBN1OB06G. 3. Những dấu hiệu kém tươi sáng về triển vọng kinh tế Eurozone, TTXVN, ngày 04/01/19. 4. Overestimating the EU economy, https://www.gulftimes.com/story/617838/ Overestimating-the-EU-economy. 5. Aging Japan faces 25% drop in GDP, IMF warns,  https://asia.nikkei.com/Economy/ Aging-Japan-faces-25-drop-in-GDP-IMF-warns. 6. Russia’s Growth Prospects ‘Modest’ Amid High Geopolitical Tension, World Bank Says,  https://themoscowtimes.com/news/russias-growth-prospects-modest-amid-high- geopolitical-tension-world-bank-says-63702. 42
nguon tai.lieu . vn